Đề tài Thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty TNHH Sakurai

Qua thời gian thực tập tại công ty trách nhiệm hữu hạn Sakurai Việt Nam, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các phòng ban trong công ty cũng như sự tìm tòi học hỏi của bản thân bước đầu em cũng nắm bắt được những vấn đề cơ bản của công ty.

Trong thời gian Việt Nam đang mở cửa thị trường, kích thích đầu tư đồng thời với việc thay đổi, bổ sung các chính sách, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho thấy các công ty có vốn nước ngoài nói chung và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nói riêng có một vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam. Những năm qua đất nước ta đã có những bước ngoặt và chuyển biến lớn trong nền kinh tế bao gồm cả cơ cấu, chính sách và thể chế kinh tế nhất là cơ chế quản lý kinh tế – xã hội. Vì vậy mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài là một đề tài rất hay để tìm hiểu, nghiên cứu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Với sáu tuần thực tập tổng hợp tại công ty trách nhiệm hữu hạn Sakurai Việt Nam em đã nghiên cứu những vấn đề chung tại công ty và kết quả nghiên cứu, khảo sát được trình bày trong bản báo cáo thực tập tổng hợp. Bản báo cáo được kết cấu thành ba phần như sau:

Phần 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH Sakurai Việt Nam.

Phần 2: Thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty TNHH Sakurai

Phần 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công táckế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty TNHH Sakurai

 

doc58 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty TNHH Sakurai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Qua thời gian thực tập tại công ty trách nhiệm hữu hạn Sakurai Việt Nam, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các phòng ban trong công ty cũng như sự tìm tòi học hỏi của bản thân bước đầu em cũng nắm bắt được những vấn đề cơ bản của công ty. Trong thời gian Việt Nam đang mở cửa thị trường, kích thích đầu tư đồng thời với việc thay đổi, bổ sung các chính sách, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho thấy các công ty có vốn nước ngoài nói chung và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nói riêng có một vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam. Những năm qua đất nước ta đã có những bước ngoặt và chuyển biến lớn trong nền kinh tế bao gồm cả cơ cấu, chính sách và thể chế kinh tế nhất là cơ chế quản lý kinh tế – xã hội. Vì vậy mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài là một đề tài rất hay để tìm hiểu, nghiên cứu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Với sáu tuần thực tập tổng hợp tại công ty trách nhiệm hữu hạn Sakurai Việt Nam em đã nghiên cứu những vấn đề chung tại công ty và kết quả nghiên cứu, khảo sát được trình bày trong bản báo cáo thực tập tổng hợp. Bản báo cáo được kết cấu thành ba phần như sau: Phần 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH Sakurai Việt Nam. Phần 2: Thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty TNHH Sakurai Phần 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công táckế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty TNHH Sakurai Phần 1 Giới thiệu chung về công ty trách nhiệm hữu hạn Sakurai Việt Nam I. Quá trình hình thành và phát triển công ty trách nhiệm hữu hạn Sakurai Việt Nam. 1. Quá trình hình thành của Công ty Sakurai Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, với khí thế hào hùng của dân tộc, cả nước hăng hái bước vào xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội.Đại hội Đảng đã đề ra nhiệm vụ “ …Tổ chức lại nền sản xuất xã hội trong phạm vi cả nước, cải tiến phương thức quản lý kinh tế với trọng tâm là kế hoạch hóa, kiện toàn bộ máy quản lý kinh tế…”, “…thực hiện một sự chuyển biến sâu sắc trong tổ chức và quản lý kinh tế trong cả nước…”.Thực hiện chủ trương của Đại hội, Trung Ương Đảng và Chính Phủ, do đòi hỏi ngày càng bức xúc của thực tiễn khách quan phải nghiên cứu phương thức quản lý kinh tế mới. Việt Nam hướng tới là một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đưa Việt Nam sánh vai cùng các nước bạn bè năm Châu, Chính Phủ quyết định phải thay đổi các chính sách, luật đầu tư nước ngoài nhằm kích thích đầu tư một cách mạnh mẽ vào Việt Nam. Hưởng ứng các chính sách đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhận thấy Việt Nam là một thị trường tiềm năng với các sản phẩm của công ty. Công ty TNHH Sakurai đã nộp đơn và hồ sơ dự án ngày 17 tháng 4 năm 2002 xin thành lập công ty TNHH Sakurai Việt Nam. -Căn cứ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 và Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Căn cứ nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao. -Căn cứ Quyết định số 758/QĐ-TTg ngày 20/11/1995 của thủ tướng chính phủ quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp Và Chế Xuất Hà Nội. - Căn cứ quyết định số 158/BKH-KCN ngày 26/6/1997 của Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư ủy quyền cho Ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp Và Chế Xuất Hà Nội trong việc hình thành dự án: tiếp nhận, thẩm định hồ sơ dự án, cấp điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư và quản lý hoạt động các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào Khu công nghiệp và Khu chế xuất. - Căn cứ công văn số 2511/BKH-KCN ngày 23/4/2002 của bộ kế hoạch và đầu tư. Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội quyết định Công ty TNHH Sakurai Việt Nam được thành lập theo giấy phép đầu tư số 32/GP-KCN-HN do Ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp Và Chế Xuất Hà Nội cấp ngày 29 tháng 4 năm 2002. Tên giao dịch bằng tiếng Anh là SAKURAI VIETNAM LTD có trụ sở và nhà xưởng sản xuất đặt tại lô D-2 Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội và là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ-chi nhánh Hà Nội. Theo như giấy phép đầu tư tại điều 3 có nói: Vốn đầu tư đăng kí ban đầu của doanh nghiệp là 3.800.000 ( Ba triệu tám trăm nghìn) đô la Mỹ. Vốn pháp định của doanh nghiệp là 1.200.000 (một triệu hai trăm nghìn) đô la Mỹ. Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp là 45 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. Mã số thuế: 0101251698 đăng ký ngày 18 tháng 06 năm 2002 Điện thoại: 8.812.245 Fax: 8.812.247 E-mail: sakurai@hn.vnn.vn 2. Quá trình phát triển của Công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn Sakurai Việt Nam thành lập vào năm 2002, những năm đầu của thế kỷ XXI là những năm có nhiều diễn biến quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ở nước ta. Đây là thời kỳ tìm kiếm và đặt nền móng cho một quá trình chuyển đổi có tính Cách Mạng, thời kỳ đổi mới toàn diện của đất nước với những bước ngoặt và chuyển biến lớn trong nền kinh tế bao gồm cả cơ cấu, chính sách và thể chế kinh tế, xã hội nhằm mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Vì sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và đổi mới kinh tế nói riêng chính phủ Việt Nam đã làm một việc rất nên làm đó là kích thích đầu tư từ nước ngoài. Sau bốn năm kể từ khi thành lập, công ty cũng đã thu được một vài kết quả nhất định. Nhìn vào báo cáo tài chính từ năm 2002, 2003, 2004, 2005 ta thấy: - Về tài sản: ( Đơn vị tính: nghìn đồng) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 5.003.874 4.463.650 8.832.393 6.281.719 TSCĐ và đầu tư dài hạn 37.779.438 37.829.321 38.859.623 51.805.044 Tổng 42.783.312 42.292.971 47.692.016 58.086.763 -Về nguồn vốn: ( Đơn vị tính: nghìn đồng) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Nợ phải trả 26.859.228 36.445.729 41.371.006 11.186.137 Vốn chủ sở hữu 15.924.084 5.847.242 6.321.010 46.900.626 Tổng 42.783.312 42.292.971 47.692.016 58.086.763 - Cơ cấu tài sản và nguồn vốn a.Cơ cấu tài sản: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tái sản cố định/ tổng tài sản 87% 89% 81% 89% Tài sản lưu động/ tổng tài sản 13% 11% 19% 11% b. Cơ cấu nguồn vốn: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng nợ/ tổng nguồn vốn 63% 86% 87% 19% Vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn 37% 14% 13% 81% Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn luôn có một khoản chi phí tiền lương và tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên. Nhìn chung các chi phí này đều tăng hơn so với năm trước nguyên nhân là do số công nhân ngày càng nhiều và tiền lương cơ bản ngày ngày càng cao. Năm 2002 lương cơ bản của công nhân phổ thông khi vào công ty là 591.500 đồng, năm 2004 là 650.000đồng và năm 2006 là 850.000đồng. - Về chi phí tiền lương và tiền thưởng ( Đơn vị tính: nghìn đồng) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tiền lương 357.726 2.250.057 2.873.828 3.147.126 Tiền thưởng - 510.224 2.613.625 2.700.412 Tổng 357.726 2.760.281 5.487.453 5.847.538 Số lượng công nhân ngày càng tăng, tiền thưởng và tiền lương mỗi năm một nhiều hơn. - Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước (Đơn vị tính: nghìn đồng) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Thuế GTGT hàng bán nội địa - - 7.047 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu 37.872 93.209 - 1.855 Thuế nhập khẩu - - - 2.818 Thuế nhà thầu - 81.581 43.583 2.819 Thuế thu nhập cá nhân - 1.483.442 375.232 202.726 Thuế khác 217.883 - - Tổng 255.755 1.658.232 425.862 210.218 Trong đó: -Thuế GTGT sẽ được khấu trừ vào VAT hàng tháng. Nhưng trước khi được khấu trừ thì doanh nghiệp vẫn phải đóng thuế vào ngân sách nhà nước. -Thuế nhập khẩu: + Nếu doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất thì được ưu đãi thuế theo quy định tại điều 57, 58 của nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000. + Nếu doanh nghiệp nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu thì được ấn hạn 275 ngày nếu không xuất khẩu trở lại mới phải nộp thuế nhập khẩu. + Nếu nhập khẩu theo hình thức khác thì phải nộp thuế nhập khẩu trong vòng 30 ngày kể từ ngày mở tờ khai. -Thuế thu nhập cá nhân hàng tháng phải đóng là thu nhập cao của Giám đốc là người Nhật. Thuế này đóng trực tiếp lên Ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp Và Chế Xuất Hà Nội. -Thuế khác ví dụ như thuế môn bài, thuế D.O khi mở tờ khai bên Hải Quan,…. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn có một khoản doanh thu bao gồm doanh thu từ hoạt động bán hàng, doanh thu từ hoạt động tài chính. Tất cả những thông số này đều có trong báo cáo lãi lỗ của công ty như sau: (Đơn vị tính: nghìn đồng) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu bán hàng - 2.371.637 20.335.241 14.589.804 Doanh thu từ hoạt động tài chính 77.913 67.415 73.298 64.349 Lỗ thuần sau thuế (2.375.916) (10.076.842) 473.768 (3.675.484) Năm 2002 doanh nghiệp làm ăn bị thua lỗ. Vì đội ngũ kế toán còn quá non trẻ và chưa có hiểu biết kỹ càng nên số tiền lỗ 2.375.916.000 đồng không được chuyển lỗ sang năm 2010. Đây là sự thực rất đáng tiếc về phía doanh nghiệp. Nếu có hiểu biết và kịp thời làm công văn gửi lên cục thuế thành phố Hà Nội thì số tiền hơn hai tỷ đồng Việt Nam sẽ được chuyển sang 2010 nhằm khấu trừ thuế Thu nhập doanh nghiệp. Doanh thu từ hoạt động tài chính là những khoản như: lãi tiền gửi ngân hàng, tiền lãi vay hoặc chênh lệch tỷ giá, hoặc bán những hàng phế phẩm. Trên thực tế các hàng hỏng phải để vào kho hàng hỏng. Khi có sự chứng kiến của đại diện Hải Quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long thì những hàng hỏng đó mới được bán ra theo hình thức hàng phế phẩm. Một vài chủng loại hàng hóa tuy là hàng hỏng nhưng không được bán mà bắt buộc phải tiêu hủy theo luật doanh nghiệp Việt Nam cùng Tổng Cục Hải Quan quy định. Nhưng cho dù là tiêu hủy hoặc bán thành hàng phế phẩm đều phải có sự chứng kiến của cơ quan Hải Quan xác nhận. Doanh nghiệp phải chi phí thêm một khoản khi phí lưu khi cho những sản phẩm hỏng. Những hàng hóa bị tiêu hủy đều là những khối nhôm rất nặng. Trung bình khoảng 10kg/1sản phẩm hỏng. Nếu được đem đi bán thì sẽ được thu về với số tiền lớn hơn. Nếu bị đem đi thiêu hủy doanh nghiệp phải chịu mất đi một số tiền rất lớn. Hàng rào thuế quan là một vấn đề luôn là khó khăn đối với doanh nghiệp khi tham gia hoạt động trong nền khi tế phong phú và đa dạng như hiện nay. 3.Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: - Sản xuất, lắp ráp, bảo hành, sửa chữa, kinh doanh nội địa và sản xuất nhập khẩu các sản phẩm điện tử,điện lạnh, điện cơ dân dụng và công nghiệp. - Kinh doanh dịch vụ tổng hợp, thiết bị văn phòng và hàng tiêu dùng. Trong suốt thời gian hoạt động Công ty vẫn luôn tuân thủ phương châm hoạt động và những yêu cầu khắc nghiệt về kỹ thuật cũng như chất lượng sản phẩm, đó là: 1. Coi trọng kỹ thuật và sự tin tưởng. 2.Có tinh thần nhẫn nại và sự tận tụy vì công việc. 3.Dốc hết tâm trí vào việc phát triển năng lực cá nhân. 4. Làm việc vì sự phát triển của công ty. 5. Nâng cao chất lượng cuộc sống. II. Thuận lợi và khó khăn của Công ty: 1.Thuận lợi: + Thuận lợi đầu tiên được nói tới là công ty Sakurai là một doang nghiệp 100% vốn nước ngoài, doang nghiệp được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong bốn năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong bốn năm tiếp theo. + Doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điều 57 và 58 của nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. + Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào, lương công rẻ mạt. Công ty có thể thuê nhiều lao động với giá thấp hơn nhiều so với các nước khác. Do trình độ trung bình của công nhân ngày càng cao nên công ty có thể thuê được nhiều lao động có trình độ cao. + Việt Nam là một nước đang phát triển nên nhu cầu cũng cần rất nhiều sản phẩm công nghệ cao. Vì thế ở Việt Nam công ty có thể mở rộng thị trường một cách rộng khắp. + Nằm ngay mặt đường khu công nghiệp Thăng Long là nơi được ví như thành phố Hà Nội thứ 2. Công ty có nhiều điều kiện giao lưu phát triển kinh tế. Bởi vì ở đây gần sân bay Nội Bài và cách cảng Hải Phòng một quãng đường không xa lắm. Đây thực sự là một thế mạnh của công ty. + Hàng năm công ty có cử 10 người sang Nhật để đào tạo và nâng cao tay nghề lao động. Chính vì điều này đã là một động lực to lớn kích thích sự cố gắng của tất cả mọi người tham gia lao động. + Công ty rất chú ý quan tâm đến an toàn lao động.Nhân viên được làm việc trong môi trường làm việc rất thuận lợi. Tất cả đều được trang bị quần áo bảo hộ lao động, mũ, kính, khẩu trang, găng tay. Những người đứng máy khoan, máy tiện là nơi làm việc có tiếng ồn lớn thì được phát thêm nút tai. Mùa hè tuy nóng nực nhưng tất cả văn phòng và nhà xưởng đều lắp điều hòa để có không khí tốt hơn khi làm việc. 2. Khó khăn + Với loại hình nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu công ty được ấn hạn thuế là 275 ngày. Nếu trong 275 ngày mà không xuất khẩu trở lại thì bị đóng thuế. Nếu xuất khẩu đi thì phải làm thủ tục xin không thu thuế. Mặt khác trong vòng 60 ngày kể từ ngày xuất khẩu đi thì cũng phải làm thủ tục xin không thu thuế. Trên thực tế để có được tờ khai gốc từ phía Hải Quan doanh nghiệp cũng phải đợi xét duyệt trong khoảng 60 ngày. Có nhiều lúc khi thực tế hàng đã xuất khẩu đi nhưng tờ khai không kịp nên doang nghiệp bắt buộc phải đóng thuế. Nhiều lúc số thuế nhập khẩu lên tới hàng trăm triệu đồng. Doanh nghiệp rất bức xúc nhưng đó là luật đã được ban hành và hướng dẫn cụ thể nên không thể làm khác được. + Hiện tượng một người phải kiêm nhiệm nhiều công việc ngày càng nhiều. Và điều này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc. + Sức ép cạnh tranh: do cơ chế kinh tế thị trường hiện nay nên máy móc thiết bị, các ngành các tổ chức kinh tế trong nước nhập khẩu tràn lan, đặc biệt là sản phẩm của Trung Quốc đã gây ra không ít khó khăn trong việc cạnh tranh tiêu thụ làm cho thị trường ngày càng bị thu hẹp. III.Đặc điểm tổ chức công tác quản lý của Công ty Sakurai 1.Đặc điểm cơ cấu tổ chức trong công ty Sakurai SƠ Đồ Tổ CHứC Bộ MáY công ty TNHH Sakurai Giám đốc Phó giám đốc kỹ thụât Phòng sản xuất kinh doanh Phòng kế hoạch – kĩ thuật – vật tư Phòng tổ chức – nhân sự – hành chính Phòng tài chính kế toán Tổ sản xuất các phân xưởng Phó giám đốckinh doanh – thị trường Các tổ chức , đoàn thể Kế toán trưởng Ban giám đốc gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc Giám đốc là người điều hành cao nhất trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Công ty về việc quản lý, bảo toàn và phát triển vốn do Công ty giao, đồng thời cũng đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên toàn Doanh nghiệp. Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, nhiệm vụ thường xuyên là tổ chức quản lý, phát triển thị trường. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Giám đốc về các lĩnh vực được Giám đốc uỷ quyền hoặc được giao quản lý điều hành. Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc Doanh nghiệp trong quản lý, điều hành các hoạt động của đơn vị. Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Vật tư: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất, đấu thầu. Chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng, tổ chức thực hiện kiểm tra công tác kỹ mỹ thuật, kỹ thuật an toàn, vật tư trang thiết bị và tài sản xe máy. Phòng SXKD: Có nhiệm vụ tìm kiếm phát triển và mở rộng thị trường. Chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng, tổ chức thực hiện nhiệm vụ SXKD. Giám sát tiến độ sản xuất. Phòng Tổ chức – Nhân sự – Hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức quản lý lao động, tiền lương và các chế độ chính sách đối với người lao động. Trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, bảo vệ, đảm bảo an ninh trật tự và thực hiện các công tác hành chính trong Công ty. Phòng Tài chính – Kế toán: Chịu trách nhiệm trong việc quản lý tài chính, kiểm tra giám sát các hoạt động thu chi trong đơn vị trong việc thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê đã được nhà nước ban hành và theo phân cấp của Công ty. Tổ sản xuất các phân xưởng có chức năng sản xuất. Xây dựng, lập kế hoạch về các biện pháp sản xuất, biện pháp an toàn lao động, tiến độ sản xuất nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực của Doanh nghiệp. Với lực lượng lao động tương đối đông đảo Công ty có khả năng đảm nhận sản xuất những đơn đặt hàng có quy mô vừa và lớn. Lực lượng lao động của Công ty được tăng cường theo hướng chuyên sâu và được đào tạo bồi dưỡng cùng với thực tế công việc. Lực lượng cán bộ kỹ thuật, quản lý chủ yếu là kỹ sư chuyên ngành đã qua đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng có bề dầy kinh nghiệm trên 10 năm. Đội ngũ công nhân phần lớn qua các lớp, các trường trung học và dậy nghề có kinh nghiêm làm việc lâu năm. Doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng lao động đối với công nhân tuỳ theo công việc và thời vụ. Tình hình nhân công tại Doanhnghiệp Diễn Giải Năm 2004 Năm 2005 Tổng số công nhân 146 205 1. Theo trình độ, chuyên môn - Đại học, Cao đẳng 15 19 - Trung cấp 17 27 - Công nhân 144 159 2. Theo nghề nghiệp - Trực tiếp 128 180 - Gián tiếp 18 25 3. Tình hình huy động và sử dụng vốn của Doanh nghiệp. Sau khi thành lập Công ty được tiếp quản số vốn ban đầu là 12.800.000.000 ( Mười hai nghìn tám trăm triệu ) . Với số vố trên Công ty duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Khi đi vào hoạt động Công ty đã tự bổ xung thêm kinh phí bằng cách huy động các nguồn vốn theo quy chế hoạt động làm cho số vốn của Công ty ngày càng tăng. IV.Đặc điểm tổ chức hạch toán và hình thức sổ kế toán. 1.Công tác tổ chức kế toán tại Công ty Sakurai Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh, điều kiện và trình độ quản lý, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức khá gọn nhẹ, hợp lý, theo phương thức trực tuyến, kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung cán bộ kế toán có trình độ, có năng lực, nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ và nhiệt tình trong công việc. 1.1.Chức năng, nhiệm vụ chung của phòng Kế toán + Tổ chức thực hiện quản lý các nguồn vốn, các hoạt động kinh tế của toàn công ty. Đề xuất, tham mưu về nội dung chuyên môn của phòng với lãnh đạo công ty. + Thông qua nghiệp vụ hạch toán kế toán, thống kê tổng hợp, phản ánh kịp thời, chính xác tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn và kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của công ty. Tham gia vào quá trình thẩm định các kế hoạch, phương án và hợp đồng kinh tế, các định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá (hàng hoá dịch vụ). Tính toán, thẩm định và quản lý hiệu quả vốn đầu tư trong các dự án đã được phê duyệt. + Cung cấp các số liệu, tài liệu về kinh tế, tài chính phục vụ cho việc quản lý, điều hành, kiểm tra, phân tích hoạt động kinh tế tài chính trong công ty đồng thời thực hiện nhiệm vụ thanh toán, đối chiếu với các phòng ban. Hiện nay phòng kế toán Công ty gồm có 7 nhân viên mỗi nhân viên phụ trách một phần hành riêng một cách liên hoàn, thống nhất. 1.2. Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ riêng của từng thành viên SƠ Đồ Bộ MáY kế toán tại công ty TNHH Sakurai Kế toán trưởng Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp Kế toán nguyên liệu vật liệu kiêm TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán tập hợp chi phí và tính giá Kế toán thành phẩm - tiêu thụ Kế toán tiền lương + Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của Nhà máy, là người giúp việc Giám đốc về công tác chuyên môn, chịu trách nhiệm về tình hình chấp hành chế độ kế toán, là người kiểm tra công tác hạch toán, huy động và sử dụng vốn... bảo quản chế độ hồ sơ tài liệu kế toán theo chế độ lưu trữ. + Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu để xác định lãi lỗ của hoạt động sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo, các bảng quyết toán theo định kỳ theo quy định của Nhà nước và theo yêu cầu của lãnh đạo. + Kế toán nguyên liệu vật liệu kiêm TSCĐ: Theo dõi tình hình nhập xuất vật tư, hàng tồn kho, đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm, việc trích khấu hao và xác định giá trị còn lại của TSCĐ. + Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ giám sát chi tiết thu chi tiền mặt, tiền ở ngân hàng, theo dõi công nợ của Công ty và khách hàng, lập định khoản rồi ghi vào sổ chi tiết, các nhật ký, các bảng kê liên quan. + Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành phẩm: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất trong tháng, tính đúng đủ giá thành thực tế cho từng loại thành phẩm. + Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: Có nhiệm vụ tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp sản phẩm hoàn thành nhập kho, tiêu thụ của Nhà máy, xác định doanh thu tiêu thụ, kết quả tiêu thụ và số thuế GTGT phải nộp của số hàng bán ra. + Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tính toán tiền lương và các khoản phụ cấp cho công nhân viên, đồng thời thực hiện trích Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn theo quy định. 1. 3. Sơ đồ quy trình công nghệ và quy trình lắp ráp Nhập khẩu Nguyờn vật liệu Nội địa Nhà thầu phụ Phay Khoan Gia cụng Mài Kiểm tra Đúng gúi Xuất hàng Hình thức kế toán tại Công ty. 2.1. Hệ thống chứng từ, sổ sách báo cáo: - Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. - Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. - Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quy định 1141/TC/GĐ/KT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính có sửa đổi bổ xung theo các quyết định mới ban hành. Các tài khoản tổng hợp được mở chi tiết thành các tài khoản cấp hai phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. - Hệ thống sổ được sử dụng trong công ty: Chứng từ ghi sổ, sổ cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Định kỳ căn cứ vào các chứng từ gốc và các nghiệp vụ kế toán phát sinh, kế toán lập các chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ cuối tháng kế toán tổng hợp ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Tại doanh nghiệp, để theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt, doanh nghiệp đã mở các sổ kế toán chi tiết chủ yếu sau: sổ tài sản cố định, sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hoá; sổ chi tiết tiêu thụ; sổ chi phí sản xuất,… 2.2.Sơ đồ ghi sổ kế toán Hình thức kế toán đang áp dụng tại Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Chứng từ gốc Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo biểu kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Sổ chi tiết các tài khoản Chú thích : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu Phần 2: Thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty TNHH Sakurai. I Đặc điểm tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH Sakurai. Công ty TNHH Sakurai là doanh nghiệp sản xuất, thành phẩm chủ yếu là tủ lạnh, máy giặt, máy điều hoà nhiệt độ..., có thị trường tiêu thụ khắp cả nước. Vì vậy mà quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ có những đặc điểm sau: - Khi xuất hiện nghiệp vụ tiêu thụ, nhà máy sử dụng hoá đơn bán hàng do phòng tiêu thụ lập (thành 3 liên), một liên gửi cho phòng tài vụ, một liên gửi cho khách hàng và một liên được giữ lại phòng tiêu thụ. Tại kho thành phẩm, khi xuất hàng thủ kho tích vào hoá đơn dể xác nhận hàng đã xuất kho, vào cuối mỗi ngày cán bộ kho thành phẩm nộp báo cáo cho phòng tài vụ để đối chiếu số liệu. - Phương thức tiêu thụ của công ty chủ yếu là phương thức tiêu thụ trực tiếp và phương thức bán đại lý ký gửi. - Phương thức thanh toán chủ yếu là thanh toán chậm. Giá trị của tài sản thế chấp, tài sản cầm cố của khách hàng là điều kiện cơ bản của khách hàng được thanh toán chậm khi mua hàng của nhà máy. - Quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty được thực hiện rất chặt chẽ, từ khi ký hợp đồng đến khi xuất hàng, tính thuế TTĐB, tính chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và cuối cùng là xác định kết quả tiêu thụ một cách kịp thời, chính xác. - Hệ thống tài khoản nhà máy sử đụng để hạch toán quá trình tiêu thụ * TK 511 - Doanh thu bán hàng, được chi tiết thành các tiểu khoản sau: + TK5111: Doanh thu bán hàng hoá + TK5112: Doanh thu bán các thành phẩm + TK5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ, lao vụ(bốc dỡ, vận chuyển...) * TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ, chi tiết thành các tiểu khoản: + TK5121: Doanh thu bán hàng hóa + TK5122: Doanh thu bán các thành phẩm + TK5123: Doanh thu cung cấp lao vụ, dịch vụ(bốc dỡ vận chuyển...) * TK 155 - Thành phẩm * TK 131 - Phải thu của khách hàng, chi tiết thành các tiểu khoản sau: + TK 1311: Phải thu của người mua hàng + TK 1312: Phải thu của người đặt hàng, dịch vụ * TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, bao gồm: + TK 3331: Thuế GTGT phải nộp +TK 3332: Thuế TTĐB phải nộp +TK 3334: T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc608.doc
Tài liệu liên quan