Đề tài Nhân tế bào

Nội dung chính:

I. Giới thiệu chung

II. Hình dạng, cấu tạo và chức năng nhân

1. Hình dạng

2. Kích thước

3. Số lượng

4. Cấu trúc nhân tế bào

5. Chức năng nhân tế bào

 

ppt33 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 4792 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Nhân tế bào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thuyết trình NHÂN TẾ BÀO Thành viên nhóm: Nguyễn Vũ Bảo Hồ Bảo Quốc Trịnh Xuân Thảo Lý Sơn Tùng Nội dung thuyết trình I. Giới thiệu chung II. Hình dạng, cấu tạo và chức năng nhân 1. Hình dạng 2. Kích thước 3. Số lượng 4. Cấu trúc nhân tế bào 5. Chức năng nhân tế bào I. GiỚI THIỆU CHUNG Nhân (nucleus) được Braw phát hiện vào năm 1831 và được xem là thành phần bắt buộc của tất cả tế bào động vật cũng như thực vật. Ở các tế bào Prokaryota (vi khuẩn) người ta không quan sát thấy nhân. Tuy nhiên hiện nay với những phương pháp nghiên cứu sinh hóa, hiển vi điện tử và di truyền vi sinh vật đã chứng minh rằng trong các tế bào Prokaryota tồn tại phân tử ADN (acid deoxyribonucleic) nằm trong vùng “thể nhân” có cùng chức năng tương tự như nhân của Eukaryota, vì vậy thể nhân ở vi khuẩn có tên gọi là nucleoid. I. GiỚI THIỆU CHUNG (tt) Như vậy ta có thể xem sự tiến hóa từ dạng ADN trần phân tán trong tế bào chất ở dạng nucleoid (Prokaryota) sang dạng ADN liên kết với histon thành các nhiễm sắc thể định khu, tách biệt bởi màng nhân ở dạng nhân (nucleus) ở Eukaryota là sự tiến hóa của bộ máy di truyền của sinh giới. I. Giới thiệu chung (TT) Nhân tế bào là bào quan lớn nhất dễ nhìn thấy dưới kính hiển vi thường. Nhân chiếm khoảng 10% thể tích, nhưng nó chứa hầu như toàn bộ DNA của tế bào (95%). Nhân là trung tâm hoạt động của tế bào. Gồm có: màng nhân, dịch nhân, nhiễm sắc thể và hạch nhân. Hình ảnh nhân tế bào Thể nhân ở tế bào prokaryote I. GIỚI THIỆU CHUNG (tt) Nhân tế bào là bào quan tối quan trọng trong tế bào sinh vật nhân chuẩn. Nó chứa các nhiễm sắc thể của tế bào, là nơi diễn ra quá trình nhân đôi DNA và tổng hợp RNA. Ở một số tế bào, nhân thường có vị trí khá cố định là trung tâm tế bào, ở một số tế bào khác nó lại tự do di động và có thể thấy ở bất kỳ chỗ nào. Nhân có vai trò quan trong trong việc điều hòa các quá trình xảy ra trong tế bào. Nó chứa các yếu tố di truyền hoặc là các gen xác định tính trạng của tế bào ấy hoặc của toàn bộ cơ thể, nó điều hòa bằng cách gián tiếp hoặc trực tiếp nhiều mặt hoạt tính của tế bào.s II. Hình dạng, cấu tạo và chức năng nhân 1. Hình dạng Nhân tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, hình bầu dục, hình hạt đậu, hình mái chèo, hình nhiều thùy, hình chia nhánh... 1. Hình dạng (tt) Hình dạng của nhân thường phụ thuộc vào hình dạng của tế bào nhưng đôi khi cũng có hình dạng khác hình dạng tế bào (bạch cầu với nhân múi, tế bào tuyến cơ của tằm hình khối vuông có nhân hình phân nhánh). Hình dạng của nhân có thể biến đổi theo tuổi của tế bào và trạng thái chức năng của chúng. Lúc tế bào hoạt động mạnh nhân trở nên lớn hơn và có dạng chia nhánh hoặc phân thùy. 2. Kích thước Kích thước của nhân thay đổi tùy loại tế bào và phụ thuộc vào kích thước của tế bào cũng như trạng thái chức năng của tế bào. Mỗi kiểu tế bào có một tỉ lệ kích thước nhất định giữa nhân và bào tương. Sự thay đổi tỉ lệ này dẫn đến sự phân bào hay hủy hoại tế bào. 3. Số lượng Mỗi tế bào thường có một nhân. Đôi khi có nhiều hơn như tế bào gan, tế bào tuyến nước bọt của động vật có vú... Có tế bào không có nhân như hồng cầu máu ngoại vi động vật có vú,tế bào hóa keratin ở động vật hay tế bào cương mô ở thực vật. 4. Cấu trúc của nhân tế bào 4.1 - MÀNG NHÂN (Nuclear membrane) Nhân được giới hạn bởi màng nhân do 2 lớp màng xếp đồng tâm. 4.1 - MÀNG NHÂN (Nuclear membrane) Rải rác trên màng nhân có các lỗ thủng xuyên qua 2 lớp màng goi là lỗ của màng nhân (nuclear pores). Các lỗ này tạo sự thông thương giữa bên trong nhân với tế bào chất bên ngoài nhân. Màng nhân còn trực tiếp nối liền với lưới nội chất. Cấu trúc màng nhân Lỗ màng nhân Lỗ có cấu trúc phức tạp, gồm thành lỗ hình ống bằng màng sinh chất nối liền màng nhân ngoài và màng nhân trong xung quanh miệng lỗ cũng như xung quanh đáy lỗ có gắn 8 hạt protein lớn cách đều nhau. Ở lưng chừng thành lỗ cũng có gắn 8 hạt protein. Một số loài sinh vật, lỗ màng nhân có thêm một phân tử protein nằm giữa lỗ gọi là nút lỗ màng. Lỗ màng nhân (tt) Tất cả hệ thống protein thuộc lỗ màng nhân điều khiển việc qua lại của vật chất qua lỗ màng. Qua lại màng nhân chủ yếu là các ARN (ra), các ADN polymerase (vào), các phân đơn vị của ribosom (ra) các histon và các protein của ribosom (vào). Hình dạng lỗ màng nhân 4.2 - Dịch nhân Dịch nhân chứa nguyên liệu và enzym xúc tác các quá trình nhân đôi ADN, sao mã và một số quá trình khác xảy ra trong nhân. Gần đây người ta phát hiện được sự có mặt của một hệ thống các sợi protein các loại trong số đó có actin. Hệ thống này được gọi là khung xương của nhân. 4.3 - NHIỄM SẮC THỂ (Chromosome) Chất nhiễm sắc (Chromatin) bên trong nhân là các DNA của nhiễm sắc thể ở dạng tháo xoắn. Nằm trong dịch đồng nhất có cấu trúc hạt (dưới kính hiển vi điện tử) được gọi là dịch nhân (nucleoplasma). 4.3 - NHIỄM SẮC THỂ (tt) Nhiễm sắc thể có hình dáng và kích thước đặc trưng chỉ ở kì giữa (metaphase) của sự phân bào, lúc đó màng nhân tan. Nhiểm sắc thể gồm có DNA, các protein histone và các protein không histone của nhiễm sắc thể. Cả ba thành phần này gộp lại là chất nhiễm sắc (chromatine). 4.4 - HẠCH NHÂN (Nucleolus) Hạch nhân có hình bầu dục hoặc cầu, nhuộm màu đậm và chỉ nhìn thấy trong các nhân của tế bào chưa phân chia. Hạch nhân là bộ máy sản xuất các ribosome. 4.4 - HẠCH NHÂN (tt) Nó được stạo nên nhờ các cuộn DNA từ nhiều nhiễm sắc thể góp chung lại. Các cuộn DNA này chứa các gene mã hóa cho rRNA của ribosome. Các rRNA sau khi được tổng hợp lập tức gắn với các protein của ribosome tạo ra ribosome Nhân tế bào biến đổi trong quá trình phân bào. Hạch nhân 5. CHỨC NĂNG CỦA NHÂN Nhân tế bào chứa đựng vật liệu thông tin di truyền, quyết định tính di truyền của tế bào và của cá thể. Điều hòa và điều khiển các hoạt động sống của tế bào. Theo quan điểm sinh học hiện đại nhân là trung tâm điều hòa và điều khiển các quá trình sinh tổng hợp protein xảy ra trong tế bào chất. Tế bào chất chỉ có vai trò tạo điều kiện cho vật liệu di truyền thực hiện chức năng của mình. 5. CHỨC NĂNG CỦA NHÂN Tế bào mất nhân có thể còn tiếp tục tổng hợp protein, nhưng không tiếp tục sinh sản. Thí nghiệm của Hammerling ở tảo Acetabularia cho thấy rõ vai trò của nhân trong hoạt động sống của tế bào. Nội dung thí nghiệm: Tiến hành thí nghiệm trên 2 loại tảo Acetabularia crenulata Acetabularia mediterranea Thí nghiệm 1: Chết Chết Kết luận: Nhân cần thiết cho sự sống tế bào. Nhân cần thiết để tái sinh lại những phần đã mất Thí nghiệm 2: Chết Kết luận: Nhân tiết ra chất để tái sinh tán Thí nghiệm 3: Kết luận: Tính đặc hiệu của nhân trong hoạt động di truyền Thí nghiệm 4 Thí nghiệm 5 Dạng lai giữa 2 loại tán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptnhan.ppt
  • docnhan.doc
Tài liệu liên quan