Đề tài Tại sao Hồ Chí Minh lại chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam

Sau hơn 20 năm đổi mới,chúng ta đã thu được những kết quả hết sức đáng khích lệ: Thu nhập quốc dân năm sau cao hơn năm trước, tăng trưởn kinh tế ổn định. Việt Nam ta dần thoát ra khỏi những nước kém phát triển, và tiến lên cùng với sự phát triển của thế giới. Sở dĩ có được những thành quả như vậy là nhờ sự đột phá trong tu tưởng, sự đổi mới tại đại hội Đảng khóa VI (1986). Khi mà chúng ta đã quyết định xóa bỏ nền sản xuất quan liêu bao cấp và chuyển sang nền sản xuất kinh tế thị trường hàng hóa nhiều thành phần. Đây được coi là một bước ngoặt có tính chất lớn lao quyết định tới vận mệnh của đất nước. Nhưng không phải mãi đến đại hội VI (1986) của Đảng mới suất hiên tư tưởng này mà cách đó hơn 40 năm, vào năm 1925 Hồ Chí Minh đã chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vào thời điểm đó thì đây được coi là một quan điểm rất mới và không được mọi người chấp nhận. Nhưng sau hơn 40 năm tư tưởng của người đã trở thành hiện thực và cho đến ngày nay tư tưởng đó vẫn còn nguyên giá trị và nó được coi là kim chỉ nam cho định hướng phát triển của Đảng và nhà nước ta. Nhưng để hiểu được tại sao Bác lại chủ chương làm như vậy trong thời kì đó lại không phải là điều đơn giản. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay hiểu và làm theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh là điều vô cùng quan trọng. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Tại sao Hồ Chí Minh lại chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam.”làm đề tài nghiên cứu.

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 2download
Nội dung tài liệu Đề tài Tại sao Hồ Chí Minh lại chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương chi tiết. A:lời mở đầu………………………………………………............................2 B: Nội dung………………………………………………………………….3 1: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần………………………………………………………………………….3 1.1: Cơ sở lý luận……………………………………………………………3 1.2: Cơ sở thực tiễn………………………………………………………….4 2: Quan điểm của Hổ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần………..5 2.1: Tính tất yếu xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần…………………...5 2.2: Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần……...6 3: Thực tế việc xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay………………………………………………………….11 3.1: Quá trình nhận thức xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam của Đảng Cộng Sản Việt Nam…………………………..11 3.2: Các biện pháp giúp phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay……………………………………………...13 C: Kết luận…………………………………………………………………15 A: Lời nói đầu. Sau hơn 20 năm đổi mới,chúng ta đã thu được những kết quả hết sức đáng khích lệ: Thu nhập quốc dân năm sau cao hơn năm trước, tăng trưởn kinh tế ổn định. Việt Nam ta dần thoát ra khỏi những nước kém phát triển, và tiến lên cùng với sự phát triển của thế giới. Sở dĩ có được những thành quả như vậy là nhờ sự đột phá trong tu tưởng, sự đổi mới tại đại hội Đảng khóa VI (1986). Khi mà chúng ta đã quyết định xóa bỏ nền sản xuất quan liêu bao cấp và chuyển sang nền sản xuất kinh tế thị trường hàng hóa nhiều thành phần. Đây được coi là một bước ngoặt có tính chất lớn lao quyết định tới vận mệnh của đất nước. Nhưng không phải mãi đến đại hội VI (1986) của Đảng mới suất hiên tư tưởng này mà cách đó hơn 40 năm, vào năm 1925 Hồ Chí Minh đã chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vào thời điểm đó thì đây được coi là một quan điểm rất mới và không được mọi người chấp nhận. Nhưng sau hơn 40 năm tư tưởng của người đã trở thành hiện thực và cho đến ngày nay tư tưởng đó vẫn còn nguyên giá trị và nó được coi là kim chỉ nam cho định hướng phát triển của Đảng và nhà nước ta. Nhưng để hiểu được tại sao Bác lại chủ chương làm như vậy trong thời kì đó lại không phải là điều đơn giản. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay hiểu và làm theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh là điều vô cùng quan trọng. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Tại sao Hồ Chí Minh lại chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam.”làm đề tài nghiên cứu. B: Nội dung. 1: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. 1.1: Theo lý luận của chủ nghĩ Mac- lenin. Hồ Chính Minh luôn coi chủ nghĩa Mác-Lênin là “cẩm nang thần kỳ”, vì vậy học thuyết kinh tế mác xít, đặc biệt là chính sách kinh tế mới của Lênin luôn được Người quan tâm, tiếp thu và vận dụng vào chiến lược phát triển kinh tế ở Việt Nam. Mô hình chính sách kinh kế mới của Lênin là sự đổi mới của Lênin cả về phương diện lý luận và chỉ đạo thực tiễn. Điều đó có thể hiện ở nội dung, trong đó có nội dung quan trọng về sở hữu và các thành phần kinh tế. Theo V.I.Lênin, đối với các nước kinh tế kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội mặc dù có nhứng đặc điểm khác nhau thì không thể xoá bỏ ngay các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế, phải sử dụng ngay cả sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong chính sách kinh tế mới của Lênin chủ trương không nôn nóng xoá bỏ các thành phần kinh tế, không trực tiếp chuyển sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ngay được mà phải có một thời kỳ quá độ tương ứng với nó là sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Như vậy sự tồn tại của các thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan tạo nên một cơ cấu kinh tế thống nhất trong thời kỳ quá độ. Với quan điểm đúng đắn đó đã soi sáng cho Hồ Chí Min có được nhận thức về tính tất yếu sự tồn tại các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá đội đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Năm 1925 trong soạn thảo nghị quyết cho Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Quảng Châu, Hồ Chí Minh đã nêu lên đường lối kinh tế của Việt Nam độc lập trong tương lai là “tân kinh tế chính sách” tức là theo chính sách kinh tế mới của Lênin. 1.2: Cơ sở thực tiễn. Dựa trên những tư tưởng của C.Mác và Ăng ghen về chủ nghĩa xã hội, sau cách mạng tháng 10/1917, V.I.Lê nin đã vận dụng vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga thông qua 2 mô hình: mô hình chính sách cộng sản thời chiến và mô hình chính sách kinh tế mới. Mô hình chính sách cộng sản thời chiến, đây là mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện có chiến tranh chống bọn bạch vệ và sự can thiệp của 14 nước đế quốc, do vậy chính sách cộng sản thời chiến được tiến hành. Đó là giải pháp nhằm giải quyết mục tiêu trước mắt của chính quyền Xô Viết. Sau hơn ba năm thực hiện chính sách cộng sản thời chiến, V.I.Lênin và Đảng cộng sản Nga đã chiến thắng được thù trong giặc ngoài, giữ vững được chính quyền Xô Viết. Nhưng khi chấm dứt chiến tranh, chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp nữa, nó bộc lộ nhiều tiêu cực, kìm hãm sản xuất, triệt tiêu động lực kinh tế, dẫn tới nền kinh tế khủng khoẳng, đời sống nhân dân khó khăn. Trong bối cảnh đó buộc Lênin phải thay đổi mô hình chính sách cộng sản thời chiến bằng mô hình chính sách kinh tế mới. Mô hình chính sách kinh kế mới của Lênin là sự đổi mới của Lênin cả về phương diện lý luận và chỉ đạo thực tiễn. Điều đó có thể hiện ở nội dung, trong đó có nội dung quan trọng về sở hữu và các thành phần kinh tế. Theo V.I.Lênin, đối với các nước kinh tế kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội mặc dù có nhứng đặc điểm khác nhau thì không thể xoá bỏ ngay các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế, phải sử dụng ngay cả sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong chính sách kinh tế mới của Lênin chủ trương không nôn nóng xoá bỏ các thành phần kinh tế, không trực tiếp chuyển sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ngay được mà phải có một thời kỳ quá độ tương ứng với nó là sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế. 2: Quan điểm về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của Hồ Chí Minh. 2.1: Tính tất yếu xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Xuất phát từ đặc thù dân tộc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ trình độ lực lượng sản xuất thấp, nền kinh tế đan xen nhiều loại hình, hình thức sở hữu khác nhau. Mặc dù, sở hữu tập thể là hình thức sở hữu cơ bản của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh khẳng định: Đường lối cải tạo xã hội chủ nghiã của Đảng đối với nông nghiệp là đưa nông dân làm ăn riêng lẻ đi dần từ tổ đổi công (có mầm mống xã hội chủ nghĩa) tiến lên hợp tác xã cấp thấp (nửa xã hội chủ nghĩa) rồi tiến lên hợp tác xã bậc cao (xã hội chủ nghĩa). Tuy nhiên, Hồ Chí Minh còn thừa nhận sự tồn tại khách quan, tất yếu của các hình thức sở hữu không xã hội chủ nghĩa Người nhận định. Trong nước ta hiện nay có những hình thức sở hữu chính về tư liệu sản xuất như: Sở hữu nhà nước tức là sở hữu toàn dân Sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dâ lao động Sở hữu của người lao động riêng lẻ Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản Từ việc tồn tại nhiều hình thức sở hữu, Hồ Chí Minh cho rằng việc tồn tại nhiều thành phần kinh tế là yếu tố khách quan của nền kinh tế Việt Nam: Đối với người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ khác, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã sản xuất theo nguyên tắc tự nguyện. Còn “đối với những nhà tư sản công thương, Nhà nước không xoá bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ, mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước. Đồng thời Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ họ cải tạo theo xã hội chủ nghĩa bằng hình thức công tư hợp doanh và nhưng hình thức cải tạo khác”. Sự tác động giữa các thành phần kinh tế trong một cơ cấu kinh tế quá độ thống nhất chi phối xu hướng vận động của kinh tế cá thể và kinh tế tư bản chủ nghĩa. Con đường tất yếu của kinh tế cá thể, tiểu thương, tiểu thủ là hình thức các hợp tác xã sản xuất để hoà nhập vào hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa, còn đối với các nhà tư bản, thông qua các hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước, dần dần cải tạo theo hướng xã hội chủ nghĩa – xu hướng tiến bộ, bảo đảm tốt nhất cho lợi ích của họ. Trên thực tế, ngay sau khi miền Bắc dành được độc lập, Hồ Chí Minh đã chủ trương thực hiện nhất quán một cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và ít nhiều thu được thành tựu khi đã tập chung tối đa các nguồn lực đất nước thực hiện thành công mọi mục tiêu cách mạng. 2.2: Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần Nhận thức sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin về những nguyên lý kinh tế, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam để xác định chiến lược xây dựng phát triển kinh tế của đát nước. Năm 1953 mặc dù cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ đang ở giai đoạn quyết liệt, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam là chiến thắng đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ giải phóng đất nước. Song, Hồ Chí Minh vẫn giành thời gian để viết tác phẩm “Thường thức chính trị”, trong đó trình bày những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó , có cả những quan điểm về các thành phần kinh tế. Trước hết Hồ Chí Minh nêu rõ “Hiện nay kinh tế nước ta (vùng tự do) có những thành phần kinh tế sau: 1. Kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô. 2. Kinh tế quốc doanh có tính chất chủ nghĩa xã hội. Vì tài sản các xí nghiệp ấy là của chung của nhân dân, của Nhà nước, chứ không phải của riêng. Trong các xí nghiệp quốc doanh thì xưởng trưởng, công trình sư và công nhân đều có quyền tham gia quản lý, đều là chủ nhân. Việc sản xuất thì do sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ nhân dân. 3. Các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp, có tính chất nửa chủ nghĩa xã hội. Nhân dân góp nhau để mua những thứ mình cần dùng, hoặc để bán những thứ mình sản xuất không phải kinh qua các người con buôn, không bị họ bóc lột. Các công hội đổi công ở nông thôn, cũng là một loại hợp tác xã. 4. Kinh tế cá nhân của nông dân và của thủ công nghiệ, họ thường tự túc ít có gì bán và cũng ít khi mua gì. Đó là một thứ kinh tế lạc hậu. 5. Kinh tế tư nhân tư bản. Họ bóc lột công nhân, nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế. 6. Kinh tế tư bản quốc gia là Nhà nước hùn vốn với tư nhân để kinh doanh và do Nhà nước lãnh đạo. Trong loại này, tư bản của tư nhân là chủ nghĩa tư bản. Tư bản của Nhà nước là chủ nghĩa xã hội.’’(Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà XBCTQG, 2000, T.7, Tr.221). Với sáu thành phần kinh tế tồn tại trong vùng tự do của nước ta lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã phân tích rất rõ vai trò của từng thành phần kinh tế này tồn tại trong vùng tự do (khi đất nước chưa được giải phóng), khi chúng ta chuyển sang thời kỳ xây dựng đất nước theo hướng xây dựng nền dân chủ mới thì thành phần kinh tề này không tồn tại nữa, nó chỉ còn là tàn dư. Tuy vậy, để thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh không chủ trương xoá bỏ thành phần kinh tế này một cách đơn giản mà vận động họ tự nguyện từ bỏ địa vị kinh tế cũ, tích cực tham gia đóng góp cho kháng chiến. Rất tiếc, trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc năm 1955-1956 những tư tưởng này không được chuyển hoá thành những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, do đó dẫn đến sai lầm và hậu quả nghiêm trọng. Thành phần kinh tế quốc doanh theo Hồ Chí Minh thì đây là thành phần kinh tế cơ bản, quan trọng nhất vì nó “có tính chất chủ nghĩa xã hội, vì tài sản của các xí nghiệp ấy là của chung của nhân dân, của Nhà nước chứ không phải của riêng. Trong xí nghiệp quốc doanh thì xưởng trưởng, công trình sư và công nhân đều có quyến tham gia quản lý, đều là chủ nhân, việc sản xuất thì do sự lãnh đạo thống nhất của chính phủ nhân dân” (T.7, Tr221). Hồ Chí Minh còn chỉ ra vị trí quan trọng của kinh tế quốc doanh “…công tư đều lợi. Kinh tế quốc doanh là công, nó là nền tảng và sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới, cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó. Đối với những người phá hoại nó, trộm cắp của công, khai gian lận thuế thì phải trừng trị” (T.7, Tr 221). Đối với hợp tác xã đây là vấn đề được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và đề cập từ rất sớm. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Người cho rằng “hợp tác xã là “góp gạo thổi cơm chung” cho khỏi hao của tốn công, lại có nhiều phần vui vẻ” (T2, Tr.313). Trong “Thưởng thức chính trị” Hồ Chí Minh đã coi “hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp có tính chất nửa chủ nghĩa xã hội, nhân dân góp nhau để mua những thứ mình cần dùng hoặc bán những thứ mình sàn xuất không phải kinh qua các người con buôn, không bị bóc lột. Các hộ đổi công ở nông thôn cũng là một loại hợp tác xã” (T.7, Tr.221). Để thành lập các hợp tác xã phải trên nguyên tắc tổ chức và nhận thức rõ: tổ đổi công, hợp tác xã là phải tự nguyện nghĩa là tuyên truyền giải thích ai muốn vào thì vào không phải nắm cổ kéo người ta vào. Tuy nhiên, những quan niệm ban đầu của Hồ Chí Minh về hợp tác xã vẫn còn đơn giản, phiến diện. Nhưng dù sao trong bối cảnh xây dựng chủ nghĩa xã hội chưa phải là nhiệm vụ trực tiếp thì những quan niệm của Hồ Chí Minh về hợp tác xã vẫn mang tính độc lập và sáng tạo cao. Kinh tế cá nhân của nông dân và của thủ công nghệ, Người đã phân tích thành phần kinh tế này “Họ thường tự túc, ít có gì bán và cũng ít khi mua gì. Đó là một kinh tế lạc hậu”. Song thành phần kinh tế này “đó cũng là lực lượng cần thiết cho cuộc xây dựng kinh tế nước nhà” (T.7, Tr.222) mặc dù thành phần kinh tế này bé nhỏ, lạc hậu và năng suất thấp. Về kinh tế tư bản tư nhân, Hồ Chí Minh chỉ rõ “Họ bóc lột công nhân nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế. Đó cũng là lực lượng cần thiết cho xây dựng nước nhà. Vì vậy chính phủ phải bảo vệ quyền lợi của công nhân. Đồng thời vì vậy lợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý, không yêu cầu quá mức” (T.2, Tr.222). “Kinh tế tư bản quốc gia là nhà nước là nhà nước hùn vốn với tư nhân để kinh doanh và do nhà nước lãnh đạo. Trong loại này, tư bản của tư nhân là chủ nghĩa tư bản, tư bản của nhà nước là chủ nghĩa xã hội”. Đến năm 1959, trong báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá I, Hồ Chí Minh viết “Đối với những nhà tư bản công thương, nhà nước không xoá bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế nhà nước. Đồng thời, nhà nước khuyến khích và giúp đỡ họ cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác” (T.9, Tr.589). Trên cơ sở phân tích các thành phần kinh tế ở vùng tự do như trên, Hồ Chí Minh cho rằng: Để đẩy mạnh sản xuất, tạo ra nhiều của cải cho xã hội, cần phải có chính sách phù hợp đối với các thành phần kinh tế. Các chính sách của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đó có thể khái quát, xác định trên 4 mặt chính: Công tư đều có lợi, kinh tế quốc doanh là công. Phải ra sức ủng hộ nó phát triển, trừng trị kẻ phá hoại, trộm cắp, trốn thuế… Tư là những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ, cần phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân. Chủ thợ đều lợi. Chủ và thợ đều tự giác tự động, tăng gia sản xuất lợi cả đôi bên. Công nông giúp nhau. Công nhân ra sức sản xuất nông cụ và các thứ cần dùng khác, để cung cấp cho nông dân. Nông dân thì ra sức tăng gia sản xuất, để cung cấp lương thực và các thứ nguyên liệu cho công nhân. Do đó mà càng thắt chặt liên minh giữa công nông. Lưu thông trong ngoài. Ta ra sức khai lâm thổ sản để bán cho các nước bạn và để mua những thứ ta cần dùng. Các nước bạn mua những thứ ta đưa ra và bán cho ta những hàng hóa ta chưa chế tạo được. Đó là chính sách mậu dịch, giúp đỡ lẫn nhau rất có lợi cho kinh tế ta. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế. 3 : Thực tiễn việc xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tại Việt Nam. 3.1 : Quá trình nhận thức xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ra khỏi chiến hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, cả dân tộc Việt Nam bừng bừng khí thế bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng, tái thiết đất nước. Cũng giống như nhiều quốc gia khác, ngoài việc phải nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, Việt Nam cũng đứng trước nhiều cơ hội để xây dựng một nền kinh tế vững mạnh. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế lúc đó lại không đạt kết quả như mong muốn. Nền kinh tế không những không có dấu hiệu tăng trưởng, thậm chí đã bộc lộ một số nhược điểm quan trọng. Nhiều chỉ tiêu kinh tế đưa ra không đạt, sản xuất trong nước không phát triển, lương thực, thực phẩm trở nên khan hiếm, không có lưu thông, lạm phát tăng cao…bắt đầu những dấu hiệu của sự khủng hoảng. Sau một thời gian dài nghiên cứu lý luận và khảo nghiệm thực tiễn, cũng như đánh giá xu thế phát triển chung của nền kinh tế. Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước trưởng thành về mặt tư duy, có những nhận thức mới về lý luận kinh tế. Đặc biệt là việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế. Bắt đầu bằng Đại hội VI (12/1986), Đảng xác định : thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đúng nguyên tắc tập chung dân chủ. Đến Đại hội VII (6/1991) việc xác nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được khẳng định rõ nét: Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp. Các hình thức có thể hỗn hợp đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng. Các doanh nghiệp không phân biệt quan hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật. Đại hội VIII (6/1996) cho rằng: Phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đồng thời xác nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước; kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân. Đến Đại hội IX (4/2001) Đảng chủ trương: thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đảng cũng đồng thời xác định các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ bao gồm: Kinh tế Nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản Nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đây được coi là một sự nhất quán trong việc quay trở lại vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. 3.2: Các biện pháp giúp phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam. Với vai trò chủ đạo của nền kinh tế và khẳng định tính ưu việt của kinh tế xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm gây dựng. Hiện nay, Đảng chủ trương phát triển doanh nghiệp nhà nước theo hướng hình thành loại hình công ty nhà nước đa sở hữu (công ty cổ phần, có nhiều chủ sở hữu những sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối), hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực..để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của thành phần kinh tế nhà nước. Đẩy mạnh, mở rộng việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, tạo cơ chế quản lý năng động, hiệu quả, thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài và thực hiện cổ phần hoá theo nguyên tắc thị trường. Nhà nước giữ cổ phần chi phối, đảm bảo những cân đối lớn của nề kinh tế. Chuyển các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc nhiều thành viên mà chủ sở hữu là nhà nước. Các doanh nghiệp này hoạt động trong môi trường hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Lành mạnh hoá tình hình tài chính và lao động của doanh nghiệp nhà nước; kiên quyết xử lý những doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ theo quy định của pháp luật. Quy định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và của đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời quy định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý hành chính nhà nước và vai trò đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Đối với thành phần kinh tế tập thể, ta chủ trương thực hiện nhiều chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các loại hình kinh tế tập thể với những hình thức hợp tác đa dạng, tự nguyện, đáp ứng nhu cầu của các thành viên, phù hợp với trình độ phát triển của các ngành, nghề. Nghiên cứu mô hình hợp tác xã kiểu mới tạo động lực cho kinh tế tập thể, nhất là đối với nông nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp. Đa dạng hoá hình thức sở hữu trong kinh tế tập thể. Phát triển các loại hình doanh nghiệp trong hợp tác xã và các hình thức liên hợp tác xã. Có cơ chế để hợp tác xã phát huy quyền sử dụng tư liệu sản xuất chung tại cơ sở; tách bạch giữa quyền này với quyền sở hữu của các xã viên. Khuyến khích huy động cổ phần và nguồn vốn góp của xã viên để không ngừng tăng thêm vốn đầu tư phát triển hợp tác xã. Khuyến khích tăng tài sản và quỹ không chia của hợp tác xã. Giải thể hoặc chuyển các hợp tác xã chỉ còn là hinh thức sang các loại hình tổ chức sản xuất trên cơ sở kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với thành phần kinh tế tư nhân. Có thể nói, đây là thành phần kinh tế mang tính chất nhạy bén nhất của cơ cấu kinh tế. Nó cũng là thành phần kinh tế chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp và mặc dù đã được đề cập đến từ rất sớm song không phải là đã có cái nhìn đúng đắn và đầy đủ về thành phần kinh tế này. Về kinh tế tư bản tư nhân, Hồ Chí Minh chỉ rõ “Họ bóc lột công nhân nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế. Đó cũng là lực lượng cần thiết cho xây dựng nước nhà. Vì vậy chính phủ phải bảo vệ quyền lợi của công nhân. Đồng thời vì vậy lợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý, không yêu cầu quá mức” C : Kết luận. Xuất phát từ trình độ phát triển kinh tế – xã hội của nước ta và xu thế phát triển của thời đại. Đảng và nhân dân cả nước từng bước đưa đất nước quá độ xây dựng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua việc xác lập hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, việc kế thừa những thành tựu kinh tế do chế độ tư bản tạo ra như: nền sản xuất hàng hoá, mở rộng, phát huy vai trò của nhiều thành phần kinh tế trong một cơ cấu kinh tế, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.. là một trong những quy luật vận động, phát triển của xã hội. Mặc dù ra đời hơn nửa thế kỷ trước, nhưng hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế nói riêng, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vẫn còn nguyên giá trị của nó. Việc thực hiện chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo tư tưởng Hồ Chí Minh hơn 20 năm qua không những nhanh chóng đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế mà còn xác lập những tiền đề to lớn cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Điều đó càng khẳng định con đường mà Đảng và nhà nước ta đang đi là hoàn toàn đúng đắn, từ đó có thêm cơ sở để tin vào sự thành công của thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã hội của ta ắp thành công. Tài liệu tham khảo. 1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. 2. Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc – G.S Song Thành, NXB lý luận chính trị, 2005. 3. Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh với xây dựng nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay – Nguyễn Huy Oánh, Nxb CTQG, HN, 2004. 4. Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế – TS. Phạm Ngọc Anh (Chủ biên), Nxb CTQG, HN, 2003. 5. Tạp chí khoa học và xã hội. 6. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh nhà xuất bản chính trị quốc gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112349.doc
Tài liệu liên quan