Đề tài Tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh so với các tiền bối

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sấu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tốc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống bao gồm nhiều lĩnh vực, là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau. Trong đó, không thể nhắc đến tư tưởng “thân dân” của Người. Đó chính là tư tưởng "lấy dân làm gốc".

 

Tiếp nhận dòng chảy văn hóa truyền thống của dân tộc và thời đại, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được vai trò to lớn của nhân dân. Không chỉ dừng lại ở đó, Người còn luôn luôn tôn trọng, tin tưởng và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết. Chính vì vậy, cả cuộc đời của Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Về thực chất, đây cũng chính là tư tưởng thân dân. Người cán bộ giữ được cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, là người có ý thức phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc, của Đảng lên trên hết, là thân dân.

Vậy thì vì sao ta phải “Thân dân”? Hồ Chí Minh giải thích: dân là gốc của nước. Dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước không có dân thì không thành nước. Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước. Nhân dân đã cung cấp cho Đảng những người con ưu tú nhất. Lực lượng của Đảng có lớn mạnh được hay không là do dân. Nhân dân là người xây dựng, đồng thời cũng là người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng. Dân như nước, cán bộ như cá. Cá không thể sinh tồn và phát triển được nếu như không có nước. Nhân dân là lực lượng biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực. Do vậy, nếu không có dân, sự tồn tại của Đảng cũng chẳng có ý nghĩa gì. Đối với Chính phủ và các tổ chức quần chúng cũng vậy.

Thân dân thì phải hiểu dân, nghe được dân nói, nói được cho dân nghe, làm được cho dân tin, là nhận biết được những nhu cầu của họ, biết được họ đang suy nghĩ gì, trăn trở cái gì? Họ mong muốn những gì? Và họ đang mong đợi gì ở người khác, nhất là ở người lãnh đạo, quản lý; phải biết phát hiện và đáp ứng kịp thời những nhu cầu và lợi ích thiết thực của dân; là nhìn thấy cả cái thực tại và vạch ra được viễn cảnh (tương lai) đúng đắn cho dân phát triển; là biết chia sẻ, đồng cảm và gần gũi với cuộc sống của dân, mọi suy nghĩ và hành động đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của dân, phản ánh đúng tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của dân.

 

doc22 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh so với các tiền bối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP LỚN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ BÀI: Anh(chị) hãy tìm hiểu về “Tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh so với các tiền bối”. Vấn đề này được Đảng và Nhà nước ta giải quyết như thế nào? Liên hệ bản thân? Mục Lục Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh………………………………..3 Thế nào là “thân dân”, vì sao phải thân dân? ………………........4 Tư tưởng “thân dân” của các vị tiền bối………………………….5 Tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh…………………………..6 Những giải pháp của đảng và nhà nước ta về vấn đề “ thân dân”...11 Liên hệ bản thân…………………………………………….........16 Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sấu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tốc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống bao gồm nhiều lĩnh vực, là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau. Trong đó, không thể nhắc đến tư tưởng “thân dân” của Người. Đó chính là tư tưởng "lấy dân làm gốc". Tiếp nhận dòng chảy văn hóa truyền thống của dân tộc và thời đại, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được vai trò to lớn của nhân dân. Không chỉ dừng lại ở đó, Người còn luôn luôn tôn trọng, tin tưởng và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết. Chính vì vậy, cả cuộc đời của Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Về thực chất, đây cũng chính là tư tưởng thân dân. Người cán bộ giữ được cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, là người có ý thức phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc, của Đảng lên trên hết, là thân dân. Vậy thì vì sao ta phải “Thân dân”? Hồ Chí Minh giải thích: dân là gốc của nước. Dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước không có dân thì không thành nước. Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước. Nhân dân đã cung cấp cho Đảng những người con ưu tú nhất. Lực lượng của Đảng có lớn mạnh được hay không là do dân. Nhân dân là người xây dựng, đồng thời cũng là người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng. Dân như nước, cán bộ như cá. Cá không thể sinh tồn và phát triển được nếu như không có nước. Nhân dân là lực lượng biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực. Do vậy, nếu không có dân, sự tồn tại của Đảng cũng chẳng có ý nghĩa gì. Đối với Chính phủ và các tổ chức quần chúng cũng vậy. Thân dân thì phải hiểu dân, nghe được dân nói, nói được cho dân nghe, làm được cho dân tin, là nhận biết được những nhu cầu của họ, biết được họ đang suy nghĩ gì, trăn trở cái gì? Họ mong muốn những gì? Và họ đang mong đợi gì ở người khác, nhất là ở người lãnh đạo, quản lý; phải biết phát hiện và đáp ứng kịp thời những nhu cầu và lợi ích thiết thực của dân; là nhìn thấy cả cái thực tại và vạch ra được viễn cảnh (tương lai) đúng đắn cho dân phát triển; là biết chia sẻ, đồng cảm và gần gũi với cuộc sống của dân, mọi suy nghĩ và hành động đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của dân, phản ánh đúng tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của dân. Điều này được thể hiện rõ trong Quan điểm của Khổng Tử và các thế hệ học trò về sau qua câu nói: "Quân vi khinh, xã tắc thứ chi, dân vi bản", nghĩa là: vua không quan trọng, xã tắc cũng chỉ là thứ yếu, quan trọng và cơ bản là dân. Vận dụng tư tưởng Nho gia Nguyễn Trãi đã cùng với Lê Lợi xây dựng lên đỉnh cao của các triều đại Phong kiến việt Nam và ông đã từng phát biểu: "Có lật thuyền mới biết sức dân như nước". Và trong thời đại ngày nay tư tưởng gần dân vẫn vẹn nguyên giá trị. Chẳng vậy mà tư tưởng Mác - Lênin đã khẳng định luận đề: người sáng tạo ra lịch sử là nhân dân đó thôi. Trước Hồ Chí Minh là hai tiền bối Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cũng ra nước nước ngoài để tìm đường cứu nước, thế nhưng chỉ có Bác mới thành công, Bác nhận ra sai lầm của tiền bối và không để mình giẫm lên vết xe đổ. Không phải Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh thất bại vì không “thân dân”, họ cũng đặt nhân dân lên đầu, lấy dân làm gốc, họ thất bại chỉ vì chưa tìm ra con đường thích hợp, lầm lối, đến nhầm nơi, để phải phiêu bạt chốn Âu. Các vị vua anh minh, các anh hùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam đều có tư tưởng “thân dân”, đã biết dựa vào sức dân, phát huy sức mạnh toàn dân để xây dựng lực lượng vũ trang, tiến hành chiến tranh chống ngoại xâm. Trong Binh thư yếu lược, Trần Quốc Tuấn đưa ra kế sách “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”. Với niềm tin “chúng chí thành thành” (ý chí nhân dân là bức thành vững chắc), Trần Quốc Tuấn chủ trương lấy nông dân làm nguồn bổ sung dồi dào, vô tận cho quân đội thông qua hình thức bách tính giai vi binh (trăm họ là binh), tận dân vi binh (mỗi người dân là một người lính). Và đến thời của Nguyễn Trãi (thế kỷ XV) thì vai trò cứu nước của nhân dân chính thức được tuyên dương xứng đáng. Theo Nguyễn Trãi, “phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ” tức là sức của dân như nước, nước chở thuyền và cũng có thể lật thuyền. Sau chiến thắng chống quân Minh, Nguyễn Trãi đã viết Đại cáo Bình Ngô không chỉ ghi công cho trời thần, danh tướng, mà còn cẩn trọng ghi công lao của nhân dân lao khổ - sức mạnh đầu tiên xung phong đánh thắng giặc Minh: “dựng gậy làm cờ, bốn phương dân cày tụ họp”. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một người có tư tưởng yêu nước, thương dân. Với quan niệm học để làm người chứ không phải học để làm quan, vả lại trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp thống trị, làm quan là làm tay sai cho giặc, là đắc tội với đồng bào, nên sau khi đỗ Phó bảng (năm 1901), cụ đã lần lữa việc ra làm quan nhiều năm. Mãi đến năm 1906, cụ được bổ nhiệm làm thừa biện Bộ Lễ, phụ trách “công việc trường ốc”. Tiếp xúc với học trò, cụ thường nói: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” nghĩa là: Làm quan là nô lệ trong đám nô lệ, lại càng nô lệ hơn. Sự tức chí đó khiến cụ bị triều đình cho là “bất phùng thời”, phải đi khỏi kinh đô để vào làm tri huyện Bình Khê (Bình Định). Ngồi ghế Tri huyện nhưng cụ thường giao du với các nhà Nho yêu nước ở địa phương hơn là có mặt ở công đường, tạo điều kiện cho những nông dân thiếu tiền thuế, những người tham gia phong trào chống thuế… đang bị giam cầm, trốn thoát. Cụ rất oán ghét bọn cường hào bức hiếp nông dân và thường đứng về phía nông dân chống lại chúng.Nói tóm lại thì ở mọi thời đại, ở mỗi vị cao minh đều lấy dân làm gốc, coi nhân dân là tinh hoa, là sức mạnh để họ tiếp tục con đường của mình, không có nhân dân thì họ có làm gì cũng vô ích, sống không có giá trị. Tháng 10-1945, trong thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “...Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì... Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”1. Người yêu cầu cán bộ từ Chủ tịch nước trở xuống đều phải là đày tớ trung thành của nhân dân. Theo Người: “Dân làm chủ thì Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”2. Từ thực tế, Bác đã thẳng thắn phê phán nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao, khi xuống cấp dưới triển khai công việc thì khệnh khạng như “ông quan” và nội dung truyền đạt thì rất đại khái, hình thức, vì vậy mà quần chúng không hiểu và rất sợ đi họp. Đó là bệnh xa quần chúng, bệnh hình thức, không phải vì lợi ích của quần chúng. Việc đặt ra chương trình làm việc, kế hoạch hành động, tuyên truyền, nhiều cán bộ cũng không hỏi xem quần chúng cần cái gì, muốn nghe, muốn biết cái gì, “chỉ mấy ông cán bộ đóng cửa lại mà làm, ngồi ỳ trong phòng giấy mà viết, cứ tưởng những cái mình làm ra là đúng, mình viết là hay. Nào có biết, cách làm chủ quan đó, kết quả là “đem râu ông nọ chắp cằm bà kia”, không ăn thua, không thấm thía, không lợi ích gì cả”. Là người phục vụ nhân dân, cán bộ Đảng, Nhà nước, đoàn thể đồng thời là người lãnh đạo, người hướng dẫn của nhân dân. Theo Người: Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng, nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường. Cán bộ, đảng viên phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Điều này cho thấy, Hồ Chí Minh không bao giờ đối lập vai trò người lãnh đạo với người đày tớ của nhân dân trong bản thân người cán bộ của Đảng và Nhà nước, mà trái lại Người yêu cầu phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Là lãnh đạo không có nghĩa là đè đầu cưỡi cổ nhân dân. Bởi vì: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ cấp nào và ngành nào đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân”. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ là khát vọng muôn đời của con người, Hồ Chí Minh quan niệm dân chủ có ý nghĩa là “dân là chủ”. Khi xác định như thế, có lúc Hồ Chí Minh đem quan niệm “dân là chủ”, đối lập với quan niệm “quan chủ”. Đây là quan niệm được Hồ Chí Minh diễn đạt ngắn, gọn, rõ, đi thẳng vào bản chất của khái niệm trong cấu tạo quyền lực của xã hội. Mở rộng theo ý đó, Hồ Chí Minh còn cho rằng:” Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ”,” Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ”,” Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”. Nói tóm lại, quan niệm Hồ Chí Minh về dân chủ được biếu đạt qua hai mệnh đề ngắn gọn:” Dân là chủ” và “Dân làm chủ”. Khi biểu đạt như thế, chúng ta có thể hiểu rằng, dân là chủ, nghĩa là đề cập vị thế của dân; còn dân làm chủ, nghĩa là đề cập năng lực và trách nhiệm của dân. Cả hai vế này luôn luôn đi đôi với nhau, thể hiện vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của dân. Quan niệm đó của Hồ Chí Minh phản ánh đúng nội dung bản chất về dân chủ. Quyền hành và lực lượng đều thuộc về nhân dân. Xã hội nào bảo đảm cho điều đó được thực thi thì đó là một xã hội thực sự dân chủ. Dân chủ thể hiện ở việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Dân chủ trong xã hội Việt Nam được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... Trong đó dân chủ thể hiện trên lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất, nổi bật nhất và được biểu hiện tập trung trong hoạt động của Nhà nước, bởi vì quyền lực của nhân dân được thể hiện trong hoạt động của Nhà nước với tư cách nhân dân có quyền lực tối cao. Hồ Chí Minh khẳng định cả trên quan điểm lẫn trên thực tế việc khi có Nhà nước mới – Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – nhân dân cử ra, tổ chức nên bộ máy nhà nước cũng như toàn bộ hệ thống chính trị. Trong tác phẩm Thường thức chính trị viết năm 1953, Hồ Chí Minh chỉ rõ:” Ở nước ta chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ... Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. thế là dân chủ”. Quan niệm dân chủ, theo Hồ Chí Minh, còn biểu hiện ở phương thức tổ chức xã hội. Khẳng định một chế độ dân chủ ở nước ta là “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, đồng thời Hồ Chí Minh cũng chỉ ra phương hướng tổ chức, hoạt động của xã hội nước ta muốn khẳng định một nước dân chủ thì phải có cấu tạo quyền lực xã hội mà ở đó người dân, cả trực tiếp, cả gián tiếp qua dân chủ đại diện, một hệ thống chính trị do “dân cử ra” và “do dân tổ chức nên”. Khi xác định quyền hành và lực lượng của xã hội, Hồ Chí Minh còn vạch rõ nguồn gốc, lực lượng tạo ra quyền hành đó là nhân dân. Đó là quan điểm gốc để Ng]if coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân; công cuộc đổi mới, xấy dựng, kháng chiến kiếm quốc là trách nhiệm và công việc của dân. Hồ Chí Minh không chỉ coi dân chủ có ý nghĩa là một giá trị chung, là sản phẩm của văn minh nhân loại, xem nó như là lý tưởng phấn đấu của các dân tộc, và nó không dừng lại với tư cách như là một thiết chế xã hội của một quốc gia mà nó còn cả ý nghĩa biểu thị mối quan hệ quốc tế, hòa bình giữa các dân tộc. đó là dân chủ, bình đẳng trong mọi tổ chức quốc tế, là nguyên tắc ứng xử trong các quan hệ quốc tế. Ngay từ năm 1941, trong Chương trình của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), Hồ Chí Minh đã “thiết kế” một chế độ dân chủ cộng hòa cho nước ta sau khi cuộc cách mạng do nhân dân thực hiện thằng lợi. Đó là chương trình thực hiện mục tiêu dân chủ, xác định rõ quyền và trách nhiệm của nhân dân trước vân mệnh của nước nhà; gắn độc lập, tự do của Tổ quốc với quyền lợi của từng người dân. Chương trình Việt Minh đã khởi dậy sức mạnh vô biên của nhân dân gành chính quyền về tay mình. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám nam 1945, một tuyên bố về chế độ dân chủ ở Việt Nam đã được Hồ Chí Minh nêu trong bản Tuyên ngôn độc lập khia sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9, trong đó các giá trị về dân chủ được gắn liền với đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc. Dân chủ ở nước Việt Nam mới được thể hiện và được bảo đảm trong đạo luật cơ bản nhất là các bản Hiến pháp do Hồ Chí Minh chỉ trì xây dựng và được Quốc hội thông qua. Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thể hiện rõ nhất và thấm đậm nhất tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh. Hiến pháp năm 1946 đặt cơ sở pháp lí đầu tiên cho việc thực hiện quyền lực của nhân dân. Với trách nhiệm chủ trì việc soạn thảo Hiến pháp năm 1959, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định quan điểm bảo đảm dân chủ trong việc xác lập quyền lực của nhân dân trong Hiến pháp. Cơ sở thực hiện quyền lực của nhân dân trong bản Hiến pháp năm 1959 được phát triển, cục thể hóa thêm. Điều đó thể hiện rõ ở các điều về quyền lực của nhân dân (Điều 4); vấn đề đại biểu của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Điều 5) và đặc biệt ở Điều 6 ghi rõ:” Tất cả các cơ quan nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Tất cả các nhân viên cơ quan nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”. Hồ Chí Minh chú trọng bảo đảm quyền lực của các giai cấp, tầng lớp, các cộng đồng dân tộc trong thể chếchính trị nước ta. Đối với giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh khẳng định rằng, công nhân có quyền thực sự trong xí nghiệp, và tự làm chủ về tư liệu sản xuất, họ phải được làm chủ trong việc quản lí, làm chủ trong việc phân phối sản phẩm lao động. Đối với nông dân, Hồ Chí Minh cho rằng, bao giờ ở nông thôn nông dân thật sự nắm chính quyền, nông dân được giải phóng thì mới có dân chủ thực sự. Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của tầng lớp tri thức trong tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam và cho rằng, lao động trí óc có nhiệm vụ rất quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc. Người đặc biệt quan tâm vấn đề giải phóng phụ nữ để phụ nữ bình đẳng với nam giới, thực sự tham gia tích cực vào các công việc xã hội. Người cũng đề cao vai trò làm chủ đất nước của thanh thiếu niên. Đối với một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, Hồ Chí Minh quan tâm đến việc bảo đẩm quyền làm chủ của tất cả nhân dân các dân tộc và cho rằng, phải làm cho các dân tộc làm chủ đất nước, mau chóng phát triển kinh tế, văn hóa, thực hiện các dân tộc bình đẳng về mọi mặt. Trong việc xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam, Hồ Chí Minh chú trọng tới việc xây dựng Đảng – với tư cách là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước lãnh đạo toàn xã hội; xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; xây dựng Mặt trận với vai trò là liên minh chính trị tự nguyện của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội vì mục tiêu chung của sự phát triển của đất nước; xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi khác của nhân dân. Có bảo đảm và phát huy dân chủ ở trong Đảng thì mới bảo đảm được dân chủ của toàn xã hội. Đó là quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh. Quyền lãnh đạo của Đảng được xuất phát từ sự ủy quyền của giai cấp công nhân, của dân tộc và của của nhân dân. Đảng trở thành hạt nhân chính trị của toàn xã hội và là nhân tố tiên quyết để bảo đảm tính chất dân chủ của xã hội. Dân chủ trong Đảng, do đó, trở thành yếu tố quyết định tới trình độ dân chủ của toàn xã hội. Nhà nước thể hiện chức năng quản lí xã hội của mình qua việc bảo đảm thực thi ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với sự phát triển của đất nước. nhà nước thể chế toàn bộ bản chất dân chủ của chế độ. Các tổ chức Mặt trận và đoàn thể nhân dân thể hiện quyền làm chủ và tham gia quản lí xã hội của tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Tất cả các tổ chức đó đều có mục tiêu chung là đạt tới trình độ dân chủ cao, dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là động lực cơ bản nhất để các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam phấn đấu trong sự nghiệp cách mạng. Thực hành dân chủ rộng rãi, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là trên nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nòng cốt là liên minh công-nông-trí. Thế nào là nhà nước của dân? Nói nhà nước là của dân, như Điều thứ 1 – Hiến pháp năm 1946 do Người làm Trưởng ban soạn thảo đã khẳng định rõ:” Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Điều thứ 32 – Hiến pháp năm 1946 cũng quy định:” Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết...”. Thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ trực tiếp được đề ra khá sớm ở nước ta. Sau khi giành được chính quyền, nhân dân ủy quyền cho các đại diện do mình bầu ra. Đồng thời “nhân dân có quyền bãi miễn đại diện Quốc hội và địa biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại diện ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Trong nhà nước của dân thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. nhà nước của dân pải bằng mọi nỗ lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Cũng trên ý nghĩa đó, các vị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa ủy quyền của dân, chỉ là “công bộc” của dân theo ý nghĩa đúng đắn của từ này. Nhưng có những “vị địa diện” đã lầm lẫn sự ủy quyền đó với quyền lực cá nhân, sinh ra lộng quyền, cửa quyền,... Chính cơn khát quyền lực ấy đã đẻ ra biết bao nhiều chuyện đau lòng mà Bác Hồ từng phê phán :” cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân, chứ không pải để cậy thế với dân”. Thế nào là nhà nước do dân? Đó là nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình; nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động; nhà nước đó lại do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Do đó, Người yêu cầu: Tất cả các cơ quan nhà nước là pải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân, “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”. Nghĩa ;à khi các cơ quan đó không đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân sẽ bãi miễn nó. Thế nào là nhà nước vì dân? Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ có một nhà nước thực sợ của dân, do dân tổ chức, xậy dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là nhà nước vì dân được. đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm, liêm chính. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:” Cả đời tôi chỉ có một mục đích , là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sợ hiểm nghèo – là vì mục đích đó. Đếm lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính ơhủ, tôi lo lắng ngày đêm, nhẫn nhục cố gắng – cũng vì mục đích đó. Đó là một vị Chủ tịch hoàn toàn vì dân. Trong nhà nước đó, cán bộ từ Chủ tịch trở xuống đều là công bộc của dân. Vì vậy: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh...”. Nhiều nhà nước của giai cấp thống trị khia còn ở giai đoạn tích cực và tiền bộ cũng chủ trương “thân dân”, thậm chí cũng tuyên bố là nhà nước”vì dân”, nhưng đó chỉ là một thiện chí hay một chiêu bài, bởi vì cái cơ bản là nếu chính quyền đó không của nhân dân và không do nhân dân làm chủ mà do các ông quan làm chủ thì không bao giờ nó có thể vì dân được. chủ tịch Hồ Chí Minh viết:” Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là tất cả ccá cán bộ, từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kì ở cấp nào và ngành nào – đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân”. Đến đây, nảy sinh mối quan hệ giữa người chủ nhà nước là nhân dân với người cán bộ nhà nước là công bộc của dân, do dân bầu ra, được nhân dân ủy quyền. trong các chế độ cũ, nhà nước là bộ máy của giai cấp bóc lột dùng để thống trị và áp bức nhân dân; viên chức, quan lại tự xưng là”cha mẹ dân”, đè đầu cưỡi cổ dân. Trong chế độ dân chủ, Bác Hồ đã lật ngược mối quan hệ đó. Người nói:” Dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ trưởng, thức trưởng, ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ. làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”. Bác hồ nhiều lần kéo các quan chức từ hàng” dân chi phụ mẫu” xuống hàng đày tớ. hai chữ” đày tớ” Người dùng gốc từ hai chữ “công bộc”, vốn có nghĩa la người phục vụ chung của xã hội cũng là một cách dùng để chỉ hàng ngũ quan lại, dưới chính thể phong kiến hay tư sản đều có dùng, chứ không hề có ý miệt thị các chực vụ này. Ngày xưa, quan lại cũng có người tốt, người xấu. ở buổi suy vi, chính trường thối nát, không phải ai đỗ đạt cũng muốn ra làm quan, hoặc đang làm quan, vì trọng danh dự mà từ quan về ở ẩn. cụ huỳnh thúc kháng là một nhà cách mạng, nhà nho khí tiết, nhiều lần được các chính quyền bù nhìn thân Pháp, thân Nhật hồi trước cách mạng mời ra làm quan, giữ những chức khác nhau, nhưng cụ đều từ chối, chỉ muốn làm người dân, bởi như Cụ Bảng Sắc, thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã từng nói:” Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ”. Nhưng đối với cán bộ nhà nước, Bác Hồ không bao giờ chỉ nhấn mạnh một vế. Là người phục vụ, cán bộ, nhà nước đồng thời là người lãnh đạo, người hướng dẫn của nhân dân. Người nói:” nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không có ai dẫn đường”. Trong Di chúc, Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Có ý kiến cho rằng: đã là đày tớ thì lãnh đạo sao được? mới nghe qua tưởng như đây là một nghịch lý, nhứng thực ra không có gì mâu thuẫn. phải hiểu ý Bác Hồ: Là người đày tớ thì phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ,... Là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài,... Như vậy, để làm người thay mặt dân phải gồm đủ cả đức và tài, phải vừa hiền lại vừa minh. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Đó là điểm khác nhau về bản chất giữa nhà nước của nhân dân với các nhà nước của giai cấp bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn giữ gìn và phát huy tư tưởng “thân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà nước đã rất cố gắng và nỗ lực trong công cuộc “trồng người” như Bác Hồ từng nói, luôn tìm tòi người tài, và giúp họ phát huy sở trường của mình để họ phục vụ cho đất nước, được quyền khẳng định mình, cống hiến công lao cho đất nước trong công cuộc xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh, ngày một phát triển hơn để sánh vai với các cường quốc năm châu. Nhà nước luôn bình đẳng với tất cả mọi người, ai có tài thì được trọng dụng, không nhất thiết phải là “ cha truyền con nối”, để tiềm năng của mỗi người được bộc lộ hết, để họ luôn nỗ lực cố gắng hơn, xứng đáng với nhiệm vụ họ đảm nhận. Nhà nước và Đảng luôn tạo điều kiện cho mọi người công bằng bầu cử ra người xứng đáng làm đại diện cho họ, ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Bên cạnh đó, dân cũng có quyền bãi miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nào nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay người dân Việt Nam ta vẫn chưa ý thức được vai trò của họ trong việc bầu cử Quốc hội, họ chỉ bầu cử một cách hết sức qua loa, không cần quan tâm ai xứng đáng hơn ai, có người còn không đích thân đi bỏ phiếu mà nhờ người thân bỏ phiếu hộ. Nhà nước và Đảng ta không bao giờ ép buộc dân làm gì, mà luôn khuyến khích, hướng dẫn họ đi đến sự đúng đắn, đi đến với văn minh nhân loại, luôn mở rộng vóng tay đón nhận những con người đã từng lạc lối nhưng đã quay đầu lại nhận sai, tạo điều kiện cho họ trở lại làm người có ích cho xã hội, để họ giúp sức tạo dự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112347.doc
Tài liệu liên quan