Đề tài Vấn đề đào tạo nghề ở tỉnh Hà Tây

Hà Tây là một tỉnh có nền kinh tế phát triển, giàu tài nguyên, nguồn nhân lực dồi dào, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển trong đó có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như lụa Vạn Phúc, nón Chuông. Bên cạnh đó, Hà Tây lại gần thủ đô Hà Nội, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước. Những yếu tố đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế của tỉnh liên tục phát triển trong nhiều năm qua, thúc đẩy phát triển công tác dạy nghề, do vậy, mỗi năm đã đào tạo trên 2 vạn lao động phục vụ cho yêu cầu sản xuất, kinh doanh và giải quyết việc làm của Tỉnh, góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh

Trong định hướng phát triển, Hà Tây ra sức thực hiện các kế hoạch, chỉ tiêu đặt ra để trở thành một tỉnh công nghiệp. Bên cạnh đó, Hà Tây lại có tiềm năng về du lịch, có khu công nghệ cao Hoà Lạc, trường Đại học Quốc gia, làng Văn Hoá, khu công nghiệp Phú Cát và các cụm điểm công nghiệp của tỉnh đang đi vào hoạt động và phát triển. Vì vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho các khu công nghiệp, hiện đại hoá nông thôn và cho các làng nghề rất lớn và cấp thiết. Đồng thời, đào tạo nghề để giải quyết việc cho số lao động của các địa phương trong diện thu hồi đất xây dựng các công trình cũng đang được tỉnh quan tâm và là nỗi bức xúc của mỗi địa phương và người lao động. Tình hình đó đòi hỏi tỉnh ta phải phát triển mạnh công tác đào tạo nghề thì mới đáp ứng được yêu cầu. Tuy trong những năm vừa qua, tỉnh ta đã có nhiều cố gắng, nhưng thực trạng công tác dạy nghề còn nhiều bất cập, trong đó lượng lao động qua đào tạo nghề còn ít mà lại chủ yếu là đào tạo ngắn hạn mang tính chất bồi dưỡng, mạng lưới cơ sở dạy nghề hiện có trên địa bàn tỉnh còn thiếu và yếu, do công tác kế hoạch và quy hoạch để từng bước xây dựng và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu dạy nghề về số lượng, chất lượng, ngành nghề cho phát triển kinh tế

Chính vì những lý do trên mà em chọn đề tài: “Vấn đề đào tạo nghề ở tỉnh Hà Tây”. Đề tài đã phần nào nói lên được thực trạng của công tác đào tạo nghề của Hà Tây, đồng thời chuyên đề cũng đưa ra được một số các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác này

1. Mục đích của đề tài: Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề; Phân tích để thấy được bức tranh toàn cảnh về công tác dạy nghề ở Hà Tây bao gồm những thành công, hạn chế của đào tạo nghề của Hà Tây; Trên cơ sở đó có những giải pháp tích cực góp phần giảm bớt những tồn tại, yếu kém của đào tạo nghề

2. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành nội dung của đề tài, em đã sử dụng một số phương pháp sau đây: phương pháp phân tích số liệu, phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp toán học

3. Kết cấu: nội dung đề tài bao gồm 3 chương

Chương 1: Khái niệm và ý nghĩa của vấn đề đào tạo nghề

Chương 2: Phân tích tình hình đào tạo nghề ở Hà Tây

Chương 3: Những biện pháp nhằm hoàn thiện việc đào tạo nghề ở Hà Tây

 

doc89 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề đào tạo nghề ở tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Hà Tây là một tỉnh có nền kinh tế phát triển, giàu tài nguyên, nguồn nhân lực dồi dào, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển trong đó có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như lụa Vạn Phúc, nón Chuông. Bên cạnh đó, Hà Tây lại gần thủ đô Hà Nội, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước. Những yếu tố đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế của tỉnh liên tục phát triển trong nhiều năm qua, thúc đẩy phát triển công tác dạy nghề, do vậy, mỗi năm đã đào tạo trên 2 vạn lao động phục vụ cho yêu cầu sản xuất, kinh doanh và giải quyết việc làm của Tỉnh, góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh Trong định hướng phát triển, Hà Tây ra sức thực hiện các kế hoạch, chỉ tiêu đặt ra để trở thành một tỉnh công nghiệp. Bên cạnh đó, Hà Tây lại có tiềm năng về du lịch, có khu công nghệ cao Hoà Lạc, trường Đại học Quốc gia, làng Văn Hoá, khu công nghiệp Phú Cát và các cụm điểm công nghiệp của tỉnh đang đi vào hoạt động và phát triển. Vì vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho các khu công nghiệp, hiện đại hoá nông thôn và cho các làng nghề rất lớn và cấp thiết. Đồng thời, đào tạo nghề để giải quyết việc cho số lao động của các địa phương trong diện thu hồi đất xây dựng các công trình cũng đang được tỉnh quan tâm và là nỗi bức xúc của mỗi địa phương và người lao động. Tình hình đó đòi hỏi tỉnh ta phải phát triển mạnh công tác đào tạo nghề thì mới đáp ứng được yêu cầu. Tuy trong những năm vừa qua, tỉnh ta đã có nhiều cố gắng, nhưng thực trạng công tác dạy nghề còn nhiều bất cập, trong đó lượng lao động qua đào tạo nghề còn ít mà lại chủ yếu là đào tạo ngắn hạn mang tính chất bồi dưỡng, mạng lưới cơ sở dạy nghề hiện có trên địa bàn tỉnh còn thiếu và yếu, do công tác kế hoạch và quy hoạch để từng bước xây dựng và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu dạy nghề về số lượng, chất lượng, ngành nghề cho phát triển kinh tế Chính vì những lý do trên mà em chọn đề tài: “Vấn đề đào tạo nghề ở tỉnh Hà Tây”. Đề tài đã phần nào nói lên được thực trạng của công tác đào tạo nghề của Hà Tây, đồng thời chuyên đề cũng đưa ra được một số các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác này 1. Mục đích của đề tài: Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề; Phân tích để thấy được bức tranh toàn cảnh về công tác dạy nghề ở Hà Tây bao gồm những thành công, hạn chế của đào tạo nghề của Hà Tây; Trên cơ sở đó có những giải pháp tích cực góp phần giảm bớt những tồn tại, yếu kém của đào tạo nghề 2. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành nội dung của đề tài, em đã sử dụng một số phương pháp sau đây: phương pháp phân tích số liệu, phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp toán học… 3. Kết cấu: nội dung đề tài bao gồm 3 chương Chương 1: Khái niệm và ý nghĩa của vấn đề đào tạo nghề Chương 2: Phân tích tình hình đào tạo nghề ở Hà Tây Chương 3: Những biện pháp nhằm hoàn thiện việc đào tạo nghề ở Hà Tây Chương1 Khái niệm và ý nghĩa của vấn đề đào tạo nghề 1. Khái niệm 1.1. Nghề 1.1.1. Khái niệm nghề Nói đến khái niệm nghề, có rất nhiều cách thức tiếp cận khác nhau Theo từ điển Tiếng Việt: “Nghề là công việc chuyên làm theo phân công lao động trong xã hội” Với cách tiếp cận này, mỗi người trong hệ thống phân công lao động xã hội sẽ đảm nhận một hoặc một số công việc, những công việc này lặp đi lặp lại thường xuyên, từ ngày này sang ngày khác, nội dung của những công việc đó không hề thay đổi, và nó được hiểu là nghề Nghề, cũng có thể được hiểu là một hình thức phân công lao động, nó đòi hỏi kiến thức lý thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những công việc nhất định Giáo trình kinh tế lao động trang 55- Phạm Đức Thành và Mai Văn Chánh Như vậy, nghề là một thuật ngữ để chỉ một hình thức lao động trong xã hội. Để có thể làm được một nghề, người lao động cần phải có kiến thức về lý thuyết của một hoặc một vài môn khoa học nào đó, những kỹ năng thực hành đến mức thành thạo. Thông qua quá trình lao động của mỗi người lao động đối với nghề của mình, họ sẽ hoàn thành công việc mà nghề đó yêu cầu, từ đó tạo ra được những sản phẩm vật chất và tinh thần, phục vụ cho bản thân họ, cho gia đình họ và cho toàn xã hội Tóm lại, nghề là tổng hợp những kiến thức (hiểu biết) và kỹ năng lao động mà con người tiếp thu được do kết quả của đào tạo chuyên môn và tích luỹ kinh nghiệm trong công việc 1.1.2. Đặc trưng của nghề Đã là nghề, cho dù được hiểu theo cách thức như thế nào thì nó cũng có những đặc trưng cơ bản như sau: • Là một công việc chuyên làm • Là phương tiện sinh sống gắn với cả cuộc đời hoặc phần lớn cuộc đời của người lao động • Bao gồm cả lao động trí óc và lao động chân tay ▪ Phù hợp với yêu cầu của xã hội • Có rất nhiều nghề, giữa các nghề có thể có mối quan hệ với nhau, cũng có thể chúng độc lập với nhau Có thể nói, nghề gắn liền với kiến thức và kinh nghiệm, nói đến một nghề là phải nói đến hiểu biết và sự thành thạo của người lao động đối với công việc của nghề. Những kiến thức và kinh nghiệm đó không phải tự nhiên có được mà là do kết quả của đào tạo và tích luỹ kinh nghiệm Nói đến nghề,là nói đến một hoặc một số những công việc nào đó trong hệ thống phân công lao động xã hội, nhưng nói đến nghề nghiệp, là nói đến một cái gì đó rất cụ thể, bởi vì đó là nghề của một người lao động. Với nghề này, người lao động đó đang thực hiện những nội dung công việc cụ thể, đem kiến thức và kỹ năng của họ thực hiện công việc, tạo ra của cải vật chất và tinh thần Hiện nay, Nhà nước rất khuyến khích và tạo điều kiện để mọi người phát triển nghề nghiệp, điều này đã được quy định rất rõ trong Bộ luật Lao Động của nước Cộng Hoà Xã Hội chủ nghĩaViệt Nam: “mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo” (Điều 5- bộ Luật Lao động) “mọi người có quyền tự do lựa chọn nghề và nơi học nghề phù hợp với nhu cầu việc làm của mình” (Điều 20- bộ Luật Lao động) Lựa chọn nghề nghiệp đúng sẽ là cơ sở quan trọng cho sự thành đạt của mỗi người lao động vì nó tạo ra sự cuốn hút, say mê trong quá trình làm việc. Xã hội có rất nhiều nghề và cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, nhiều ngành nghề mới sữ xuất hiện và cũng có những ngành nghề sẽ phải mất đi; nghề đang làm trong hiện tại là phù hợp, nhưng không thể nói trước được rằng nó vẫn còn là phù hợp trong tương lai. Điều đó cũng góp phần giải thích vì sao nhiều người phải chuyển nghề sau một thời gian làm việc hoặc phải đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề của bản thân 1.2. Đào tạo Là quá trình có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực hiện thành công một hoạt động xã hội (nghề nghiêp) cần thiết Đào tạo cũng có thể được hiểu là quá trình học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn Như vậy, đào tạo là sự phát triển có hệ thống những kiến thức và kỹ năng mà mỗi cá nhân có để thực hiện đúng một nghề hoặc một nhiệm vụ cụ thể nào đó hoặc đào tạo nhấn mạnh vào mặt phát triển và rèn luyện năng lực, tạo tiền đề để cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả 1.3. Đào tạo nghề 1.3.1. Khái niệm Với cách tiếp cận về nghề và đào tạo nghề như trên, ta có thể hiểu: “Đào tạo nghề là quá trình có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của một nghề nào đó, từ đó tạo ra năng lực để thực hiện thành công nghề đã được đào tạo” Thông qua quá trình đào tạo nghề, học sinh sẽ được học hệ thống những kiến thức (hiểu biết) về lý thuyết cần thiết của nghề, được thực hành trong thực tế để hình thành kỹ năng, kỹ xảo của nghề, đồng thời họ còn được giáo dục và phát triển cả thái độ, ý thức đối với nghề trong tương lai của bản thân họ. Sau khoá học đào tạo nghề này, người lao động sẽ nắm vững một nghề, một chuyên môn, quá trình đào tạo nghề sẽ được thực hiện với cả những người đã có nghề, có chuyên môn rồi hoặc học để làm nghề, chuyên môn khác 1.3.2. Phân loại đào tạo nghề Căn cứ vào thực tế đào tạo đối với người học ă Đào tạo mới: là quá trình đào tạo nghề cho những người chưa có nghề ă Đào tạo lại: đào tạo cho những người đã có nghề song vì một lý do nào đó nghề của họ không còn phù hợp nữa. Đào tạo lại thường được hiểu là quá trình nhằm tạo cho người lao động có cơ hội để học tập một lĩnh vực chuyên môn mới để đổi nghề. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, nhiều lĩnh vực kỹ thuật được tiếp cận với nhau để hình thành những kỹ thuật mới thì mặc dầu không thay đổi nghề, nhưng người lao động cũng cần được trang bị thêm về kiến thức và kỹ năng của một lĩnh vực chuyên môn mới ă Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề: nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kinh nghiệm làm việc để người lao động có thể đảm nhận được những công việc phức tạp hơn Căn cứ vào thời gian đào tạo nghề ▪ Đào tạo ngắn hạn: có thể được thực hiện 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 1 năm tại các trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề độc lập hoặc gắn với cơ sở kinh doanh, dịch vụ và cơ sở giáo dục khác. Quá trình đào tạo ngắn hạn tổ chức theo hình thức học lý thuyết và thực hành theo lớp, kèm cặp tại xưởng, tại nhà, lấy thực hành là chính, vừa học, vừa làm, chuyển giao công nghệ; đưa kiến thức khoa học, công nghệ mới và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Đào tạo nghề ngắn hạn dành cho những người có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học Các khóa học ngắn hạn sẽ cung cấp đầy đủ các yêu cầu kỹ năng, kiến thức của một nghề nhưng ở trình độ thấp. Bên cạnh đó, còn có các khoá học ngắn hạn chỉ cung cấp một phần nội dung của nghề nghiệp, hoặc chỉ có tác dụng bổ trợ. Mỗi người có thể theo học nhiều khoá học ngắn hạn để tích luỹ dần kiến thức nghề nghiệp cho mình hoặc để bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng mới Thông tin về các khoá học ngắn hạn này có thể thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên bảng thông báo ngay ở cơ sở đào tạo ▪ Đào tạo dài hạn: được thực hiện từ 1 đến 3 năm tại các trường dạy nghề, các trường trung học chuyên nghiệp, trường Cao đẳng, trường Đại học có đủ điều kiện để tổ chức dạy nghề dài hạn. Đào tạo dài hạn thường cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng cơ bản để thực hiện một nghề nào đó. Sau khi kết thúc khoá học dài hạn, người lao động sẽ cơ bản có đủ hành trang để khởi đầu nghề nghiệp của mình. Đào tạo dài hạn có ưu điểm là tính liên tục cao nên người học có thể tiếp nhận các kiến thức, kỹ năng một cách hệ thống, bài bản và cũng thuận lợi hơn khi muốn học tập để nâng cao trình độ Căn cứ vào trình độ đào tạo nghề Trình độ đào tạo nghề là chuẩn mực kỹ thuật hoặc nghiệp vụ theo mức độ khác nhau, được quy định theo các căn cứ khoa học thống nhất. Bao gồm: ٭ Trình độ bán lành nghề: được trang bị một số kiến thức, kỹ năng nghề nhất đinh. Tổ chức đào tạo cấp trình độ này nhằm cung cấp lao động cho nhu cầu phát triển ngành nghề giản đơn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển đổi cơ cấu lao động tại chỗ, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế gia đình và phát triển cơ hội có việc làm cho người lao động. Tỷ trọng lao động được đào tạo ở cấp trình độ này sẽ giảm dần trong kế hoạch đào tạo, song vẫn chiếm phần lớn trong tổng số lao động được đào tạo hàng năm ٭ Trình độ lành nghề: người học được trang bị đầy đủ kiến thức lý thuyết tổng hợp và kỹ năng thực hành chuyên sâu, giúp họ có khả năng đảm nhận được những công việc phức tạp. Lao động được đào tạo ở cấp trình độ này chủ yếu để phục vụ nhu cầu sử dụng của các khu công nghiệp, khu chế xuất, những dây chuyền sản xuất sử dụng công nghệ cao, phục vụ nhu cầu xuất khẩu và chuyên gia ٭ Trình độ cao: không những người học có được hệ thống lý thuyết và kỹ năng thực hành đầy đủ mà họ còn được tiếp cận với những khoa học mới, với công nghệ tiên tiến, hiện đại từ đó họ có thể thực hiện công việc trên những thiết bị mới, những công việc cần trình độ cao và sự khéo léo. Theo yêu cầu phát triển của công nghệ sản xuất, theo xu hướng quốc tế, để hội nhập và cạnh tranh trên thị trường lao động trong và ngoài nước, trong một số lĩnh vực đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật ở bậc trung cấp và cao đẳng. Vì vậy, hệ thống đào tạo nghề cần sớm tổ chức đào tạo lai động ở cấp trình độ này với tỉ trọng ngày càng nhiều hơn 1.4. Các hình thức đào tạo nghề Một trong những nhiệm vụ quan trọng của kế hoạch đào tạo là xác định các hình thức đào tạo thích hợp. Thực chất là tính toán hiệu quả kinh tế của các hình thức đào tạo, là so sánh giữa chi phí đào tạo với hiệu quả đem lại khi đào tạo. Đây là vấn đề phức tạp. Trong thực tế chưa có phương pháp tính toán thật chính xác. Hiện nay mới chỉ có thể phân tích được những ưu và nhược điểm của các hình thức đào tạo. Tuỳ theo yêu cầu và điều kiện thực tế, có thể áp dụng hình thức này hay hình thức khác. Những hình thức đào tạo đang được áp dụng hiện nay là: 1.4.1. Đào tạo tại nơi làm việc Đào tạo tại nơi làm việc là đào tạo trực tiếp, chủ yếu là thực hành ngay trong quá trình sản xuất, do xí nghiệp tổ chức Đào tạo tại nơi làm việc được tiến hành dưới hai hình thức: cá nhân và tổ đội sản xuất. Với đào tạo cá nhân, mỗi thợ học nghề được một công nhân có trình độ lành nghề cao hướng dẫn. Người hướng dẫn vừa sản xuất, vừa tiến hành dạy nghề theo kế hoạch. Với hình thức đào tạo theo tổ, đội sản xuất, thợ học nghề được tổ chức thành từng tổ và phân công cho những công nhân dạy nghề, thoát ly sản xuất chuyên trách hướng dẫn Những công nhân dạy nghề phải có trình độ văn hoá, trình độ nghề nghiệp và có phương pháp sư phạm nhất định Quá trình đào tạo được tiến hành qua các bước: Phân công những công nhân có trình độ lành nghề cao vừa sản xuất, vừa hướng dẫn thợ học nghề. Trong bước này, người hướng dẫn vừa sản xuất, vừa giảng cho người học nghề về cấu tạo máy móc, nguyên tắc vận hành, quy trình công nghệ, phương pháp làm việc. Người học nghề theo dõi, quan sát những theo tác, động tác và phương pháp làm việc của người hướng dẫn. Cũng trong bước này, doanh nghiệp hoặc phân xưởng tổ chức dạy lý thuyết cho người học nghề do kỹ sư hoặc kỹ thuật viên phụ trách Giao việc làm thử sau khi đã nắm được những nguyên tắc và phương pháp làm việc, người học nghề bắt tay làm thử dưới sự kiểm tra uốn nắm của người hướng dẫn Giao việc hoàn toàn cho người học nghề. Khi người học nghề có thể tiến hành công việc độc lập được, người hướng dẫn giao hẳn công việc cho người học nghề nhưng vẫn phải thường xuyên theo dõi, giúp đỡ Muốn cho hình thức này đạt kết quả tốt, việc kèm cặp trong sản xuất cần phải được tổ chức hợp lý, có chế độ đồng kèm cặp giữa người dạy học và người học, giữa xí nghiệp và người dạy 1.4.2. Các lớp cạnh doanh nghiệp Đối với những nghề tương đối phức tạp, việc đào tạo trong sản xuất không đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tổ chức các lớp đào tạo riêng cho mình hoặc cho các doanh nghiệp cùng ngành. Hình thức đào tạo này không đòi hỏi có đầy đủ cơ sở vật chất- kỹ thuật riêng, không cần bộ máy chuyên trách mà dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có của doanh nghiệp. Chương trình đào tạo gồm có hai phần: Lý thuyết và thực hành sản xuất. Phần lý thuyết được giảng tập trung do các kỹ sư, cán bộ phụ trách. Phần thực hành được tiến hành ở các phân xưởng thực tập và trong các phân xưởng do các kỹ sư hoặc công nhân lành nghề hướng dẫn 1.4.3. Các trường chính quy Để đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng phát triển trên cơ sở kỹ thuật hiện đại, Bộ hoặc các ngành cần tổ chức các trung tâm dạy nghề, các trường dạy nghề tập trung, quy mô tương đối lớn, đào tạo công nhân có trình độ lành nghề cao. Khi tổ chức các trường dạy nghề, cần phải có bộ máy quản lý, đội ngũ giáo viên chuyên trách và cơ sở vật chất riêng cho đào tạo. Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các trường, cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây: Phải có kế hoạch và chương trình đào tạo. Đối với các nghề phổ biến, chương trình do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hôi, Bộ Giáo dục- Đào tạo xây dựng và ban hành. Chương trình đào tạo phải bao gồm hai phần lý thuyết và thực hành, không coi nhẹ phần nào Phải có đội ngũ giáo viên dạy nghề có đủ khả năng, chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy Phải được trang bị máy móc, thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập, các phòng thí nghiệm, xưởng trường. Những nơi có điều kiện, nhà trường cần cần tổ chức xưởng sản xuất riêng, nên để ở gần các doanh nghiệp lớn của ngành, tạo điều kiện cho giảng dạy và học tập thuận lợi. Các tài liệu giảng dạy và sách giáo khoa phải được biên soạn thống nhất cho các nghề, các trường. Như vậy, muốn cho việc đào tạo có chất lượng phải đi từ những vấn đề cơ bản của công tác dạy nghề, như định rõ nhiệm vụ, mục tiêu của mỗi trường, lớp; tăng cường trang bị máy móc, thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, học tập; đào tạo đội ngũ giáo viên lý thuyết và thực hành cho các nghề; ban hành những chế độ, chính sách cần thiết như quy chế trường, lớp, tiêu chuẩn giáo viên, tiêu chuẩn tuyển sinh vào các trường 1.5. Mạng lưới cơ sở dạy nghề 1.5.1. Khái niệm Mạng lưới cơ sở dạy nghề là hệ thống các cơ sỏ dạy nghề bao gồm các trường dạy nghề chuyên nghiệp, các trường cao đẳng và trung học có chức năng dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, các trung tâm tham gia dạy nghề, các cơ sở dạy nghề của tập thể, tư nhân và các làng nghề tham gia dạy nghề và truyền nghề 1.5.2. Các bộ phận cấu thành Lớp dạy nghề Lớp dạy nghề là đơn vị đào tạo nằm trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, mở lớp dạy nghề khi có nhu cầu đào tạo nghề đơn giản, công nhân chưa lành nghề là chủ yếu. Ngoài ra còn đào tạo nghề phức tạp, chương trình hoàn chỉnh khi nghề đó không đủ điều kiẹn hình thành một nghề đào tạo trong trường Lớp bồi dưỡng nghề trong cơ sở sản xuất kinh doanh làm nhiệm vụ bồi dưỡng công nhân chưa lành nghề thành lành nghề và lành nghề bậc cao. Lớp dạy nghề bao gồm lớp dạy nghề của xí nghiệp và lớp dạy nghề của tư nhân Trường dạy nghề Trường dạy nghề là đơn vị cơ sở, là tế bào sống của ngành dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường dạy nghề quản lý và sử dụng một bộ phận cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội, đào tạo những người trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội, qua đó sử dụng có hiệu quả lao động sống và lao động quá khứ. Trường dạy nghề có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của mình Trường dạy nghề có nhiệm vụ: đào tạo công nhân, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ lành nghề, bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề, công nhân lành nghề thành công nhân lành nghề bậc cao Để có một trường dạy nghề thực hiện tốt nhiẹm vụ thì ở trong trường phải có bộ máy tổ chức, lãnh đạo trường, có các phòng ban hoàn chỉnh theo quy chế, có đội ngũ giáo viên chuyên trách, có đủ lực lượng cán bộ, giáo viên đảm bảo đào tạo theo nhiệm vụ đặt ra, có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình đào tạo, các trường đào tạo thực hiện quá trình đào tạo theo khoá học dài hạn, tập trung học viên vào học trong thời gian từ 1 đến 3 năm, có đủ tư cách cấp bằng cho người học sau khi kết thúc khoá học Trung tâm dạy nghề Là những cơ sở đào tạo ngắn hạn trong hệ thống giáo dục quốc dân, do cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, cá nhân hoặc một nhóm cá nhân lập ra hoạt động theo quy định của pháp luật, nhằm đào tạo nghề, bổ túc, bồi dưỡng nghề cho người lao động Trung tâm dạy nghề có thể dạy cả lý thuyết và thực hành, cũng có thể chỉ dạy lý thuyết còn thực hành ở các cơ sở sản xuất kinh doanh Trung tâm dạy nghề là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng Điều 1- quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm dạy nghề ban hành kèm theo quyết định số 776/2001/QĐ - BLĐTBXH ngày 09 tháng 08 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Trung tâm dạy nghề chịu sự quản lý Nhà nước về dạy nghề của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, sự quản lý trực tiếp của cơ quan ra quyết định thành lập và chịu sự quản lý theo vùng lãnh thổ của chính quyền địa phương nơi trung tâm dạy nghề đặt trụ sở Ngành nghề đào tạo ở trung tâm dạy nghề có thể ổn định hoặc không ổn đinh, có thể thay đổi linh hoạt theo nhu cầu sản xuất hoặc dịch vụ ở địa phương và nhu cầu của người học; không có đủ tư cách pháp nhân cấp bằng nghề, chỉ được cấp chứng chỉ nghề cho người tốt nghiệp, các khoá học ở trung tâm dạy nghề đều là ngắn hạn dưới 1 năm; hoạt động chủ yếu ở các trung tâm dạy nghề là theo phương thức không chính quy, đa dạng, linh hoạt phù hợp với từng loại nghề; cơ sở vật chất kỹ thuật của các trung tâm dạy nghề không lớn và có thể là không đầy đủ Trung tâm dạy nghề đóng vai trò là một cơ sở dạy nghề của địa phương (chủ yếu là quận, huyện), các tổ chức đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp… có chức năng phổ cập nghề cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, của doanh nghiệp Các bộ phận khác Ngoài các bộ phận trên, mạng lưới cơ sở dạy nghề còn bao gồm những thành phần khác như các làng nghề tham gia dạy nghề và truyền nghề, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp, các trung tâm dịch vụ việc làm có tham gia dạy nghề, các cơ sở dạy nghề của tư nhân, tập thể… 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề Trình độ tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của những người công nhân đóng một vai trò quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình đổi mới nền kinh tế, thực hiện CNH – HĐH. Vì vậy, để nâng cao chất lượng tay nghề cho công nhân cần phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ. Nhưng trước hết là phải làm sao để công tác đào tạo nghề có hiệu quả hơn nữa. Muốn vậy, chúng ta cần nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới công tác này để có những biện pháp tốt nhất đáp ứng yêu cầu đặt ra 2.1.Các yếu tố bên trong Công tác đào tạo nghề, ngay trong bản thân quá trình ấy đã chứa đựng rất nhiều yếu tố. Những yếu tố này có mối quan hệ khăng khít, bền chặt với nhau, những yếu tố ấy tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau, cũng có lúc mâu thuẫn nhau. Trên cơ sở ấy mà nó có tác động trực tiếp tới kết quả, hiệu quả của đào tạo nghề. Vậy, những yếu tố bên trong đó là gì, chúng tác động như thế nào tới công tác đào tạo nghề, đó là điều chúng ta sẽ nghiên cứu dưới đây 2.1.1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của các cơ sở dạy nghề Có thể nói, cơ sở vật chất, kỹ thuật là yếu tố đầu tiên quyết định tới việc cơ sở dạy nghề có tồn tại hay không? Cơ sở vật chất, kỹ thuật được nhắc đến ở đây là hệ thống trường lớp, những trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề, kinh phí của công tác dạy nghề… Muốn quá trình học tập, đào tạo diễn ra thì trước hết cần có địa chỉ, tại đây giáo viên dạy nghề sẽ truyền đạt kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành, kỹ xảo làm việc cho học viên, giúp học viên tiếp cận được với nghề một cách nhanh nhất và dễ dàng nhất. Địa chỉ ở đây chính là nơi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng có thể là những xưởng thực hành, hay quy mô hơn, đó là những lớp dành riêng cho mục đích học nghề. Một hệ thống trường lớp tốt sẽ giúp quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp có hiệu quả hơn, giúp công tác đào tạo nghề đạt kết quả tốt hơn. Nói đến cơ sở vật chất, kỹ thuật, chúng ta không thể không nhắc đến những trang thiết bị, dụng cụ, máy móc phục vụ quá trình dạy và học. Đó là bàn, ghế, hệ thống chiếu sáng, các thiết bị âm thanh, máy móc thực hành… Học sinh nghề tiện sẽ không thể học tốt nếu không biết cấu tạo của máy tiện, không biết cách sử dụng máy tiện. Đặc biệt, trong điều kiện ngày nay, để quá trình đào tạo nghề được tốt thì những trang thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình thực hành phải là những máy móc tốt nhất, hiện đại nhất hay ít nhất cũng phải phù hợp với quá trình sản xuất để học viên sau khi kết thúc khoá học mới không bị bỡ ngỡ khi tiến hành làm việc thực tế Một cơ sở vật chất, kỹ thuật tốt sẽ khiến kết quả đào tạo, bồi dưỡng rất khả quan, sản phẩm của quá trình đó là những người lao động có trình độ chuyên môn, vững vàng trong nghề đã được đào tạo, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc. Nếu cơ sở vật chất không đáp ứng được yêu cầu đặt ra thì quá trình học lý thuyết và thực hành có những hẫng hụt, việc học tại các cơ sở dạy nghề với ra làm việc thực tế có những khoảng cách lớn, từ đó làm giảm hiệu quả của công tác đào tạo, gây lãng phí chi phí cho quá trình đào tạo và bồi dưỡng, mà lãng phí này không chỉ cho bản thân người công nhân, cho doanh nghiệp, tổ chức thuê mướn, mà là cho toàn xã hội 2.1.2. Chương trình dạy nghề Có cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa đủ, quá trình đào tạo nghề muốn thực hiện được thì phải các định xem đào tạo cái gì, quá trình ấy diễn ra như thế nào, trong thời gian bao lâu, cách thức đào tạo ra sao. Những điều đó được biểu hiện vụ thể qua chương trình dạy nghề Chương trình dạy nghề bao gồm: giáo trình dạy nghề (sách giáo khoa, tài liệu tham khảo), thời gian của quá trình học nghề (đào tạo dài hạn hay ngắn hạn hay là đào tạo lại nâng cao trình độ lành nghề…), hình thức giảng dạy là dạy trực tiếp trong sản xuất hay dạy tại trường lớp… Những nhân tố này

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1227.Doc
Tài liệu liên quan