Đề tài Những hiểu biết chung về đô la hóa

“ Đô la hóa” có thể hiểu một cách thông thường là trong một nền kinh tế khi ngoại tệ được sử dụng một cách rộng rãi thay thế cho đồng nội tệ trong toàn bộ hoặc trong một số chức năng tiền tệ, thì nền kinh tế đó bị coi là đô la hóa toàn bộ hoặc một phần. Theo các nhà kinh tế học hiện đại thì tiền có 3 chức năng sau :

• Chức năng phương tiện trao đổi.

• Chức năng đơn vị đo lường.

• Chức năng cất trữ giá trị.

Những nền kinh tế bị đôla hóa thì ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động thanh toán, cất trữ và niêm yết giá hàng hóa dịch vụ. Ngoài đồng USD còn có các ngoại tệ mạnh khác trên thế giới như đồng Euro Châu Âu, đồng Mác Đức, đồng Yên Nhật.Trong 1 khoảng thời gian dài đồng USD được đánh giá là đồng tiền được sử dụng rộng rãi nhất trong các giao dịch kinh tế quốc tế, vì vậy trong phạm vi bản đề án « đôla hóa » chỉ sự thay thế nội tệ cho USD.

Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền kinh tế được coi là có tình trạng đô la hóa cao khi tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối tiền tệ mở rộng (M2) bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ.

 

doc37 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Những hiểu biết chung về đô la hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ ĐÔLA HÓA Phần 1 : Vấn đề đô la hóa 1. Quan niệm về đôla hóa “ Đô la hóa” có thể hiểu một cách thông thường là trong một nền kinh tế khi ngoại tệ được sử dụng một cách rộng rãi thay thế cho đồng nội tệ trong toàn bộ hoặc trong một số chức năng tiền tệ, thì nền kinh tế đó bị coi là đô la hóa toàn bộ hoặc một phần. Theo các nhà kinh tế học hiện đại thì tiền có 3 chức năng sau : Chức năng phương tiện trao đổi. Chức năng đơn vị đo lường. Chức năng cất trữ giá trị. Những nền kinh tế bị đôla hóa thì ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động thanh toán, cất trữ và niêm yết giá hàng hóa dịch vụ. Ngoài đồng USD còn có các ngoại tệ mạnh khác trên thế giới như đồng Euro Châu Âu, đồng Mác Đức, đồng Yên Nhật...Trong 1 khoảng thời gian dài đồng USD được đánh giá là đồng tiền được sử dụng rộng rãi nhất trong các giao dịch kinh tế quốc tế, vì vậy trong phạm vi bản đề án « đôla hóa » chỉ sự thay thế nội tệ cho USD. Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền kinh tế được coi là có tình trạng đô la hóa cao khi tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối tiền tệ mở rộng (M2) bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ. Phân loại đô la hóa Đô la hóa được phân ra làm 3 loại: Đô la hóa không chính thức (unofficial dollarization) Đô la hóa bán chính thức (semiofficial dollarization) Đô la hóa chính thức (official dollarization) 2.1. Đô la hóa không chính thức Đô la hóa không chính thức là trường hợp đồng đô la được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận. Đô la hóa không chính thức là một hình thức rất phổ biến, nó diễn ra ở đa số các thị trường phát triển và diễn ra không đồng đều giữa các quốc gia. Ở một số nước giá trị của đồng nội tệ biến động quá nhiều nên người ta thường sử dụng đô la để giao dịch mua bán, làm phương tiện cất trữ, tiết kiệm vì nó sẽ có ít rủi ro hơn. Khi đó tại các quốc gia đó diễn ra tình trạng đô la hóa không chính thức. Đô la hóa không chính thức có thể bao gồm các loại sau: Các trái phiếu ngoại tệ và các tài sản phi tiền tệ ở nước ngoài. Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài. Trái phiếu hay các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ cất trong túi. Việt Nam là 1 trong số các nước ở Châu Á có hiện tượng đôla hóa không chính thức xảy ra. Ở Việt Nam, nhìn chung người dân nắm giữ ngoại tệ dưới dạng ngoại tệ tiền mặt hoặc tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại với chức năng cất trữ giá trị. Đối với chức năng phương tiện thanh toán và đơn vị đo lường, mặc dù pháp luật Việt Nam cũng có đưa ra 1 số quy định hạn chế nhưng do khâu thực thi pháp luật yếu kém nên giao dịch ngoại tệ và việc niêm yết, thông báo giá hàng hóa bằng ngoại tệ vẫn diễn ra phổ biến. 2.2. Đô la hóa bán chính thức Đô la hóa bán chính thức là trường hợp một số nước có hệ thống lưu hành chính thức hai đồng tiền. Ở những nước này, đồng ngoại tệ là đồng tiền lưu hành hợp pháp, thậm chí có thể chiếm ưu thế trong các khoản tiền gửi ngân hàng, nhưng đóng vai trò thứ cấp trong việc trả lương, thuế và những chi tiêu hàng ngày. Các nước này vẫn duy trì một ngân hàng trung ương để thực hiện chính sách tiền tệ của họ sao cho hữu hiệu nhất. 2.3. Đô la hóa chính thức Đô la hóa chính thức (hay còn gọi là đô la hóa hoàn toàn) xảy ra khi đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành. Nghĩa là đồng ngoại tệ được sử dụng trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp cũng như trong các khoản thanh toán của Chính phủ. Nếu đồng nội tệ còn tồn tại thì nó chỉ có vai trò thứ yếu và thường chỉ là những đồng tiền xu hay các đồng tiền mệnh giá nhỏ. Thông thường các nước chỉ áp dụng đô la hóa chính thức sau khi đã thất bại trong việc thực thi các chương trình ổn định kinh tế. Đô la hóa chính thức không có nghĩa là chỉ có một hoặc hai đồng ngoại tệ được lưu hành hợp pháp. Tuy nhiên các nước đô la hóa chính thức thường chỉ chọn một đồng ngoại tệ làm đồng tiền hợp pháp. Theo đánh giá của IMF năm 1998, 19 nước có mức độ đô la hóa cao với tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/M2 lớn hơn 30%,bao gồm các nước: Archentina, Azerbaijian, Belarus, Bolivia, Cambodia, Costa Rica, Croatia, Georgia, Guinea – Bissau, Laos, Latvia, Mozambique, Nicaragua, Peru, Sao Tome, Principe, Tajikistan, Turkey và Uruguay. 35 nước có mức độ đô la hóa vừa phải có tỷ lệ tiền gửi/M2 khoảng 16,4%, bao gồm các nước: Albania, Armenia, Bulgaria, Cộng hòa Czech, Dominica, Honduras, Hungary, Jamaica, Jordan, Lithuania, Macedonia, Malawi, Mexico, Moldova, Mongolia, Pakistan, Philippines, Poland, Romania, Russia, Sierra Leone, Cộng hòa Slovak, Trinidad, Tobago, Uganda, Ukraina, Uzbekistan, Việt Nam, Yemen và Zambia. Theo nghiên cứu của Hệ thống dự trữ Liên bang Mỹ, hiện tại người nước ngoài nắm giữ từ 55% đến 70% tổng số đô la Mỹ đang lưu hành trên thế giới. Nguồn gốc của đô la hóa Theo thống kê, các quốc gia có nền kinh tế đôla hóa chính thức đều là những quốc gia nhỏ cả về quy mô dân số cũng như diện tích. Đối với những quốc gia này, đôla hóa chính thức nền kinh tế có thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của các nhà lãnh đạo. Theo họ, việc chấp nhận 1 ngoại tệ mạnh là tiền tệ chính thức góp phần làm cho nền kinh tế ổn định hơn, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng ở mức cao và họ chấp nhận đánh đỏi chủ quyền về tiền tệ để đạt được sự ổn định này, vì suy cho cùng mục tiêu là tăng trưởng kinh tế. Cho nên tình trạng đôla hóa có thể xuất phát từ một số nguồn gốc sau đây: - Hiện tượng đôla hóa có xuất phát điểm từ cơ chế tiền tệ thế giới. Một số quốc gia phát triển có loại tiền tệ mạnh, đặc biệt có thể kể đến đó là đồng đô la Mỹ. Loại tiền tệ này được sử dụng trong các hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế, nó đóng vai trò của “tiền tệ thế giới”. Tuy nhiên ngoài đôla Mỹ thì còn có một số các đồng tiền của các nước phát triển khác cũng được quốc tế hóa như: bảng Anh, yên Nhật, Euro…nhưng các đồng tiền này tham giao vào giao lưu kinh tế quốc tế là không lớn, chỉ có đồng đôla Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 70% kim ngạch giao dịch thương mại thế giới). - Tỷ lệ lạm phát cao, giá trị của đồng nội tệ giảm cũng dẫn đến tình trạng đôla hóa. Khi đồng tiền trong nước mất giá, người dân phải tìm các công cụ dự trữ giá trị khác như ngoại tệ mạnh hay vàng để giảm rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên ngoại tệ mạnh không chỉ làm chứng năng phương tiện cất trữ giá trị mà nó còn dần dần cạnh tranh với đồng nội tệ trong chức năng phương tiện thanh toán. Đôla hóa diễn ra khá phổ biến ở các quốc gia chậm phát triển. - Trình độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí và tâm lý người dân ở các nước là khác nhau nên mức độ đôla hóa cũng khác nhau. Những yếu tố nói trên ở mức độ càng thấp thì mức độ đôla hóa càng cao, nước đó càng phụ thuộc vào đồng ngoại tệ mạnh. - Do quá trình quốc tế hóa giao lưu thương mại và đầu tư nên các nước xuất hiện nhu cầu sử dụng một đơn vị tiền tệ thế giới để giao dịch. Lợi ích và hạn chế của hiện tượng đôla hóa đến nền kinh tế Nhiều nhà kinh tế học hiện đại cho rằng tình trạng đôla hóa chỉ mang lại những tác động xấu cho nền kinh tế của quốc gia đấy. Trong khi đó có một số nhà kinh tế lại cho rằng không thể phủ nhận một số tác động tích cực mà hiện tượng này mang lại cho nền kinh tế. Vì vậy mỗi vấn đề trong các quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ kinh tế quốc tế nói riêng đều mang tính hai mặt. Hiện tượng đôla hóa cũng không nằm ngoài quy luật đó, nó có đem lại lợi ích cho quốc gia có nền kinh tế bị đôla hóa nhưng bên cạnh đó cũng có những mặt hạn chế. 4.1. Lợi ích của hiện tượng đôla hóa - Lợi ích lớn nhất của đôla hóa có lẽ là nó mang lại sự ổn định kinh tế, tỉ lệ lạm phát cao sẽ được kiềm chế xuống mức kiểm soát được. Với các nước đôla hóa chính thức, do có một lượng lớn đôla Mỹ trong hệ thống ngân hàng nên ngân hàng trung ương sẽ không còn khả năng phát hành thêm tiền và gây ra lạm phát. Đồng thời ngân sách nhà nước do không thể phát hành thêm tiền để bù đắp thâm hụt nên việc sử dụng ngân sáng sẽ mang tính tích cực hơn. - Đôla Mỹ là đồng tiền đáng tin cậy trên thế giới, cho nên đôla hóa sẽ giảm thiểu các rủi ro về khả năng mất giá tiền tệ, loại bỏ rủi ro cán cân thanh toán và đồng thời sẽ giúp hạ lãi suất khuyến khích tự do thương mại và đầu tư quốc tế. Đôla hóa sẽ giúp thu hút đầu tư nước ngoài một khi họ biết là giá trị tài sản quy ra tiền của họ sẽ không thay đổi, những điều này sẽ đưa đến tốc độ phát triển nhanh và đầu tư tăng. - Ở các nước có hiện tượng đôla hóa chính thức thì chi phí giao dịch sẽ được hạ thấp vì các chi phí như chênh lệch tỷ giá mua và bán khi chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác được xóa bỏ. - Hạn chế việc vay nợ nước ngoài và tăng cường khả năng cho vay của ngân hàng cũng như khả năng hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này là bởi vì ngân hàng huy động được một lượng lớn ngoại tệ thu được từ tiền gửi của người dân vào hệ thống khi mà lãi suất ngoại tệ hấp dẫn. Từ nguồn ngoại tệ đó NHTM cho các doanh nghiệp vay nên hạn chế được việc phải đi vay nợ nước ngoài. - Thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường chính thức và phi chính thức. Tỷ giá chính thức càng gần với thị trường thi chính thức thì sẽ tạo động cơ để chuyển các hoạt động từ thị trường phi chính thức (bất hợp pháp) sang thị trường chính thức (thị trường hợp pháp). 4.2. Hạn chế của hiện tượng đôla hóa - Ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô. Một nền kinh tế có tỷ trọng ngoại tệ lớn sẽ làm cho các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ bị mất đi tính độc lập mà lại chịu nhiều ảnh hưởng bởi diễn biến kinh tế quốc tế, nhất là khi xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế. - Tuy đôla hóa mang lại sự ổn định cho cả nước, nó cũng đồng thời làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương và nhạy cảm ơn với những thay đổi liên quan đến giá trị của đồng đôla cho dù sự dao động ấy bắt nguồn từ các thay đổi trong nội bộ nền kinh tế Mỹ. - Quốc gia thực hiện đôla hóa sẽ không thể đối phó với các cú sốc kinh tế, ví dụ như dao động của giá dầu trên thị trường thế giới, bằng cách thay đổi tỉ giá hối đoái. Đôla hóa sẽ vô hiệu hóa cách sử dụng chính sách tỉ giá hối đoái. - Ngoài việc đánh mất khả năng in tiền, là một trong những biện pháp tài chính cực kỳ quan trọng, nước thực hiện đôla hóa sẽ mất ưu quyền tiền tệ. Về cơ bản ưu quyền tiền tệ là lợi nhuận thu được từ việc phát hành tiền. Đây là một hình thức kinh doanh rất có lãi. Chính phủ Mỹ thu được khoảng 25 tỷ USD một năm từ ưu quyền tiền tệ, và khi người dân các nước khác giữ tờ USD trong tay thì họ đã góp phần làm giàu cho Bộ Tài chính Mỹ. - Một hạn chế nữa của đôla hóa là nỗi lo sợ tiền giả (ngay cả Mỹ cũng khó phân biệt được tiền giả khi mà công nghệ làm tiền giả hiện nay ngày càng tinh vi và các máy móc có khi còn khó có thể phát hiện ra được). - Đôla hóa chính thức sẽ làm mất đi chức năng của ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng của các ngân hàng. Trong các nước đang phát triển chưa bị đôla hóa hoàn toàn, mặc dù các ngân hàng có vốn tự có thấp, song người dân vẫn tin tưởng vào sự an toàn đối với các khoản tiền gửi của họ tại các ngân hàng. Nguyên nhân là do có sự bảo lãnh ngầm của Nhà nước với các khoản tiền này. Điều này chỉ có thể làm được đối với đồng tiền nội tệ, chứ không thể áp dụng được đối với đôla Mỹ. Đối với các nước đôla hóa hoàn toàn, khu vực ngân hàng sẽ trở nên bất ổn hơn trong trường hợp ngân hàng thương mại bị phá sản và sẽ phải đóng cửa khi chức năng người cho vay cuối cùng của ngân hàng trung ương đã bị mất. Phần 2: Công tác quản lý ngoại hối Mục đích của công tác quản lý ngoại hối Thứ nhất là điều tiết tỷ giá thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Quản lý ngoại hối nhằm mục đích ngăn ngừa những biến động trên thị trường ảnh hưởng lớn đến tỷ giá ngoại hối, đảm bảo cho quốc gia luôn luôn trong trạng thái có thể thanh toán các khoản nợ đúng hạn. Đồng thời sử dụng chính sách ngoại hối như một công cụ có hiệu lực để thực hiện chính sách tiền tệ, thông qua mua bán ngoại hối trên thị trường để can thiệp vào tỷ giá khi cần thiết, nhằm ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền. Thứ hai là bảo tồn dự trữ ngoại hối quốc gia. Quản lý dự trữ ngoại hối không chỉ để bảo quản và cất giữ mà còn để phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế, luôn đảm bảo an toàn không bị ảnh hưởng rủi ro tỷ giá ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Thứ ba là cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thanh toán quốc tế thể hiện thu - chi của một nước với nước ngoài. Khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu, lượng ngoại tệ chảy vào trong nước dẫn đến khả năng cung ứng về ngoại tệ cao hơn nhu cầu. Ngược lại, khi cán cân thanh toán quốc tế bội chi, tăng lượng ngoại tệ chảy ra nước ngoài dẫn đến nhu cầu ngoại tệ cao hơn khả năng cung ứng. Vì vậy, mục đích của quản lý dự trữ ngoại hối để đảm bảo cho một quốc gia luôn luôn trong trạng thái có thể thanh toán các khoản nợ đúng hạn và có thể giải quyết được những giao động về tỷ giá ngoại hối trong ngắn hạn. 2. Cơ chế quản lý ngoại hối Cơ chế tự do ngoại hối: với cơ chế này ngoại hối được tự do lưu thông trên thị trường. Thị trường sẽ quyết định tỷ giá qua quan hệ cung cầu, cân bằng ngoại hối…chứ không phải bằng sự can thiệp của Chính phủ. Cơ chế quản lý: Hiện nay hầu như tất cả các nước đều tập trung cơ chế ngoại hối có sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, mức độ quản lý và can thiệp của từng nước khác nhau đối với ngoại hối khác nhau: + Cơ chế Nhà nước quản lý hoàn toàn: với cơ chế này Chính phủ độc quyền ngoại thương và độc quyền ngoại hối. Chính phủ áp dụng các biện pháp hành chính áp đặt, nhằm tập trung tất cả ngoại hối vào tay mình. Tỷ giá do Chính phủ quy định và tất cả các giao dịch ngoại hối phải tuân theo mức tỷ giá này. Các tổ chức, đơn vị khi tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nếu bị lỗ do áp dụng tỷ giá thì sẽ được Nhà nước cấp bù, ngược lại nếu lãi thì phải nộp cho ngân sách Nhà nước. Cơ chế quản lý này phù hợp với nền kinh tế vận hành theo mô hình kế hoạch hóa tập trung. + Cơ chế Nhà nước quản lý có điều tiết: theo cơ chế này Nhà nước tiến hành điều tiết gắn chặt theo diễn biến của thị trường. Nhà nước tiến hành kiểm soát một mức độ nhất định để phát huy tính tích cực của thị trường, hạn chế nhược điểm nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. 3. Cơ quan thực hiện công tác quản lý ngoại hối NHNN Việt Nam thay mặt Nhà nước để quản lý Nhà nước về ngoại hối và vàng. Do đó, chính NHNN là người tổ chức và cũng là thành viên tham gia thị trường. Do đó, đóng vai trò là người mua, người bán trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên mục tiêu của NHNN tham gia thị trường này không phải vì tìm kiếm lợi nhuận mà mục đích chính là nhằm kiểm soát thị trường, đồng thời cung ứng vốn ngắn hạn cho các ngân hang thương mại nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Về phương diện pháp lý Nhà nước về ngoại hối, điều 37 luật NHNN Việt Nam quy định: NHNN Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn: Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về quản lý ngoại hối; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại hối theo thẩm quyền. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối. Tổ chức, điều hành thị trường ngoại tệ liên ngân hang và thị trường ngoại hối trong nước. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của Pháp luật về quản lý ngoại hối, kiểm soát việc xuất, nhập ngoại hối. Kiếm soát hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác về quản lý ngoại hối theo quy định của Pháp luật. CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔLA HÓA ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng vấn đề đôla hóa ở Việt Nam Kể từ năm 1988 khi các ngân hàng được phép nhận tiền gửi bằng đôla thì đồng đôla bắt đầu được sử dụng rỗng rãi trong các giao dịch buôn bán trong nền kinh tế Việt Nam. Đến năm 1992, tình trạng đôla hóa đã trở nên rất mạnh mẽ với 41% lượng tiền gửi vào các ngân hàng là bằng USD. Trước hiện tượng này, NHNN Việt Nam đã có những hành động nhằm cải thiện tình trạng đôla hóa nền kinh tế và đã khá thành công khi mức tiền gửi bằng USD vào các ngân hàng còn 20% vào năm 1996. Nhưng tiếp đó năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đã khiến cho đồng nội tệ giảm giá trị và Việt Nam lại tiếp tục chịu sức ép của hiện tượng đôla hóa. Cho đến cuối năm 2001, tỷ lệ đồng USD được gửi vào hệ thống ngân hàng tăng lên đến 31,7%, tỷ lệ này có xu hướng giảm đáng kể trong những năm tiếp theo. Và đến năm 2007, tỷ lệ này ở mức 20-21%. Đây là chuyển biến tích cực, cho thấy tình trạng đôla hóa tài sản nợ trong hệ thống ngân hàng thương mại đang được kiềm chế một cách có hiệu quả, người dân đã có niềm tin vào đồng nội tệ nhiều hơn. Tuy nhiên, năm 2008 lạm phát tăng cao cùng với cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho người dân không có niềm tin vào đồng nội tệ đã khiến cho tình trạng đôla hóa này lại trên đà tăng mạnh trở lại. Hiện trong năm 2009 Việt Nam có tới 30% tiền tệ quy đổi bằng ngoại tệ. Trong thực tế, chúng ta thấy rõ một số nền kinh tế thành công không bị đôla hóa, như tại Trung Quốc (tỉ lệ FCD/M2 là 9%), các ngân hàng không được phép quyết định lãi suất tiền gửi bằng USD. Còn ở Việt Nam, theo thống kê, tỷ lệ đôla hóa luôn ở mức trên 20% trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực thấp hơn rất nhiều, ví dụ như: Indonesia, Thái Lan, Malaysia...chỉ khoảng 7-10%. Mục tiêu của NHNN Việt Nam là tăng cường công tác quản lý ngoại hối để tới năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ này xuống còn 15%. Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ FCD/M2 ở Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2005 (Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam ) Nhìn vào biểu đồ 2.1 có thể thấy là trái với giai đoạn 1998 – 2001 tỷ lệ FCD/M2 có xu hướng tăng qua các năm, giai đoạn từ 2001 đến 2006 FCD/M2 lại có xu hướng giảm. Theo số liệu thống kê của IMF, tỷ lệ FCD/M2 của Việt Nam năm 2006 là 21,6% và tính đến tháng 6 năm 2007 là 20,2%. Trong vài năm trở lại đây, tỷ lệ FCD/M2 dao động quanh mức 25%, đây là mức độ có thể chấp nhận được theo quan điểm của IMF. Tuy nhiên chỉ tiêu này mới chỉ phản ánh được lượng ngoại tệ được gửi tại các NHTM mà chưa phản ánh được lượng ngoại tệ trôi nổi trên thị trường và lượng ngoại tệ được cất trữ tại các hộ gia đình. Vì vậy có thể nói những con số này mới mang tính tương đối và nó chưa phản ánh chính xác tình trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay. Những năm qua, lượng tiền gửi tuyệt đối bằng USD tại các NHTM ở nước ta đã không ngừng tăng lên. Trong đó có thể nói đến đó là ở hệ thống ngân hàng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Với nguồn vốn ngoại tệ rất lớn, các ngân hàng thường có 2 cách lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất là đem gửi ở ngân hàng nước ngoài để kiếm lời bằng chênh lệch lãi suất do các nước đó có lãi suất gửi USD cao hơn trong nước hoặc thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ quốc tế. Cách thứ hai là đầu tư và cho các doanh nghiệp trong nước vay. Cách thứ nhất buộc các ngân hàng phải có một lượng USD tương đối lớn, tuy nhiên nó đem lại hiệu quả kinh tế không cao không những thế lại luôn tiềm ẩn những rủi ro do giá USD trên thị trường thế giới luôn biến động khó lường. Điển hình là việc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã từng có giai đoạn bị thua lỗ hàng chục triệu USD do kinh doanh ngoại tệ. Chính vì vậy mà các ngân hàng thường thực hiện theo cách thứ 2: đầu tư cho vay trong nước, và chính điều này đã làm gia tăng các giao dịch, thanh toán bằng USD trên nhiều loại thị trường. Điều này không những đẩy nhanh quá trình đô la hóa mà còn mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp vay vốn bằng USD vì họ kinh doanh bằng VND nhưng phải trả nợ ngân hàng bằng USD và tất nhiên nhiên sẽ phải gánh chịu rủi ro về tỷ giá. Biểu đồ 2.2 : Khối lượng tiền gửi bằng đồng USD giai đoạn 2003 - 2007 (Nguồn : IMF - Vietnam Statistical Appendix 2007) Qua biểu đồ 2.2 ta thấy khối lượng tiền gửi USD tăng qua các năm, tăng từ 6220 triệu USD năm 2003 lên 13992 triệu USD vào tháng 6/2007. Trái với xu hướng biến đổi của cơ cấu tiền gửi, tỷ trọng dư nợ cho vay bằng USD so với tổng dư nợ và đầu tư của hệ thống ngân hàng thương mại lại có xu hướng tăng lên, cao hơn cả tiền gửi USD. Biểu đồ 2.3 : Tỷ lệ dư nợ cho vay bằng ngoại tệ trên tổng dư nợ cho vay (Nguồn: IMF – Vietnam Statistical Appendix 2007) Như vậy tỷ lệ dư nợ cho vay bằng ngoại tệ trên tổng dư nợ cho vay của các NHTM trong các năm vừa qua đều dao động ở mức trên 20%. Có thể nói Việt Nam là một nền kinh tế bị đôla hóa một phần, tuy nhiên mức độ chính xác của đôla hóa là số liệu rất khó xác định do việc giao dịch bằng USD trên thị trường phi chính thức là việc mà Nhà nước không hoàn toàn kiểm soát được. Một lĩnh vực đôla hóa tương đối mạnh đó là kinh doanh qua mạng, buôn bán các sản phẩm nhập khẩu đặc biệt là đồ điện tử. Ta có thể thấy việc niêm yết bằng cả VND lẫn USD ở hầu như 100% các trang web bán đồ điện tử như: máy vi tính, các thiết bị gia dụng nhập ngoại…Mặc dù hai loại giá được đặt song song nhưng việc thanh toán thực tế thì luôn được thực hiện bằng USD, nếu khách hàng thanh toán bằng VND thì giá của hàng hóa sẽ dựa trên tỷ giá hối đoái giữa VND và USD ngày hôm thực hiện giao dịch. Những hàng hóa này thường là những hàng hóa mà doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu toàn bộ hoặc nhập khẩu từng linh kiện, nên giá của chúng phụ thuộc hoàn toàn vào USD. Vì vậy để tránh rủi ro tỷ giá cho mình, các công ty buộc phải niêm yết giá bằng USD. Ngoài ra, doanh nghiệp niêm yết giá bằng USD còn để tăng tính “hiện đại”, “thương mại điện tử”. Điều này rất đáng lo ngại vì kinh doanh qua mạng đang là xu hướng kinh doanh chủ yếu trong tương lai. Để đánh giá đầy đủ về thực trạng 'đô la hóa' trong các giao dịch và tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam, tháng 1 năm 2001, NHNN Việt Nam đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hợp tác thực hiện một đề án về đề tài này. Qua điều tra 90 doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc và xe máy tại Hà Nội và Hải Dương cho thấy 92,2% số doanh nghiệp có giao dịch bằng đô la diễn ra hàng ngày; 58,3% có số lần mua đô la từ 10 lần trở lên mỗi ngày. Về doanh thu, 83/90 doanh nghiệp có tổng doanh số bán đô la mỗi ngày là 5,4 triệu đô la. Đặc biệt có những cửa hàng vàng bạc kiêm đại lý thu đổi ngoại tệ có thể bán ra 1 triệu USD mà "không cần báo trước". Ước tính với 200 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh vàng bạc ở Hà Nội, tổng doanh số bán đô la trong ngày có thể đạt trung bình 10 triệu đô la, tức là chiếm từ 1/3 đến một nửa doanh số giao dịch trên thị trường chính thức. Kết quả nghiên cứu trên cũng đã phản ánh một phần nào đó tình trạng "đôla hóa", nhưng nếu ta mở rộng đợt khảo sát trên phạm vi cả nước thì kết quả sẽ còn sát với thực tế đang diễn ra hơn. Ta cũng có thể thấy trong các hoạt động như mua nhà, đầu cơ bất động sản…người ta thường giao dịch bằng USD. Bên cạnh đó, các gia đình có thu nhập kha khá đều có thói quen tích trữ bằng USD để san sẻ rủi ro. Mặc dù luật pháp Việt Nam cấm nhưng tại các siêu thị, dịch vụ bưu điện, hàng không đều có hiện tượng giao dịch bằng ngoại tệ. Việc buôn bán tiểu ngạch, buôn lậu qua biên giới cũng đều dùng đồng đô la rất phổ biến.... Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tất yếu các quan hệ hợp tác làm ăn, buôn bán với nước ngoài ngày càng tăng lên, cũng theo đó lượng ngoại tệ chảy vào Việt Nam ngày càng nhiều về số lượng và theo nhiều kênh khác nhau. Thứ nhất là nguồn kiều hối (chưa kể kiều hối chuyển lậu, ngoại tệ người Việt Nam nhập cảnh không khai báo…) chuyển về Việt nam mỗi năm một tăng với mức tăng bình quân trên 10% mỗi năm. Biểu đồ 2.4 : Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2007 (Đơn vị: Triệu USD) (Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam) Từ biểu đồ 2.4 có thể thấy lượng kiều hối chuyển qua con đường chính thức vào Việt Nam có xu hướng năm sau liên tục tăng so với năm trước. Tuy nhiên bên cạnh luồng kiều hối vào Việt Nam theo con đường chính thức thì một bộ phận lớn kiều hối chảy vào Việt Nam theo con đường phi chính thức, gọi là “kiều hối lậu”. Kiều hối lậu chuyển vào Việt Nam chủ yếu là bằng tiền mặt USD do Việt kiều chuyển trực tiếp về nước mà không qua hệ thống ngân hàng. Trên thực tế người nhận kiều hối lậu rất ít khi gửi, bán ngoại tệ cho ngân hàng mà chủ yếu là nắm giữ ngoại tệ tiền mặt hoặc bán trên thị trường ngầm. Theo ước tính, nguồn kiều hối lậu hàng năm không dưới 1 tỷ USD tạo nên nguồn USD trôi nổi khá lớn trên thị trường ngầm nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước. Bên cạnh đó, đối với nguồn kiều hối chính thức, cơ chế quản lý ngoại hối cho phép việc chi trả bằng tiền mặt cho người thụ hưởng trong nước cũng là nguyên nhân tạo nên lượng ngoại tệ trôi nổi trên thị trường ngầm. Các khoản kiều hối sau khi đi qua hệ thống ngân hàng nếu không được khuyến khích chuyển thành nội tệ sẽ phát tán trong dân cư dưới hình thức ngoại tệ và làm tăng khả năng đôla hóa nền kinh tế. Thứ hai, lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng tăng nhanh, năm 1996 mới là 1,607 triệu lượt người; năm 1997 là 1,715 triệu;...; năm 2002 là 2,628 triệu;...; năm 2004 đạt hơn 2,9 triệu lượt người. Số lượng khách đó mang theo một số lượng lớn ngoại tệ, và chi tiêu bằng ngoại tệ tiền mặt tại các cửa hàng kinh doanh ngoại tệ. Thứ ba, thu nhập bằng đô la Mỹ trong các tần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110951.doc
Tài liệu liên quan