Đề tài Tính cần thiết trong việc nghiên cứu thiết kế các mô hình cắt bổ và dàn trải phục vụ dạy nghề sửa chữa ô tô

Gầm ô tô bao gồm có phần di động , hệ thống truyền động, cơ cấu lái và hệ thống phanh.

- Hệ thống truyền lực có nhiệm vụ nhận và truyền động lực từ động cơ đến bánh xe chủ động. Ly hợp, hộp số , truyền các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai và các nửa trục. Các xe hai cầu trở lên còn có hộp phân phối .

- Hệ thống chuyển động gồm khung gầm và vỏ xe, nhíp, các vỏ cầu trước và sau, bánh xe và hệ thống treo.

- Hệ thống điều khiển gồm hệ thống lái dùng để điều khiển xe .

-Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ chuyển động hoặc dừng hẳn.

 

doc97 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Tính cần thiết trong việc nghiên cứu thiết kế các mô hình cắt bổ và dàn trải phục vụ dạy nghề sửa chữa ô tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I TÍNH CẦN THIẾT TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CÁC MÔ HÌNH CẮT BỔ VÀ DÀN TRẢI PHỤC VỤ DẠY NGHỀ SỬA CHỮA Ô TÔ I-CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU CỦA Ô TÔ Sơ đồ cấu tạo ô tô (a.Xe du lịch; b. Xe tải) 1. Động cơ; 2. Bánh trước;Lò xo(nhíp); 4. Li hợp; 5. Hộp số; 6. Trục truyền động trung tâm; 7. Truyền động các đăng; 8. Bánh xe chủ động sau; 9. Cầu sau; 10. Bộ vi sai; 11. Khung gầm xe; 12. Thùng xe; 13. Buồng lái; 14. Tay lái; 15. Vỏ xe. 3- Động cơ ô tô : Động cơ là nguồn động lực chủ yếu của ô tô . Hiện nay, trên ô tô sử dụng phổ biến nhất là động cơ đốt trong kiểu 4 kỳ . 4- Gầm ô tô : Gầm ô tô bao gồm có phần di động , hệ thống truyền động, cơ cấu lái và hệ thống phanh. - Hệ thống truyền lực có nhiệm vụ nhận và truyền động lực từ động cơ đến bánh xe chủ động. Ly hợp, hộp số , truyền các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai và các nửa trục. Các xe hai cầu trở lên còn có hộp phân phối . - Hệ thống chuyển động gồm khung gầm và vỏ xe, nhíp, các vỏ cầu trước và sau, bánh xe và hệ thống treo. - Hệ thống điều khiển gồm hệ thống lái dùng để điều khiển xe . -Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ chuyển động hoặc dừng hẳn. 5- Điện ô tô: Bao gồm nguồn điện , hệ thống đánh lửa, hệ thống khởi đông, hệ thống tín hiệu và chiếu sáng, hệ thống đo lường . - Nguồn điện sử dụng ắc quy 12V cung cấp cho toàn bộ hệ thống điện trên xe . - Hệ thống đánh lửa được sử dụng khi bắt đầu khởi đông xe để làm nổ động cơ . - Hệ thống khởi động , trước đây thường dùng tay quay hoặc động cơ điện. Đơn giản nhất là tay quay hoặc động cơ điên nhưng không thuận tiện, nên hiện nay không dùng nữa. Do vậy động cơ được khởi động bằng động cơ điện vừa nhanh chóng lại có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. - Hệ thống tín hiệu và chiếu sáng có nhiệm vụ cảnh báo các phương tiện đang lưu thông trên cùng tuyến đường, báo dừng xe hay xuất phát, chiếu sáng trong buổi tối, chiếu sáng trong xe,… - Hệ thống đo lường được thể hiện bằng các đồng hồ tình hình hoạt động của các cơ cấu của xe đang trong tình trạng như thế nào. Tốc độ quay của động cơ, nhiệt độ nước làm mát, tốc độ di chuyển của xe, dòng điện nạp ắc quy,… II- TÍNH CẦN THIẾT VIỆC NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MÔ HÌNH CẮT BỔ ĐỘNG CƠ VÀ HỘP SỐ, HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ ĐỂ PHỤC VỤ DẠY NGHỀ SỬA CHỮA ÔTÔ Trong quá trình học tập và tìm hiểu tại một số trung tâm dạy nghề sửa chữa ôtô nổi lên tình trạng chung, đó chính là cơ sở vật chất còn thiếu nhiều, phần lớn các giảng viên còn dựa vào kinh nghiệm lâu năm để giảng dạy. Mà công việc ở đây đòi hỏi phải có sự linh hoạt của các thiết bị giảng dạy để trợgiúp các học viên được nắm bắt nhanh hơn những phần quan trong trong bài giảng. Điển hình là các mô hình động không có, các mô hình cắt bổ hộp số, hệ thống phanh,… đều không có. Đối với ôtô thì động cơ là trái tim của nó, vì vậy công việc phải đồi hổi các giảng viên phải có các trang thiết bị dùng để truyền đạt những kiến thức mà nó là cơ bản đối với những học viên.Gần như tại các trung tâm dạy nghề không có được những thiết bị giúp cho học viên có thể quan sát được chi tiết những chuyển động trong hộp số cũng như trong động cơ. Tại đây, mỗi lần tìm hiểu động cơ, hộp số, hệ thống phanh công việc này mất rất nhiều thời gian và gần như học viên không quan sát được những chuyển động cơ bản của piston, trục khuỷu,…cùng một lúc. Nhưng đối với mô hình cắt bổ hộp số, động cơ bốn thì và hệ thống phanh thì các học viên chỉ cần bật công tác khởi động động cơ thì tất cả các chuyển động của động cơ, hộp số, hệ thống phanh được thể hiện một cách linh động từ cơ cấu sang số cho đến chuyển động của piston, đều được các học viên quan sát trực quan và tìm hiểu đầy đủ hơn nhiều so với tháo lắp tổng thành máy. Vậy, công tác nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình cắt bổ hộp số và hệ thống phanh là một nhu cầu thiết yếu và cần thiết cho công việc dạy nghề sửa cgữa ôtô nhưng bên cạnh đó các sản phẩm này cũng đòi hổi một cách rất nghiêm ngặt về quy trình cũng như tính chính xác của sản phẩm, do vậy công việc nghiên cứu thiết kế mô hình cắt bổ rất cần để hỗ trợ cho công việc dạy nghề. PHẦN II TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO CÁC LOẠI MÔ HÌNH CẮT BỔ CÁC CỤM CHI TIẾT ÔTÔ PHỤC VỤ DẠY NGHỀ I- TÌNH HÌNH NƯỚC NGOÀI Với xu thế của thế giới hiện nay thì ngành công nghiệp ô tô ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới. Hiện nay với tình hình phát triển của ngành công nghiệp ô tô, các nước tư bản trên thế giới không thể bỏ qua được nhu cầu của người dân. Song song với ngành công nghiệp ô tô phát triển thì bên cạnh đó một ngành không thể thiếu trong lĩnh vực này là công việc dạy nghề và học nghề. Tại tất cả các hãng xe lớn như Toyota, ford,hino,huyndai....Họ đều có trạm bảo hành bảo trì, mà tại đây các kỹ sư và các kỹ thuật viên là mô hình cắt bổ của từng cụm chi tiết, để kỹ thuật viên có thể nắm lầy những hoạt động, những chuyển động và truyền chuyển động cơ bản của từng cụm chi tiết. Mà từ đó công việc của những kỹ sư và kỹ thuật viên được hỗ trợ hoàn hảo từ mọi mặt. Mô hình cắt bổ động cơ và hộp số của Hàn Quốc Vì vậy hầu hết tại các nước đều có những hệ thống chăm sóc khách hàng của từng hãng xe riêng mà trong đó để có được hệ thống này họ đã phải đầu tư rất nhiều vào công việc đào tạo các đội ngũ kỹ thuật viên cũng như các kỹ sư dựa trên mô hình của từng loại xe mà họ tung ra thị trường. Tại các công ty liên doanh ôtô tại Việt Nam thì mỗi năm, có rất nhiều kỹ sư và nhân viên kỹ thuật được gửi sang các nước sở tại để học nghề về mỗi một mẫu xe mới ra mắt. Cho thấy tình hình dạy và học nghề tại các nước phát triển là rất tốt.Tất cả các hãng xe lớn để tung ra thị trường một mẫu xe là phải trải qua một quá trình nghiên cứu và thiết kế mất hàng năm, qua một quá trình như vậy để nắm tổng thể một chiếc xe thì họ phải có những mô hình dành cho công việc sau này là một trong những tiền đề quan trọng giúp họ phát triển hơn trong công việc bảo hành bảo dưỡng sản phẩm của họ. Mô hình cắt bổ động cơ Hiện nay ngoài các nhà máy sản xuất ôtô tự chế tạo các mô hình cắt bổ dùng cho các phòng bảo trì và đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân tại chỗ, còn các công ty thiết bị dạy nghề chuyên sản xuất các mặt hàng cắt bổ mô hình dùng cho dạy nghề và cung cấp cho các cơ sở hay các trung tâm dạy nghề và các trường dạy nghề như của các hãng Italia, Hàn Quốc,Trung Quốc,… Mô hình cắt bổ động cơ Tất cả các hãng trên đều có ưu điểm và khuyết điểm : -Các mô hình của các công ty sản xuất ôtô thì không đủ tiêu chuẩn vì tất cả các mô hình của họ đều là những phế phẩm của họ do vậy các chi tiết không được chính xác nữa mà thay vào đó là các chi tiết không chính xác do vậy sẽ làm mất chính xác của các chi tiết của các mô hình. Nhưng với những mô hình được tân dụng như vậy thì giá thành của mô hình sẽ được giảm thiểu một cách tối đa so với giá thành của các hãng khác. Giá đỡ và mô hình cắt bổ động cơ - Mô hình của các công ty thiết bị dạy nghề được chế tạo theo một quy trình nhất định do vậy độ chính xác của các chi tiết rất cao nhưng do trải qua một quá trình sản xuất chính xác vì vậy mà giá thành của mô hình bị đẩy lên cao. Tuy nhiên, vơí độ chính xác cao thì gần như tất cả các thiết bị của họ sẽ được sử dụng rộng rãi hơn trong phạm vi nhất định. -Mô hình do các công ty thiết bị dạy nghề do được nghiên cứu đầy đủ nên tính sư phạm cao, tạo điều kiện cho giảng viên và học viên trong quá trình dạy nghề. Giá đỡ và mô hình cắt bổ động cơ II. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC Trong các ngành công nghiệp hiện trọng điểm hiện nay của nước ta thì ngành công nghiệp ôtô đang là một trong những ngành được ưu tiên hàng đầu. Giá đỡ và cơ cấu truyền chuyển động cho mô hình cắt bổ động cơ của các trung tâm sản xuất trong nước Ôtô , hiện đang là cơn sốt trên thị trường Việt Nam nói riêng cũng như thị trường thế giớ nói chung. Làm thế nào để có được một chiếc xe chạy bền tốt? Đố là một câu hỏi được đặt ra cho nhiều nhà đầu tư vào thị trường ôtô còn non nớt của nước ta (thị trường chủ yếu của nước ta hiện nay chủ yếu là nhập khẩu và lắp ráp) như vinaxuki, cửu long, trường hải…Hiện nay, do các nhu cầu về kỹ thuật chúng ta chưa thể đáp ứng được do vậy các nhà đầu tư thường là các công ty liên doanh ôtô như HINO, GM-DAEWOO,… Tại các công ty liên doanh ôtô trên thì mỗi năm, có rất nhiều các nhân viên kỹ thuật, kỹ sư được gửi sang các nước sở tại để học nghề về mỗi một mẫu xe mới ra mắt. Cho thấy tình hình dạy và học nghề tại các nước phát triển là rất tốt. Trong nước ta hiện nay có rất nhiều các trung tâm dạy nghề như trường cáo đẳng công nghiệp Hà Nội ,trung tâm daỵ nghề quận bình thạnh, trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm Thanh Niên, trung tâm dạy nghề quận 11 … ở hầu hết tại các trung tâm dạy nghề không có mô hình cắt bổ mà chỉ có tổng thành máy cho học viên tháo lắp, công việc này đòi hỏi phải mất nhiều thời gian để học viên có thể nắm bắt được toàn bộ kết cấu của tổng thành máy. Do vậy các trường dạy nghề cần phải có những mô hình đào tạo cung cấp những trang thiết bị cần thiết giúphọc viên được nâng cao tay nghề cũng như không mất nhiều thời gian cho các công việc khác. Mô hình cắt bổ hộp số Để ngành công nghiệp ôtô nước ta phát triển, thì một trong tất cả những công việc mà tất cả những nhà đầu tư đang cố gắng làm đó chính là nguồn nhân lực mà để có một nguồn nhân lực đòi hỏi phải có tay nghề cao thì thiết yếu phải có một hệ thống dạy nghề. Mà trong đó không thể không thiéu được đó chính là mô hình cắt bổ các loại hộp số, động cơ hệ thống phanh cũng như các cơ cấu khác. Tại các công ty liên doanh ôtô họ có môi trường làm việc rất chuyên nghiệp từ sơn xe, lắp ráp tổng thành và cho đến khâu cuối cùng là bảo hành bảo trì xe. Tại đây mỗi năm có khoảng 200 kỹ thuật viên theo các lớp sửa chữa lắp ráp xe. Một nhà máy lắp ráp xe không thể không chú ý đến công việc đào tạo kỹ thuật viên vì họ chính là chía khóa đi đến những phát triển của công ty sau này.sau này Mô hình cắt bổ hộp số Do nhu cầu của thị trường cho nên ngoài các công ty sản xuất lấp ráp ôtô có thể tự họ chế tạo các mô hình để đào tạo cho chính công nhân của họ, thì còn có những công ty chuyên chế tạo mô hình phục vụ cho công tác giảng dạy nghề tại các trường dạy nghề, Tại các trung tâm dạy nghề mẫu mã rất đa dạng như công ty Ngân Giang, xí nghiệp thiết bị dạy nghề Bộ Lao Động – Thương Binh- Xã Hội , công ty Văn Lang ,trung tâm cơ khí chính xác Bách Khoa Hiên nay đa phần các trường dạy nghề của nước ta đều không thể mua được cẩctng bị của công ty nước ngoài vì hầu hết giá thành của thiết bị dạy nghề đều rất cao, một phần nữa do các thiét bị của công ty nước ngoài có một số nơi không đạt yêu cầu về mặt yêu cầu do họ thường xuyên sử dụng các sản phẩm hỏng cho nên sản phẩm không theo nguyên mẫu do vậy các công ty thiết bị dạy nghề trong nước thường được nhận những đơn đặt hàng của các trường dạy nghề mà trong mô hình thì có rất nhiều các loại mô hình cắt bổ như : -Mô hình cắt bổ chết: là loại mô hình chỉ quan sát được cấu tạo và chi tiết, không năng động trong công việc dạy nghề -Mô hình cắt bổ chuyển động được là loại mô hình có thể quan sát được cấu tao chi tiết và một phần quan trong khác nữa là mô hình có thể chuyển động tất cả các chi tiết trong từng bộ phận của mô hình cắt bổ Giá đỡ và cơ cấu truyền chuyển động cho mô hình cắt bổ động cơ của các trung tâm sản xuất trong nước Trên thị trường ôtô của nước ta hiện nay , thì ôtô con là một trong những loại xe được chú trọng nhiều và được tiêu thụ tương đối lớn so với thị trường này. Do vậy cần phải nghiên cứu thiết kế và đi sâu hơn nữa về những dịch vụ chăm sóc và bỏảoa dưỡng,.. đối với loại xe này. Để đảm bảo cho các dịch vụ được chu đáo và cẩn thận hơn, thì ta nên lựa chọn nghiên cứu thiết kế loại mô hình cắt bổ chuyển động được vì nó mang tính chuyên nghiệp cao so với các loại mô hình cắt bổ khác. Trên chiếc xe, động cơ và hộp số, hệ thống phanh chính là các yếu tố mang lại thành công cho chiếc xe của hãng. Do vậy động cơ, hộp số, hệ thống phanh luôn được quan tâm và giám sát chặt chẽ từ khi sản xuất cho tới khi đến tay người tiêu dùng. Khi có sự cố liên quan đến chúng thì công việc đòi hỏi rất chính xác và thành thục do vậy mô hình động cơ, hộp số, hệ thống phanh sẽ là lựa chọn hàng đâù cho công việc nghiên cứu, thiết kế mô hình cắt bổ Phần PHẦN III NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÔ HÌNH CẮT BỔ ĐỘNG CƠ XĂNG 4 THÌ ÔTÔ I- LỊCH SỬ ĐỘNG CƠ ÔTÔ Động cơ chữ V, động cơ thẳng hàng, động cơ Roto hay động cơ điện… đều không xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết động cơ ra đời như thế nào? Ý tưởng về động cơ được hình thành từ năm 1506 , từ những bức vẽ của danh họa nổi tiếng Leonardo de Vinci.Hơn một thế kỷ sau nhà vật lý người Đức Christian Huygens tiếp tục phát triển ý tưởng của Leonảdo de Vinci khi thiết kế loại động cơ chạy bằng thuốc súng đầu tiên vào năm 1673. Tuy nhiên, loại động cơ này đã được đưa vào sản xuất . Vào năm 1807, Francois Isaac De Rivaz, người Thụy Điển, đã phát minh ra loại động cơ đốt tron dùng trong hỗn hợp khí Hydro và oxi làm nhiên liệu. Rivaz cũng thiết kế riêng một chiếc xe sử dụng động cơ này. Tuy nhiên, thiết kế của ông đã không thành công như mong đợi . Năm 1823 , dựa trên ý tưởng của Leonardo, Samual Brown cho ra đời một loại động cơ được cải tiến từ động cơ hơi nước. Được chạy thử thành công trên một chiếc xe ở khu đồi Shooter( Anh) nhưng loại động cơ này đã không trở nên phổ biến vì nó khá lạc hậu so với tình hình giao thông lúc bấy giờ. Mãi tới năm 1860, lịch sử ngành động cơ xe hơi nước mới được chính thức bắt đầu khi chiếc xe chạy bằng động cơ đốt trong đầu tiên được cấp bằng sáng chế. II- NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG Hỗn hợp không khí và nhiên liệu được đốt trong xy lanh của động cơ đốt trong. Khi đốt cháy nhiệt độ tăng làm cho khí đốt giãn nở tạo nên áp suất tác dụng lên một pittong đẩy pittong này di chuyển đi. Có nhiều loại động cơ đốt trong khác nhau, một phần sử dụng các chu kỳ tuần hoàn khác nhau. Tuy vậy tất cả các động cơ đốt trong đều lặp lại trong một chu trình tuần hoàn chu kỳ làm việc bao gồm 4 bước: Nạp, nén, nổ (đốt) và xả. Xả và nạp là hai bước dùng để thay khí thải bằng khí mới. Nén và nổ dùng để biến đổi năng lượng hóa học (đốt hỗn hợp không khí và nhiên liệu) thông qua nhiệt năng (nhiệt độ) và thế năng (áp suất) thành năng lượng cơ (động năng trong chuyển động quay). Động cơ đốt trong mà chu kỳ công tác được thực hiện trong thời gian 4 hành trình(4 kỳ) của piston tức là hai vòng quay của trục khuỷu. Hành trình thức nhất là hành trình nạp piston ở điểm chểt trên ( là điểm mà piston ở xa trục khuỷu nhất) đi xuống thể tích buồng nén chứa đấy sản phẩm cháy còn lại có áp suất gần bằng áp suất khí quyển, piston đi xuống xylanh hình thành chân không, không khí được hút đẩy xylanh qua xupap nạp, xupap thải đóng lại. Hành trình thứ hai: Hành trình nén piston di từ điểm chết dưới là điểm piston ở gần trục khuỷu nhất lên điểm chết trên, hai xupap đóng lại, thể tích xylanh phía trên piston nhỏ dần, không khí bị nén lại, nhiệt độ và áp suất của không khítăng lên. Gần cuối quá trình nén, nhiên liệu được phun sớm vào xylanh nhờ vòi lắp trên nắp xylanh. Nhiên liệu phun vào sớm sẽ có thời gian chuẩn bị bốc cháy tốt. Hành trình thứ 3: Hành trình cháy và dãn nở, xảy ra khi piston đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, gồm qua trình cháy sau khi kết thúc giai đoạn chuẩn bị, số nhiên liệu ttrong xylanh cháy nhanh, áp suất tăng lên mãnh liệt, khi áp suất giảm là kết thúc quá trình cháy, bắt đầuquảtình giãn nở của sản phẩm cháy. Khi cháy nhiệtđộ lên 1.900 đến 2.2000 C và áp suất tăng lên 3 đến4 MPa. Hành trình thứ 4: Hành trình thải, piston đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên. Trước lúc kết thúc hành trình 3 xupap thải mở nắp sớm hơn để gảim áp suất trong xylanh ở giai đoạn thải khí do đó bớt được công tiêu hao cho việc đẩy khí thải ngoài cửa xupap thải, giảm lượng khí còn sót lại, tăng lương khí nạp mới vào xylanh. Đồng thời để thải sạch sản phẩm cháy, xupap thải đóng muộn hơn. Kết thúc hành trình thải tức là động cơ đã hoàn thành một chu kỳ công tác.ĐCBK dùng trong hầu hết ở cả ôtô du lịch, ôtô bus ôtô tải và động cơ khởi động một số máy kéo. Theo nguyên lý đốt và dạng nhiên liệ, có hai loại ĐCBK: Động cơ diezen (tự cháy, nhiên liệu là dầu diezen) và động cơ xăng ( đốt bằng tia lửa điện, nhiên liệu là xăng) Mục đích của động cơ ôtô ( thường sủ dụng nhiên liệu xăng hoặc dầu diezen tạm gọi là động cơ ) là chuyển đôi năng lượng sinh ra từ quá trình đốt cháy, dầu thành năng lượng có học để chiếc xe của bạn có thể chuyển động được. Do quá trình chày diễn ra bên trong xylanh nên động cơ này được gọi là động cơ đốt trong. III- GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG SỬ DỤNG TRÊN ÔTÔ Mô hình cắt bổ động cơ ôtô là một dụng cụ không thể thiếu trong công tác dạy nghề của các trường đào tạo nghề. Việc có các mô hình cắt bổ của từng cụm chi tiết của mỗi loại xe là một trong những ý nghĩa rất lớn đối với các thầy và học viên theo học. Mô hình được cắt bổ hợp lỳ sẽ giúp cho các học viên theo học được nhìn nhận một cách tốt nhất trong quá trình chuyển động của từng chu kỳ chuyển động của piston. Các mo hình sẽ cho thấy rõ những tính năng cũng như những hư hỏng thường gặp phải, điều đó cho thấyviệc lựa chọn vị trí cắt bổ động cơ là việc cần phải quan tâm và nghiên cứu tỷ mỉ. Mô hình được cắt bổ hợp lý giúp cho học viên quan sát được việc truyền chuyển động từ mô tơ để q ua động cơ, cơ cấu cam chuyển động, xupap đóng mở, piston di chuyển ….. Và từ đó nguyên lỳ làm việc của động cơ viên nắm bắt rất nhanh. Do vậy, để có đi sâu vào ngành công nghiệp ôtô đang phát triển thì đòi hỏi ngay từ bây giờ công tác đào tạo nghề phải có đầu đủ những trang thiết bị cần thiết. Mà mô hình cắt bổ của các cụm chi tiết không thể thiếu. Dưới đây là một số động cơ tiêu biểu cho quá trình phát triển của động cơ nói riêng và ôtô nói chung. 1.Động cơ đốt trong Động cơ đốt trong là một loại động cơ nhiệt, tạo ra công cơ học bằng cách đốt nhiên liệu bên trong động cơ. Hỗn hợp không khí và nhiên liệu được đốt trong xylanh của động cơ đốt trong. Khi đốt cháy, nhiệt độ tăng, làm cho khí đốt giãn nở tạo nên áp suất tác dụng nên một piston, đẩy piston này di chuyển đi. Chuyển độngtịnh tiến của piston làm quay trục động cơ, sau đó làm bánh xe chuyển động nhờ xích tịnh tải hoặc trục chuyển động Động cơ đốt trong được phát minh vào năm 1860 bởi kỹ sư ngườ Pháp có tên Jean Joseph Etienne Lenoir. Chiếc động cơ đầu tiên mà Lenoir chế tạo sử dụng nhiên liệu khí than và được trang bịmột xylanh nằm ngang. Sau đó, vào năm 1864, Siegfried Marcus , người áo , đã cải tiến động cơ đốt trong của Lenoir từ sử dụng nhiên liệu khí than sang sử dụng gá. Chiếc động cơ này được gắn vào một chiếc xe có thể vận hành với vận tốc 16km/h 2. Động cơ chữ V Động cơ chữ V là loại động cơ đốt trong mà piston được xếp theo hình chữ V nhìn từ trục khuỷu. Cấu hình chữ V giúp giảm chiều dài và trọng lượng của động cơ so với một hàng xylanh có cùng công suất. Động cơ chữ V đầu tiên ra đời vào năm 1888, là sản phẩm của Gottlieb Daimler và Wilhelm Maybach. Động cơ có góc V( góc giữa 2 hàng xy-lanh) bằng 170C , dung tích 1500cc, tạo công suất tạo 4 mã lực tại 900vong/ phút. 3. Động cơ V4 Động cơ V4 là loại động cơ chữ V có 4 xy-lanh. Ra đời vào năm 1922 trên chiếc xe hơi của Lancia. Động cơ V4 đầu tiên có khoảng chạy piston dài 120mm,với trục cam đơn được lắp trên trên đầu xy-lanh. Sau đó, loại V4 cải tiến với hai lựa chọn dung tích 1633 cc và 1996 cc có được Ford trang bị cho mẫu xe Ford Taunus. Từ đó trở đi, động cơ V4 ngày càng trở nên phổ biến trên nhiều mẫu xe của các hãng khác nhau. 4. Động cơ V6 Động cơ V6 là loại động cơ đốt trong với 6 xy-lanh xếp theo hình chữ V. Đây là loại động cơ đốt trong được dùng phổ biến thứ 2 trong tất cả các mẫu xe hiện đại, sau động cơ 4 xy-lanh thẳng hàng. Nó rất phù hợp với các mẫu xe dẫn động cầu trước hiện nay, và ngày càng trở nên phổ biến hơn khi xe hơi co xu hướng có trọng lượng lớn hơn . Động cơ V6 đầu tiên được công ty Lancia giới thiệu vào năm 1924, nhưng không để lại ấn tượng gì đặc biệt. Đến năm 1950, động cơ này lại xuất hiện với mẫu xe Lancia Aurelia, dần dần V6 càng trở nên phổ biến. Thiết kế của V6 cũng được cải tiến nhanh chóng, đặc biệt sau khi mẫu Buick Special được tung ra thị trường được tung ra thị trường năm 1962. Đây là lần đầu tiên. động cơ V6 được sản xuất hàng loạt. Năm 1983 Nissan sản xuất động cơ V6 đầu tiên tại Nhật cho dòng VG series. 5. Động cơ V8 Động cơ V8 là động cơ chữ V co 8 xy-lanh, rất phổ biến trong các mẫu xe hơi công suất lớn . Động cơ V8 thường có dung tích từ 4 đến 8.5 lít. Động cơ V8 đầu tiên do Roll Royce phát triển, đó là động cơ 3.5lít dành cho mẫu Roll Royce Legalimit. Tuy nhiên, động cơ này được sản xuất hàng loạt đầu tiên bởi hãng Cadillac của năm 1915. So với động cơ L- Head, V8 Type 51 có những điểm mới mẻ riêng như hệ thống làm mát bằng nước được điều khiển nhiệt tĩnh hay phần động cơ ly hợp và hộp số hợp lại thành một khối riêng. Trong chiến tranh thế giới I, ủy ban chiến tranh của Mỹ đã mua hơn 2000 động cơ V8 tiêu chuẩn Cadillac để sử dụng tại Châu âu . Động cơ V8 phát triển bởi một hãng xe hơi Pháp, Count De Dion Bouton . Tại thị trường Mỹ, nó được coi như một sự đổi mới, nhưng về nguyên lý hoạt động vẫn không có gì mới mẻ. Động cơ V8 mới của Cadillac nhẹ hơn so với động cơ 4 xy lanh thế hệ trước đó. Xe có gắn động cơ này có thể đạt tốc độ 90-100km/h. Tới năm 1923, động cơ này được phát triển thêm với công suất lớn hơn, 83,5 mã lực .Khi đó , động cơ L-head được đánh giá là 10 động cơ tốt nhất thế kỷ 20. Cadillac sản xuất loại động cơ V8 mới, động cơ 341 cho năm 1982 có công suất 90 mã lực. Cùng năm đó , hộp số đồng bộ ra đời . Động cơ 341được trang bị cho các mẫu xe thuộc series 341 và 341B năm 1928. Trong 5 năm, từ năm 1930 đến 1935, Cadillac lại tung ra phiên bản động cơ mới với dung tích 5,8 lít. 6.Động cơ V10 Động cơ V10 gồm 10 xylanh xếp thành 2 hàng, mỗi hàng 4 chiếc. Về hình dáng, 10 xylanh của động cơ không được thiết kế cân bằng như động cơ V6 . 10 xylanh chỉ cân bằng với đối trọng trục khuỷu như động cơ Vee 900( của mẫu BMW hay Dodge Viper), hoặc với một trục thăng bằng như động cơ 72 độ. Tuy nhiên, V10 không được sử dụng phổ biến cho xe hơi như động cơ V12, tuy hơi phức tạp nhưng chạy êm hơn. Còn động cơ V8 không quá phức tạp nhưng tiết kiệm nhiên liệu hơn. Từ năm 1994, động cơ V10 bắt đầu được đưa vào sử dụng trong mẫu Dodge Ram. 7.Động cơ V12 Về cơ bản động cơ V12 có 12 xylanh cũng giống như động cơ V6 với 6 xylanh thẳng hàng cấu trúc các loại động cơ này vốn tự cân bằng nên không cần đến trục cân bằng. Động cơ V12 đầu tiên được sử dụng đầu tiên vào năm 1912 cho model Packard “ Double Six”, nhưng trước chiíen tranh thế giới 2, nó đã được trang bị cho nhiều mẫu xe hơi đắt tiền cửa Cadillac, Packard, Lincoln, Franklin,Rolls Royce và Hispano Suiza. Sau chiến tranh thế giới 2, khi động cơ V8 trở nên phổ biến hơn thì động cơ V12 không còn được ưa chuộng tại Mỹ nhiều như trước nữa. Những chiếc xe thể thao của các hãng xe Italia như Ferrari và Lamborghini lại chỉ sử dụng động cơ V12 cho các mẫu xe công suất cao của họ. Hãng xe Jaguar đã phát triển động cơ V12 và liên tục sử dụng động cơ này từ năm 1971 đến 1997 IV-PHÂN TÍCH LỰA CHỌN LOẠI ĐỂ CẮT BỔ Như chúng ta đã biết phần động cơ, hộp số và hệ thống phanh chiếm một vị trí quan trọng trong ôtô. Để thuận tiện cho việc giảng dạy lý thuyết và thực hành nên ta chọn cắt bổ động cơ Toyota-38. Ưu điểm của việc cắt bổ trên động cơ Toyota-38 gồm bốn xylanh thẳng hàng là nhỏ gọn, dễ cắt bổ. Đặc biệt trong khi dạy lý thuyết, thực hành ta có thể mang lên trực quan cho học sinh hiểu rõ hơn các chi tiết bên trong của động cơ.Liên hệ giữa lý thuyết với thực hành. Khi dạy thực hành để học sinh có thể tái hiện được những cấu tạo và nguyên lý làm việc của từng bộ phận làm việc bên trong của từng động cơ, hộp số, hệ thống phanh . Khi có mô hình cắt bổ giáo viên còn đưa ra chú ý cần thiết cho học sinh thấy được những mối tương quan lắp ghép quan trọng cần yêu cầu độ chính xác cao, chiều lắp ghép của các chi tiết với nhau. Quan trọng hơn nữa trong việc kiểm tra các chi tiết, bởi vì các giáo viên có thể làm mẫu các thao tác của mình trên những mô hình cắt bổ, phân tích rõ hơn cho học sinh khi thao tác thực tế không bị bỡ ngỡ. Dùng mô hình cắt bổ này còn giúp cho giáo viên có thể truyền đạt được một lượng kiến thức tương đối lớn với một số lượng học sinh trong lớp đông. Ngoài ra trong một thời gian lên lớp ít mà muốn truyền đạt hoặc uốn nắn từng thao tác của học sinh là mất rất nhiều thời gian . Lúc đó người giáo viên có thể phân tích những sai hỏng trên mô hình cắt bổ khi ta thao tác để học sinh từ đó rút được kinh nghiệm khi vào thực tế trên mỗi động cơ và hộp số khác nhau Mô hình cắt bổ luôn thao tác được tính tích cực cho học tập của học sinh, làm cho giáo viên dạy mất ít thời gian để giải thích. Trong khi thực hành nhiều lúc học sinh tháo lắp các chi tiết nhưng không chú ý trong việc mình tháo lắp có thể không lắp được hoặc lắp nhưng vẫn thừa các chi tiết. Lúc này từ mô hình cắt bổ học sinh có thể biết được mình lắp thiếu hoặc thừa những

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPHẦN I chuyen ma.doc