Đề tài Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng để đánh giá hiệu quả việc xây dựng hệ thống xử lí nước thải của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ

Công nghiệp giấy Việt Nam phát triển và trưởng thành ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách, việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nâng cao đời sống văn hoá và trình độ dân trí, xứng đáng là một trong những ngành chiến lược quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nước.

Tuy nhiên vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường (ONMT) do nước thải công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp giấy nói riêng. Vì đây được đánh giá là một trong 2 ngành công nghiệp có lượng nước thải gây ô nhiễm lớn nhất. Thực tế hiện nay, lượng nước thải khổng lồ chứa các chất lơ lửng (SS = suppended solid), hàm lượng các chất hữu cơ chứa trong nước thải thường cao, các chỉ số COD (COD = chemical oxygen demand), và BOD (BOD = Biochonical oxygen demand) xác định trong nước thải nghành công nghiệp giấy rất cao này, được thải trực tiếp vào các sông, hồ mà không qua xử lý, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực xung quanh nhà máy.

Trong điều kiện thực tế hiện nay, với công nghệ thấp, chậm phát triển so với khu vực và thế giới, máy móc trang thiết bị lạc hậu, chậm thay đổi, thiếu vốn đầu tư cho công nghệ xử lý nước thải, ngành công nghiệp giấy khó có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn thải theo quy định.

Định hướng của ngành công nghiệp giấy trong thế kỉ XXI không chỉ là phát triển mà còn phải gắn kết chặt chẽ với vấn đề bảo vệ môi trường. Sử dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, lắp đặt hệ thống xử lí môi trường là việc cần đẩy mạnh triển khai. Nó đem lại lợi ích không chỉ cho cá nhân nhà máy mà còn đem lại lợi ích cho toàn xã hội. Tuy nhiên, để làm rõ được lợi ích của việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, người ta đã sử dụng nhiều phương pháp phân tích đánh giá khác nhau, một trong những phương pháp đang được sử dụng rộng rãi đó là phân tích chi phí – lợi ích (CBA – Cost and benefit analysis). CBA được đánh giá là một công cụ hữu hiệu nhất cho chúng ta một cách nhìn toàn diện về lựa chọn phương án hiệu quả nhất như định hướng đã đề ra.

Với tất cả những lý do nêu trên, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài "Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng để đánh giá hiệu quả việc xây dựng hệ thống xử lí nước thải của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ "

 

doc112 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng để đánh giá hiệu quả việc xây dựng hệ thống xử lí nước thải của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu 1/ Lý do chọn đề tài Công nghiệp giấy Việt Nam phát triển và trưởng thành ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách, việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nâng cao đời sống văn hoá và trình độ dân trí, xứng đáng là một trong những ngành chiến lược quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nước. Tuy nhiên vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường (ONMT) do nước thải công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp giấy nói riêng. Vì đây được đánh giá là một trong 2 ngành công nghiệp có lượng nước thải gây ô nhiễm lớn nhất. Thực tế hiện nay, lượng nước thải khổng lồ chứa các chất lơ lửng (SS = suppended solid), hàm lượng các chất hữu cơ chứa trong nước thải thường cao, các chỉ số COD (COD = chemical oxygen demand), và BOD (BOD = Biochonical oxygen demand) xác định trong nước thải nghành công nghiệp giấy rất cao này, được thải trực tiếp vào các sông, hồ mà không qua xử lý, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực xung quanh nhà máy. Trong điều kiện thực tế hiện nay, với công nghệ thấp, chậm phát triển so với khu vực và thế giới, máy móc trang thiết bị lạc hậu, chậm thay đổi, thiếu vốn đầu tư cho công nghệ xử lý nước thải, ngành công nghiệp giấy khó có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn thải theo quy định. Định hướng của ngành công nghiệp giấy trong thế kỉ XXI không chỉ là phát triển mà còn phải gắn kết chặt chẽ với vấn đề bảo vệ môi trường. Sử dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, lắp đặt hệ thống xử lí môi trường là việc cần đẩy mạnh triển khai. Nó đem lại lợi ích không chỉ cho cá nhân nhà máy mà còn đem lại lợi ích cho toàn xã hội. Tuy nhiên, để làm rõ được lợi ích của việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, người ta đã sử dụng nhiều phương pháp phân tích đánh giá khác nhau, một trong những phương pháp đang được sử dụng rộng rãi đó là phân tích chi phí – lợi ích (CBA – Cost and benefit analysis). CBA được đánh giá là một công cụ hữu hiệu nhất cho chúng ta một cách nhìn toàn diện về lựa chọn phương án hiệu quả nhất như định hướng đã đề ra. Với tất cả những lý do nêu trên, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài "Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng để đánh giá hiệu quả việc xây dựng hệ thống xử lí nước thải của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ " 2/ Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những lý luận, phương pháp luận kinh tế môi trường và phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng để liệt kê và đánh giá những chi phí cũng như lợi ích môi trường của việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhà máy đem lại. Dựa trên kết quả phân tích, thấy được những lợi ích của việc đầu tư hệ thống xử lý nước mang lại cho nhà máy nói riêng và cộng đồng nói chung và khẳng định sự cấp thiết phải đổi mới công nghệ và hệ thống xử lý môi trường để nâng cao hơn chất lượng cuộc sống. 3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do tính đặc thù của ngành công nghiệp giấy, hoạt động sản xuất phát thải ra môi trường một lượng nước khổng lồ, trong phạm vi, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những đối tượng chịu hậu quả từ việc ô nhiễm nguồn nước do quá trình thải nước thải gây nên và từ đó tính toán những thiệt hại kinh tế do nhà máy gây ra mà cụ thể ở đây là nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ - thành phố Thái Nguyên. 4/ Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp thu thập số liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Phương pháp trực tiếp: Phỏng vấn và thu thập số liệu về tình hình sản xuất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của hoạt động sản xuất giấy tới môi trường. Phỏng vấn lãnh đạo nhà máy và các phường xung quanh khu vực nhà máy. Thu thập số liệu từ sở KHCNMT tỉnh Thái Nguyên và trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên Thu thập số liệu đo đạc về hiện trạng môi trường của nhà máy tại Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Tư vấn môi trường (CERECE). Phương pháp gián tiếp - Những số liệu gián tiếp là những số liệu thu thập từ những nguồn khác nhau như số liệu của Cục Môi trường, Viện Hoá học Công nghiệp, Khoa Kinh tế, Quản lý Môi trường và Đô thị, và tài liệu liên quan khác. Trên cơ sở các số liệu thu thập đó kết hợp với phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng để tính toán các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Phương pháp thống kê xác suất: Các số liệu thu thập được tiến hành xử lý theo phương pháp thống kê. 5. Kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương I : Tiếp cận phương phân tích chi phí - lợi ích mở rộng cho sản xuất công nghiệp giấy Chương II : Tổng quan về nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ. Chương III: Phân tích chi phí lợi ích mở rộng Chương 1 Tiếp cận phương pháp phân tích chi phí - lợi ích Mở rộng cho hoạt động sản xuất giấy I. Cơ sở lý luận về phân tích chi phí lợi ích mở rộng Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng ( Cost benefit analysis - viết tắt là CBA) là một công cụ của chính sách, là cơ sở cho các nhà quản lý đưa ra những chính sách hợp lý về sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, làm giảm hoặc loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực phát sinh trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Phương pháp CBA sẽ làm phép so sánh những lợi ích thu về do các hoạt động phát triển đem lại với những chi phí và tổn thất do việc thực hiện chúng gây ra. 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Sự phát triển của CBA và mục đích của việc sử dụng CBA. 1.1.1.1 Sự phát triển của CBA Khái niệm CBA được đưa ra lần đầu tiên vào giữa thế kỉ XIX nhưng phải đến gần 100 năm sau người ta mới thực sự quan tâm và đưa vào sử dụng. Cách nhìn nhận của CBA là "toàn cục", không phản ánh lợi ích của bất cứ cá nhân, tổ chức hay nhóm nào. Chính vì vậy mà công cụ CBA ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. CBA có thể được dùng cho các chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án cũng có thể dùng rộng rãi trong các vấn đề như thị trường lao động, giáo dục, nghiên cứu khoa học và môi trường đặc biệt CBA là công cụ hiệu lực đối với đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, đối với các dự án môi trường thì việc lượng hoá được những chi phí, lợi ích là rất phức tạp, không dễ gì thấy được và thời gian tác động là bao lâu.... chính vì vậy việc đo lường để lượng hoá kết quả là không đơn giản, thậm chí không có một thước đo chung, hay một phương pháp chung phục vụ cho việc tính toán. Nhưng CBA là kỹ thuật cho phép liệt kê tất cả các điểm được và mất một cách hệ thống, cố gắng tiền tệ hoá cái được và cái mất đối với môi trường, cân nhắc tầm quan trọng của chúng nếu phù hợp, thể hiện sự phân phối của cái được và cái mất giữa các nhóm người như thấy rõ trong tranh cãi môi trường và đánh giá môi trường. Đối với các nước đang phát triển, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên là biện pháp quan trọng, phổ biến để phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy phương pháp CBA rất phù hợp trong điều kiện thực tế của các nước này. 1.1.1.2 Mục đích của việc sử dụng CBA Đối với các nhà hoạch định chính sách, CBA là công cụ thiết thực hỗ trợ cho việc ra quyết định có tính xã hội, từ đó quyết định phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, tránh gây ra thất bại thị trường (tức là giá cả hàng hoá không phản ánh đúng giá trị của nó) có thể xảy ra thông qua sự can thiệp hiệu quả của Nhà nước. Phương pháp CBA có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau, có thể ở giai đoạn hình thành (exante), giai đoạn giữa (immedias- res) hoặc giai đoạn cuối (exposte) của dự án. Chính nhờ quan điểm tiếp cận phong phú này sẽ cung cấp cho chúng ta những góc nhìn khác nhau. Từ đó sẽ cung cấp cho chúng ta một lượng thông tin cơ bản về toàn bộ dự án, hay những bài học kinh nghiệm rút ra khi tiến hành một dự án tương tự. Muốn đưa ra được phương án đem lại hiệu quả cao nhất trong hàng loạt các phương án đề xuất thì cần phải có một căn cứ, cơ sở nào đó dùng để so sánh. Phương pháp CBA sẽ cho chúng ta hình dung ra được toàn bộ những chi phí cũng như lợi ích mà mỗi phương án đưa ra có thể đem lại, và dựa trên kết quả phân tích đó chúng ta sẽ lựa chọn được phương án phù hợp với mục tiêu đề ra. Kết quả của sự lựa chọn này sẽ đảm bảo độ tin cậy cao hơn. Đây là một công cụ thực sự có hiệu lực thuyết phục khi đưa ra một quyết định. Tuy nhiên không nên chỉ dựa vào CBA mà đi đến một quyết định vì CBA cũng còn có những hạn chế chưa khắc phục được, do đó nó chỉ là một phương pháp hữu hiệu trong số các phương pháp hoạch định chính sách và ra quyết định. 1.1.2 Phân tích kinh tế và phân tích tài chính Phân tích kinh tế và phân tích tài chính đều là phân tích chi phí lợi ích, tuy nhiên hai khái niệm này không đồng nhất với nhau. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời cuối cùng là ở mục đích của người sử dụng. Dưới góc độ của nhà đầu tư, thì người ta sử dụng phương pháp phân tích tài chính vì mục tiêu cuối cùng họ muốn đạt được đó là tối đa hoá lợi nhuận (là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí). Để đạt được điều đó thì họ phải giảm đến mức tối thiểu chi phí sản xuất. Và như vậy, một cách vô tình hay cố tình, họ đã quên đi khoản chi phí đầu tư cho xử lý môi trường mà đáng lẽ họ phải trả. Dưới góc độ quản lý vĩ mô, hoạt động sản xuất là nhằm đảm bảo phát triển bền vững có nghĩa là đảm bảo phát triển đồng đều cả 3 cực: kinh tế - xã hội - môi trường. Chính vì vậy mà phương pháp phân tích kinh tế được sử dụng, nói bao hàm rộng hơn, đây là phương pháp phân tích kinh tế - tài chính có tính đến yếu tố môi trường. 1.1.2.1 Phân tích tài chính Phân tích tài chính dựa trên phân tích quá trình lưu chuyển dòng tiền tệ trong đời dự án mà khi thực hiện dự án đó có thể xảy ra. Trong phân tích tài chính người ta tập trung chủ yếu vào việc phân tích giá cả thị trường và các dòng lưu thông tiền tệ. Mục đích đạt tới là phải tối đa hoá lợi nhuận, khả năng sinh lời về mặt tài chính càng cao thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Ví dụ việc phân tích tài chính của dự án đầu tư công nghệ sản xuất mới của nhà máy giấy. Doanh thu và chi phí là 2 yếu tố cùng quyết định lợi nhuận. - MR (Marginal revenue) : Doanh thu biên là số lượng doanh thu mà nhà máy nhận được từ việc bán 1 đơn vị sản phẩm (1 tấn giấy). Vì yếu tố giá cả là do thị trường quyết định nên doanh thu biên đối với mỗi tấn giấy là như nhau, do đó đường doanh thu biên biểu diễn trên đồ thị sẽ là một đường thẳng nằm ngang. - Chi phí được chia ra làm 2 loại: chi phí cố định và chi phí biến đổi. + Chi phí cố định: Là chi phí mà nhà máy phải trả cả trước khi sản xuất và không đổi khi sản lượng thay đổi. + Chi phí biến đổi liên quan đến các khoản mục cần phải mua ngay khi sản xuất như tre nứa, hoá chất, lao động... do đó chi phí này biến đổi cùng với sự biến đổi của sản lượng. Sự biến đổi này được thể hiện rõ trên đường chi phí cận biên (tức biến phí của mỗi tấn giấy được sản xuất ra) - MVC (marginal vary cost) hay MC. P (giá 1 tấn giấy) MC O1 MR O Q1 Q (tấn giấy) A + Lợi ích cận biên cá nhân (MNPB = MR - MC ) là lợi nhuận hoạt động mà nhà máy thu được từ doanh thu biên sau khi đã trừ đi chi phí biến đổi cận biên. Hình 1: Thu nhập và chi phí cho mỗi tấn giấy : Lợi nhuận biên (= MR - MC), lợi nhuận thu về trên mỗi tấn giấy cho tới điểm Q1. : Số tiền bị lỗ (= MC - MR) khi sản xuất thêm một tấn giấy khi qua khỏi điểm Q1 O1 : Điểm hoà vốn (MR = MC), Q1 Là mức sản lượng tối ưu cho thị trường. AO1Q1O = tổng doanh thu của nhà máy khi bán Q1 tấn giấy. O1Q1O = Tổng chi phí mà nhà máy bỏ ra để sản xuất Q1 tấn giấy P (giá 1 tấn giấy) O Q1 Q (tấn giấy) MNPB A Như vậy, lợi nhuận hoạt động của nhà máy là toàn bộ diện tích tam giác AO1O. Và sự chênh lệch giữa MR và MC tạo cho nhà sản xuất đường lợi ích cận biên cá nhân MNPB, và nhà máy sẽ chỉ sản xuất khi MR > MC. Hình 2: Đường lợi ích cận biên của cá nhân (MNPB) Như vậy, nhà máy sẽ sản xuất ra từng đơn vị sản phẩm khi nào mà doanh thu cận biên còn cao hơn chi phí biên để sản xuất ra đơn vị sản phẩm đó. Tức là mở rộng sản xuất tới mức Q1 trong hình 1. Và để có thể duy trì việc kinh doanh lâu dài, tổng lợi nhuận ở điểm Q1 (diện tích tam giác AOQ1 = diện tích tam giác OAO1 ở hình 1) nhất phải bằng những khoản chi phí cố định như chi phí nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị... Tuy nhiên điều chúng ta quan tâm ở đây đó là các khoản chi phí của nhà máy chưa hề tính đến yếu tố môi trường trong đó. Bởi vì, khi sản lượng tăng lên tổng lượng chất ô nhiễm phát thải tăng lên.Trong chi phí sản xuất của mỗi tấn giấy sản xuất ra ở đây chỉ phản ánh số tiền mà nhà máy phải trả cho việc mua nguyên liệu (tre, nứa, bột giấy), hoá chất, thuê nhân công, duy trì máy móc... không hề có khoản chi phí cho giảm thiểu ô nhiễm mà nhà máy gây ra trong quá trình sản xuất. Do đó, giá của sản phẩm không phản ánh đúng giá trị của nó. 1.1.2.2 Phân tích chi phí lợi ích mở rộng (Phân tích kinh tế - tài chính) CBA mở rộng bao gồm phân tích chi phí, lợi ích cả của những tác động mà dự án phát triển gây ra cho môi trường, mà không được tính đến trong phân tích tài chính của dự án. Giả sử, như trong trường hợp hoạt động sản xuất của nhà máy giấy trên, trong điều kiện môi trường cạnh tranh hoàn hảo (tức là nhà máy có khả năng bán tất cả sản lượng tại mức giá thị trường đang thịnh hành) ta thấy rõ rằng sự tổn hại môi trường không ảnh hưởng đến nhà máy gây ô nhiễm trên (nghĩa là chi phí tổn hại không phải là chi phí nội sinh được phản ánh trong chi phí biến đổi của nhà máy) nhưng lại ảnh hưởng đến toàn xã hội. Vì trên thực tế, lượng nước thải ô nhiễm rất lớn mà nhà máy thải ra là yếu tố gây tác động tiêu cực đến sức khoẻ của công nhân cũng như dân cư quanh khu vực nhà máy, đến mùa màng, năng suất cây trồng, vật nuôi...Những tổn hại như vậy gọi là chi phí ngoại ứng và những chi phí ngoại ứng này xã hội đang phải gánh chịu, được thể hiện qua hình vẽ sau: MSC = MPC + MEC QW (lượng thải) MEC P (giá 1 tấn giấy) P* O* O Q1 Q* MPC O1 E QA Q (tấn giấy) QW1 Q*W QWA DD = P Hình 3: Mô hình ngoại ứng tiêu cực MPC (Marginal private cost) : Chi phí cận biên cá nhân của nhà máy MEC (Marginal external cost) : Chi phí môi trường cận biên MSC (Marginal social cost) : Chi phí xã hội cận biên (MPC + MEC) QW : Lượng chất thải mà nhà máy thải ra Vì thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nên nhà máy không có sức mạnh thị trường, không có ảnh hưởng đáng kể đến día trên thị trường, do đó đường cầu của nhà máy chính là đường lợi ích cận biên và chính bằng giá bán của sản phẩm, theo như hình vẽ 3: EO*O1 là tổng thiệt hại nhà máy gây ra cho xã hội. O1 : điểm cân bằng có tính cá nhân O1 (Q1, P *) = DD ầ MPC P* : Mức giá bán của một tấn giấy trên thị trường Q1 : Mức sản lượng tối ưu cho thị trường QW1: Lượng chất thải thải ra môi trường O*: Điểm cân bằng có tính xã hội O* (P*, Q*) = MSC ầ DD P* : Mức giá bán 1 tấn giấy trên thị trường Q* : Mức sản lượng tối ưu của xã hội Q*W : Lượng chất thải thải ra môi trường Bản chất của vấn đề ở đây là, khi chúng ta tiến hành sản xuất thì cũng có nghĩa là chúng ta phải thải ra môi trường một lượng thải nhất định (nước thải, chất thải...). ở một mức độ nào đó, thì môi trường có khả năng tự làm sạch, hấp thụ được nhưng nếu vượt quá giới hạn khả năng tự làm sạch thì đó là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và tiến tới suy thoái môi trường. Vậy thì liệu ở điểm O*, ô nhiễm có bằng O hay không? Chắc chắn sẽ là không, bởi vì xét về mặt kĩ thuật nó thực sự là không khả thi, trong bất cứ trường hợp nào cũng sẽ không được chấp nhận vì quá tốn kém xét về cả phương diện đầu tư về thiết bị và các quy trình làm giảm chất thải cũng như trong việc mất mát các lợi ích sinh ra từ việc sản xuất những sản phẩm đó. Số lượng chất ô nhiễm thải ra được hấp thụ Số lượng ô nhiễm O* Khả năng hấp thụ O Q1 QA Q* Q (tấn giấy) QWA Q*W QW1 QW (lượng thải) Khi sản lượng tăng lên thì tổng số lượng chất ô nhiễm phát thải tăng lên. Và ở dưới mức sản lượng QA (với lượng chất thải đưới mức QWA), tất cả các chất thải đều được môi trường hấp thụ an toàn (đó là đặc tính tự nhiên của môi trường) như hình 4 Hình 4: Ô nhiễm thải ra được hấp thụ O < QW Ê QWA : Môi trường có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm ( QWA) thải ra QW > QWA : khả năng hấp thụ của môi trường bị vượt quá Khi sản lượng vượt quá QA (lượng chất thải vượt quá QWA), những đơn vị ô nhiễm ban đầu vượt quá QWA gây ra tương đối ít tác hại so với những đơn vị tiếp theo sau đó (Vì tác động của tổng mức ô nhiễm tích luỹ lại). Điều đó có nghĩa, cứ mỗi đơn vị ô nhiễm tăng thêm thì gây ra tác hại nhiều hơn là đơn vị trước đó, chúng ta có đường MEC dốc lên trên như hình 5. Chi phí thiệt hại MEC O Q1 QA Q* Q (tấn giấy) C1 C* QWA Q*W QW1 QW (lượng thải) Hình 5: Chi phí thiệt hại của ô nhiễm   Nhưng vì chúng ta không thể vì bảo vệ môi trường mà ngừng việc sản xuất lại. đó chính là lý do vì sao chúng ta phải chấp nhận một khoản chi phí ngoại ứng nhất định, là chấp nhận một mức thải trong giới hạn cho phép khi tiến hành sản xuất, và những giới hạn này được quy định cụ thể trong tiêu chuẩn việt nam . Các đơn vị sản xuất sẽ bị xử lý nếu như vượt quá những tiêu chuẩn đã quy định tuỳ theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. MEC O* MNPB O Q1 QA Q* Q (tấn giấy) E QWA Q*W QW1 QW (lượng thải) Hình 6: MNPB và MEC   Khi xét đến nhân tố môi trường thì phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng sẽ đem đến kết quả là : + Lợi nhuận của nhà máy sẽ bị giảm xuống SD O*Q*Q1 + Lợi ích xã hội thu về do việc giảm ô nhiễm là S› O*EQ1Q* ( > SD O*Q*Q1). Kết luận: Trên quan điểm kinh tế thì tại điểm sản xuất với sản lượng Q* sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, và tất cả mức sản xuất trong khoảng Q* đến Q1 thì đều không mang lại "hiệu quả xã hội”. Nhưng trên góc độ của người sản xuất thì đó là điều họ không mong muốn khi phải mất đi một khoản lợi nhuận là SD O*Q*Q1. Trách nhiệm này thuộc về các nhà hoạch định chính sách và quản lý môi trường nếu như muốn đạt được mức hiệu quả xã hội. Các nhà máy muốn vận hành hết công suất của mình (tức là muốn đạt tới mức sản lượng Q1) thì họ phải chi ra một khoản tiền đầu tư cho xử lí môi trường để làm sao chi phí môi trường sẽ giảm xuống, và khi đó mức sản lượng đạt hiệu quả xã hội Q* sẽ tiến gần tới Q1 hơn. đảm bảo được cả 2 mục tiêu: phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường. Đây cũng là mục đích cuối cùng mà người sử dụng phương pháp CBA mong muốn đạt đến, tránh gây ra thất bại thị trường. 1.2 Các phương pháp sử dụng trong CBA mở rộng 1.2.1 Phương pháp phân tích bằng biểu đồ, đồ thị 12.1.1 Nguyên lý Người ta sử dụng hình thức thể hiện trực quan để phát triển chi phí và lợi ích trên cơ sở đó giúp cho các nhà quản lý, các nhà theo dõi và vận hành dự án có thể nắm bắt nhanh tiến trình biến đổi trong chi phí qua các năm. 1.2.1.2 Nội dung Trên cơ sở số năm tồn tại của dự án, người ta sử dụng một đồ thị không gian 2 chiều: trục hoành biểu thị thời gian diễn biến của hoạt động phát triển; trục tung biểu thị lợi ích thu được trong quá trình tiến hành hoạt động. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 năm Chi phí - lợi ích Lợi ích và chi phí biểu thị trên đồ thị theo luỹ tích, chi phí cho xây dựng, khai thác và vận hành đều ghi chung. Như vậy, trên đồ thị bất cứ lúc nào ta cũng có thể so sánh chi phí và lợi ích ở dạng chưa chiết khấu hoặc chiết khấu nếu được tính toán, bổ sung và điều chỉnh thêm. Hình 7: Phân tích chi phí - lợi ích bằng biểu đồ : tổng chi phí qua các năm : Tổng lợi ích qua các năm Hoặc dưới dạng đồ thị Chi phí - lợi ích A B C t* t1 t O Hình 8: Phân tích chi phí - lợi ích bằng đồ thị   Tại năm t* dự án đem lại lợi ích ròng NBt = Bt - Ct là lớn nhất. Tại năm t1 là thời điểm ở đó lợi ích ròng = O, nếu tiếp tục đầu tư sản xuất sẽ bị lỗ. 1.2.1.3 Ưu nhược điểm - Ưu điểm: Về bản chất phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng là một nguyên tắc đúng đắn, vì nó tính đến lợi ích kinh tế một cách đầy đủ trước mắt và lâu dài, thông qua việc quy đổi chúng trên cơ sở 1 đơn vị đo thống nhất. Điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với việc lựa chọn quyết định cuối cùng. - Nhược điểm của phương pháp này là không xét đến tất cá các tác động đến môi trường, nhất là những tác động mang tính lâu dài hoặc gián tiếp. Mặt khác, việc sử dụng phương pháp này vào các dự án lớn sẽ rất khó khăn do số hạng mục, đối tượng phân tích và tính toán thường quá lớn. Ngoài ra có nhiều yếu tố môi trường không thể quy đổi thành tiền. 1.2.2 Phương pháp phân tích kinh tế - tài chính Khác với phương pháp trên, về mặt bản chất, mọi phân tích của chúng ta là phân tích kinh tế, sau đó quy đổi toàn bộ phân tích kinh tế ra tiền. Trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu liên quan nhằm xác định được bản chất của lợi ích và chi phí, lợi nhuận có được của dự án. 1.2.2.1 Các khái niệm liên quan Bộ "công cụ" của CBA bao gồm các khái niệm cơ bản sau: a. Chi phí cơ hội Chi phí cơ hội là chi phí của việc hy sinh các hoạt động hay thu nhập thay thế. Đây là một khái niệm rộng được xét toàn diện và có tính lựa chọn trong quyết định sản xuất. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì khái niệm chi phí cơ hội phù hợp với bất cứ tình huống nào, trong đó phải quyết định sử dụng tài nguyên sản xuất cho mục đích này chứ không phải mục đích khác. ảnh hưởng của các sự lựa chọn công nghệ đối với môi trường cũng có thể lựa chọn bằng kĩ thuật này. Ví dụ, có thể có nhiều cách khác nhau để đến cùng một yêu cầu đó là đầu tư lắp đặt một hệ thống xử lý môi trường hay sẽ chi phí hàng năm cho các khoản xử lý ô nhiễm, chi phí đền bù thiệt hại cho những đối tượng chịu ảnh hưởng... từ việc sản xuất gây ô nhiễm đó. b. Giá thị trường và giá tham khảo Phân tích kinh tế đơn thuần được được bắt đầu bằng việc xác định giá cả trên thị trường của một loại hàng hoá nào đó. Tuy nhiên, khi đánh giá hàng hoá chất lượng môi trường hay một số loại hàng hoá công cộng khác, giá cả thị trường chưa hẳn đã phản ánh đúng giá trị thực của xã hội. Do vậy các nhà kinh tế thường sử dụng giá tham khảo (shadow price). Giá tham khảo là một mức giá không tồn tại trên thị trường nhưng khi đưa ra có cơ sở khoa học và thực tiễn hoặc sự biến động giá cả không ổn định buộc các nhà kinh tế phải đưa ra những luận cứ khoa học để xác định giá và có sự thống nhất một mức giá chung. Bằng cách tiếp cận từng phần, ta có thể điều chỉnh mức giả cả thị trường, làm cho nó trở nên đúng đắn hơn, phản ánh đúng chi phí của xã hội. c. Trục thời gian và chiết khấu Trong đó, tất cả các chi phí và lợi nhuận trong tương lai được quy về giá trị hiện thời (giảm giá trị). Do vậy, trong phân tích dự án việc xác định trục thời gian và hệ số chiết khấu có tính chất đặc biệt quan trọng. Chọn biến thời gian thích hợp Về mặt lý thuyết, phân tích kinh tế các dự án phải được kéo dài trong khoảng thời gian vừa đủ để có thể bao hàm hết mọi lợi ích và chi phí của dự án. Trong việc lựa chọn biến thời gian thích hợp cần lưu ý đến 2 nhân tố quan trọng sau đây: - Thời gian tồn tại hữu ích dự kiến (Expected useful life). - Hệ số chiết khấu. Chiết khấu Chiết khấu là một cơ chế mà nhờ nó ta có thể so sánh lợi nhuận và chi phí ở các thời điểm khác nhau trên trục thời gian. Trong việc sử dụng chiết khấu cần phải đảm bảo 2 điều kiện tiên quyết: - Mọi biến số đưa vào tính toán chiết khấu ( ví dụ chi phí tài nguyên, lợi nhuận đầu ra...) phải được quy đổi về cùng 1 hệ đơn vị (đơn vị tiền tệ). - Giá trị một đơn vị chi phí hoặc lợi nhuận hiện tại phải lớn hơn một đơn vị chi phí hoặc lợi nhuận trong tương lai. Hai điều kiện này sẽ có khó khăn khi đưa các nhân tố môi trường vào quá trình phân tích dự án. d. Mức tối ưu Pareto Khi ta lựa chọn một phương thức quyết định nào đó làm cho một người giàu lên nhưng cũng không làm cho người khác nghèo đi, do đó một phương thức phân bổ hiệu quả là phương thức mà khi chúng ta quyết định 1 người nào đó giàu lên mà không làm cho người khác nghèo đi. e. Nguyên tắc chi phí - lợi ích Một dự án chỉ được chấp nhận khi mà tổng lợi ích xã hội là dương, tỷ lệ lợi ích - chi phí dương thay vì âm. Tuy nhiên, đối với các dự án môi trường, trong một số trường hợp, khi nguồn số liệu về ảnh hưởng cũng như lợi ích đem lại cho môi trường bị hạn chế, mức độ hiểu biết không đầy đủ để thiết lập mối quan hệ giữa sự phá huỷ môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ công đồng... thì việc tiến hành dự án phát triển có thể đưa ra một mục tiêu và phân tích các cách khác nhau để đạt được mục tiêu đó. 1.2.2.2 Các chỉ tiêu dùng để tính toán Một khi mốc thời gian thích hợp và hệ số chiết khấu đã được lựa chọn, những tính toán thực tế có thể căn cứ vào nhiều dạng công thức khác nhau. Trong phần này sẽ trình bày một số công thức thường dùng. a. Giá trị hiện tại ròng (Net present value - NPV) (NPV³ 0) Công thức hay sử dụng nhất trong phát triển kinh tế là giá trị lợi nhuận ròng (NPV) của một dự án. Đại lượng này xác định giá trị lợi nhuận ròng hiện thời khi chiết khấu ròng lợi ích và chi phí trở về với năm cơ sở bắt đầu (năm thứ nhất). b. Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR - Internal Rate of Return). Hệ số hoàn vốn nội tại k được định nghĩa như là hệ số mà qua đó giá trị hiện thời của lợi ích và chi phí là bằng nhau. Hệ số k tương đương với hệ số chiết khấu (r) , có thể xác định bằng cách suy diễn khi thoả mãn hệ thức sau: IRR được các tổ c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100604.doc
Tài liệu liên quan