Đề tài Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế kỹ thuật đến tăng năng suất lao động ở công ty dệt Minh Khai

Con người luôn giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất, điều đó là không thể phủ nhận. Sản xuất muốn phát triển đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của con người. Máy móc là do con người tạo ra, người ta lại dùng nó để sản xuất. Vì vậy trực tiếp hay gián tiếp con người đều tham gia vào sản xuất. Để nâng cao NSLĐ cần nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn cho người lao động đây là yếu tố không thể thiếu. Khi khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, sự sáng tạo và đưa vào sản xuất các loại công cụ ngày càng hiện đại, đòi hỏi những người lao động có trình độ chuyên môn tương ứng. Nếu thiếu không thể điều khiển được máy móc không thể nắm bắt được công nghệ hiện đại.

Nâng cao trình độ quản lý con người, trình độ lành nghề của người lao động là điều cần thiết để nâng cao năng xuất lao động. Kỹ thuật bậc cao đòi hỏi sự phân công, hợp tác lao động, sự phân bố hợp lý sức lao động đòi hỏi sự đa dạng với trình độ cao của con người lao động, khả năng tự quản lý, tư duy của mỗi người.

Bên cạnh đó yếu tố phong tục tập quán trong lao động là không thể thiếu. Ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương có cách thức sản xuất khác nhau đó có thể là chân tay, thủ công, máy móc, tất cả những đặc tính đó tạo nên sự riêng biệt giữa các vùng, nó ảnh hưởng tới năng xuất lao động của vùng, của quốc gia đó.

 

doc53 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế kỹ thuật đến tăng năng suất lao động ở công ty dệt Minh Khai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của các điều kiện thiên nhiên đối với NSLĐ là khách quan và không thể phủ nhận. Thời tiết và khí hậu của các nước nhiệt đới và các nước ôn đới và hàn đới; do đó ở các nước khác nhau có những thuận lợi và khó khăn khác nhau trong sản xuất. Tuy nhiên thời tiết, khí hậu khí hậuắc nghiệt đã tác động không nhỏ đến sản xuất, đến NSLĐ. Trong nông nghiệp, độ phì nhiêu của đất, của rừng, của biển khác nhau đã đưa lại sự chênh lệch của cây trồng, năng xuất đánh bắt cá, năng xuất tăng trưởng và khai thác rừng rõ rệt. Trong công nghiệp khai khai thác mỏ, các vấn đề như hàm lượng của quặng, độ nông sâu của các vỉa than, vỉa quặng, trữ lượng của các mỏ đều tác động đến khai thác, do đó đến NSLĐ. Con người đã có nhiều hoạt động nhằm hạn chế các tác động có hại của thiên nhiên đến sản xuất và đạt được kết qủa rõ rệt trong dự báo thời tiết, trong diệt trừ côn trùng phá hoại mùa màngv.v.Tuy nhiên, vẫn chưa khắc phục được hết. Vì thế yếu tố thiên nhiên vẫn là yếu tố quan trọng, cần phải đặc biệt tính đến trong các nghành như nông nghiệp, khai thác và đánh bắt hải sản, trồng rừng, khai thác mỏ và một phần nào cả trong nghành xây dựng. 2. ảnh hưởng của yếu tố con người: Con người luôn giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất, điều đó là không thể phủ nhận. Sản xuất muốn phát triển đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của con người. Máy móc là do con người tạo ra, người ta lại dùng nó để sản xuất. Vì vậy trực tiếp hay gián tiếp con người đều tham gia vào sản xuất. Để nâng cao NSLĐ cần nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn cho người lao động đây là yếu tố không thể thiếu. Khi khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, sự sáng tạo và đưa vào sản xuất các loại công cụ ngày càng hiện đại, đòi hỏi những người lao động có trình độ chuyên môn tương ứng. Nếu thiếu không thể điều khiển được máy móc không thể nắm bắt được công nghệ hiện đại. Nâng cao trình độ quản lý con người, trình độ lành nghề của người lao động là điều cần thiết để nâng cao năng xuất lao động. Kỹ thuật bậc cao đòi hỏi sự phân công, hợp tác lao động, sự phân bố hợp lý sức lao động đòi hỏi sự đa dạng với trình độ cao của con người lao động, khả năng tự quản lý, tư duy của mỗi người. Bên cạnh đó yếu tố phong tục tập quán trong lao động là không thể thiếu. ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương có cách thức sản xuất khác nhau đó có thể là chân tay, thủ công, máy móc, tất cả những đặc tính đó tạo nên sự riêng biệt giữa các vùng, nó ảnh hưởng tới năng xuất lao động của vùng, của quốc gia đó. 3. ảnh hưởng của yếu tố khoa học kỹ thuật Cùng với sự tiến bộ của loài người khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển. Vai trò của khoa học kỹ thuật được đặt lên hàng đầu ở mỗi quốc gia. Một quốc gia được coi là hùng mạnh khi và chỉ khi quốc gia đó có một nền khoa học thực sự phát triển. Năng xuất lao động sẽ chỉ tăng nhanh trong một nền đại công nghiệp đảm bảo. Vì vậy, phải đặc biệt chú trọng đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ. Đó là yếu tố mạnh nhất làm tăng năng xuất lao động. Trình độ kỹ thuật của sản xuất được biểu hiện thông qua tính năng của công cụ sản xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động, các quá trình công nghệ sản xuất. Tính năng của các sản xuất là mực thước quan trọng nhất để đo trình độ kỹ thuật sản xuất. Ngày nay, ai cũng thừa nhận, máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng năng xuất lao động. Thật vây, sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội thường bắt đầu từ sự thay đổi và phát triển của công cụ sản xuất, lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thay thế cho máy cũ. Nâng cao trình độ sáng chế và sử dụng các đối tương lao động biểu hiện ở chỗ, ứng dụng rộng rãi các nguyên vật liệu mới, có những tính năng cao hơn, giá rẻ hơn thay cho các nguyên vật liệu cũ. Một nguyên nhân làm cho năng xuất lao động xã hội ở Việt Nam còn thấp là do: trình độ ứng dụng khoa học,kỹ thuật vào sản xuất còn thấp ; lao động thủ công còn nhiều. Cơ sở vật chất- kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển sản xuất và tăng năng xuất lao động. Cơ sở vật chất- kỹ thuật đó biểu hiện thông qua các nghành năng lượng, cơ khí, luyện kim, hoá học, giao thông vận tải và hệ thống thông tin, liên lạc. Đó là yếu tố gắn với sự phát triển các tư liệu sản xuất mà bất kỳ một nước nào muốn phát triển kinh tế, muốn tăng nhanh năng xuất lao động xã hội đều phải đặc biệt quan tâm. Phần 2 Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế kỹ thuật đến tăng NSLĐ ở công ty dệt Minh Khai . I. Một số đặc điểm của công ty dệt Minh Khai ảnh hưởng đến NSLĐ. 1. Quá trình hình thành và phát triển. Tên giao dịch: Minh Khai TEXTILE COMPANY. Tên viết tắt : MIKHATEX. Trụ sở chính : số 243 đường Minh Khai- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội. Là một đơn vị lớn của nghành công nghiệp Hà Nội, công ty dệt Minh Khai (tên trước đây khi thành lập là nhà máy dệt khăn mặt khăn tay). Công ty được khởi công xây dựng từ cuối những năm 1960, đầu những năm 1970. Đây là thời kỳ cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở Miền Bắc đang ở giai đoạn ác liệt nhất. Vì vậy,việc xây dựng công ty có những thời gian gián đoạn và phải đi sơ tán trên nhiều địa điểm khác nhau. Năm 1974, công ty cơ bản được xây dựng xong và được chính thức thành lập theo quyết địng của Uỷ ban nhân dân thành phố. Cũng năm đó công ty bắt đầu đi vào sản xuất thử. Từ năm 1975 công ty chính thức nhận kế hoạch của nhà nước giao. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty ban đầu là: sản xuất khăn mặt bông, khăn tắm, khăn tay.. phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Số thiết bị ban đầu chỉ có 260 máy dệt thoi của Trung Quốc. Tài sản cố định khi thành lập chỉ có gần 3 triệu đồng. Trong thời gian đầu mới thành lập cà đi vào hoạt động sản xuất công ty gặp rất nhiều khó khăn do nhà xưởng xây dựng chưa hoàn chỉnh, thiết bị do Trung quốc viện trợ về lắp đặt không đồng bộ. Khâu dây truyền sản xuất không hoạt động được phải chuyển sang làm theo phương pháp thủ công. Là doanh nghiệp đầu tiên của miền Bắc sản xuất mặt hàng khăn bông nên nhiều thông số kỹ thuật không có sẵn mà phải vừa làm vừa mò mẫm tìm tòi. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề thiếu nhiều. Những năm đầu công ty mới đưa được hơn 100 máy dệt vào hoạt động sản xuất. Số cán bộ công nhân viên có 415 người. Năm 1975, năm đầu tiên đi vào hoạt động công ty mới chỉ đạt được: Giá trị tổng sản lượng ≈ 2,5 triệu đồng Sản phẩm chủ yếu ≈ 2 triệu khăn các loại Những năm tiếp theo công ty đi dần vào ổn định, hoàn thiện nhà xưởng, hiệu chỉnh lại máy móc thiết bị, đào tạo thêm lao động để tăng năng lực sản xuất. Từ những năm 1981 đến 1989 là hời kỳ phát triển ổn định với tốc độ cao của công ty.Những năm này công ty được Thành phố đầu tư thêm cho một dây truyền dệt kim đan dọc để dệt các loại vải tuyn, valide và dèm. Như vậy về sản xuất công ty đã được giao cùng một lúc quản lý và triển khai thực hiện hai quy trình công nghệ dệt khác nhau là dệt thoi và dệt kim. Công ty đã đầu tư chiều sâu đồng bộ hoá dây truyền sản xuất. Bằng mọi biện pháp kinh tế kỹ thuật đưa dần toàn bộ những thiết bị ở khâu đầu như nồi hơi, nồi nấu cao áp, máy nhuộm, máy sấy sợi đi vào hoạt động phục vụ cho sản xuất, chấm dứt tình trạng khâu đầu phải làm thủ công và đi thuê ngoài. Về sản xuất cũng trong thời kỳ này để giải quyết những khó khăn về vấn đề cung cấp nguyên liệu và thị trường, chủ động sản xuất kinh doanh, công ty đã chuyển hướng sản xuất để xuất khẩu (cả hai thị trường Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa) là chủ yếu. Năm 1981, thông qua TEXTIMEX công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu dài hạn sang Cộng hoà dân chủ Đức và Liên Xô (cũ). Năm 1983, công ty bắt đầu sản xuất khăn ăn xuất khẩu cho thị trường Nhật bản với sự giúp đỡ của UNIMEX Hà nội và đã chiêmé lĩnh thị phần ngày một lớn. Từ năm 1988 đến nayct được nhà nước cho phép thực hiện xuất khẩu trực tiếp, và là doanh nghiệp đầu tiên ở miền Bắc được nhà nước cho phép làm thí điểm về xuất nhập khẩu trực tiếp sang thị trường nước ngoài. Bước vào thời kỳ những năm 1990 nền kinh tế nước ta chuyển sang thực hiện cơ chế quản lý mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI và Đại hội VII của Đảng. Tình hình chính trị ở các nước Xã hội chủ nghĩa cũng biến động nhiều, Chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và Đông Âu xụp đổ, các quan hệ bạn hàng của công ty với các nước này cũng không còn, công ty mất đi một thị trường quan trọng và truyền thống. Thêm vào đó vốn phục vụ cho sản xuất thiếu nghiêm trọng, máy móc thiết bị đầu tư ở giai đoạn trước đã cũ và lạc hậu không đáp ứng cho nhu cầu sản xuất mới. Đội ngũ lao động của công ty quá đông vốn quen với cơ chế bao cấp cũ nay chuyển sang cơ chế mới không dễ dàng thích nghi. Trong hơn 30 năm xây dựng và phát triển của công ty, có thể nói đây là thời kỳ mà công ty gặp phải những khó khăn lớn nhất, những thử thách khắc nghiệt nhất. Với tình hình như vậy, được sự quan tâm lãnh đạo của cấp trên, sự giúp đỡ hỗ trợ của các đơn vị bạn, toàn thể công ty đã phát huy tinh thần năng động sáng tạo tập trung sức tháo gỡ những khó khăn, giải quyết từ những vấn đề quan trọng nhất về thị trường, về vốn và về tổ chức lại sản xuất, lựa chọn lại đội ngũ lao động. Nhờ đó, công ty đã từng bước thích nghi với cơ chế thị trường, ổn định và phát triển sản xuất theo hướng xuất khẩu là chính, hoàn thành các nghĩa vụ với nhà nước, bảo toàn và phát triển được vốn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. Nhìn lại quá trình hơn 30 năm xây dựng và phát triển của công ty, tuy có lúc thăng trầm xong đó chỉ là những bước nhất định trong một tiến trình phát triển và đổi mới đi lên. Điều đó được chứng minh bằng kết quả sản xuất ở những thời điểm cụ thể dưới đây: Giá trị tổng sản lương năm 1975, năm đầu đi vào sản xuất theo kế hoạch, công ty chỉ mới đạt gần 2,5 triệu đồng, đến năm 1990 đã đạt hơn 9,1 tỷ đồng. - Sản phẩm chủ yếu, năm đầu đat gần 2 triệu sản phẩm khăn các loại cho nhu cầu nội địa, đến năm 1995 đã có sản phẩm xuất khẩu (85% sản phẩm khăn) và sản xuất thêm màn tuyn. - Doanh thu năm 1975 mới đạt 3,5 triệu đồng, năm 1990 đạt 13,5 tỷ đồng và năm 1997 đạt 54,6 tỷ đồng - Kim nghạch xuất khẩu, năm 1990 đạt 1.635.666 USD, năm 1997 đã đạt 3.588.397 USD. - Nộp ngân sách, năm đầu tiên nộp gần 68.000 đồng, năm 1990 nộp 525,9 triệu đồng, đến năm 1997 nộp 1,534,8 triệu đồng. Công tác khoa học kỹ thuật được đặc biệt chú ý và được coi là biện pháp hàng đàu để thúc đẩy sản xuất phát triển.Trong hơn 30 năm công ty đã chế thử được hơn 300 mẫu sản phẩm và đã đưa vào sản xuất khoảng 100 mẫu được khách hàng chấp nhận. Bước sang năm 1998, do ảnh hưởng của tình hình chung của khu vực cũng như trên thế giới, công ty dệt Minh Khai đứng trước thử thách lớn về tài chính và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thị trường chủ yếu của công ty là Nhật bản. Với tình hình tài chính hiện nay của Nhật bản, đồng Yên mất giá nhiều so với đồng Đôla Mỹ, do đó hạn chế việc nhập khẩu và người dân Nhật buộc phải cắt giảm chi phí. Các khách hàng tại Nhật liên tiếp yêu cầu giảm giá và số lượng đặt hàng cũng giảm đi, điều đó ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt Minh Khai. Trước tình hình đó, công ty đã cố gắng bằng mọi biện pháp giảm chi phí đầu vào, tổ chức lại sản xuất, nâng cao năng xuất chất lượng sản phẩm. Qua đó công ty đã có thể giữ được thị phần tại Nhật trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt, đồng thời có những bước chuẩn bị mọi điều kiện và khả năng để mở rộng thị trường sang khu vực Tây Âu. 2. Đặc điểm về kinh tế kỹ thuật: a. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường sản phẩm của công ty: Từ ngày thành lập đến nay, công ty tiến hành sản xuất kinh doanh qua hai thời kỳ phát triển với hai cơ chế quản lý khác nhau về chất: Cơ chế kế hoạch hóa tập trung, và cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhưng dù ở thời kỳ nào, cơ chế nào thì công ty vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm nghành dệt theo đúng nghành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập công ty. Điều đó thể hiện qua những sản phẩm chủ yếu của công ty hiện nay. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường công ty luôn luôn quan tâm đến việc giữ vững và mở rộng thị trường hiện có đồng thời có ý thức tìm kiếm và thâm nhập thị trường mới. Đây là yếu tố quyết định sự sống còn của công ty. Sản phẩm của công ty có hai loại: Khăn bông các loại Vải màn tuyn Với sản phẩm khăn bông: Công ty sản xuất từ nguyên liệu sợi bông 100% nên có độ thấm nước, độ mềm mại cao, phù hợp với yêu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Các loại khăn cụ thể như sau: Khăn ăn dùng trong các nhà hàng, và gia đình. Đối với loại khăn dùng cho nhà hàng, công ty bán cho các cơ sở cung cấp khăn cho nhà hàng làm khăn ướt, loại khăn này chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường Nhật bản, chỉ có một phần rát ít tiêu thụ trong nước. Khăn rửa mặt công ty có các mã khăn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước nhưng chủ yếu tiêu thụ thông qua các nàh buôn và các siêu thị. Khăn tắm chủ yếu sản xuất cho nhu cầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Hiện nay xu hướng sử dụng khăn tắm trong nước cũng tăng lên, công ty đã có xu hướng nghiên cứu mặt hàng khăn tắm phù hợp với nhu cầu trong nước và phục vụ cho nhu cầu quảng cáo, khuyến mại các sản phẩm khác như: nước gội đầu, sứ vệ sinh, dụng cụ thể thao. Bộ khăn dùng cho khách sạn bao gồm: khăn tắm, khăn mặt, khăn tay, thảm chùi chân và áo choàng tắm. công ty có hợp đồng cung cấp cho gần 100 khách sạn tại Nhật bản thông qua công ty thương mại Nhật bản ASAHI. Ngoài ra các khách sạn trong nước nhất là các khách sạn liên doanh với nước ngoài tại các thành phố Hà nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cũng đặt hàng tại công ty. Các loại vải nnỏi vòng sử dụng để may lót và may mũ giầy phục vụ cho các xơ sở may xuất khẩu như: Giầy Ngọc Hà, May X40. Với sản phẩm vải màn tuyn: Công ty sản xuất từ nguyên liệu 100% sợi PETEX đảm bảo cho màn tuyn có độ bền cao và chống được oxy hoá gây vàng cho màn. Công ty chủ yếu bán vải làm nguyên liệu cho các cơ sở may màn bán ra thị trường. Công ty cũng có may một số màn bán tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm và theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng. Ngoài ra công ty cũng ký các hợp đồng xuất màn tuyn cho các nước Châu Phi theo chương trình phòng chống sốt rét của liên hiệp quốc. Trong những năm gần đây sản phẩm của công ty sản xuất ra có chất lượng luôn đạt ở mức độ cao, kim ngạch xuất khẩu do đó tăng lên làm cho hiệu quả hoạt động SXKD của công ty luôn tăng trưởng với tốc độ cao. Cụ thể : Sản phẩm loại 1 chiếm 87% sản phẩm xuất ra. Sản phẩm loại 2 chiếm 9% sản phẩm xuất ra Sản phẩm loại 3 chiếm 4% sản phẩm xuất ra. Như trên đã thị trình bày chúng ta thấy cơ hội phát triển sản xuất của công ty dệt Minh Khai khá tiềm tàng, đó là khả năng thực tế đối với quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. b.Đặc điểm về cơ cấu sản xuất: Xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty dệt Minh Khai được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ về cơ cấu tổ chức: Kho trung gian Kho thành phẩm Kho sợi Phân xưởng tẩy nhuộn Phân xưởng dệt kim Phân xưởng hoàn thành Phân xưởng dệt thoi Cơ cấu sản xuất của công ty Theo sơ đồ trên cơ cấu sản xuất của công ty được tổ chức thành bốn phân xưởng: Phân xưởng dệt thoi: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn chuẩn bị các trục dệt và suốt sợi ngang, đưa vào máy dệt để dệt thành khăn bán thành sản phẩm theo qui trình công nghệ sản xuất khăn bông. Phân xưởng dệt kim: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn chuẩn bị các bôbin sợi mắc lên máy để dệt thành vải tuyn mộc theo qui trình công nghệ sản xuất vải màn tuyn. Phân xưởng tẩy nhuộm: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn nấu, tẩy,nhuộm, sấy khô và định hình các loại khăn, sợi và vải màn tuyn theo qui trình công nghệ sản xuất các mặt hàng khăn bông, vải tuyn. Phân xưởng hoàn thành: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn cắt, may, kiểm đóng gói, đóng kiện các sản phẩm khăn bông và cắt kiểm các loại vải tuyn, vải nổi vòng theo qui trình công nghệ sản xuất các mặt hàng. Công ty dệt Minh Khai đang sử dụng 3 qui trình công nghệ chính để sản xuất các sản phẩm, đó là: Qui trình công nghệ sản xuất khăn sử lý trước: Sợi mộc được đưa vào sản xuất ở phân xưởng tấy nhuộm dưới dạn quả sợi. Qua máy đáng ống xốp tạo thành ống sợi xốp trước khi đưa vào máy nhuộm bobin. ở máy nhuộm bobin sợi được qua các công đoạn nấu, tẩy, nhuộm đồng thời (nếu mặt hàng yêu cầu phải nhuộm màu). Sau đó sợi được chuyển sang máy sấy sợi bobin trước khi đánh ống lại thành ống sợi cứng để xuất xưởng sang phân xưởng dệt. Tại phân xưởng dệt thoi sợi đã được xử lý được phân thành 2 loại sợi ngang và sợi dọc theo yêu cầu mặt hàng. Sợi ngang được chuyển sang máy đánh suốt. Sợi dọc được chuyển sang máy mức tạo thành trục mắc trước khi đưa vào máy hồ dồn (tăng cường lực cho sợi) tạo thành trục dệt. Trục dệt và suốt ngang được đưa vào máy dệt thoi, dệt thành khăn bông bán thành phẩm. Trước khi xuất xưởng sang phân xưởng hoàn thành, khăn bông bán thành phẩm được kiểm tra sơ bộ để xác định chất lượng cho phân xưởng dệt thoi. Tại phân xưởng hoàn thành, khăn bán thành phẩm được cắt, may, kiểm thành phẩm để phân loại thành phẩm, thứ phẩm trước khi đóng gói, đóng kiện và nhập kho thành phẩm. Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất khăn xử lý trước Sợi mộc quả Đánh ống xốp Nấu Tẩy Nhuộm (nếu cần thiết) Sấy Sợi dọc Sợi ngang Đánh suốt Mắc Dệt Kiểm bán thành phẩm Hồ dồn Kiểm thành phần May Đóng gói Nhập kho thành phẩm Đóng kiện Quy trình công nghệ sản xuất khăn mộc sử lý sau: Sợi mộc được đưa vào phân xưởng dệt thoi dưới dạng sợi quả. Qua máy đánh ống, đánh ống lại để loại tạp chất, tăng chất lượng sợi. Sau đó được phân thành sợi dọc và sợi ngang theo yêu cầu của mặt hàng. Sợi dọc qua máy mắc tạo thành trục mắc trước khi chuyển sang máy hò dồn. Tại máy hồ dồn, sợi được tạo thành trục hồ. Sợi ngang qua máy đánh suốt tạo thành suốt dệt. Trục hồ và suốt dệt được đưa vào máy dệt thoi để dệt thành khăn mộc. Khăn mộc được kiểm trước khi xuất xưởng sang phân xưởng tẩy nhuộm. Tại phân xưởng tẩy nhuộm, khăn được qua các công đoạn nấu trên nồi nấu, tẩy trên máy tẩy nhuộm BC3, nhuộm trên máy nhuộm cao cấp (nếu cần thiết). Trước khi xuất xưởng sang phân xưởng hoàn thành khăn đã tẩy nhuộm được đưa qua máy sấy rung hoặc sấy văng tuỳ theo yêu cầu thiết kế mặt hàng. Tại phân xưởng hoàn thành khăn bán thành phẩm được qua các công đoạn cắt, may, kiểm thành phẩm để phân loại thành phẩm, thứ phẩm, phế phẩm. Sau đó khăn khăn được đưa sang đóng gói, đóng kiện. (Thể hiện trên sơ đồ trang sau) Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất khăn sử lý sau: Sợi mộc quả Sợi dọc Sợi ngang Mắc Đánh suốt Hồ dồn Dệt Kiểm mộc Nấu Tẩy Nhuộm (nếu có) Sấy Cắt dọc May dọc Cắt ngang May ngang Kiểm thành phẩm Đóng gói Đóng kiện Qui trình công nghệ sản xuất màn tuyn: Sợi được dưa vào máy mắc ở dsạng quả sợi, để mắc thành bobin trước khi đưa lên máy dệt kim, tạo vòng thành vải dệt kim mộc trên máy dệt kim. Trước khi xuất xưởng sang phân xưởng tẩy nhuộm vải mộc được kiểm tra trên máy đo và kiểm. Tại phân xưởng tẩy nhuộm vải mộc được nhuộm trên máy cao áp ( tuỳ theo yêu cầu thiết kế). Sau đó được đưa sang máy văng sấy để định hình vải, cũng trên máy văng vải được lơ tạo độ trắng. Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất màn tuyn: Sợi PETEX Mắc trục Kiểm mộc Dệt kim Nhuộm (nếu có) Sờy văng định hình Cắt màn May Kiểm thành phần Đóng gói Đóng kiện Tuỳ theo tình hình cụ thể, công ty thường xuyên cải tiến tổ chức sản xuất, bố trí hợp lý các tổ sản xuất các phân xưởng và các bộ phận phục vụ hợp lý bảo đảm dây truyền sản xuất hoạt động cân đối nhịp nhàng và liên tục. Cơ cấu tổ chức sản xuất trên đã giúp cho công ty có điều kiện chuyên môn hoá và hiệp tác hoá giữa các bộ phận một cách có hiệu quả, đồng thời tạo ra khả năng tự chủ trong quản lý sản xuất kinh doanh, nhằm tăng năng xuất lao động, hạ giá thành đơn vị sản phẩm, khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu và doanh lợi cho công ty. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty: Là một doanh nghiệp nhà nước, công ty dệt Minh Khai tổ chức bộ máy quản lý theo 1 cấp đứng đầu là ban giám đốc chỉ đạo trực tiếp đến từng đơn vị thành viên. Giúp việc cho giám đốc có các phòng ban nghiệp vụ. Toàn bộ bộ máy hành chính quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ trang sau: Sơ đồ tỏ chức quản lý: Giám đốc công ty Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc sản xuất Phòng kế hoạch thị trường Phòng kỹ thuật Phòng tài vụ Phòng tổ chức bảo vệ Phòng hành chính- y tế Pxhoàn thành PXdệt kim PXdệt thoi PXtẩy nhuộm Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: c-1- Ban giám đốc: Gồm có Giám đốc và 2 phó giám đóc Giám đốc: Là người đứng đầu doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợ cho cán bộ công nhân viên, phụ trách chung về các vấn đề tài chính, đối nội, đối ngoại, thực hiện các chức năng: Tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ. Lập các kế hoạch tổng thể dài hạn, ngắn hạn. Đầu tư xây dựng cơ bản Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc theo các trách nhiệm được giao: - Phó giám đốc sản xuất: + Quản lý điều hành quá trình sản xuất + Chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch + Chỉ đạo kế hoạch tác nghiệp tại các phân xưởng - Phó giám đốc kỹ thuật: + Quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm + Quản lý nguồn cung cấp: điện, nước, than phục vụ cho sản xuất + Chỉ đạo việc xây dựng các đinh mức vật tư + Quản lý việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp c-2- Phòng tổ chức - Bảo vệ: Chức năng: - Giúp giám đốc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và quản lý trong công ty. Quản lý chất lượng và số lượng cán bộ công nhân viên. Xắp xếp đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động. - Xây dựng, quản lý quĩ tiền lương và các định mức lao động. - Giúp giám đốc chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn nội bộ, bảo vệ tốt sản xuất, thực hiệnn tốt công tác quân sự địa phương trong công ty. Nhiệm vụ : -Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý công ty, quản lý phân xưởng. -Xây dựng quy chees hoạt động, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban phân xưởng, bổ nhiệm cho các đơn vị trong từng giai đoạn. -Giúp Đảng uỷ, giám đốc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhận xét cán bộ hàng năm. -Xây dựng định mức lao động, định biên cán bộ quản lý. -Làm thường trực các hội đồng tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật ở công ty. -Nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện các phương pháp, hình thức trả lương, thưởng, phụ cấp thích hợp cho từng giai đoạn theo chính sách qui định, kiểm tra việc thực hiện phân phối tiền lương của các đơn vị, thực hiện hạch toán nội bộ trên cơ sở chính sách nhà nước. -Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đột xuất theo yêu cầu của cấp trên. -Tổ chức thực hiện các kế hoạch, phương án biện pháp bảo vệ, xây dựng công ty an toàn. Đôn đốc, kiểm tra chấp hành kỷ luật, nội qui trong công ty. -Lập kế hoạch tuyển quân và huấn luyện tự vệ hàng năm. c-3- Phòng kỹ thuật: Chức năng: - Tham mưu giúp giám đốc quản lý chung các công tác kỹ thuật của công ty. - Nghiên cứu thực hiện các chủ trương và biện pháp kỹ thuật dài hạn, ngắn hạn. áp dụng khoa học và kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế chế thử sản phẩm và đưa công nghệ mới vào sản xuất. Quản lý các máy móc thiết bị trong toàn công ty. Tổ chức quản lý và kiểm tra chất lượng các nguyên liệ chính, phụ tùng chi tiết máy móc, bán thành phẩm các công đoạn và thành phẩm. Nhiệm vụ: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã sản phẩm, tổ chức sản xuất các mặt hàng, theo dõi ổn định và bàn giao cho phân xưởng tổ chức sản xuất đại trà. Phối hợp với phòng kế hoạch thị trường tham gia các hội chợ để quảng cáo và giới thiệu sản phẩm. Xây dựng và quản lý việc thực hiện qui trình công nghệ các mặt hàng. Xây dựng và hiệu chỉnh định mức tiêu hao vật tư, có báo cáo tổng hợp việc thực hiện định mức toàn công ty. Xây dựng kế hoạhc sửa chữa máy móc thiết bị, tham gia giải quyết các sự cố kỹ thuật vượt quá khả năng của phân xưởng. Quản lý toàn bộ thiết bị điện tròn trạm hạ thế. - Phối hợp với phòng tổ chức việc bổ túc nâng cao tay nghề công nhân và việc định mức lao động có căn cứ kỹ thuật. - Xác định chất lượng và báo cáo tổng hợp chất lượng toàn công ty. Giải quyết các khiếu nại về chất lượng sản phẩm. - Lập đơn hàng, nhập thiết bị và phụ tùng thay thế hàng năm. - Xây dựng kế hoạch tiến bộ kỹ thuật hàng năm. Nghiên cứu các phương án đầu tư mới máy móc thiết bị bổ xung và mở rộng sản xuất. Xây dựng đề cương hợp tác khoa học kỹ thuật với nước ngoài. Xây dựng qui trình kỹ thuật an toàn và nội qui bảo hiểm lao động trong công ty, hướng dẫn và giám sát thực hiện tại các phân xưởng. Tổ chức sản xuất một số chủng loại phụ tùng dự phòng. Sửa chữa phục hồi các chi tiết máy hư hỏng đột xuất và định kỳ cho toàn bộ các đơn vị trong công ty. c-4- Phòng kế hoạch thị trường: Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất, xuất nhập khẩu, kỹ thuật, tài chính trong công ty. Giúp giám đốc thực hiện các nhiệm vụ phục vụ yêu cầu kinh tế đối ngoại của công ty. Xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100247.doc
Tài liệu liên quan