Đề tài Tổ chức trò chơi học tập trong giờ đạo đức lớp 3

Qua trò chơi học sinh có cơ hội để thử nghiệm những chuẩn mực hành vi. chính nhờ sự thể hiện này đã hình thành được ở học sinh niềm tin về chuẩn mực hành vi đã học, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống.

 - Học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của người khác là phù hợp hay không phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

 

doc20 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 2336 | Lượt tải: 2download
Nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức trò chơi học tập trong giờ đạo đức lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành theo quy trình sau: * Giai đoạn thứ nhất: Lựa chọn trò chơi. Bước 1: Phân tích yêu cầu giáo dục của chuẩn mực hành vi đạo đức. Bước 2: Chọn thử trò chơi nào đó để phân tích nội dung và khả năng giáo dục của nó. Bước 3: Đối chiếu nội dung và khả năng giáo dục của trò chơi (vừa chọn thử) với yêu cầu giáo dục hành vi đạo đức. Nếu thấy không phù hợp thì trở lại bước 2: Chọn thử trò chơi khác và tiến hành lại công việc theo các bước đã quy định. Nếu thấy phù hợp thì quyết định chọn trò chơi đã phân tích. * Giai đoạn thứ 2: Chuẩn bị tổ chức trò chơi. Bước 4: Thiết kế giáo án. + Tên trò chơi. + Mục đích giáo dục của trò chơi: Qua trò chơi cần đạt những yêu cầu giáo dục gì về tri thức, thái độ và hành vi? + Các phương tiện phục vụ cho viêc tổ chức trò chơi (tuỳ thuộc vào trò chơi) nêu lên những phương tiện vật chất. Ví dụ: Đối với trò chơi "đi tha, về chào" cần chuẩn bị áo cho bố, cho ông: khăn đội đầu, kim đan cho bà, cho mẹ ...) + Các giải thưởng (nếu có). + Nội dung trò chơi, các hoạt động cụ thể với cách tiến hành cụ thể. + Chuẩn và thang đánh giá, nếu cần ví dụ đối với trò chơi (hái hoa dân chủ) chuẩn đánh giá là phần trả lời đúng, rõ ràng mạch lạc và thang đánh giá từ 1 điểm đến 10 điểm (Mục đích để đánh giá thứ hạng của các đội) Bước 5: Chuẩn bị thực hiện giáo án. - Chuẩn bị đầy đủ và có chất lượng các phương tiện dạy học. - Phân công và hướng dẫn cho học sinh tập diễn trước (nếu chuẩn bị cho trò chơi sắm vai hay trò chơi đóng kịch) . * Giai đoạn thứ 3 Bước 6: Đặt vấn đề - Nêu tên trò chơi và giải thích qua ý nghĩa của trò chơi - Nêu yêu cầu của trò chơi Bước 7: Phổ biến luật chơi - Nêu rõ cách chơi , hiệu lệnh, phần việc và cách thức làm việc. - Nêu rõ cách cho điểm, đánh giá. - Công bố trọng tài (có thể là giáo viên cùng với học sinh trong lớp) Bước 8: Tiến hành trò chơi. Hô hiệu lệnh dứt khoát cho các nhóm đồng loạt tiến hành. Trọng tài chú ý quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về cách chơi, kịp thời uốn nắn những lệch lạc. * Giai đoạn thứ 4: Kết thúc trò chơi Bước 9: Trọng tài tập hợp học sinh để nhận xét, đánh giá chung (cá nhân và nhóm hoặc tổ) cho học sinh tham gia đánh giá. - Làm một số động tác thư giãn (nếu chơi trò chơi vận động) - Tính tổng điểm của từng nhóm và công bố kết quả. Bước 10: Tuyên dương học sinh, đặc biệt là nhóm có cố gắng hơn. Trao phần thưởng (nếu có) Lưu ý: Không chê học sinh trong khi tiến hành tổ chức trò chơi. Để minh hoạ cho quy trình trên sau đây tôi xin nêu một số ví dụ về tổ chức trò chơi trong giờ dạy Đạo đức . Ví dụ 1: Trò chơi trong bài “Biết ơn thương binh, liệt sĩ’’ hoạt động 3 của tiết 2. Mục đích: Giúp học sinh múa hát ,đoc thơ ,kể chuyện về chủ đề thương binh, liệt sĩ . Bước 1 : Chuẩn bị. Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 7 học sinh, đứng thành vòng tròn; một quả bóng bằng nhựa . Bước 2 : Nêu tên trò chơi. Trò chơi mang tên “Ném bóng” Bước 3: Phổ biến luật chơi: Các nhóm đứng thành vòng tròn, bóng được truyền từ người này sang người khác một cách từ từ. Ai nhận được bóng phải hát ,đọc thơ ,kể chuyện về chủ đề thương binh , liệt sĩ cho cả lớp của mình nghe rõ. Cứ như vậy cho đến khi mọi người trong nhóm đều được nhận bóng và hát .....Ai hát ,múa ,kể chuyện sai hoặc không hát ,múa ,kể chuyện được thì sẽ phải nhảy lò cò một vòng. Giáo viên cử ra nhóm trọng tài gồm ba em. Bước 4: Tiến hành trò chơi: Giáo viên tổ chức cho một nhóm làm mẫu. Giáo viên rút kinh nghiệm và cho cả lớp tiến hành chơi thật. Giáo viên hô (có dự lệnh - động lệnh) “Trò chơi – Bắt đầu”. Giáo viên cùng trọng tài quan sát và điều chỉnh cho các nhóm hoạt động khẩn trương, đúng luật. Bước 5: Tổng kết trò chơi: Giáo viên đánh giá chung cả lớp và riêng từng nhóm. Giáo viên rút ra kết luận:Thương binh ,liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ Quốc . Mỗi chúng ta cần ghi nhơ và đền đáp công lao to lớn đó bằng những việc làm thiết thực của mình . Ví dụ 2: Trò chơi trong bài : “Chăm sóc cây trồng vật nuôi ” được tiến hành ở hoạt động 1 của tiết 1. Mục đích: Học sinh hiểu sự cần thiết của cây trồng ,vật nuôi trong cuộc sống con người . Tạo không khí vui vẻ, sôi nổi trong giờ học. Bước 1: Chuẩn bị: Nhắc học sinh su tầm trước các tranh ảnh, vật thật về cây trồng ,vật nuôi . Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 7 em. Bước 2 : Nêu tên trò chơi. Trò chơi mang tên: “Ai đoán đúng ” Bước 3: Phổ biến luật chơi: Chia lớp thành 4 nhóm . Các nhóm cử đại diện lên bốc thăm để xác định thứ tự nhóm mô tả trước , nhóm mô tả sau. Sau khi nhóm thứ nhất mô tả về đặc điểm một con vật hay một cây trồng, các nhóm kia có nhiệm vụ đoán nhanh đó là con vật hay cây trồng nào .Nếu nhóm nào trả lời nhanh và đúng thì được một bông hoa điểm mười . Nhóm nào không tìm ra đúng tên con vật hay cây trồng hoặc phản ứng chậm sẽ bị loại. Nhóm nào còn lại đến sau cùng, nhóm đó sẽ thắng cuộc. Bước 4: Tiến hành trò chơi Giáo viên hô: “Trò chơi - Bắt đầu” Các nhóm bắt đầu thực hiện. Giáo viên quan sát và nhắc nhở học sinh chơi đúng luật. Bước 5: Tổng kết trò chơi: Giáo viên tổng kết đánh giá khen thưởng cho nhóm thắng. Giáo viên rút ra kết luận: Mỗi người có thể yêu thích một cây trồng hay một vật nuôi nào đó .Cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người . e,Kết quả khảo nghiệm ,giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Với những nỗ lực và cố gắng của bản thân,vận dụng một số kinh nghiệm vừa nêu vào việc giảng dạy hai năm qua. Tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi học tập vào môn Đạo đức của bản thân đã đạt được một số kết quả nhất định cụ thể : - Học sinh đã ghi nhớ được dễ dàng, lâu bền các kiến thức cần ghi nhớ vì ở từng nội dung trò chơi đã minh hoạ một cách sinh động cho các mẫu hành vi đạo đức, những mẫu hành vi này đã tạo được những biểu tượng rõ rệt ở từng học sinh. - Học sinh đã biết cách thể hiện hành vi đúng ra ngoài thực tế cuộc sống vì trong các trò chơi học sinh đã được luyện tập những kỹ năng, những thao tác hành vi đạo đức. - Học sinh đã có khả năng tự quyết định cho mình cách ứng xử đúng phù hợp trong một số tình huống. - Qua trò chơi học sinh có cơ hội để thử nghiệm những chuẩn mực hành vi. chính nhờ sự thể hiện này đã hình thành được ở học sinh niềm tin về chuẩn mực hành vi đã học, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống. - Học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của người khác là phù hợp hay không phù hợp với chuẩn mực đạo đức. - Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên giữa các em với nhau được tăng cường hơn. Các em đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giáo tiếp… - Học sinh có hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động học tập cũng như các hoạt động tập thể khác. -Qua theo dõi quá trình học tập của học sinh cả một năm học 2011 -2012 thu được kết quả như sau : Thời gian Lớp TSHS A+ TS % A TS % Đầu năm 3B 28 7 25% 21 75% Cuối năm 3B 28 14 50 14 50 Và học kỳ I của năm học 2012-2013 thu được kết quả như sau Thời gian Lớp TSHS A+ TS % A TS % Đầu năm 3B 28 9 32% 19 68% Giữa kỳ I 3B 28 14 50% 14 50% III, PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1) Kết luận Chuẩn bị tốt, biết kết hợp hài hoà giữa các yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, tôi thiết nghĩ việc tổ chức trò chơi học tập vào môn học Đạo đức không còn là băn khoăn, vướng mắc của ngời giáo viên nữa. Thông qua trò chơi việc rèn luyện hành vi đạo đức cho học sinh được tiến hành nhẹ nhàng sinh động. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải tỏa được những mệt mỏi căng thẳng trong quá trình học tập. Giờ học đạo đức sẽ nhẹ nhàng hơn, không còn khô khan cứng nhắc nữa. Nội dung giáo dục mà giáo viên truyền đạt tới học sinh sẽ được các em tiếp thu dễ dàng hơn. Để tổ chức tốt trò chơi trong giờ dạy đạo đức ở lớp 3 giáo viên cần: - Lựa chọn trò chơi cho phù hợp với nội dung bài, với yêu cầu cần giáo dục. Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện phù hợp với đặc điểm trình độ học sinh, với quỹ thời gian với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học đồng thời phải không gây nguy hiểm cho học sinh. - Khi tổ chức cho học sinh chơi giáo viên phải phổ biến rõ luật chơi để học sinh nắm được quy tắc và nhắc nhở học sinh tôn trọng luật chơi. - Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. - Giáo viên cần phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho mọi học sinh tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: Từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi đến đánh giá sau khi thực hiện xong. - Trò chơi phải được luân phiên thay đổi một cách hợp lý, để không gây nhàm chán cho học sinh. - Sau khi chơi, giáo viên cần cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi. Trên đây là một số điểm quan trọng mà người giáo viên cần lưu ý khi tổ chức trò chơi học tập môn Đạo đức ở lớp 3. Điều này bản thân tôi đã đúc rút được qua thực tế. tôi nghĩ nếu chúng ta thực hiện tốt những điểm cần lưu ý trên thì chắc chắn chất lượng của mỗi trò chơi nói riêng và chất lượng giáo dục môn Đạo đức nói chung sẽ đạt kết quả tốt . Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã tích luỹ được trong việc tổ chức trò chơi môn Đạo đức ở lớp 3. Tôi rất mong các đồng chí , đồng nghiệp giúp đỡ và góp ý kiến để tôi có thêm kinh nghiệm vững vàng hơn trong chuyên môn , nghiệp vụ của mình. 2,Kiến nghị : Để sáng kiến này được áp dụng thuận lợi tôi xin kiến nghị với các cấp quản lý như sau : Nhà trường cần cho các tổ chuyên môn họp bàn suy nghĩ tìm ra các trò chơi mới ,hay. Cần tổ chức các tiết dạy mẫu . Giao lưu với các trường bạn việc áp dụng trò chơi học tập trong giờ đạo đức . Có như thế thì mới hình thành cho học sinh có năng sống tốt, sống đẹp sau này trở thành người có ích cho xã hội. Tôi xin chân thành cảm ơn ./. Eakar, ngày 20 tháng 02 năm 2014 Người viết Nguyễn Thị Lài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docskkn_lop_3_2205(1).doc
Tài liệu liên quan