Đề tài Phương hướng và các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Đại hội VI (năm 1986), tiếp đó là các Đại hội VII và VIII của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới sâu sắc và toàn diện đất nước, trong đó đổi mới về kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm và đổi mới hệ thống doang nghiệp Nhà nước (DNNN) là khâu đột phá. Trong 10 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các cơ quan Đảng và Nhà nước ở Trung ương đã ban hành trên 200 văn bản về sắp xếp lại và đổi mới cơ chế quản lý các DNNN. Đến nay hệ thống DNNN đã được sắp xếp lại một bước khá căn bản, đã giảm quá nửa số doanh nghiệp (những doanh nghiệp nhỏ bé và yếu kém) và số doanh nhiệp còn lại được củng cố một bước, cơ chế quản lý mới được hình thành, ngày càng hoàn thiện giúp các DN chuyển đổi và thích nghi dần với các quy luật của kinh tế thị trường trong bối cảnh nền kinh tế mở, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế. Trước những yêu cầu to lớn của CNH, HĐH đất nước và cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, cần tiếp tục đổi mới các DNNN. Công việc này gồm hai nội dung lớn: sắp xếp lại các doanh nghiệp và đổi mới cơ chế quản lý. Trong đó Cổ phần hoá (CPH) một bộ phận DNNN là một trong 4 nội dung đổi mới quản lý DNNN. Hiện nay nó được coi là một chủ trương quan trọmg của Đảng và Nhà nước trong việc huy động vốn của mọi tầng lớp và nâng cao tính tự, lực tự giác, nâng cao tinh thần trách nhiệm của những người trực tiếp gắn lợi ích của mình với lợi ích của DN. Thông qua đó từng bước cải thiện quan hệ sản xuất phù hợp với sự thay đổi của lực lượng sản xuất trong công cuộc CNH, HĐH đất nước, từng bước đưa nền kinh tế nước nhà đi lên tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Chương trình CPH đã được triển khai từ giữa năm 1992, theo tinh thần của Quyết định 202/CT-HĐBT về “thí điểm chuyển một số doanh nghiệp thành Công ty cổ phần” (ngày 08/06/1992). Cho đến nay, những thành công mà chương trình CPH mang lại không phải là ít nhưng vẫn tồn tại những bất cập cần kịp thời nhìn nhận và tháo gỡ. Trong khuân khổ bài viết này chúng ta hãy cùng xem xét thực trạng cũng như những mặt được và chưa được của chương trình CPH ở nước ta trong thời gian vừa qua, từ đó đề xuất một số giải pháp cho thời gian sắp tới.

 

doc28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Phương hướng và các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Đại hội VI (năm 1986), tiếp đó là các Đại hội VII và VIII của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới sâu sắc và toàn diện đất nước, trong đó đổi mới về kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm và đổi mới hệ thống doang nghiệp Nhà nước (DNNN) là khâu đột phá. Trong 10 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các cơ quan Đảng và Nhà nước ở Trung ương đã ban hành trên 200 văn bản về sắp xếp lại và đổi mới cơ chế quản lý các DNNN. Đến nay hệ thống DNNN đã được sắp xếp lại một bước khá căn bản, đã giảm quá nửa số doanh nghiệp (những doanh nghiệp nhỏ bé và yếu kém) và số doanh nhiệp còn lại được củng cố một bước, cơ chế quản lý mới được hình thành, ngày càng hoàn thiện giúp các DN chuyển đổi và thích nghi dần với các quy luật của kinh tế thị trường trong bối cảnh nền kinh tế mở, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế. Trước những yêu cầu to lớn của CNH, HĐH đất nước và cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, cần tiếp tục đổi mới các DNNN. Công việc này gồm hai nội dung lớn: sắp xếp lại các doanh nghiệp và đổi mới cơ chế quản lý. Trong đó Cổ phần hoá (CPH) một bộ phận DNNN là một trong 4 nội dung đổi mới quản lý DNNN. Hiện nay nó được coi là một chủ trương quan trọmg của Đảng và Nhà nước trong việc huy động vốn của mọi tầng lớp và nâng cao tính tự, lực tự giác, nâng cao tinh thần trách nhiệm của những người trực tiếp gắn lợi ích của mình với lợi ích của DN. Thông qua đó từng bước cải thiện quan hệ sản xuất phù hợp với sự thay đổi của lực lượng sản xuất trong công cuộc CNH, HĐH đất nước, từng bước đưa nền kinh tế nước nhà đi lên tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chương trình CPH đã được triển khai từ giữa năm 1992, theo tinh thần của Quyết định 202/CT-HĐBT về “thí điểm chuyển một số doanh nghiệp thành Công ty cổ phần” (ngày 08/06/1992). Cho đến nay, những thành công mà chương trình CPH mang lại không phải là ít nhưng vẫn tồn tại những bất cập cần kịp thời nhìn nhận và tháo gỡ. Trong khuân khổ bài viết này chúng ta hãy cùng xem xét thực trạng cũng như những mặt được và chưa được của chương trình CPH ở nước ta trong thời gian vừa qua, từ đó đề xuất một số giải pháp cho thời gian sắp tới. Chương I Những vấn đề lý luận chung về cổ phần hoá DNNN 1.1. Khái quát chung về công ty cổ phần 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của công ty cổ phần * Khái niệm: Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu. Vốn của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, trị giá mỗi cổ phần được ghi trên cổ phiếu gọi là mệnh giá cổ phiếu. Cổ phiếu là loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu về một phần vốn của một cá nhân hay một tổ chức naò đó dối với một công ty cổ phần. Cổ phiếu có thể mua bán được. Người mua cổ phiếu gọi là cổ đông. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu cùng lúc. Cổ phiếu có hai loại: cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi, khi cần chuyển nhượng, mua bán cổ phiếu ưu đãi cần phải được sự đồng ý của Hội đồng quản trị. Tuy nhiên nó được hưởng lợi nhuận cao và khi giải thể công ty nó được tanh toán trước. Cổ phiếu thường được mua bán tự do trên thị trường chứng khoán. Trong trường hợp mệnh giá cổ phiếu không đổi thì giá cổ phiếu biến động theo giá thị trường. Giá cổ phiếu chịu tác động của những yếu tố như: lãi suất cổ phiếu, lãi suất ngân hàng, tình hình đầu cơ trên thị trường, thực trạng và tương lai của công ty, những biến đổi về kinh tế - chính trị - xã hội ở trong nước và trên thế giới. Trong công ty cổ phần, cổ đông là người có số vốn góp vào công ty và là người nắm giữ các cổ phiếu. Các cổ đông có quyền hạn như nhau nhưng có vai trò khác nhau trong công ty tuỳ thuộc vào số cổ phiếu mà họ nắm giữ. * Đặc điểm của công ty cổ phần - Vốn của CTCP là do nhiều người đóng góp - CTCP huy động vốn thông qua phát hành cổ phần và trái phiếu - Là hình thức doanh nghiệp có tư cách pháp nhân chỉ dành cho những người có tài sản lưu động độc lập với tài sản của chủ doanh nghiệp. Công ty có quyền trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế và thực thi các nghĩa vụ như các doanh nghiệp khác trước pháp luật. - Là công ty có trách nhiệm pháp lý hữu hạn. Các thành viên trong công ty có quyền và nghĩa vụ trong phạm vi phần vốn góp của mình. * Hình thức tổ chức của một công ty cổ phần - Đại hội cổ đông: Là đại hội của tất cả những người tham gia mua cổ phiếu. Đây là bộ máy quan trọng nhất trong CTCP có quyền quyết định toàn bộ các hoạt động cuả công ty. Đại hội cổ đông có quyền: + Quyết định mục tiêu và phương hướng nhiệm vụ kinh doanh của công ty + Quyền thông qua điều lệ, bổ sung và sửa đổi điều lệ của công ty + Quyền thông qua quyết toán tài chính hàng năm và quyền phân chia thành quả kinh doanh + Quyền bầu cử hoặc bãi miễn các thành viên trong hội đồng quản trị - Hội đồng quản trị là cơ quan do đại hội cổ đông bầu ra để điều hành công ty giữa hai kỳ đại hội. Thành viên của hội đồng quản trị về nguyên tắc phải là các cổ đông và thường là người nắm giữ số cổ phiếu cao nhất. Hội đồng quản trị thay mặt những người sở hữu công ty tổ chức, quản lý và giải quyết những vấn đề có liên quan đến mục đích và quyền lợi phát triển của công ty. Trong Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị là người có quyền hạn cao nhất và là người có số vốn góp lớn nhất. - Giám đốc điều hành (Tổng giám đốc) hay những thành viên trong ban giám đốc là những người có năng lực quản lý điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất - kinh doanh của CTCP. Thành viên ban giám đốc có thể là một trong số những cổ đông hoặc có thể do Hội đồng quản trị thuê từ bên ngoài. - Ban kiểm soát: Do đại hội cổ đông bầu ra và thành viên của Ban kiểm soát đồng thời là thành viên của công ty. Ban kiểm soát có quyền: + Kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính của công ty và báo cáo trước hội đồng quản trị về kết quả kiểm tra tổ chức hàng năm. + Kiểm tra hoạt động tài chính, quản lý của hội đồng quản trị và hoạt động điều hành của giám đốc. + Có quyền đề nghị họp đại hội bất thường khi phát hiện có những biến động lớn về tổ chức diễn ra trong công ty. Từ những nét khái quát trên có thể đánh giá chung về CTCP là loại hình kinh doanh hiện đại có nhiều ưu thế vượt trội so với các loại hình doanh nghiệp khác. Thể hiện ở những mặt sau: - Huy động được nhiều vốn, từ nhiều nguồn khác nhau do đó mà khả năng cạnh tranh cao hơn so với các doanh nghiệp khác. - Quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau nên hoạt động kinh doanh do đó có khả năng cạnh tranh cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác. - Hạn chế được rủi ro cho nhà kinh doanh do có khả năng chia sẻ rủi ro cho nhiều người. - CTCP đã xã hội hoá các hoạt động kinh doanh do nó đã gắn kết các doanh nghiệp trong nền kinh tế với nhau. Chính những ưu điểm này đã khiến cho loại hình CTCP trở nên phổ biến ở các nước trên thế giới nhất là tại các nước phát triển. Tại những nước này CTCP chiếm một khối lượng lớn trong nền kinh tế như ở Nhật loại hình này chiếm khoảng 55%; ở Pháp chiếm khoảng 50%. Tính đến nay ở Việt Nam có khoảng 700 CTCP trong đó có gần 400 công ty được hình thành từ con đường cổ phần hoá các DNNN. Với số lượng khiêm tốn chỉ chiếm khoảng 20% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, thì rất cần thiết có những biện pháp thúc đẩy cổ phần hoá nhằm nâng cao số lượng các CTCP ở Việt Nam. 1.1.2.Vai trò của công ty cổ phần * Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nhờ vào việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu thông qua thị trường chứng khoán, các CTCP có khả năng huy động được một lượng vốn lớn chỉ trong một thời gian ngắn. Cách thu hút vốn của CTCP không chỉ dừng lại ở những nhà đầu tư lớn mà còn hấp dẫn được một lượng tiền khá lớn đang nằm rải rác trong dân cư kể cả những người nghèo cũng có thể tham gia mua cổ phần bởi hầu hết các cổ phiếu có mệnh giá thấp. Hơn nữa việc đầu tư vào các CTCP thường đem lại lợi ích hơn so với việc gửi tiền vào các quĩ tín dụng hay ngân hàng. Thông thường lợi tức do cổ phiếu đem lại thường cao hơn lãi suất tiền gửi. * Đem lại hiệu quả kinh doanh cao, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Trong CTCP các cổ đông không có quyền rút vốn ra khỏi công ty mà chỉ được mua, bán, chuyển nhượng phần góp của mình cho những người khác thông qua thị trường. Do vậy mà số lượng vốn của công ty luôn ổn định không bị biến động ngay cả trường cổ đông chết hoặc vi phạm pháp luật. Hơn nữa với việc huy động vốn như trên đã tạo cho CTCP nhanh chóng có được một khối lượng vốn lớn, có điều kiện tận dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng suất lao động, tận dụng được các cơ hội kinh doanh và thích ứng nhanh được với những biến động của thị trường. Do vậy kết quả kinh doanh mà các CTCP đem lại thường cao. * CTCP có vai trò quan trọng thúc đẩy sự ra đời của thị trường chứng khoán. * CTCP tạo điều kiện thực hiện xã hội hoá các hình thức sở hữu. Với loại hình CTCP, các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế liên kết với nhau tạo điều kiện tập trung xã hội hoá về mặt tư liệu sản xuất và sức lao động. Thông qua hoạt động mua – bán cổ phiếu người lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý của CTCP với tư cách là người sở hữu đích thực của công ty. 1.2. Khái niệm, mục tiêu và hình thức cổ phần hoá DNNN 1.2.1. Khái niệm Cổ phần hoá DNNN là một con đường hình thành nên CTCP. Đây là quá trình nhà nước chuyển các doanh nghiệp của mình vào tay các cổ đông thuộc các thành phần kinh tế khác. Theo thông tư của Bộ Tài chính số 50 TC/TCDN ngày 30/8/1996 khẳng định “ DNNN chuyển thành CTCP (hay còn gọi là cổ phần hoá DNNN) là một biện pháp chuyển DNNN từ sở hữu nhà nước sang hình thức sở hữu nhiều thành phần trong đó tồn tại một phần sở hữu nhà nước “. Như vậy, về mặt hình thức cổ phần hoá DNNN là việc tiến hành bán một phần hay toàn bộ giá trị DNNN cho các cổ đông thuộc mọi thành phần kinh tế dưới hình thức phát hành cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán hoặc thông qua đấu giá trực tiếp. Về thực chất, cổ phần hoá DNNN là quá trình đa dạng hoá quyền sở hữu tài sản. Sau khi tiến hành cổ phần hoá thì phương thức kinh doanh và tổ chức quản lý của doanh nghiệp có sự chuyển đổi lớn. Hoạt động của nó bây giờ không chịu sự quản lý của nhà nước nữa mà chịu sự giám sát trực tiếp cuả các cổ đông. Cổ phần hoá DNNN là quá trình xã hội hoá quyền sở hữu ở mức cao nhất, trong đó xu hướng chung và mang tính đặc trưng của nó là bán cổ phần cho người lao động tại doanh nghiệp cổ phần hoá. Việc làm này khiến cho không một cá nhân hay tổ chức tư bản nào có thể nắm giữ và điều hành được doanh nghiệp. Kết quả của cổ phần hoá là sự ra đời các CTCP. 1.2.2 Mục tiêu cổ phần hoá DNNN Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự tồn tại hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả đã đem lại gánh nặng lớn cho ngân sách Nhà nước và kìm hãm sự phát triển nền kinh tế, cho nên quá trình cổ phần hoá DNNN theo xu hướng chung đều nhằm vào những mục tiêu sau đây: - Tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. - Giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. - Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế. - Tạo khả năng thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ mới. - Thúc đẩy phát triển hoàn thiện thị trường vốn. Tuy nhiên, do điều kiện và đặc điểm thực tế của từng nước là khác nhau và từng giai đoạn cụ thể mà cổ phần hoá DNNN có những mục tiêu khác nhau. Theo Quyết định QĐ 202/CT ngày 8/6/1992 thì việc tiến hành cổ phần hoá DNNN nhằm vào 3 mục tiêu chính sau: - Chuyển một phần quyền sở hữu của Nhà nước thàh sở hữu của các cổ đông nhằm nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phải huy động được một khối lượng vốn trong nước và ngoài nước để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. - Tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp. Sau một thời gian tiến hành thí điểm cổ phần hoá, chính phủ đã có sự nghiên cứu và sửa đổi nội dung mục tiêu cổ phần hoá cho phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước và xu thế biến đổi chung của thị trường. Theo nghị định 44 CP ngày 29/6/1998 thì mục tiêu cổ phần hoá được rút gọn từ ba mục tiêu xuống còn hai nhưng nội dung chính vẫn được giữ nguyên. Cụ thể: Mục tiêu 1: Huy động vốn của toàn xã hội bao gồm các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu DNNN. Mục tiêu 2: Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người góp vốn được làm chủ thực sự, thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nước, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Về nội dung, mục tiêu cổ phần hoá DNNN theo nghị định trên vẫn quán triệt tư tưởng về cổ phần hoá là nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là phát huy quyền làm chủ của người lao động. Hai mục tiêu cổ phần hoá lần này được đưa ra sau một thời gian thử nghiệm và tiến hành, được đúc rút từ kinh nghiệm thực tế. Do vậy, nó mang tính xác thực hơn so với ba mục tiêu ở quyết định 202/CT, đồng thời việc thực hiện hai mục tiêu này sẽ thúc đẩy và kéo theo các mục tiêu khác được thực hiện như: + Giảm bớt các DNNN để từ đó giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. + Việc đa dạng quyền sở hữu DNNN sẽ hình thành sự liên kết chặt chẽ giữa các DNNN với các thành phần kinh tế khác do đó tạo ra sức mạnh và động lực thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới. Đây là mục tiêu dài hạn cho nền kinh tế nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. + Việc huy động vốn của CTCP sẽ là sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp có quyền lợi chung thông qua sự đồng sở hữu cổ phần trong một doanh nghiệp. 1.2.3. Các hình thức cổ phần hoá DNNN Cổ phần hoá DNNN được diễn ra ở hầu hết khắp các nước trên thế giới với những hình thức đa dạng và phong phú. Tuỳ vào mục tiêu cổ phần hoá của từng nước mà có những cách lựa chọn các hình thức cổ phần hoá khác nhau. Xu thế cổ phần hoá DNNN trên thế giới đều thực hiện theo các hình thức sau: - Giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu theo qui định nhằm thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp. - Tách một bộ phận của DNNN có đủ điều kiện để cổ phần hoá. - Bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp. - Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước để chuyển thành CTCP - Bán giá trị hiện có của DNNN mà Nhà nước cần giữ 100% vốn cho các DNNN khác để hình thành CTCP hay còn gọi là công ty cổ phần hoá DNNN. Tại Việt Nam, theo quyết định 44CP ra ngày 29/06/1998 thì cổ phần hoá DNNN được tiến hành dưới các hình thức sau: - Giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp. - Bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước có tại doanh nghiệp - Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá. - Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành CTCP. Như vậy, các hình thức cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam đã được bổ sung phù hợp với xu thế chung của thế giới. Việc áp những hình thức cổ phần hoá DNNN theo qui định tại nghị định 44CP vào nước ta là tương đối phù hợp và có hiệu quả. Chương II Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua 2.1. Cổ phần hoá ở Việt Nam qua các giai đoạn 2.1.1. Giai đoạn I (Từ tháng 6/1992 đến tháng 4/1996) - Những bước thử nghiệm đầu tiên - Ngày 08/06/1992, chủ tịch HĐBT đã ra quyết định 202/CT cho phép lựa chọn và triển khai thí điểm cổ phần hoá ở một số DNNN. Mốc quan trọng này mở ra một hướng đi mới cho việc cải cách DNNN ở Việt Nam. - Ngày 04/03/1993, Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị 84/TTg về việc xúc tiến cổ phần hoá DNNN và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với các DNNN. + Về mục tiêu của giai đoạn này là thí điểm cổ phần hoá để từ đó rút ra kinh nghiệm và mở rộng việc cổ phần hoá sau này. + Về đối tượng cổ phần hoá ở giai đoạn này là các DNNN kinh doanh trong các nghành thông dụng, không có ý nghĩa chiến lược đối với nền kinh tế quốc dân (như dịch vụ và công nghiệp). Trong giai đoạn này, Nhà nước áp dụng hình thức chuyển một phần sở hữu Nhà nước dưới dạng bán cổ phần DNNN sang sở hữu tư nhân. Sau khi cổ phần hoá, DNNN chuyển sang hoạt động theo luật công ty. Đối với công nhân viên chức trong doanh nghiệp, người lao động được mua cổ phiếu trả chậm với thời gian không quá 12 tháng. ở giai đoạn thí điểm này, các bộ, nghành địa phương đã hướng dẫn DNNN đăng kí thực hiện cổ phần hoá. Trên cơ sở số lượng DNNN dăng kí, chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng chính phủ) đã ra quyết định số 203/CT thí điểm chọn 7 DNNN do HĐBT chỉ đạo trực tiếp đó là: 1.Nhà máy xà phòng Việt Nam (Bộ Công nghiệp) 2.Nhà máy diêm Thống Nhất (Bộ Công nghiệp) 3.Xí nghiệp nguyên vật liệu chế biến thức ăn gia súc Hà Nội (Bộ Công nghiệp) 4.Xí nghiệp chế biến gỗ Lạng Long Bình (Bộ Nông nghiệp) 5.Công ty vật tư tổng hợp Hải Hưng (Bộ Thương mại) 6.Xí nghiệp sản xuất bao bì (Thành phố Hà Nội) 7.Xí nghiệp dệt da may Legamex (Thành phố Hồ Chí Minh) Tuy nhiên, sau một thời gian làm thử 7 doanh nghiệp này đều xin rút hoặc không có điều kiện để tiến hành cổ phần hoá. Vì vậy, thời gian thí điểm kéo dài và kết quả rất hạn chế. Trong 4 năm mới thực hiện cổ phần hoá được 5 doanh nghiệp, bao gồm 3 doanh nghiệp trung ương và 2 doanh nghiệp địa phương. Tất cả các doanh nghiệp cổ phần đều có quy mô nhỏ và có lợi thế nhất định trong hoạt động kinh doanh. Trong giai đoạn này, Việt Nam chưa bán cổ phần cho thể nhân hoặc pháp nhân nước ngoài. Bảng 1 : Các DNNN đã cổ phần hoá tính đến thời điểm 31/12/1995 Ngày Tổng Cơ cấu vốn (%) TT Tên DN CPH số vốn (triệu đồng) NN CNVC trong DN Cổ đông ngoài 1 Đại lý Liên hiệp vận chuyển 1/7/93 6.200 18 33,1 48,9 2 Cơ điện lạnh TP HCM 1/10/93 16.000 30 50 20 3 Giầy Hiệp An 1/10/94 6.769 30 50 20 4 Chế biến hàng XK Long An 1/7/95 3.540 30,2 48,6 21,2 5 C/ty chế biến thức ăn gia súc 1/7/95 7.912 30 50 20 Nguồn : Ban chỉ đạo trung ương về đổi mới doanh nghiệp * Nhận xét: + Hầu hết các doanh nghiệp cổ phần hoá lần này có số vốn ít, qui mô nhỏ. Tổng số vốn cao nhất là 16 tỷ đồng (công ty cơ điện lạnh Thành phố HCM) và thấp nhất là 3,5 tỷ (công ty chế biến hàng xuất khẩu Long An). + Nhà nước nắm giữ 28,25% (tính bình quân) trong tổng số vốn điều lệ. Như vậy, Nhà nước không nắm mức cổ phần chi phối. Tỉ lệ vốn nhà nước trong các công ty cao nhất chỉ ở mức 30,2%, còn lại hầu như các cổ phiếu do cổ đông trong công ty nắm giữ. Tỉ lệ vốn do các cổ đông ngoài công ty đóng góp rất nhỏ, tính bình quân chỉ chiếm16,37%,... Tóm lại, từ khi có chủ trương cổ phần hoá DNNN vào năm 1987 thì phải đến 6 năm sau (tháng 7/1993), nhà nước ta mới cổ phần hóa được 5 doanh nghiệp. Điều này cho thấy tiến thình cổ phần hoá diễn ra rất chậm. Sự chậm trễ này là do chưa thông suốt các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về cổ phần hoá. 2.1.2. Giai đoạn II (Từ tháng 05/1996 đến 05/1998) - Thời kỳ mở rộng công tác cổ phần hoá Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc chính phủ ban hành nghị định 28CP ngày 07/05/1995. Lần đầu tiên đã có một qui định một cách có hệ thống từ mục đích, yêu cầu, đối tượng đến phương thức tiến hành, chế độ đủ với người lao động. Ngoài ra, còn có : - Nghị định 25/CP ngày 26/03/1996 sửa đổi một số điểm của nghị định 28/CP. - Quyết định 548/TTg ngày 13/08/1996 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập các Ban chỉ đạo cổ phần hoá. - Quyết định 01/CPH ngày 04/09/1996 của Trưởng ban chỉ đạo trung ương về cổ phần hoá, về ban hành qui trình chuyển DNNN thành CTCP. - Thông tư 50/TC-TCDN ngày 30/08/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn vấn đề tài chính theo nghị định 28/CP. - Thông tư 17/LĐTBXH-TT ngày 07/09/1996 của Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn chính sách với người lao động. - Tháng 12/1997, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng đã ra nghị quyết, trong đó nêu rõ định hướng và giải pháp cổ phần hoá một bộ phận DNNN “ Phân loại doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp kinh doanh; xác định danh mục loại doanh nghiệp cần giữ 100% vốn Nhà nước; loại DNNN cần giữ tỷ lệ cổ phần chi phối; loại DNNN chỉ cần giữ cổ phần ở mức thấp “ và “ Đối với DNNN không cần giữ 100% vốn Nhà nước, cần lập kế hoạch cổ phần hoá để tạo động lực phát triển thúc đẩy làm ăn có hiệu quả “. - Ngày 19-20/02/1998, Bộ Tài chính đã phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức một cuộc hội thảo nhằm thúc đẩy qúa trình cổ phần hoá các DNNN ở Việt nam trên qui mô lớn. - Ngày 20/04/1998, có chỉ thị 20/1998/CTCP-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc đẩy mạnh, sắp xếp và đổi mới DNNN. Trong đó, DNNN được chia làm 3 nhóm: 1. Các DNNN quan trọng cần duy trì hoạt động theo luật DNNN. 2. Các DNNN cần chuyển đổi cơ cấu sở hữu. 3. Các DNNN thua lỗ kéo dài. Các DNNN thuộc nhóm 2 là thuộc diện cổ phần hoá. Chính phủ yêu cầu từng Bộ, địa phương và tổng công ty 91 trong kế hoạch cổ phần hoá phải lựa chọn ít nhất 20% số doanh nghiệp không cần duy trì 100% vốn Nhà nước để thực hiện cổ phần hoá. + Về phương thức: Đã mở rộng ra 3 hình thức - Giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp, chỉ phát hành thêm cổ phiếu - Bán một phần DNNN - Tách một bộ phận DNNN để tiến hành cổ phần hoá + Về đối tượng: Mở rộng cổ phần hoá không chỉ có các DNNN vừa và nhỏ mà còn DNNN lớn và vốn trên 10 tỷ đồng trong đó Nhà nước không cần nắm 100% vốn và phải có phương án kinh doanh hiệu quả. Kết quả là trong 2 năm, Nhà nước đã cổ phần hoá được 25 doanh nghiệp. Tuy vậy, tiến độ cổ phần hoá vẫn còn chậm. Chỉ tiêu năm 1998 phải cổ phần hoá được 150 doanh nghiệp chưa được hoàn thành. Trong đó phải kể đến Thành phố HCM - Đơn vị dẫn đầu cả nước về cổ phần hoá. Trong năm 1996, thành phố đã mở lớp tập huấn cho trên 100 cán bộ thuộc DNNN về cổ phần hoá, tại các lớp chuyên viên kinh tế đã hướng dẫn tỷ mỉ về Nghị định 28/CP và lập ra các DNNN sẽ cổ phần hoá, kèm theo các hướng dẫn cụ thể. Riêng Hà Nội trong năm 1997 chỉ cổ phần hoá được 1 doanh nghiệp, chậm nhất trong cả nước. Bảng 2: Danh sách 13 doanh nghiệp chuyển sang CTCP (Tính đến hết năm 1997) Ngày Tổng Cơ cấu vốn (%) TT Tên DN CPH số vốn (triệu đồng) NN CNVC trong DN Cổ đông ngoài C/ty xe khách Hải Phòng 01/09/96 2.915 30 70 0 Khai thác đá Đồng Giao 01/09/96 3.200 49,8 30,7 19,5 C/ty đầu tư sản xuất TMại 01/07/96 356 0 100 0 XN tàu thuyền Bình Định 01/07/96 1.150 51 19 30 XN ong mật TP Hồ Chí Minh 01/07/96 2.500 30 18,5 51,5 Khách sạn Sài Gòn 01/07/96 1.800 40 40 20 C/ty CBXK thuỷ sản Minh Hải 01/01/97 10.000 51 29 20 XN sơn Bạch Tuyết 01/11/97 20.000 35 45 20 C/ty bông Bạch Tuyết 05/11/97 11.370 30 57 13 C/ty CP vận tải thuỷ Hải Dương 01/01/98 2.165 45,7 54,3 0 C/ty khai thác DVTS Đà Nẵng 01/01/98 2.165 45,7 54,3 0 C/ty cáp và vật liệu BCVT 01/01/98 120.000 49 10 41 C/ty cầu xây (Bộ xây dựng) 01/04/98 6.000 10 ... ... * Cổ phần hoá đã thay đổi được phương thức quản lý, chế độ bình bầu, chọn giám đốc, HĐQT các chức danh lãnh đạo của doanh nghiệp đã làm cho đội ngũ này có trách nhiệm cao hơn, quyền lợi và nghĩa vụ gắn với nhau hơn. Phương thức quản lý theo kiểu quan liêu, bao cấp, dùng mệnh lệnh hành chính được hạn chế tối đa, kiểu quản lý cũ không còn tồn tại nữa. * Tình trạng lãng phí của công, tài sản của doanh nghiệp giảm một cách tối thiểu. Điều này xuất phát từ chỗ doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của các cổ đông nên họ phải kiểm soát việc thu chi chặt chẽ hơn thông qua HĐQT và Ban kiểm soát của công ty. * Người lao động phấn khởi, tinh thần làm việc được củng cố. Động lực kinh tế đã tạo nên một không khí làm việc mới, kích thích sự sáng tạo cá nhân vì quyền lợi của họ gắn liền với quyền lợi của công ty. Ngoài thu nhập bình thường, người lao động còn nhận được thu nhập qua cổ tức thường là trên 1,6%/tháng cao hơn lãi suất gửi ngân hàng. * Các chỉ tiêu khác như vốn, nộp ngân sách, việc làm, thu nhập bình quân đều có sự tiến bộ đáng kể. Theo tổng kết 13 doanh nghiệp cổ phần đến giữa năm 1997, Ban cổ phần hoá DNNN đã có đánh giá như sau: - Vốn bình quân tăng: 45%/năm - Doanh thu tăng bình quân: 56,9%/năm - Nộp ngân sách Nhà nước tăng bình quân: 98%/năm - Lợi nhuận tăng bình quân: 70,2%/năm - Việc làm tăng bình quân: 46,8%/năm - Thu nhập người lao động tăng bình quân: 20%/năm - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng: 14,1%/năm - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tăng: 74,6%/năm * Tài sản của DNNN được đánh giá lại chính xác hơn: Lâu nay, tài sản thuộc các DNNN bị đánh giá thấp, khấu hao tích nộp rất thấp, không đủ bù đắp vốn để tái đầu tư, mở rộng phát triển sản xuất. Thông qua việc cổ phần hoá 18 doanh nghiệp trong giai đoạn trước 01/01/1998, tổng giá trị đánh giá lại đã tăng 48,8% so với tổng giá trị hạch toán. * Nhà nước tăng nguồn thu ngân sách: thông qua tiền bán cổ phần và tiền lợi tức. Từ đó có thể đầu tư vào những lĩnh vực và vào các doanh nghiệp khác cần thiết hơn. * Tư tưởng cổ phần hoá đã được thống nhất hơn. Cán bộ lãnh đạo cũng như công nhân viên chức hiểu được mục tiêu, lợi ích của chủ trương cổ phần hoá nhiều hơn, tốt hơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc72254.doc
Tài liệu liên quan