Đề tài Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH thương mại và Dược phẩm Hà An

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, có nhiều doanh nghiệp đang tồn tại, phát triển rất tốt song cũng có không ít doanh nghiệp đã và đang trên đà phá sản, giải thể. Để tồn tại và phát triển điều kiện cần thiết là sản phẩm của họ tìm được vị trí trên thị trường và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Kết quả tiêu thụ sản phẩm phản ánh tính đúng đắn mục tiêu chiến lược kinh doanh, chất lượng công tác của cả bộ máy quản lý doanh nghiệp nói chung và bộ phận tiêu thụ nói riêng. Do đó hoạt động tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp dược phẩm.

Đặc biệt trong những năm gần đây thị trường thuốc trên thế giới cũng như Việt Nam phát triển rất sôi động. Ở Việt Nam với đường lối mở cửa và khuyến khích các thành phần kinh doanh dược phẩm trong nước đã tạo nên một thị trường thuốc phong phú và đa dạng. Vậy nên nghiên cứu hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một công cụ sắc bén giúp các doanh nghiệp dược phẩm tìm được chỗ đứng trên thị trường, có giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu tình hình tiêu thụ, để cũng cố kiến thức đã học, áp dụng lý luận vào thực tiễn trong thời gian thực tập tại công ty TNHH TM và Dược phẩm Hà An tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH TM và Dược phẩm Hà An”.

 

doc69 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH thương mại và Dược phẩm Hà An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Trong điều kiện kinh tế hiện nay, có nhiều doanh nghiệp đang tồn tại, phát triển rất tốt song cũng có không ít doanh nghiệp đã và đang trên đà phá sản, giải thể. Để tồn tại và phát triển điều kiện cần thiết là sản phẩm của họ tìm được vị trí trên thị trường và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Kết quả tiêu thụ sản phẩm phản ánh tính đúng đắn mục tiêu chiến lược kinh doanh, chất lượng công tác của cả bộ máy quản lý doanh nghiệp nói chung và bộ phận tiêu thụ nói riêng. Do đó hoạt động tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp dược phẩm. Đặc biệt trong những năm gần đây thị trường thuốc trên thế giới cũng như Việt Nam phát triển rất sôi động. Ở Việt Nam với đường lối mở cửa và khuyến khích các thành phần kinh doanh dược phẩm trong nước đã tạo nên một thị trường thuốc phong phú và đa dạng. Vậy nên nghiên cứu hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một công cụ sắc bén giúp các doanh nghiệp dược phẩm tìm được chỗ đứng trên thị trường, có giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu tình hình tiêu thụ, để cũng cố kiến thức đã học, áp dụng lý luận vào thực tiễn trong thời gian thực tập tại công ty TNHH TM và Dược phẩm Hà An tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH TM và Dược phẩm Hà An”. * Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá khái quát tình hình kinh doanh tại công ty qua 3 năm (2005 - 2007). - Đánh giá hiện trạng và hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty. - Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty. * Đối tượng và phạm vị nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tại công ty TNHH TM và Dược phẩm Hà An. * Phạm vi nghiên cứu - Thu thập số liệu trong thời gian 3 năm từ 2005 đến 2007 - Khoá luận chỉ tập trung vào một số sản phẩm chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn của công ty trong thời gian gần đây. * Nội dung nghiên cứu - Hệ thống hoá kiến thức lý luận về tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp. - Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phân tích tình hình và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty. - Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ tại Công ty. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu - Kế thừa tài liệu và kết quả nghiên cứu đã có: Tham khảo tài liệu có liên qua đến tiêu thụ sản phẩm, kết quả nghiên cứu thị trường và số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Thu thập số liệu qua sổ sách tại Công ty: Số liệu từ các phòng ban về tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ nói riêng của công ty như phòng kế toán, phòng kinh doanh,… - Phương pháp chuyên gia: Trao đổi tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý công ty, trao đổi với nhân viên bán hàng, với các nhân viên phòng ban của công ty,… - Tìm hiểu thông qua phỏng vấn, qua internet,… về tình hình liên quan đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm. * Phương pháp xử lý số liệu - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê: Dựa vào các số liệu thu thập ở trên tiến hành phân tích mặt tích cực và mặt tồn tại của Công ty qua số liệu. - Lập bảng biểu: Từ các số liệu thụ thập được ta tiến hành thiết kế bảng biểu phù hợp, phản ánh được một cách sát thực tình hình của công ty trong thời gian nghiên cứu. - Phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối, tính toán những chỉ số cần thiết nhằm phản ánh so sánh tình hình tiêu thụ của công ty theo chiều sâu và chiều rộng. * Kết cấu khoá luận bao gồm các chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp. Chương 2: Kết quả nghiên cứu. Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ tại Công ty. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề lý luận về tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp. 1.1.1. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm - Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển sang hình thái giá trị của sản phẩm. Theo quan điểm nay, sản phẩm được coi là tiêu thụ khi khách hàng chấp nhận thanh toán, quá trình tiêu thụ bắt đầu khi đưa hàng vào lưu thông và kết thúc khi đã bán xong hàng. - Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều khâu, từ việc tổ chức nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất, tổ chức bán hàng và thực hiện các dịch vụ trước và sau bán hàng. Như vậy theo quan điểm này, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình xuất hiện trước khi tổ chức các hoạt động sản xuất và kết thúc khi đã bán được sản phẩm. - Về bản chất, tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là giai đoạn đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Qua quá trình này, người sản xuất có thể thu hồi vốn đầu tư của mình để trang trải các chi phí sản xuất và tiếp tục quá trình tái sản xuất. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm - Trong xã hội, việc tổ chức tốt các hoạt động tiêu thụ sẽ thúc đẩy nhanh quá trình phân phối lưu thông, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội, trên cơ sở đó thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của nền kinh tế. - Trong doanh nghiệp, kết quả hoạt động của khâu tiêu thụ sản phẩm có tác động rất lớn, nhiều khi đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính nhờ khâu tiêu thụ mà doanh nghiệp có thể thu hồi được các chi phí đã bỏ ra, thực hiện được mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu khác trong sản xuất kinh doanh của mình. - Kết quả quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ phản ánh tính đúng đắn của mục tiêu và chiến lược kinh doanh, chất lượng sản công tác của cả bộ máy quản lý doanh nghiệp nói chung và của bộ máy tiêu thụ sản phẩm nói riêng. - Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh chịu tác động của rất nhiều nhân tố và tuân theo những quy luật rất khắt khe của thị trường, bên cạnh đó còn chứa đựng rất nhiều rủi ro, vì thế các hoạt động tiêu thụ cần được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm chú ý. Nội dung của hoạt động tiêu thụ Trong doanh nghiệp công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm gồm những nội dung được thể hiện cơ bản qua sơ đồ sau: Sơ đồ 01: Nội dung hoạt động tiêu thụ trong Doanh nghiệp Nghiên cứu thị trường Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm Đánh giá hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm * Nghiên cứu thị trường. Thị trường hiểu theo nghĩa khái quát nhất, đó là nơi gặp nhau giữa cung và cầu, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại hàng hoá, dịch vụ. Trong quản lý doanh nghiệp, thị trường có thể hiểu là tập hợp những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thảo mãn nhu cầu và mong muốn đó. Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp phải chọn cho mình một thị trường mục tiêu thích hợp để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Vậy thị trường mục tiêu là thị trường mà doanh nghiệp có thể bán được hàng hoá, dịch vụ của mình trên cơ sở có thể có ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Nội dung nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp bao gồm các khâu sau: + Phân loại khách hàng + Xác định và đánh giá loại khách hàng + Tìm hiểu hoạt động cung ứng trên thị trường + Xác định thị trường mục tiêu * Xây dựng chiến lược sản phẩm Sản phẩm là một khái niệm tương đối phức tạp, là tổng hợp mọi sự thoả mãn vật chất, tâm lý, đạo đức xã hội mà người tiêu dùng nhận được khi mua sản phẩm. Sản phẩm bao gồm bản thân những thành phần hữu hình chính của chúng cùng các loại phụ tùng, bao gói, nhãn hiệu và dịch vụ kèm theo. Nội dung của chiến lược sản phẩm trong doanh nghiệp Để kinh doanh thành công trên thị trường, các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược sản phẩm hợp lý, linh hoạt. Chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản sau đây: + Xác định vị trí của sản phẩm: Vị trí của sản phẩm là mối tương quan của sản phẩm đó với các sản phẩm khác được đưa ra thị trường của một doanh nghiệp. + Đổi mới sản phẩm: Đổi mới sản phẩm là vấn đề cần được đặt ra một cách thường xuyên đối với các doanh nghiệp, là việc thay đổi một hay một vài đặc trưng của sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người mua. + Phát triển sản phẩm mới: Trong nhiều trường hợp đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra thị trường những sản phẩm hoàn toàn mới. * Chiến lược giá cả của doanh nghiệp Giá cả là một phạm trù rất phức tạp của kinh tế hàng hoá. Giá cả là một trong những đặc trưng cơ bản của hàng hoá mà người tiêu dùng nhận thấy một cách trực tiếp nhất. Khi đưa ra chiến lược giá phải xác định giá cả sao cho phù hợp với sản phẩm của mình. Việc định giá linh hoạt mềm dẻo sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Một số phương pháp định giá trong doanh nghiệp: - Định giá theo chi phí sản xuất kinh doanh - Định giá theo quan hệ cung cầu - Định giá theo giá thị trường - Định giá theo hệ số - Định giá theo vùng giá chấp nhận được - Định giá nhằm đạt được mức lợi nhuận mục tiêu định trước - Định giá phân biệt Trong một số trường hợp cụ thể khác, các doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp khác như: Định giá theo kinh nghiệm, định giá theo khuyến mại, định giá theo tâm lý, định giá theo tình trạng hàng tồn kho, định giá theo tỷ giá ngoại tệ… * Tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm Phân phối sản phẩm là gì? Phân phối sản phẩm là toàn bộ các công việc để đưa sản phẩm dịch vụ từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng có nhu cầu, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng về số lượng, chủng loại, chất lượng, thời gian, kiểu dáng, màu sắc đối với sản phẩm. Phân phối sản phẩm có vai trò rất quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng. Hơn nữa, qua quá trình phân phối người tiêu dùng mới có cơ hội để tiếp cận và mua hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm phải thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Kênh phân phối hàng hoá là tập hợp các tổ chức, cá nhân, tham gia vào việc bảo đảm đưa hàng từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Do phân công lao động ngày càng phát triển cao nên xuất hiện nhiều thành phần trung gian tham gia vào kênh phân phối sản phẩm. Đối với hàng hoá tiêu dùng, các kênh phân phối có thể được mô tả trên sơ đồ sau đây: Sơ đồ 02: Các kiểu kênh phân phối hàng hoá Người sản xuất Người sản xuất người sản xuất Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người bán lẻ Người tiêu dùng Người bán lẻ Người bán buôn Người tiêu dùng Người bán lẻ Người bán buôn Đại lý Người sản xuất - Tổ chức hoạt động bán hàng Trong thực tế có rất nhiều hình thức bán hàng khác nhau, mỗi hình thức có một ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng nhất định. Tuỳ theo điều kiện và yêu cầu mà doanh nghiệp có thể lựa chọn, áp dụng một hay một số hình thức bán hàng khác nhau. + Giao dịch đàm phán và ký hợp đồng Các doanh nghiệp mua và bán có thể sử dụng các thông tin đại chúng hoặc các đội ngũ nhân viên chào hàng để tìm đến với nhau ký kết hợp đồng. Tuy nhiên trước khi ký kết hợp đồng hai bên phải gặp để đàm phán về các kiều kiện khác như: Giá cả, số lượng, thời gian và phương thức giao hàng… Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm là những văn bản ký kết giữa bên mua và bên bán. Đối tượng ký kết bao gồm các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân và có nhu cầu. + Thiết lập mạng lưới bán hàng thích hợp Doanh số bán của doanh nghiệp có tăng hay không một phần là nhờ vào việc thiết lập mạng lưới bán hàng thích hợp. Một mạng lưới bán hàng thích hợp còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, sức cạnh tranh trên thị trường. Việc thiết lập mạng lưới bán hàng nhìn chung đều dựa trên các nguyên tắc sau: Nguyên tắc hiệu quả Nguyên tắc thuận lợi cho khách hàng Nguyên tắc đổi mới và phát triển Nguyên tắc ưu tiên + Tổ chức nghiệp vụ bán hàng: Nghiệp vụ bán hàng bao gồm các công việc sau. Nhập hàng vào kho: nhập đúng số lượng, chất lượng hàng hoá theo phiếu giao hàng, hoá đơn. Tất cả hàng hoá nhập kho đều phải được kiểm nhận, nếu có sự không hợp lệ cần phải làm các thủ tục rõ ràng để quy trách nhiệm cho các bên hữu quan. Bảo quản và chuẩn bị hàng hoá: hàng hoá sau khi nhập kho phải được bảo quản tốt về cả số lượng và chất lượng. Phải có sự chuẩn bị tốt hàng hoá trước khi đem ra bán. Bao gói và sắp xếp hàng hoá: bao gói sao cho đẹp mắt, hấp dẫn được khách hàng kích thích nhu cầu của họ. Tổ chức nơi bán hàng: nơi bán hàng phải thuận tiện, nhân viên bán hàng hoà nhã, làm việc có khoa học. Cửa hàng, quầy hàng phải đẹp mắt, gọn gàng. Bán hàng cho khách và thực hiện các hoạt động trước và sau bán hàng. - Tổ chức các dịch vụ sau bán hàng Đây là vấn đề hết sức quan trọng để duy trì, củng cố, và mở rộng thị trường, đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Các hoạt động dịch vụ sau bán hàng bao gồm: Cung cấp cho khách hàng các tài liệu hướng dẫn sử dụng cụ thể rõ ràng Thực hiện lắp đặt và vận hành theo yêu cầu của khách hàng Thực hiện tốt và chu đáo các hoạt động bảo hành sản phẩm theo đúng thời gian và nội dung ghi trên phiếu bán hàng… - Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm Có thể phân làm hai nhóm nhân tố sau: + Nhóm nhân tố chủ quan: là những nhân tố thuộc về doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể nắm bắt và điều khiển được, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tiêu thụ, bao gồm: Tiềm lực của doanh nghiệp: Tình hình tài chính, công nghệ, đội ngũ nhân viên… Quan điểm định hướng và hệ thống tổ chức: Các quan điểm định hướng của bộ máy lãnh đạo tác động đến chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Định hướng sản xuất đưa ra vấn đề sản xuất hàng hóa gì, vào thời điểm nào, giá cả và khối lượng bao nhiêu. Hệ thống tổ chức của doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ thông qua năng lực quản lý, năng lực chuyên môn. + Nhóm nhân tố khách quan: Các nhân tố này ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp không thể kiểm soát được chỉ có thể thích nghi thông qua việc phân tích và nghiên cứu nó. Bao gồm các nhân tố sau: Thị trường cung ứng của doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng Các đối thủ cạnh tranh Các yếu tố môi trường vĩ mô: Yếu tố lạm phát thất nghiệp, yếu tố chính trị luật pháp, cơ sở hạ tầng, môi trường văn hoá xã hội, dân số, thu nhập của dân cư và sự phân bố dân cư… và các biến động khác của kinh tế xã hội 1.1.2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động tiêu thụ Hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm thể hiện thông qua các chỉ tiêu phản ánh tình hình bán hàng của doanh nghiệp đó, có thể là chỉ tiêu định lượng như doanh thu, lợi nhuận, chi phí…hay chỉ tiêu định tính như số tăng, giảm tuyệt đối, tương đối kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch…Khi đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ, người ta có thể sử dụng thước đo hiện vật hay thước đo giá trị. Đánh giá kết quả tiêu thụ: - Khối lượng sản phẩm tiêu thụ Khối SP tiêu thụ = Khối lượng SP tồn ĐK + Khối lượng SP nhập trong kỳ - Khối lượng SP tồn CK - Doanh thu tiêu thụ của mỗi loại sản phẩm: DTi = Pi * Qi Trong đó: Qi : Khối lượng sản phẩm loại i Pi : Giá bán sản phẩm loại i * Doanh thu thuần mỗi loại sản phẩm DTth = SQi*Pi - SThi - SCKi - SGgi - STLi Trong đó: Thi : Thuế của sản phẩm i CKi : Chiết khấu hàng bán của sản phẩm i Ggi : Giảm giá hàng bán của sản phẩm i TLI : Hàng bán bị trả lại của sản phẩm i * Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm LNi = DTthi - SCPbhi - SCPQLDNi Trong đó: SCPbhi : Tổng chi phí bán hàng SCPQLDNi: Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm: - Chi phí bán hàng trên 1000 đồng doanh thu tiêu thụ ( Kbhi ) Kbhi = CPbhi DTi 1000 - Chỉ tiêu lợi nhuận so với doanh thu ( Hdi ) Hdi = LNi DTi 100(%) - Chỉ tiêu lợi nhuận trên 1000 đồng chi phí bán hàng ( Kl ) Kl = LNi SCPbhi 1000 1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Các tài liệu có liên quan vấn đề tiêu thụ Trong quá trình học tập nghiên cứu làm khoá luận em đã nghiên cứu một số tài liệu sau: * Trong cuốn “ Quản lý doanh nghiệp” các tác giải Nguyễn Văn Tuấn và Trần Hữu Dào đã đề cập tới vấn đề quản lý các hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp thông qua các nội dung cơ bản là nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, công tác tổ chức hoạt động tiêu thụ. * Trong cuốn “ Phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn Xuân Đệ đề cập về vấn đề tiêu thụ, phân tích kết quả tiêu thụ về khối lượng bằng chỉ tiêu giá trị và chỉ tiêu hiện vật. * Trong cuốn “ Marketing” của tác giả Trần Minh Dạo đã đề cập vấn đề tiêu thụ sản phẩm thông qua nội dung: Phân đoạn thị trường, lưạ chọn thị trường mục tiêu, định vị hàng hoá của doanh nghiệp, chiến lược phân phối, chiến lược sản phẩm hàng hoá. * Trong cuốn “ Tiếp thị chìa khoá vàng trong kinh doanh” của tác giả Trần Xuân Kiên đề nghiên cứu vấn đề tiêu thụ sản phẩm bằng phương thức tiếp thị sản phẩm. 1.2.2. Những khoá luận liên quan đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm Một số khoá luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu mà em đã tham khảo, học hỏi và rút kinh nghiệm đó là: * “ Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh và nâng cao h ệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tại Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Nghệ An” của tác giả Nguyễn Thị Giang trường Đại học Lâm nghiệp. Khoá luận này đã đưa ra được ý kiến đề xuất nhằm góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty. * “ Một số ý kiến nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Nông sản thực phẩm Hoà Bình” của tác giả Hoàng Thị Thơ. Khoá luận đã nhận xét được mặt tồn tại của công ty cũng như những mặt đạt được để từ đó đưa ra một số ý kiến nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ tại công ty này. * “ Marketing hỗn hợp nhằm mở rộng thị trường tân dược của công ty DLTWI” của tác giả Trần Mạnh Cường, trường Đại học KTQD. Khoá luận đã đề cập tới vấn đề tiêu thụ sản phẩm bằng phương pháp marketing hỗn hợp. Chương 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm cơ bản của Công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Hà An 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty a. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH Thương Mại và Dược phẩm Hà An được thành lập theo quyết định số 1215/QĐ-UB ngày 22 tháng 12 năm 2003 của UBND thành phố Hà Nội. Công ty được thành lập dựa trên yêu cầu khách quan của sự phát triển ngành dược mong muốn của chủ doanh nghiệp cũng như nhằm phù hợp với điều kiện nền kinh tế xã hội của đất nước. Giám đốc công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Hà An là thương binh nghỉ hưu năm 1993 và làm công ăn lương cho Công ty dược phẩm Sài Thành. Sau 11 năm với nhiệt huyết và lòng say mê với ngành dược, ông cùng một số đồng nghiệp đứng ra thành lập công ty riêng với tên gọi là “Công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Hải Âu” vào năm 2003. Đến năm 2005 chính thức đổi tên công ty thành “ Công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Hà An”. Công ty có trụ sở chính tại: Tổ 16 Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội Điện thoại: 04.8552186 Fax: 04.8313397 Mã số thuế: 010433056 Công ty đã đăng ký kinh doanh các mặt hàng sau: Kinh doanh các sản phẩm tân dược phục vụ cho ngành y Kinh doanh các dụng cụ, thiết bị y tế Liên kết với một số xí nghiệp khác để gia công một số sản phẩm tân dược nhập khẩu Với sự nổ lực của cán bộ công nhân viên, công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Hà An đã có những bước tiến quan trọng trong kinh doanh và phục vụ sự nghiệp ngành y tế của thành phố Hà Nội cũng như của cả nước. b. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế, xã hội trong khu vực Công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Hà An nằm trong thành phố Hà Nội nên chịu chung điều kiện tự nhiên và ảnh hưởng của kinh tế xã hội trong toàn khu vực. Nhìn chung, đây là vùng khí hậu tương đối ôn hoà, độ ẩm ở mức trung bình và nhiệt độ phân theo bốn mùa rõ rệt Dân cư trong vùng có đời sống tương đối cao khá, ổn định, đặc biệt đây là địa bàn trung tâm văn hoá xã hội của cả nước nên rất thuận lợi cho việc phát triển của Công ty. Song song ưu điểm đó, cũng tồn tại mặt khó khăn là Công ty còn non trẻ nên phải nỗ lực trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. 2.1.2. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Hà An đóng trụ sở chính tại 16 Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội và có văn phòng đại diện tại 94 Ngọc Khánh, Đống Đa, Hà Nội. Tình hình tài sản cố định của Công ty được thể hiện ở biểu 01: Biểu 01: Tình hình tài sản cố định của Công ty STT Tên tài sản Nguyên giá Tỷ trọng (%) Giá trị còn lại Tỷ lệ (%) 1 TSCĐ thuê tài chính 386.762.728 75,29 296.518.093 76,67 2 Phương tiện vận tải 105.896.320 20,61 80.057.618 75,60 3 Thiết bị làm việc 14.483.200 2,82 9.655.468 66,67 4 Tài sản cố định khác 6.584.691 1,28 2.194.897 33,33 5 Tổng 513.726.939 100 388.426.076 75,61 Qua biểu 01 ta thấy tình hình tài sản cố định của công ty còn thiếu thốn, tổng giá trị tài sản cố định của công ty bé, hầu như TSCĐ đi thuê tài chính chiếm phần lớn (chiếm 75,29% ) trong tổng số tài sản hiện có của công ty. Trong khi đó thiết bị làm việc chỉ có 2,82%, phương tiện vận tải chiếm 20,61%, còn 1,28% là tài sản cố định khác. Sở dĩ có tình hình tài sản cố định trên là vì công ty hoạt động chủ yếu trong khâu thương mại, không có hoạt động sản xuất nên tài sản cố định là nhà cửa - vật kiến trúc là văn phòng công ty đi thuê tài chính. Hoạt động chủ yếu của công ty là phân phối sản phẩm nên phương tiện vận tải chiếm giá trị lớn sau tài sản thuê tài chính, phương tiện vận tải chủ yếu là xe chở hàng. Giá trị còn lại TSCĐ của công ty bình quân là 75,61%, chứng tỏ TSCĐ của công ty còn mới đặc biệt là TSCĐ đi thuê tài chính và phương tiện vận tải. Nhìn chung đây là công ty mới thành lập nên vốn đầu tư vào TSCĐ còn hạn chế do tình hình tài chính chưa vững nên giá trị TSCĐ thuộc sở hữu của công ty nhỏ. Do đó công ty cần đầu tư thêm trang thiết bị và TSCĐ để đảm bảo cho quá trình phát triển của công ty cũng như trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác trong cùng lĩnh vực. 2.1.3. Tình hình tổ chức lao động sản xuất của Công ty a. Tổ chức lao động của Công ty Tình hình tổ chức lao động tại công ty thể hiện ở biểu 02 như sau: Qua biểu 02 ta thấy nhìn chung tình hình tổ chức lao động của công ty ít. Điều này cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của công ty còn bé, tổng số lao động trong công ty là 38 người trong đó chủ yếu là trình độ đại học và cao đẳng, trung cấp, LĐPT chiếm tương đối ít. Sở dĩ cơ cấu như vậy vì công ty chủ yếu là các nhân viên làm văn phòng và bán hàng tại các cửa hàng, một số nhân viên bốc hàng và vận chuyển hàng. Do đặc thù kinh doanh của công ty nhẹ nên lao động chiếm đa số là lao động nữ, còn số ít là lao động nam có trình độ phổ thông chủ yếu làm nhiệm vụ bốc và vận chuyển hàng hoá đến nơi tiêu thụ. Còn lao động có trình độ đại học, cao đẳng chủ yếu là bộ phận quản lý làm việc ở văn phòng. Là công ty chủ yếu thực hiện phân phối hàng hoá nên với cơ cấu lao động như vậy là tương đối hợp lý, song số dược sỹ đại học còn ít và bố trí chưa hợp lý. Nhìn chung cơ cấu lao động của công ty là hợp lý song kinh nghiệm và trình độ của nhân viên chuyên ngành dược còn thấp, do đó để nâng cao uy tín và chất lượng, công ty cần có các chương trình nâng cao trình độ cho nhân viên. Biểu 02: Tình hình tổ chức lao động tại Công ty STT Chỉ tiêu Số lượng Chia theo trình độ Đại học Cao đẳng Trung cấp LĐPT 1 Ban giám đốc 2 2 0 0 0 2 Phòng kinh doanh 4 1 3 0 0 3 Phòng kế toán 3 2 1 0 0 4 Bộ phận bán hàng 29 0 10 5 12 Tổng 38 5 14 5 12 Tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty được chia làm hai bộ phận chính là bộ phận văn phòng và bộ phận bán hàng ở các cửa hàng, nhân viên vận chuyển hàng hoá đến nơi tiêu thụ. - Bộ phận văn phòng bao gồm các phòng ban sau: + Ban giám đốc + Phòng kế toán + Phòng kinh doanh - Bộ phận bán hàng bao gồm hai cửa hàng sau: + Cửa hàng số 1: đóng tại Q24 - C9 Giảng Võ + Cửa hàng số 2: đóng tại 95 Láng Hạ Bộ phận bán hàng hoạt động dưới sự chỉ đạo của phòng kinh doanh và hai dược sỹ đại học. Bộ phận này gồm có 29 nhân viên trong đó có 2 dược sỹ đại học. b. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Tình hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty được thể hiện trên sơ đồ sau: Công ty TNHH TM và Dược phẩm Hà An có bộ máy quản lý gồm Về cơ bản, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu kết hợp trực tuyến với chức năng. Bộ phận quản lý của công ty gồm một giám đốc và phó giám đốc, các phòng ban và cửa hàng tiêu thụ sản phẩm. - Giám đốc: Là người lãnh đạo, điều hành chung mọi hoạt động của công ty. Là người chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về mọi vấn đề liên quan đến công ty. Sơ đồ 03: Sơ đồ về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Giám đốc P.Giám đốc Phòng kế toán Phòng kinh doanh Cửa hàng trung tâm số 1 Cửa hàng trung tâm số 2 Chú thích: : Quan hệ chỉ huy trực tuyến : Quan hệ tham mưu chức năng : Quan hệ kiểm tra giám sát, phục vụ sản xuất - Phó giám đốc: Là người hỗ trợ và giúp việc cho giám đốc về các mặt công tác được giao và chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsàdryhtij.doc
Tài liệu liên quan