Đề tài Quặng Đồng và quặng Đồng ở Việt Nam - Phương pháp chế biến để thu CuSO4 tinh thể và Cu kim loại

Đồng là một kim loại có màu vàng ánh đỏ, có độ dẫn điện và độ dẫn nhiệt cao (trong số các kim loại nguyên chất ở nhiệt độ phòng chỉ có bạc có độ dẫn điện cao hơn). Đồng có lẽ là kim loại được con người sử dụng sớm nhất do các đồ đồng có niên đại khoảng năm 8700 trước công nguyên (TCN) đã được tìm thấy. Ngoài việc tìm thấy đồng trong các loại quặng khác nhau, người ta còn tìm thấy đồng ở dạng kim loại (đồng tự nhiên) ở một nơi.

Đồng đã được ghi chép trong các tư liệu của một số nền văn minh cổ đại, và nó có lịch sử sử dụng ít nhất là 10.000 năm. Hoa tai bằng đồng đã được tìm thấy ở miền bắc Iraq có niên đại 8.700 năm TCN. Khoảng 5.000 năm TCN đã có những dấu hiệu của việc luyện, nấu đồng, việc tinh chế đồng từ các ôxít đơn giản của đồng như malachit hay azurit. Các dấu hiệu sớm nhất của việc sử dụng vàng chỉ xuất hiện vào khoảng 4.000 năm TCN.

 

doc28 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Quặng Đồng và quặng Đồng ở Việt Nam - Phương pháp chế biến để thu CuSO4 tinh thể và Cu kim loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Bách Khoa Khoa Công nghệ Hoá học Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh BỘ MÔN HOÁ HỌC VÔ CƠ – & — CN XỬ LÝ KHOÁNG SẢN ĐỀ TÀI: Quặng đồng và quặng đồng ở Việt Nam Phương pháp chế biến để thu CuSO4 tinh thể và Cu kim loại GV:Phan Đình Tuấn : Bạch Hoài Vươngơ2 Lớp: HC07VS Tên SV: Nguyễn Xuân Phú MSSV: 60701814 Mục lục I. Quặng đồng Sơ lược về kim loại đồng Sơ lược về quặng đồng Quặng đồng ở Việt Nam Vùng tụ khoáng Sinh Quyền (Lào Cai) Vùng tụ khoáng Bản Phúc (Sơn La) Vùng tụ khoáng Vạn Sài (Sơn La) Hai điểm quặng Hồng Thu và Quang Tân Trai (Lai Châu) Điểm quặng Bản Giàng (Sơn La) Vùng tụ khoáng đồng Suối Nùng (Quảng Ngãi) Tình hình khai thác và sản xuất các sản phẩm đồng tại Việt Nam Mỏ đồng Sinh Quyền Mỏ đồng Bản Phúc Vấn đề quặng thải và sản phẩm đi kèm Vấn đề thuốc tuyển Tình hình thị trường II. Phương pháp điều chế đồng từ quặng đồng Nguyên liệu Quặng và tinh quặng đồng Quặng và tinh quặng đồng ở Việt Nam Phế liệu chứa đồng Thực trạng khai thác và chế biến đồng Công nghệ chế biến quặng đồng Tình hình khai thác và sản xuất tại Việt Nam Phương pháp thủy luyện đồng Cơ sở lý thuyết Thiết bị và công nghệ thủy luyện đồng Các chỉ tiêu kinh tế và kĩ thuật Phương hướng phát triển thủy luyện đồng Các phương pháp tinh luyện đồng Hỏa tinh luyện đồng Điện phân luyện đồng Phương hướng phát triển tinh luyện đồng III. Phương pháp điều chế CuSO4 tinh thể. Sơ lược về đồng sulfat Phương pháp điều chế đồng sulfat tinh thể IV. Kết luận LỜI MỞ ĐẦU I. QUẶNG ĐỒNG 1.Sơ lược về kim loại đồng Đồng là một kim loại có màu vàng ánh đỏ, có độ dẫn điện và độ dẫn nhiệt cao (trong số các kim loại nguyên chất ở nhiệt độ phòng chỉ có bạc có độ dẫn điện cao hơn). Đồng có lẽ là kim loại được con người sử dụng sớm nhất do các đồ đồng có niên đại khoảng năm 8700 trước công nguyên (TCN) đã được tìm thấy. Ngoài việc tìm thấy đồng trong các loại quặng khác nhau, người ta còn tìm thấy đồng ở dạng kim loại (đồng tự nhiên) ở một nơi. Đồng đã được ghi chép trong các tư liệu của một số nền văn minh cổ đại, và nó có lịch sử sử dụng ít nhất là 10.000 năm. Hoa tai bằng đồng đã được tìm thấy ở miền bắc Iraq có niên đại 8.700 năm TCN. Khoảng 5.000 năm TCN đã có những dấu hiệu của việc luyện, nấu đồng, việc tinh chế đồng từ các ôxít đơn giản của đồng như malachit hay azurit. Các dấu hiệu sớm nhất của việc sử dụng vàng chỉ xuất hiện vào khoảng 4.000 năm TCN. Người ta còn tìm thấy các đồ vật bằng đồng nguyên chất và đồng đỏ ở các thành phố Sumeria có niên đại 3.000 năm TCN, và các đồ vật cổ đại của người Ai Cập bằng đồng và hợp kim của đồng với thiếc cũng có niên đại tương tự. Trong một kim tự tháp, một hệ thống hàn đồng đã được tìm thấy có niên đại 5.000 năm. Người Ai Cập đã phát hiện ra rằng nếu thêm một lượng nhỏ thiếc vào sẽ làm cho kim loại trở nên dễ đúc hơn, vì thế các hợp kim đồng đỏ đã được tìm thấy ở Ai Cập gần như là đồng thời cùng với đồng. Việc sử dụng đồng ở Trung Hoa cổ đại có niên đại ít nhất là 2.000 năm TCN. Vào khoảng 1200 năm TCN những đồ đồng đỏ hoàn hảo đã được sản xuất ở Trung Quốc. Cũng lưu ý rằng các số liệu ngày, tháng này chịu ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh do đồng rất dễ nấu chảy và được tái sử dụng. Tại châu Âu, Oetzi the Iceman, thi thể một người đàn ông được bảo quản tốt có niên đại 3.200 TCN, đã được tìm thấy với chiếc rìu bịt đồng có độ tinh khiết của đồng là 99,7%. Nồng độ cao của asen trong tóc của ông ta có lẽ là do ông đã tham gi vào việc nấu đồng. Việc sử dụng đồng đỏ đã phát triển trong thời đại của các nền văn minh được đặt tên là thời đại đồ đồng hay thời đại đồng đỏ. Thời kỳ quá độ trong các khu vực nhất định giữa thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ sắt được đặt tên là thời kỳ đồ đồng, với một số công cụ bằng đồng có độ tinh khiết cao được sử dụng song song với các công cụ bằng đá. Đồng thau, một hợp kim của đồng với kẽm, được biết đến từ thời kỳ Hy Lạp nhưng chỉ được sử dụng rộng rãi bởi người La Mã. Đồng là nguyên liệu quan trọng của công nghiệp. Xét về khối lượng tiêu thụ, đồng xếp hàng thứ ba trong các kim loại, chỉ sau thép và nhôm. Do tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, độ bền khá cao nên đồng và hợp kim đồng được sử dụng rộng rãi làm dây dẫn điện trong các thiết bị điện công nghiệp và dân dụng. Ngoài ra, đồng và hợp kim đồng còn được sử dụng nhiều trong chế tạo máy, xây dựng, sản xuất điện cực,... Các hợp chất đồng như đồng oxit, đồng sunfat, đồng oxyclorua...cũng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như nông nghiệp, đóng tàu, bảo quản gỗ,... 2.Sơ lược về quặng đồng Trong thiên nhiên, quặng đồng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như tinh thể, cục, mẩu, tấm,... Về mặt hóa học, đồng tồn tại phổ biến nhất là ở quặng chứa đồng có gốc sunfua, ngoài ra cũng ở dạng cacbonat hoặc oxit. Những quặng đồng quan trọng nhất là chalcopyrit CuFeS2, bornit Cu3FeS3, chalkosin Cu2S, bournonit 2PbS.Cu2S.Sb2S3, ngoài ra còn một số loại quặng đồng có ý nghĩa kinh tế là: malachit Cu2{(OH)2/CO3)}, azurit 2CuCO3.Cu(OH)3, cuprit Cu2O, chrysocol CuSiO3.2H2O,... Phần lớn quặng đồng trên thế giới chỉ có hàm lượng đồng khoảng 2% nên không thể sử dụng trực tiếp để chế biến mà phải được xử lý làm giàu quặng. Tên khoáng vật Công thức hoá học Hàm lượng Cu % g (g/cm3) Chalcopyrite Bocnit Cancodi Covelin Malakhit Azurit cuprit melaconit khôicon Đồng tự nhiên CuFeS2 Cu3FeS3 Cu2S CuS CuCO3.Cu(OH)2 2CuCO3.Cu(OH)2 Cu2O CuO CuSiO3.2H2O Cu 34.6 55.6 79.9 68.5 57.4 55.1 88.8 79.9 36.2 99.9 4.2 4.9-5.4 5.5-5.8 4.6 3.9 3.7-3.8 5.8-6.1 5.8-6.3 2.0-2.2 8.9 3.Quặng đồng ở Việt Nam Quặng đồng Việt Nam thuộc vào 4 loại có nguồn gốc hình thành khác nhau là: magma, thuỷ nhiệt, trầm tích, biến chất. Quặng đồng phân tán ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Quảng Ninh, Hà Bắc, Quảng Nam-Đà Nẵng, Lâm Đồng... Các mỏ quặng đồng ở những tỉnh này thường có trữ lượng nhỏ, thành phần khoáng đa dạng, bao gồm nhiều loại như quặng sunfua, cacbonat, nhưng thường gặp là quặng chalcopyrit. Tổng trữ lượng các mỏ đã thăm dò ước đạt khoảng 600.000 tấn đồng. Những vùng tụ khoáng quặng đồng quan trọng ở nước ta là: Vùng tụ khoáng Sinh Quyền (Lào Cai) Vùng tụ khoáng Bản Phúc (Sơn La) Vùng tụ khoáng Vạn Sài (Sơn La) Điểm quặng Bản Giàng (Sơn La) Vùng tụ khoáng Suối Nùng (Quảng Ngãi) Ngoài các vùng quặng chính như trên, còn có rất nhiều điểm quặng khác phân bố rải rác ở các tỉnh Thanh Hóa. Lạng Sơn, Lào Cai. Đánh giá tình hình phân bố, trữ lượng và chất lượng quặng đồng tại một số mỏ quặng đồng chính: Vùng tụ khoáng Sinh Quyền (Lào Cai) Mỏ đồng Sinh Quyền (Lào Cai) nằm ở hữu ngạn Sông Hồng, cách Lào Cai 25 km về phía Tây Bắc. Có thể tiếp cận vùng tụ khoáng này cả bằng đường sắt và đường ôtô rải nhựa từ Hà Nội đến Lào Cai, sau đó đi đường đất đến làng Sinh Quyền. Vào mùa mưa, khi nước sông lên cao, có thể vận chuyển quặng từ mỏ theo đường thuỷ trên Sông Hồng. Khu mỏ Sinh Quyền được đánh giá là vùng quặng hỗn hợp gồm ba thành phần chính là đồng, đất hiếm và vàng. Đồng ở đây chủ yếu là ở dạng sunfua (chalcopyrit). Mỏ đã được phát hiện, tìm kiếm và thăm dò từ những năm 1961-1873, năm 1975 được Hội đồng trữ lượng Nhà nước phê duyệt với trữ lượng 52,7 triệu tấn quặng đồng cấp B+C1+C2, hàm lượng đồng trung bình khoảng 1,03%, tương đương 551,2 nghìn tấn Cu, kèm theo 334 nghìn tấn R2O, 35 tấn Au, 25 tấn Ag, 843 nghìn tấn S. Vùng quặng này có 3 dải chính: dải Lùng Thàng - Pin Ngang Chải ở phía Tây là dải quặng đồng - đất hiếm - molybđen. Dải giữa Sinh Quyền-Nậm Mít là dải quặng chính gồm quặng đồng - đất hiếm. Dải Thùng Sáng-Lũng Pô ở phía Đông gồm các mạch quặng thạch anh - sunfua chứa đồng. Diện tích mỏ không lớn, trữ lượng quặng phân bố tập trung, rất thuận tiện cho việc khai thác, ít ảnh hưởng đến môi trường và đất đai nông lâm nghiệp.Mỏ đồng Sinh Quyền có 17 thân mỏ, trong đó 10 thân quặng sau đây được xếp loại là có giá trị kinh tế. Vùng tụ khoáng Bản Phúc (Sơn La) Mỏ đồng Bản Phúc là vùng tụ khoáng đồng - niken dạng sunfua lớn nhất nước ta, nằm ở khu vực Tà Khoa, tỉnh Sơn La. Vùng này đã được thăm dò từ những năm 1959-1963. Các thân quặng nằm ở độ cao 100 - 520 m trên mực nước biển. Có thể tiếp cận vùng quặng này bằng đường số 6 từ Hà Nội qua Yên Bái đến Tà Khoa (khoảng 340 km). Quặng có thể được vận chuyển bằng tàu thuyền theo Sông Đà, từ Tà Khoa qua đập thuỷ điện Hoà Bình đến Hải Phòng (khoảng 400 km).Khối núi quặng Bản Phúc là một trong những khối núi quặng hình elip lớn nhất, dài 940 m, rộng 440 m, có tổng diện tích 0,248 km2. Các nghiên cứu địa chất cho thấy, thân quặng chính của mỏ Bản Phúc gồm chủ yếu là pyrhotit, pentlandit và chalcopyrite.Quặng phân tán rải rác xung quanh thân quặng chính, ngoài đồng còn chứa các khoáng với thành phần Fe, Zn, Pb, Co, Ni,... như sau: pyrit, sphalerit, galen, nicolit, skuterudit, ramebergit, violarite, thạch anh,... Tổng trữ lượng vùng tụ khoáng Bản Phúc ước đạt 3 triệu tấn quặng, với trữ lượng kim loại trong quặng khoảng 200.000 tấn Ni-Cu. Trữ lượng đã khảo sát và chứng minh được là : 115.000 tấn Ni, 41.000 tấn Cu, 161.000 tấn lưu huỳnh, 3.400 tấn Co, 14 tấn Te , 67 tấn Se. Vùng tụ khoáng Vạn Sài (Sơn La) Vùng tụ khoáng Vạn Sài thuộc Sơn La, trữ lượng ước tính khoảng 811 tấn, hàm lượng Cu đạt 1,53%. Hai điểm quặng Hồng Thu và Quang Tân Trai (Lai Châu) Hai điểm quặng Hồng Thu và Quang Tân Trai thuộc tỉnh Lai Châu, đã được khai thác từ thời xa xưa. từ những năm 1990 trở lại đây, dân địa phương vẫn khai thác tự do để lấy quặng đồng chất lượng cao. Điểm quặng Bản Giàng (Sơn La) Điểm quặng Bản Giàng thuộc Sơn La có quặng đồng tự sinh. Vùng tụ khoáng đồng Suối Nùng (Quảng Ngãi) Vùng tụ khoáng đồng Suối Nùng thuộc tỉnh Quảng Ngãi mới được phát hiện. Thành phần khoáng vật chủ yếu là chalcopyrit với hàm lượng Cu đạt 1,04%, ngoài ra còn có bạc, vàng, arsen, thiếc, vonfram. Ước tính, trữ lượng đồng khu vực này có thể lên đến vài trăm ngàn tấn. Ngoài các vùng quặng chính như trên, còn có rất nhiều điểm quặng khác phân bố rải rác ở các tỉnh Thanh Hóa, Lạng Sơn, Lào Cai. 4. Tình hình khai thác và sản xuất tại Việt Nam Hiện nay, các mỏ trữ lượng nhỏ dạng khoáng cacbonat đã được các địa phương khai thác và chế biến theo phương pháp thủ công, đơn giản. Sản phẩm là các loại muối đồng phục vụ trực tiếp cho ngành nông nghiệp. Mỏ đồng Sinh Quyền Trước đây, mỏ đồng Sinh Quyền Xí nghiệp liên doanh giữa công ty kim loại màu Thái Nguyên và công ty khoáng sản Lào Cai khai thác quặng và tuyển thành tinh quặng đồng có hàm lượng 18-20% Cu nhằm mục đích xuất khẩu. Xí nghiệp liên doanh được nhà nước cho phép khai thác một khối lượng quặng nguyên sinh là 615.000 tấn, tương ứng 9.796 tấn đồng kim loại, chiếm khoảng 1,8% trữ lượng toàn mỏ. Xí nghiệp liên doanh này được xây dựng năm 1982, năm 1994 bắt đầu đi vào hoạt động. Mỗi năm Xí nghiệp sản xuất khoảng 3.200 tấn tinh quặng với hàm lượng trung bình 18% Cu. Do xí nghiệp liên doanh có quy mô nhỏ, thiết bị nhỏ lẻ nên khó đầu tư chiều sâu hoặc mở rộng. Vì vậy,cuối năm 2000 chính phủ đã có quyết định thực hiện dự án đầu tư tổ hợp đồng Sinh Quyền. Sáng 17-9-2003 tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Tổng công ty Khoáng sản VN đã khởi công xây dựng dự án tổ hợp đồng Sin Quyền, dự án kim loại màu lớn nhất nước ta từ trước đến nay. Mỏ đồng Sin Quyền được phát hiện năm 1961. Theo kết quả khảo sát, thăm dò trữ lượng quặng đồng tại mỏ là trên 50 triệu tấn, đủ khai thác trong vòng 50 năm. Tổ hợp đồng Sinh Quyền được xây dựng với sự giúp đỡ kỹ thuật của Trung Quốc, đã di vào hoạt động năm 2006. Các thông số chủ yếu của dự án đồng như sau: - Địa điểm: Mỏ và xưởng tuyển tại xã Cốc Mì, huyện Bát Xát, Lào Cai. Nhà máy luyện đồng tại khu vực xã Tà Loỏng, huyện Cam Đường. - Công nghệ khai thác: lộ thiên kết hợp với hầm lò. Nếu mỏ khai thác với sản lượng 1,0 - 1,5 triệu tấn quặng /năm thì thời gian khai thác là 40 năm, trong đó 16 năm khai thác lộ thiên và 24 năm khai thác hầm lò. - Công nghệ tuyển khoáng bao gồm các bước sau: đập nghiền - tuyển nổi lấy tinh quặng thô - nghiền lại tinh quặng thô - tuyển nổi chọn riêng tinh quặng đồng, tinh quặng pyrit, tinh quặng đất hiếm. Quặng đuôi cho qua tuyển từ để thu hồi tinh quặng sắt. Công nghệ khử nước được thực hiện theo hai giai đoạn cô đặc và lọc. Tinh quặng đồng được làm khô bằng máy lọc sứ. - Công nghệ luyện kim: áp dụng phương pháp Thuỷ Khẩu Sơn (luyện bể) của Trung Quốc, thổi luyện sten đồng trong lò để chuyển ra đồng thô rồi tinh luyện bằng điện phân, xử lý bùn dương cực để thu hồi vàng bạc. Thu hồi khí lò luyện kim có chứa khí SO2 để sản xuất axit sunfuric. Nhà máy luyện đồng đặt tại Tằng Loỏng cách mỏ 65km, được trang bị các thiết bị luyện đồng theo công nghệ mới nhất của Trung Quốc. Mỗi năm nhà máy luyện 420.000 tấn tinhquặng đồng để ra được 10.200 tấn kim loại đồng với hàm lượng 99,95%; 340kg vàng (99,95%), 113.200 tấn tinh quặng sắt, 145kg bạc và 40.000 tấn sulfuric acid. Dự án có số vốn đầu tư 987,2 tỉ đồng (trong đó có 40,5 triệu USD) vay vốn ưu đãi của Trung Quốc, thông qua việc mua thiết bị và công nghệ . - Sản lượng khai thác của tổ hợp đồng Sinh Quyền dự kiến là 1,0 đến 1,2 triệu tấn quặng nguyên khai. - Sản lượng hàng năm của nhà máy tuyển dự kiến sẽ là: + Tinh quặng đồng 25,6% Cu: 42.900 tấn + Tinh quặng pyrit 40% S: 17.600 tấn + Tinh quặng manhêtit 65% Fe: 89.300 tấn + Tinh quặng đất hiếm 60% ReO: 2740 tấn - Sản lượng hàng năm của nhà máy luyện kim dự kiến là: + Đồng điện phân 99,95%: 10.571 tấn + Vàng thỏi 99,95% Au: 367 kg + Bạc thỏi 99,95% Ag: 206 kg + Axit sunfuric 98%: 39.943 tấn Mỏ đồng Bản Phúc Mỏ Bản Phúc có trữ lượng đồng chỉ bằng 1/10 so với mỏ Sinh Quyền. Tại đây, có thể cân đối đầu tư nhà máy khai thác-tuyển để sản xuất tinh quặng đồng đạt hàm lượng 25% Cu, với công suất tuyển quặng nguyên khai khoảng 150.000 tấn /năm, tương đương 6.000 tấn tinh quặng đồng /năm. Cuối năm 2002, Quốc hội và Chính phủ đã xem xét phê duyệt dự án thuỷ điện Sơn La. Nếu dự án thủy điện Sơn La được hoàn thành (theo kế hoạch vào năm 2006) thì tại mỏ đồng Bản Phúc có thể xây dựng nhà máy luyện đồng với công suất khoảng 1.000 tấn /năm. 5. Vấn đề quặng thải và sản phẩm đi kèm Trong các sản phẩm của nhà máy tuyển quặng đồng, một số sản phẩm đi kèm như tinh quặng pyrit, tinh quặng sắt và tinh quặng đất hiếm hiện còn khó khăn về đầu ra: tiêu thụ trong nước tương đối khó, còn thị trường xuất khẩu chưa có. Nhưng nếu không tận dụng các loại tinh quặng này thì hiệu quả kinh tế của dự án có thể giảm. Vì vậy, có những ý kiến cho rằng nên có phương án tạm trữ số tinh quặng pyrit và tinh quặng sắt cho đến khi đạt khối lượng đủ lớn thì sẽ tận dụng để sản xuất gang thép và axit sunfuric. Hiện tại có một vài phương án tận dụng quặng thải quy mô nhỏ. Ví dụ, năm 1999, Viện khoa học công nghệ mỏ đã nghiên cứu phát triển dây chuyền sản xuất bột manhêtit siêu mịn làm chất tạo huyền phù tuyển than, sử dụng quặng thải đồng Sinh Quyền. Trong những năm qua, dây chuyền trên đã sản xuất được hàng trăm tấn quặng manhêtit siêu mịn từ quặng thải đồng Sinh Quyền, chủ động cung cấp cho hai nhà máy tuyển than Hòn Gai và Cửa Ông, chất lượng tương đương manhêtit nhập từ CHLB Nga, giá thành thấp. Trên thực tế, manhêtit siêu mịn sản xuất từ nguồn quặng Sinh Quyền còn có ưu điểm hơn manhêtit nhập từ Nga, vì hàm lượng quặng có từ tính hơn 400 Gaus đạt trên 93%, do đó giảm đáng kể tổn thất manhêtit khi sử dụng làm chất tạo huyền phù tuyển than. 6. Vấn đề thuốc tuyển Trong quá trình tuyển quặng đồng bằng phương pháp tuyển nổi, các mỏ đồng như Sinh Quyền, Bản Phúc sẽ cần tới hàng trăm tấn thuốc tuyển / năm, vì vậy cần đặt vấn đề tự nghiên cứu sản xuất thuốc tuyển thay thế cho sản phẩm nhập khẩu. 7. Tình hình thị trường Các sản phẩm chính thu được từ chế biến quặng đồng bao gồm: CuSO4.5H2O, Cu2O, bột Cu, oxyclorua đồng, đồng thô, đồng điện phân (đồng đỏ). Hiện nay, Việt Nam chưa có công nghiệp luyện đồng nên vẫn phải nhập đồng kim loại. Nhu cầu về đồng trong nước hiện nay khoảng hơn 10.000 tấn, trong đó chủ yếu là đồng dạng kim loại sử dụng trong công nghiệp điện và thiết bị điện. Riêng nhà máy cán kéo đồng CFT (liên doanh của công ty CADIVI với Nhật Bản) đã có công suất 50.000 tấn /năm. Như vậy, nếu tổ hợp đồng Sinh Quyền với công suất dự kiến 10.000 tấn đồng điện phân/ năm đi vào hoạt động thì cũng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Ngoài ra, ngành bảo vệ thực vật có nhu cầu hàng năm trên 200 tấn oxyclorua đồng. Ngành công nghiệp tàu biển sử dụng khoảng 30 tấn đồng (I) oxyt /năm. Giá các sản phẩm này đều cao, khoảng 1900-2000 USD/tấn. Theo mức độ công nghiệp hóa đất nước, nhu cầu về đồng của nước ta sẽ ngày càng tăng. Dự báo, đến năm 2005 nhu cầu đồng trong nước sẽ là 15.000 tấn/năm, và đến năm 2020 nhu cầu sẽ tăng lên đến 35.000 - 40.000 tấn / năm. Các nước trong khu vực lân cận với Việt Nam như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ đều thiếu đồng và tinh quặng đồng từ 500.000 tấn đến 700.000 tấn/năm. Mỗi năm, Trung Quốc nhập khoảng 375.000 tấn tinh quặng đồng, 1,69 triệu tấn đồng vụn. Mức tiêu thụ đồng theo đầu người hàng năm ở Trung Quốc là 1,1 kg, còn ở các nước công nghiệp tiên tiến như Mỹ thì mức tiêu thụ khoảng 10 kg. Hiện nay, sản phẩm đồng của ta khó cạnh tranh được với sản phẩm nhập ngoại vì giá thành sản xuất cao hơn giá nhập. II. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ ĐỒNG TỪ QUẶNG ĐỒNG 1.Nguyên liệu: a . Quặng và tinh quặng đồng: hàm lường đồng trong vỏ Trái đất khoảng 0,01%. Trong thiên nhiên có tới 250 loại khoáng vật chứa đồng nhưng thực tế chỉ có vài loại có ý nghĩa thực tế. Theo thành phần hoá học, quặng đồng chia làm 2 loại cơ bản: - Quặng sunfua là dạng cơ bản, chiếm tới 85-90% tổng lượng quặng đồng. - Quặng oxit (cacbonat, silicat,…) Theo hàm lượng đồng: - Quặng nghèo (<1%Cu). - Quặng trung bình (1-3% Cu). - Quặng giàu (>3% Cu). Tên khoáng vật Công thức hoá học Hàm lượng Cu % g (g/cm3) Chalcopyrite Bocnit Cancodi Covelin Malakhit Azurit cuprit melaconit khôicon Đồng tự nhiên CuFeS2 Cu3FeS3 Cu2S CuS CuCO3.Cu(OH)2 2CuCO3.Cu(OH)2 Cu2O CuO CuSiO3.2H2O Cu 34.6 55.6 79.9 68.5 57.4 55.1 88.8 79.9 36.2 99.9 4.2 4.9-5.4 5.5-5.8 4.6 3.9 3.7-3.8 5.8-6.1 5.8-6.3 2.0-2.2 8.9 Các tính chất của quặng đồng: Phức tạp: ngoài đồng ra còn chứa các hợp chất của kim loai màu nặng khác như Ni, Zn, Pb,…;các hợp chất của kim loại hiếm Te, Se, Bi,… ;các kim loại quí Au,Ag; các đát đá SiO2, CaCO3, Al2O3… Đa kim: thường gặp quặng đồng đi liền với Co, Ni, Zn,… Nghèo: hàm lượng trung bình của quặng là 1-2%. Do quặng đồng nghèo và phức tạp, người ta phải tuyển làm giàu quặng để loại trừ đất đá chay và phân chia các khoáng vật có ích. Phương pháp tuyển hiệu quả nhất và hiệu quả nhất đối với quặng đồng sunfua là tuyển nổi . Thành phần trung bình của tinh quặng đồng dao động trong phạm vi sau :8-35% Cu, 43-15% S, 37-16%Fe, 5-29%SIO2 ,3-8%Al2O3, 0.5 -2% CaO b. Quặng và tinh quặng đồng ở Việt Nam Nguồn nguyên liệu đồng, đồng –Niken của ta có nhiều nơi, song quan trọng nhất là ở Lào Cai, Sơn La…Trữ lượng đã thăm dò ước lượng khoảng vài chục triệu tấn quặng với khoảng vài trăm nghìn tấn đồng. Hàm lượng quặng trung bình là 1.2% Cu. Sau khi tuyển 2 giai đoạn (tập hợp và phân chia) thu được tinh quặng đồng với hàm lượng trung bình khoảng 18% Cu, các kim loại quý hiếm và khoảng 6.5% SiO2 . Đặc điểm của tinh quặng Vịêt Nam là có phẩm vị trung bình ; thành phần tạo xỉ khác xa so với thành phần yêu cầu, do đó tốn nhiều trợ dung nhất là SiO2; có nhiều kim lọai quý và hiếm như Au , Ag , Se, Te, U , Th và đất hiếm. c. Phế liệu chứa đồng Phế liệu chứa đồng chủ yếu gồm 2 nhóm sau: Nhóm phế liệu phân loại được :nhóm này gồm đồng kim loại như dây dẫn điện, các loại cáp điện, các phế liệu trong khâu gia công đồng và hợp kim đồng, phoi đồng thau sạch, phế liệu ở dạng ống , tấm, cực điện trong công nghiệp điện tử, thiết bị lạnh , các đồ dùng trong gia đình bằng đồng, vỏ đạn cỡ lớn, phế liệu trong đúc đồng …Đây là nhóm phế liệu có chất lượng cao, có nguồn gốc xác định, có thành phần hoá học tương đối ổn định. Nhóm phế liệu không thể phân loại được: Nhóm này có chất lượng thấp, bao gồm phôi và và hợp kim đồng hỗn tạp; phế liệu bimetan thép – đồng; thép hợp kim chứa đồng; đồng thau bẩn ; xỉ đồng các lọai ; rác chứa đồng (đất làm khuôn, cát nền xưởng đúc đồng, rác quét nền phân xưởng đúc và gia công đồng ) Thành phần hoá học ước lượng của phế liệu đồng % Loại phế liệu Cu Sn Zn Pb Fe Không thể phân loại Bimêtan Đồng thau bẩn 30 6 60 1.6 - 2.5 12 2 23.5 1.5 - 2.5 - 90 - 2. Thực trạng khai thác và chế biến đồng a. Công nghệ chế biến quặng đồng Trên thế giới hiện có hai xu hướng kinh điển trong chế biến quặng đồng, đó là: - Hoả luyện: Nung oxi hóa quặng đồng để chuyển thành CuO, sau đó đem khử thành đồng kim loại và tinh chế bằng điện phân. - Thủy luyện: Nung oxi hóa quặng đồng để chuyển thành CuO, sau đó hoà tan CuO bằng axit để thu được dung dịch muối đồng, tiếp theo là tinh chế dung dịch này và tách đồng bằng phương pháp điện phân. Xu hướng hiện đại là tách đồng bằng quy trình ngâm chiết vi sinh vật (sử dụng vi khuẩn Thiobacillus ferrooxidans), sau đó kết tủa đồng bằng điện phân. Quy trình này đã được nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới là công ty Codeco (Chi Lê) áp dụng có hiệu quả đối với quặng chalcopyrit. Phương pháp ngâm chiết sinh học thường được thực hiện tại các nước có nền khoa học công nghiệp cao, cho phép tận thu đồng từ quặng nghèo, ít gây hại đến môi trường. b. Tình hình khai thác và sản xuất tại Việt Nam Hiện nay, các mỏ trữ lượng nhỏ dạng khoáng cacbonat đã được các địa phương khai thác và chế biến theo phương pháp thủ công, đơn giản. Sản phẩm là các loại muối đồng phục vụ trực tiếp cho ngành nông nghiệp. 3. Phương pháp thuỷ luyện đồng. a. Cơ sở lí thuyết +Thuỷ luyện đồng: là phương pháp luỵên kim dựa trên nguyên lí về hoà tách, kết tủa và xử lí bằng điện hoá để xử lí quặng đồng, thu hồi đồng kim loại. Phương pháp này thường được dùng với các quặng :quặng đồng oxit nghèo chứa ít vàng và bạc; quặng đồng tự nhiên và nước mỏ ở vùng khoáng sản đồng. Hiện nay thủy luyện đồng mới chiếm khỏng 10- 15% lượng đồng được sản xuất ra hàng năm. Tuy nhiên, cùng với yêu cầu xử lý ngày càng nhiều quặng đồng oxit nghèo, sự dồi dào của các sản phẩm hóa học và yêu cầu bảo vệ môi trường, phương pháp thủy luyên đồng chắc chằn sẽ ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn. Vấn đề dung môi hoà tách:thường sử dụng 3 loại dung môi chính: - Axit sunfuric loãng( 5% H2SO4 loãng) :CuCO3.Cu(OH)2, CuSiO3.2H2O, CuO, Cu2O bị hoà tan trong môi trường ,dung môi này được dùng để hòa tách quặng oxit đồng chứa ít tạp tính bazơ. Nó rất dễ tái sinh khi điện phân để kết tủa đồng cực âm. Các phản ứng hòa tách chủ yếu: CuCO3.Cu(OH)2 + H2SO4 = 2CuSO4 + CO2 + 3H2O CuSiO3.2H2O + H2SO4 = CuSO4 +SiO2 + 3H2O CuO + H2SO4 = CuSO4 +H2O Cu2O chỉ hòa tan được một phần trong H2SO4 - Dung dịch muối sắt III sunfat: dung môi này được dùng để hòa tách quặng đồng tự nhiên , đồng oxit và cả đồng sunfua đơn giản. nó hòa tách rất yếu đối với chalcopyrit – CuFeS2 . Trong môi trường nước Fe2(SO4)3 bị thủy phân mạnh. Vì vậy trong thực tế người ta dùng nó cùng với axit H2SO4 để chống thủy phân .Dung môi này hoà tan tốt Cu2S và CuS . Các phản ứng hòa tách chủ yếu: Cu2S + 2 Fe2(SO4)3 = 2CuSO4 + 4FeSO4 + S CuS + Fe2(SO4)3 = CuSO4 + 2FeSO4 + S Các phản ứng này xảy ra rất chậm (10-12 ngày đêm). Dung môi này được đun nóng lên trên 350C. Dung môi này rất ít khi dùng độc lập mà thường chỉ là phần bổ sung cho dung môi H2SO4 để tăng cường hiệu suất tách đồng tự nhiên và các đồng sunfua có lẫn trong quặng đồng oxít. - Dung dịch amon [NH4OH-(NH4)2CO3] : dung môi này dùng để hòa tách quặng đồng tự nhiên , đồng oxit chứa nhiều tạp chất tính bazơ. Do đặc tính dễ bay hơi của NH3 và các hợp chất của nó, việc tái sinh và rửa bã rất đơn giản, dễ dàng. Các phản ứng hòa tách chủ yếu: Cơ sở hòa tách của quá trình hòa tách bằng dung môi này là các khóang đồng oxít có thể tác dụng với NH4OH và (NH4)2CO3 , tạo thành muối phức đồng amôn hòa tan trong dung dịch nước: CuCO3.Cu(OH)2 + NH4OH + (NH4)2CO3 = 2Cu(NH3)4CO3 + 8H2O Tương tự, melaconit cũng bị hòa tan: CuO + 2 NH4OH + (NH4)2CO3 = Cu(NH3)4CO3 + H2O Cuprit tạo thành muối phức amôn đồng một: Cu2O + 2 NH4OH + (NH4)2CO3 = Cu2(NH3)4CO3 + 3H2O Đồng tự nhiên cũng bị hòa tách bởi muối phức đồng amôn: Cu + Cu(NH3)4CO3 = Cu2(NH3)4CO3 Các đồng sunfua và kim lọai qúy không hòa tan trong dung dịch muối amôn. Dung môi này cũng không tác dụng với Fe2O3 và CaCO3. Do đó, nếu quặng đồng oxít chứa nhiều sắt và đá vôi thì phải dùng dung môi amôn chứ không dùng axít sunfuric để hòa tách. + Các phương pháp kết tủa đồng từ dung dịch: - Điện phân với cực dương không hoà tan, người ta dùng bể điện phân với cực dương là hợp kim Pb – Sb hay Pb – Ca; cực âm là lá đồng sạch; dung dịch điện phân là CuSO4 và H2SO4. Phản ứng cơ bản của phương pháp: CuSO4 + H2O = Cu + H2SO4 + 0.5O2 Khi trong dung dịch có chứa ion sắt III sẽ tham gia phóng điện để trở thành ion sắt II , gây mất mát điện năng. Do đó trước khi điện phân người ta phải khử hết ion sắt III. Tuy nhiên, do bản than phản ứng điện phân luôn tạo ra oxi tự do, vì vậy nó luôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_cong_nghe_xu_ly_khoang_san_nguyen_xuan_phu_60701814_4232.doc