Đề tài Quá trình hình thành và phát triển của công ty , phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty khóa Minh Khai

Để rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học, khả năng khảo sát và phân tích kinh tế cho sinh viên, Trường ĐHDL Phương Đông cho sinh viên đi thực tập và khỏa sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đã giúp cho sinh viên mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, sinh viên tự tìm hiểu thực tế, xuống từng cơ sở sản xuất, các phòng ban, hiểu rõ từng chức năng, nhiệm vụ của nó. Sinh viên biết được cơ cấu tổ chức cúa doanh nghiệp, phương thức hạch toán kế toán, phương thức sản xuất kinh doanh, nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, sinh viên còn biết được công tác quản lý chất lượng sản phẩm và chuyển giao công nghệ, công tác quản lý nguyên vật liệu, vật tư và sử dụng nguyên vật liệu. Nhờ sự giúp đỡ của các cô, các chú trong doanh nghiệp mà sinh viên còn biết được các biện pháp bảo toàn và phát triển vốn, rồi các biện pháp duy trì và mở rộng thị trường. Điều này rất có ích cho sinh viên, giúp cho sinh viên thấy được những điều còn chưa hiểu, khó tưởng tượng qua sách vở và bài giảng. Chính vì vậy, việc đi khảo sát này nhằm nâng cao tầm hiểu biết, óc sáng tạo của sinh viên, giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn những vấn đề đã được học trên sách vở và qua bài giảng của giảng viên.

doc19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Quá trình hình thành và phát triển của công ty , phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty khóa Minh Khai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Để rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học, khả năng khảo sát và phân tích kinh tế cho sinh viên, Trường ĐHDL Phương Đông cho sinh viên đi thực tập và khỏa sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đã giúp cho sinh viên mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, sinh viên tự tìm hiểu thực tế, xuống từng cơ sở sản xuất, các phòng ban, hiểu rõ từng chức năng, nhiệm vụ của nó. Sinh viên biết được cơ cấu tổ chức cúa doanh nghiệp, phương thức hạch toán kế toán, phương thức sản xuất kinh doanh, nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, sinh viên còn biết được công tác quản lý chất lượng sản phẩm và chuyển giao công nghệ, công tác quản lý nguyên vật liệu, vật tư và sử dụng nguyên vật liệu. Nhờ sự giúp đỡ của các cô, các chú trong doanh nghiệp mà sinh viên còn biết được các biện pháp bảo toàn và phát triển vốn, rồi các biện pháp duy trì và mở rộng thị trường. Điều này rất có ích cho sinh viên, giúp cho sinh viên thấy được những điều còn chưa hiểu, khó tưởng tượng qua sách vở và bài giảng. Chính vì vậy, việc đi khảo sát này nhằm nâng cao tầm hiểu biết, óc sáng tạo của sinh viên, giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn những vấn đề đã được học trên sách vở và qua bài giảng của giảng viên. I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay và các năm tiếp theo. 1. Đặc điểm chung của công ty. Công ty Khóa Minh Khai là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp lý và chịu sự quản lý trực tiếp của tổng công ty cơ khí xây dựng -Bộ xây dựng. - Trụ sở chính đóng tại 125D Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. - Hình thức sở hữu vốn: vốn nhà nước. - Hình thức hoạt động: theo ngành kinh tế sản xuất. - Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất khóa các loại, sản xuất thiết bị xây dụng, hàng tiểu ngũ kim, sản xuất thiết bị máy móc cho nghành xây dựng, vật liệu xây dựng và công trình xây dựng, sản xuất phụ tùng và phụ kiện bằng kim loại, kinh doanh các sản phẩm cơ khí xây dựng. - Tổng số nhân viên: 340 người trong đó nhân viên quản lý là 70 người. 2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty Khóa Minh Khai trước đây là nhà máy Khóa Minh Khai được thành lập từ năm 1972 theo quyết định số 561/BKT của Bộ Kiến ttrúc (nay là bộ xây dựng). Do đặc điềm của công ty xây dựng từ thời chiến tranh chống Mỹ, với trang thiết bị máy móc, thiết bị công nghệ ssản xuất cho BaLan giúp cho quá trình xây dựng và phát triển của công ty trải qua các giai đoạn sau: · Giai đoạn từ 1973-1980: Công ty hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu ngành nghề theo đúng quy định ban đầu về sản xuất sản phẩm gồm: các loại khoá, bản lề, ke cửa, acmôn, móc gió. Thời gian đầu sản xuất sản phẩm theo mẫu thiết kế của BaLan nên có phần nào chưa phù hợp với điều kiện của ViệtNam. Những năm sau công ty thay đổi dần mẫu mã sản phẩm cho thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng. · Giai đoạn 1981-1988: Công ty sản xuất theo kế hoạch của bộ giao ngoài những sản phẩm cũ còn có thêm các sản phẩm khác như: dàn giáo thép, xe hoàn thiện, bi đan, nghiền và mắt sàng xi măng, đồng thời sản xuất thêm các mặt hàng kim khí, phục vụ xây dựng như cửa xếp, cửa chớp lật, cửa hoa. Trong giai đoạn này công ty đã tiến hành 2 vấn đề lớn: - Nâng cao chất lượng của sản phẩm và đã xuất khẩu khóa, ke, bản lề, cremôn cho các nước Hungari, Cuba, Lào và xuất khẩu tại chỗ cho Tây Đức. - Công ty đã nghiên cứu và chế tạo bi nghiền cho công nghiệp xi măng và các phụ tùng khác. Ngoài ra công ty còn là đơn vị đầu tiên nghiên cứu công nghệ sản xuất dàn giáo thép. · Giai đoạn từ 1989-1991: Thời kỳ chuyển mạnh từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trưòng, bước đầu có nhiều khó khăn nhất là đối với ngành cơ khí. Nhưng nhà máy đã đưa ra mục tiêu: giữ vững được sản xuất tiêu thụ, không để công nhân nghỉ vì thiếu việc làm, hàng hóa sản xuất phải được tiêu thụ hết và phải đảm bảo đời sống công nhân viên. Rút lại một phần lớn lao động dôi dư không có trình độ tay nghề, sức khỏe chuyển sang công tác khác phù hợp hơn. Đồng thời gửi cán bộ, công nhân đi lao động, học tập ở nước ngoài, một phần cho nghỉ hưu, về mất sức. · Từ năm 1992 đến nay: Giai đoạn này công ty đã chuyển hóa mạnh vào nền kinh tế thị truờng. Công ty đã tiến hành sắp xếp lại sản xuất theo nghị định số 388/HĐBT. Công ty đã chú trọng nhiều vào việc sản xuất, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước. Việc quan tâm đến chấy lượng, kỹ thuật, mỹ thụật của sản phẩm được đưa lên hàng đầu. Thời kỳ này, bên cạnh việc sản xuất ra những mặt hàng truyền thống, công ty đã tung ra thị trường nhiều sản phẩm với mẫu mã phong phú và cải tiến tiện lợi hơn. Ngày 5-5-1983 Bộ truởng Bộ xây dựng đã ký quyết định số 163 A/BXD-TCLĐ thành lập lại Doanh nghiệp nhà nước với tên gọi nhà máy khóa Minh Khai trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xây dựng được gọi là Tổng công ty cơ khí xây dựng và nhà máy Khóa Minh Khai được chuyển lên thành công ty khóa Minh Khai. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, công ty khóa Minh Khai đã không ngừng phấn đấu về mọi mặt. Công ty đã thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, tự cân đối về tài chính, coi trọng hiệu quả kinh tế đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nưóc. Mặt khác công ty không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, nắm bắt kịp thời thị hiếu tiêu dùng để tung ra thị trường những sản phẩm phù hợp. Hiện nay, sản phẩm của công ty đủ sức mạnh cạnh tranh và tiêu thụ tốt trên thị trường. Năm 1994 công ty đã có 4 sản phẩm đạt huy chương vàng tại hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam đó là: khóa MK 10, khóa treo MK 10N, bản lề 100 và cremôn MK 23A. 3. Phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay và các năm tiếp theo. Để tồn tại và phát triển công ty khóa Minh Khai đã thường xuyên đưa ra những kế hoạch cần làm của mình. Công ty thường lập kế hoạch cho từng năm một và trong năm đó lại lập kế hoạch theo quý và theo tháng. Công ty xây dựng kế hoạch năm gồm: A. Căn cứ: - Thực tế tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của năm trước. - Tình hình phát triển của thị trường. - Lượng hàng tồn kho của năm trước. - Khả năng sản xuất của năm kế hoạch. - Căn cứ vào chỉ tiêu pháp lệnh sản xuất kinh doanh của nhà nước. B. Phương pháp xây dựng kế hoạch năm. - Xây dựng kế hoạch của từng năm sau đó phân chia thành kế hoạch của từng quý và kế hoạch từng tháng. - Xây dựng trên cơ sở tập hợp kế hoạch của các phòng ban chức năng khác. C. Trình tự xây dựng kế hoạch (căn cứ theo biểu kế hoạch năm 2000). · Biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch năm. : Bộ phận kỹ thuật: - Xây dựng các nội quy an toàn vận hành thiết bị mới nhập. - Đề xuất những biện pháp kỹ thuật, đôn đốc bộ phận sản xuất thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật. Bộ phận y tế: - Theo dõi vệ sinh môi trường công ty. - Theo dõi tình hình sức khỏe của cán bộ công nhân viên trong công ty - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ. - Dạy cấp cưú cho các an toàn viên của công ty. - Kiểm tra thực hiện vệ sinh công nghiệp trong công ty. Bộ phận kế hoạch: - Căn cứ vào điều kiện sản xuất trong công ty phân bố kế hoạch an toàn vệ sinh lao động vào kế hoạch sản xuất hàng tháng. Bộ phận tài vụ: - Chuẩn bị kịp thời kinh phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các biện pháp an toàn kỹ thuật. Bộ phận cung tiêu: - Cung ứng kịp thời đảm bỏa số lượng, chất lượng, kích cỡ, trang bị dụng cụ vật tư cần thiết theo kế hoạch an toàn vệ sinh lao động của công ty. Bộ phận quản lý sản xuất: - Trưởng các bộ phận thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện đúng nội quy, quy trình kỹ thuật, an toàn vệ sinh môi trường công ty thuộc bộ phận mình quản lý. - Huấn luyện, tổ chức học an toàn lao động cho công nhân. - Kiểm tra trang phục và các thiết bị lao động của công nhân. - Khắc phục kịp thời, tránh các tai nạn trong quá trình lao động có thể xảy ra. Bộ phận hành chính: - Tổ chức thực hiện, xây ựng các công trình trong công ty và đảm bảo các hoạt động hỗ trợ đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Bộ phận tổ chức lao động tiền lương: - Tổ chức các hoạt động trong công ty được đảm bảo hoạt động tốt. - Chuẩn bị các tài liệu, cung cấp các trang thiết bị lao động. - Tổng hợp các kiến nghị của công nhân. - Đề xuất các biện pháp để giấm đốc giải quyết. - Đẩy mạnh hoạt động mạng lưới an toàn viên, tuyên truyền giáo dục cho cán bộ công nhân viên và thực hiện các pháp lệnh về bảo hộ lao động. - Nếu phát hiện thấy quá trình sản xuất không an toàn, tổ trưởng công đoàn phải yêu cầu dừng lại và tìm biện pháp giải quyết. Bộ phận baỏ vệ: - Lập kế hoạch phòng chốn cháy nổ, chuẩn bị phương tiện, dụng cụ cứa chữa chịu trách nhiệm quản lý dụng cụ hồ sơ, tài liệu lưu trữ về công tác phòng cháy nổ, bảo vệ hiện trường. II. Đặc điểm về máy móc thiết bị: Công ty khóa Minh Khai được thành lập từ năm 1972 và được sự giúp đỡ của Balan nên phần lớn máy móc, thiết bị do balan cung cấp (maý móc, thiết bị của Balaln được sản xuất những năm 50-60). Ví dụ: máy tiện, dập, bào... Máy móc của công ty khóa Minh Khai chủ yếu là máy cũ đã khấu hao hết. Gần đây nhà máy cũng có nhập một số máy mới của ĐàI Loan như: máy chuốt lõi khóa tự động, máy phay rãnh chìa tự động, máy cắt răng chìa, máy phun chữ đIữn tử, hệ thống sơn tĩnh điện... công ty khóa Minh Khai hiện nay có 200 thiết bị chủ yếu là máy vạn năng: năng suất không cao, khấu hao lớn, đIữn năng tiêu thụ nhiều, độ chính xác không cao. Vì vậy, vấn đề bảo quản, sửa chữa, duy tu được nhà máy thực hiện một cách đều đặn và nghiêm ngặt. Đi kềm với nó thì việc giữ gìn bảo quản máy móc, thiết bị cũng được nhà máy thường xuyên quan tâm lưu ý. Vấn đề tính khấu hao máy móc hàng năm cũng được nhà máy tính toán hợp lý, đề ra một giá thành hợp lý đối với từng loại sản phẩm mà công ty sản xuất. Số lượng và tình trạng máy móc thiết bị: (căn cứ vào tài liệu đánh giá lại giá trị TSCĐ 1999 ) 1. Các hình thức tổ chức sản xuất, bố trí máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ: Các máy móc, thiết bị của công ty không bố trí theo sản phẩm mà bố tí theo từng bộ phận. : - Bộ phận cơ khí: Có nhiệm vụ tạo phôi ban đầu: dập định hình ra các khuôn măũ (phôi, ke, khóa..) hay đúc tay nắm nhôm. Đồng thời để tiện lõi khóa. Nếu bộ phận giản đơn thì có thể hoàn chỉnh như bản lề, chốt cửa... Ngoài ra, phân xưởng cơ khí còn làm theo đơn đặt hàng như:giàn giáo, cưả xếp, cửa hoa..với số công nhân không lớn trong phân xưởng nhưng đây là đơn vị mạnh nhất tạo ra giá trị sản lượng lớn nhất trong công ty. - Bộ phận cơ điện: Chịu trách nhiệm sửa chữa thường xuyên, trùng tu máy móc, thiết bị trong công ty cả phần cơ và phần điện. phân xưởng này đảm bảo cho các phân xưởn khác làm việc liên tục không bị gián đoạn bởi máy móc, thiết bị hay đường điện. Phân xưởng còn chịu trách nhiệm chế tạo khuôn măũ ke, bản lề khóa. Đây là nhiệm vụ khá quan trọng và phức tạp đòi hỏi độ chính xác để đảm bảo khi đúc chi tiết khóa có thể khớp nhau được. - Bộ phận lắp ráp: Có nhiệm vụ lắp ráp toàn bộ các loại khóa từ các bộ phận chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh. - Bộ phận mạ: Mạ quai khóa, ke bản lề, chốt cưả.., công nghệ mạ đòi hỏi phảI có kỹ thuật cao và theo quy trình công nghệ nghiêm ngặt để đảm bảo sản phẩm mạ có độ bền và độ bóng cao. Các bộ phận này chịu sự đIúu khiển của quản đốc phân xưởng và phó giám đốc kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo. Loại hình sản xuất của công ty là kiểu chế biến liên tục, quy mô sản xuất thuộc loại vừa, sản phẩm có thể tạo ra cùng trên một quy trình sản xuất, theo cùng một phương pháp công nghệ. Song giữa các loại, các thành phẩm có những đặc tính, kích cỡ, yêu cầu kỹ thuật và cả về mặt mỹ thuật. 2. Về quy trình công nghệ: Hầu hết các quy trình công nghệ sản xuất ở công ty khóa Minh Khai trước đây là đơn giản, quá trình sản xuất sản phẩm phải trải qua các phân xưởng. nhưng do bố trí hợp lý giữa các phân xưởng nên công tác tổ chức sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm tương đối thuận tiện. Nhìn lại quá trình phát triển của công ty, qua mỗi thời kỳ công ty đã khôi phục, thay thế và lắp đặt mới các dây truyền sản xuất nghiên cứu và tham khảo công nghệ sản xuất của các công ty khác ở trong và ngoài nước. Do đó năng lực sản xuất của công ty ngày một năng cao chất lượng, măũ mã sản phẩm cũng được đảm bảo năng cao hơn, đa dạng và phong phú hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Phôi tiện, chi tiết bán thành phẩm gia công thuê ngoài được nhập vào kho vật tư, từ kho vật tư xuất phôI tiện, các chi tiết bán thành phẩm xuống phân xưởng cơ khí, sau khi gia công xong được nhập vào kho thành phẩm. nếu sản phẩm nào xuất bán là sản phẩm dở dang còn thành phẩm cũng ở trong giai đoạn này sản phẩm nào bị hỏng thì được nhập lại kho vật tư. Từ kho bán thành phẩm được xuất xuống phân xưởng mạ, phân xưởng lắp ráp. Số sản phẩm ở phân xưởng mạ được nhập vào kho cho tiết hoàn chỉnh và từ kho chi tiết hoàn chỉnh xuất xuống phân xưởng lắp ráp hoàn chỉnh nhập vào kho thành phẩm xuất bán. quy trình công nghệ sản xuất khóa của công ty khóa Minh Khai được tóm tắt theo sơ đồ sau: 3. Công tác quản lý chất lượng ở công ty khóa Minh Khai: Công tác quản lý chất lượng ở công ty là rất quan trọng đối vơí các đơn vị sản xuất. Nó giúp cho việc bảo đảm và nâng cao chất lượng được thực hiện và hoàn thiện hơn. ở đâu công tác quản lý chất lượng được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả thì ở đó sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao. ở đây công ty khóa Minh Khai công tác quản lý chất lượng đã được thực hiện có nề nếp theo nguyên tắc 3 kiểm tra. Ngoài công việc công nhân tự kiểm tr a trong quá trình sản xuất, tổ hay ca sản xuất đều kiểm tra chất lượng sản phẩm của tổ mình, mỗi phân xưởng có ít nhất một cán bộ kỹ thuật làm công tác kiểm trs chất lượng sản phẩm. Hàng ngày phòngkỹ thuật có một cán bộ phụ trách chất lượng ở từng phân xưởng để theo dõi, lấy mẫu phân tích đánh giá chất lượng sản phẩm. Ngoài ra còn có trách nhiệm kiểm tra chất lượng đưa vào sản xuất Cách tiến hành kiểm tra và phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm gồm: - Kiểm tra chất lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất khi mua về, kiểm tra trong quá trình bảo quản trước khi đưa vào sản xuất. - Trong quá trình sản xuất cán bộ kỹ thuật và người công nhân trực tiếp kiểm tra chất lượng sản phẩm làm ra. - Ngoài việc theo dõi trực toếp tình hình chất lượng sản phẩm của công ty, phòng kỹ thuật vừa phối hợp với phòng kế hoạch, phòng cung tiêu trong công tác thu mua nguyên vật liệu Mặt khác, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm không thể thiếu được biện pháp thưởng phạt, biện pháp này làm cho mỗi công nhân có trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra nhiều hơn. Ngoài ra hành năm phòng kỹ thuật còn xây dựng và thực hiện kế hoạch tiến bộ khoa học kỹ thuật gồm: tiến bộ về công nghệ, tiến bộ về thiết bị, hướng đầu tư thiết bị, công nghệ mới. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm của công ty được thực hiện thông qua bộ máy quản lý chất lượng với cơ cấu tổ chức như sau: III. Đặc điểm về nguyên vật liệu (NVL). Công ty khóa Minh Khai sản xuất rất nhiều sản phẩm khác nhau. Nên để sản xuất mỗi loại sản phẩm lại đòi hỏi phải có một số lượng các chi tiết, bộ phận, NVL rất đa dạng và nhiều chủng loại khác nhau. Các loại NVL chủ yếu của công ty: thân khóa các loại, thép các loại, quai khóa các loại, thép dây các loại, thép ống các loại, lõi khóa các loại, lò xo các loại, que hàn các loại, thép xây dựng các loại, cremon các loại, đinh vít các loại, thanh ốp các loại,... lượng NVL cần sử dụng vào các thời điểm khác nhau và thường xuyên thay đổi. Vì vậy, tổng số danh mục các loại vật tư, NVLvà các chi tiết bộ phận doanh nghiệp phải quản lý rất nhiều và phức tạp đòi hỏi phải cập nhật thường xuyên. Công ty thường mua NVL ở các cửa hàng vật tư NVL. Việc mua NVL của công ty cũng tương đối thuận lợi vì nguồn cung cấp NVL phục vụ cho sản xuất có trong nước. Để đảm bảo tăng hiệu quả sản xuất và năng cao tốc độ quay vòng vốn, công ty đã từng bước tiến hành xây ựng kế hoạch cung ứng NVL đến từng bộ phận sản xuất trên cơ sở có những đơn đặt hàng của khách hnàg đối với công ty. Bên cạch đó công ty đã lập kế hoạch xác định lượng dự trữ NVL, chi tiết bộ phận là nhỏ nhất, không cần dự trữ nhiều nhưng khi cần sản xuất là có ngay, đáp ứng kịp thời, đủ số lượng, , yêu cầu kỹ thuật và thời điểm cần đáp ứng. Vấn đề nâng cao tinh thần trách nhiệm tiết kiệm NVL sản xuất cho người lao động cũng được ban giám đốc thường xuyên quan tâm lưu ý. Việc tiết kiệm NVL của công ty luôn được thực hiện tốt vì khâu kiểm tra sản phẩm rất chặt chẽ. việc này làm cho phế phẩm giảm dẫn đến hiệu quả của việc tiết kiệm cao. Tóm lại, NVL của công ty khóa Minh Khai là những loại NVL sẵn có trong nước, thị trường cung ứng cũng tương đối rộng rãi. Nên việc mua NVL dễ, việc cung cấp vận chuyển NVL của các cửa hàng cho công ty cũng rất thuận lợi và NVL của công ty là loại dễ bão quản. IV. Cơ cấu lao động và chất lượng đội ngũ lao động. 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Để đảm bảo cho tổ chức quản lý sản xuất có hiệu quả, công ty tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ với chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu là giám đốc công ty, người có quyền cao nhất, chịu mọi trách nhiệm với nhà nước và tập thể công nhân viên trong công ty ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Giúp việc cho giám đốc có một phó giám đôá kỹ thuật và một phó giám đốc sản xuất, cùg với các trưởng phòng ban khác. Cùng với hoạt động quản lý các phòng ban, các phân xưởng sản xuất thì quản đốc là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của phân xưởng mình như bố trí từng tổ, độisản xuất sao cho phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn của họ. Thường xuyên giám sát, hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân và tình hình thực hiện kế hoạch của đơn vị mình. 2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu của các phòng ban cỏ sở. - Giám đóc công ty: là người có quyết định cao nhất chịu trách nhiệm với nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Bộ phận giúp việc cho giám đốc gồm: phó gíam đốc kỹ thuật, phó giám đốc sản xuất, các phòng ban khác. Cùng với hoạt động quản lý ở các phòng ban, phân xưởng sản xuất thì giám đốc là người chịu trách nhiệm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, bố trí từng tổ đội snr xuất sao cho phù hợp với khả năng ttrình độ của từng công nhân. - Phòng kế hoạch, cung tiêu: là bộ phận giúp giám đốc lập kế hoạch xây dựng các phương án đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời các thông tin cần thiết để cân đối giữa vật tư, lao động và máy móc thiết bị. Đôn đốc theo dõi các kế hoạch sản xuất tiêu thụ ngắn và dài hạn. Ngoài ra còn thu nhận các thông tin từ các bộ phận để kịp thời kiểm tra và chỉnh lý các kế hoạch của công ty. - Phòng kỹ thuật: xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, đồng thời nghiên cứu và lập ra các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Ngoài ra còn phải thiết kế khuôn măũ, bản vẽ thiết kế, nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hơn nữa còn phải xác định thời gian bảo trì sửa chữa duy tu máy móc thiết bị. - Phòng KCS: kiểm tr a chất lượng sản phẩm trước khi nhập vào kho của công ty theo tiêu chuẩn phòng kỹ thuật đề ra. - Phòng Marketing: là bộ phận tham mưu cho giám đốc về tình hình thị trường, giá cả, vật tư sản phẩm có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đề xuất các phương án có liên quan đến hoạt động hỗ trợ trước và su khi bán hàng. - Phòng tài vụ: giúp giám đốc quản lý về tài chính, kế toán thống kê, thực hiện hạch toán sản xuất kinh doanh, thanh quyết toán với khách hàng và nhà nước. Ngoài ra còn làm nhiệm vụ tính bảo hiểm và thuế. - Phòng tổ chức lao động tiền lương: tham gia cho giám đốc về việc sắp xếp lao động trong công ty về số lượng, tình đọ, nghiệp vụ, tay nghề từng phòng ban, phân xưởng. Kiểm tra định mức đơn giá và giảI quyết các chế độ chính sách cho các bộ công nhân viên. - Phòng hành chính: giải quyết các hoạt động hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty về mặt hành chính. - Ban bảo vệ: có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho tài sản của công ty, theo dõi việc đi lại của cácn bộ công nhân viên. - Phân xưởng cơ khí: có nhiệm vụ tạo phôi ban đầu như dập định hình tạo khuôn mẫu (phôi, ke, khóa,... ) hay đúc tay nắm nhôm đồng thời để tiện lõi khóa. Nếu bộ phận đơn giản thì bộ phận có thể làm hoàn chỉnh như bản lề, chốt cửa,... Ngoài ra phân xưởng còn làm theo đơn đặt hàng như giàn giáo, cửa xếp,... , với số công nhân không lớn nhưng đây là phân xưởng quan trọng nhất để tạo ra giá trị sản lượng lớn trong công ty. - Phân xưởng cơ điện: chịu trách nhiệm sửa chữa, trùng tu máy móc thiết bị ttrong công ty. Phân xưởng này đảm bảo cho các phân xưởng khác hoạt động liên tục không bị gián đoạn bởi sự cố máy móc, thiết bị hay đường dây điện gây ra. Phân xưởng còn chịu trách nhiệm chế tạo khuôn mẫu ke, bản lề khóa. Đây là nhiệm vụ khá quan trọng đòi hỏi độ chính xác cao. - Phân xưởng lắp ráp: có nhiệm vụ lắp ráp toàn bộ các loại khóa từ các bộ phận chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh. - Phân xưởng mạ: có nhiệm vụ mạ, quai khóa, ke, bản lề, chốt cửa,... Công nghệ mạ đòi hỏi phải có kỹ thuật cao và theo quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm có độ bền và độ bóng cao. V. Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm của công ty trong một số năm gần đây. 1. Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ttrong một số năm gần đây: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tổng hợp của công ty: - Trong năm 1996 và năm 1997 giá trị tổng sản lượng của công ty vượt mức kế hoạch do trong thời gian này công ty có nhận thêm lao động vào làm viềcva do máy móc thiết bị của công ty mới được thay thế để đưa vào sản xuất và được bộ giao kế hoạch phải phát triển công ty theo chiều rộng. Năm 1998 và năm 1999 giá trị tổng sản lượng giảm so với kế hoạch đề ra. Cụ thể năm 1998 chỉ đạt có 99, 7% so với kế hoạch, năm 1999 đạt 92, 7%. Nguyên nhân của việc này là do yêu cầu kế hoạch trong 2 năm tăng lên, do các ssản phẩm tồn kho cuae các năm ttrước quá nhiều. Nhưng năm 2000 giá trị tổng sản lượng tăng so với kế hoạch đề ra, đây là thời gian công ty làm ăn phát đạt. Doanh thu của công ty vượt mức kế hoạch cụ thể là 12%. Đạt được mức kế hoạch trên là do công ty đã điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất và đây là một điểm tốt mà công ty cần phát huy. 2. Lao động tiền lương. 3. Cơ cấu vốn, tài chính, thuế hạch toán kinh tế. Hạch toán kinh tế là một vấn đề quan trọng mà bất cứ một cơ quan nào cũng phải làm. Nhà máy khóa Minh Khai hạch toán kinh tế trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của phòng tài vụ. Một số chỉ tiêu về tình hình hạch toán kinh tế của công ty khóa Minh Khai trong 3 năm trở lại đây: 4. Một số đánh giá về kết quả tình hình hoạt động của doanh nghiệp năm 1998 và 1999. 5. Công tác giá thành. Để có giá bán sản phẩm phù hợp với mức thu nhập của khách hàng đồng thời cũng để thực hiện vấn đề cạnh tranh về giá đối với các đối thủ cạnh tranh khác thì công ty đã tiến hành phân loại giá thành 2 loại: giá bán buôn, bán lẻ. Trong những năm qua giá bán sản phẩm của công ty luôn giữ ở mức ổn định nên đã chiếm được tình cảm của khách hàng. 6. Công tác quản lý, sử dụng vốn và vấn đề phân phối lợi nhuận. Việc tìm và sử dụng nguồn vốn là vấn đề vô cùng khó khăn đới với doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này ban giám đốc công ty khóa Minh Khai đã quyết định sau khi trừ toàn bộ các khoản chi phí phục vụ cho sản xuất kinh doanh phần lợi nhuận còn lại nhà máy đưa vào đầu tư lại. Nhờ vậy trong những năm qua nhà máy có một phần nguồn vốn tự bổ sung làm giảm đi tỷ trọng vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh cúa công ty. 7. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty khóa Minh Khai một số năm qua 8. Thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong vài năm gần đây do sự mở cửa của nền kinh tế cùng với sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực hay các tổ chức kinh tế khác như: ARTA, WTO,... đã làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế trong nước, người tiêu dùng đòi hỏi cao hơn đối với những sản phẩm mà họ mua. Do vậy công ty khóa Minh Khai cũng không tránh khỏi vòng xoáy đó. Trước đây, ssản phẩm cuae công ty chủ yếu là cung cấp cho thị trường miền Bắc, nhưng gần đây để kéo khách hàng gần hơn về phía mình hay mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và dành dật thị trường đối với đối thủ cạnh tranh của mình như: khóa Việt Tiệp, hợp tác xã Trúc Sơn... nhà máy đã hướng sản phẩm của mình vào thị trường miền Trung, miền Nam. Sản phẩm khóa của công ty cũng bị một số hợp tác xã khác nhái lại mẫu mã, kiểu cách của công ty và bán với giá rẻ hơn làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ của công ty. VI. Nhận xét về việc sản xuất kinh doanh và bảo đảm chất lượng sản phẩm. Từ thực tế em thấy được công ty khóa Minh Khai làm ăn tương đối có hiệ quả. Từ khi chuyển sang nề kinh tế thị trường, công ty cũng giống như các công ty quốc doanh khác trong tình trạng suy thái do thiết bị công nghệ lạc hậu, nguồn nguyên liệu đầu vào thường xuyên không ổn định, thường xuyên ohảI chống đỡ, cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Nhưng công ty vẫn luôn chống đỡ và cạnh tranh để hoàn thành c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5.doc
Tài liệu liên quan