Đề thi thử đại học lần 2 – Năm học 2014 - Thpt Phú Nhuận môn: Ngữ văn – Khối D

I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THI SINH (5,0 ĐIỂM)

Câu1: (2,0 điểm)

 Trong truyện ngắn “Vợ Nhặt” của Kim Lân, bà cụ Tứ đã nói chuyện gì trong bữa cơm ngày đói? Hãy cho biết điều mànhà văn muốn gửi gắm qua câu chuyện ấy?

Câu 2: (3,0điểm)

Bạn đừng phán xét hạt tiêu theo hình dạng nhỏ bé của nó, hãy nếm nó và bạn sẽ thấy nó cay cỡ nào. ( Ngạn ngữ Hi Lạp).

Viết bài nghị luận xã hội khoảng 600 chữ trình bày ý kiến của anh (chị) về câu ngạn ngữ trên.

II.PHẦN RIÊNG (5,0 ĐIỂM)

 Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu của phần riêng (câu 3a hoặc câu 3b)

 

doc4 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề thi thử đại học lần 2 – Năm học 2014 - Thpt Phú Nhuận môn: Ngữ văn – Khối D, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 – NĂM HỌC 2014 - THPT PHÚ NHUẬN MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI D Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THI SINH (5,0 ĐIỂM) Câu1: (2,0 điểm) Trong truyện ngắn “Vợ Nhặt” của Kim Lân, bà cụ Tứ đã nói chuyện gì trong bữa cơm ngày đói? Hãy cho biết điều mànhà văn muốn gửi gắm qua câu chuyện ấy? Câu 2: (3,0điểm) Bạn đừng phán xét hạt tiêu theo hình dạng nhỏ bé của nó, hãy nếm nó và bạn sẽ thấy nó cay cỡ nào. ( Ngạn ngữ Hi Lạp). Viết bài nghị luận xã hội khoảng 600 chữ trình bày ý kiến của anh (chị) về câu ngạn ngữ trên. II.PHẦN RIÊNG (5,0 ĐIỂM) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu của phần riêng (câu 3a hoặc câu 3b) Câu 3a:(5,0 điểm) Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện qua hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi Câu 3b:(5,0 điểm) So sánh bài thơ “Mộ” của Hồ Chí Minh và khổ cuối của bài Tràng Giang – Huy Cận: “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không; Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết lò than đã rực hồng”. Nam Trân dịch (Chiều tối- Hồ Chí Minh, sách ngữ văn lớp 11, tập 2) “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. (Trích “Tràng giang”- Huy Cận,sách ngữ văn lớp 11, tập 2) ----Hết---- ĐÁP ÁN Câu 1: Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”của Kim Lân, bà cụ Tứ đã nói chuyện gì trong bữa cơm ngày đói? Hãy cho biết điều mà nhà văn muốn gửi gắm qua câu chuyện ấy. -Bà cụ Tứ dặn Tràng: Mua đôi gàvề nuôi. - Bà cụ động viên các con, hướng các con đến một tương lai tươi sáng: “Bà lão nói toàn chuyện vui,toàn chuyện sung sướng sau này”, “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. * Ý nghĩa: - Thể hiện tình cảm chân thành, đôn hậu, giàu tình yêu thương của bàmẹ nghèo . -Niền tin, niềm hy vọng của con người.Dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó, bế tắc tận cùng, họ vẫn cưu mang đùm bọc lấy nhau, khát khao hướng về một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn. Câu 2: I. Mở bài: giới thiệu câu ngạn ngữ nêu ở đề bài II.Thân bài: 1/ Giải thích: Hạt tiêu nhỏ bé nhưng lại có vị cay nồng và mùi thơm đặc biệt. chỉ khi nếm, ta mới cảm nhận được vị cay đặc trưng của nó. Câu ngạn ngữ khuyên chúng ta không nên nhìn bề ngoài bình thường mà vội vàng đánh giá bản chất thực sự của mọi sự vật hiện tượng trong cuộc sống. 2/ Bàn luận, mở rộng vấn đề: Hình thức và nội dung: chúng luôn có mối quan hệ tác động qua lại. Hình thức có thể biểu hiện nội dung và nội dung phải được thể hiện qua hình thức nhất định. Nhưng không phải hình thức nào cũng thể hiện một nội dung tương ứng với nó và ngược lại không phải nội dung nào cũng nhất thiết yêu cầu một hình thức phù hợp. Trong cuôc sống, chúng ta cũng gặp nhiều sự vật, hiện tượng có hình thức bề ngoài trái ngược với nội dung bên trong ( nêu dẫn chứng). 3/ Phê phán: Nhiều người chỉ nhìn hình thức bề ngoài của sự vật hiện tượng rồi vội vàng đánh giá è sai lầm trong cách nhìn nhận 4/ Bài học nhận thức: Đánh giá, xếp loại, khẳng định về một sự vật, hiện tượng nào, phải xem xét kĩ lưởng mọi khía cạnh. Có như thế, chúng ta sẽ tránh được những sai lầm. III. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của câu ngạn ngữ Câu 3a: Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện qua hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi Mở bài : Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đề bài. Thân bài: 1. Thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học? Chủ nghĩa anh hùng cách mạng là chủ nghĩa yêu nước, anh hùng dân tộc ta được phát huy cao độ trong thời khì cách mạng. Đó là chủ nghĩa anh hùng tập thể, cả dân tộc đều hướng tới phấn đấu và chiến đấu cho một lí tưởng chung cao đẹp của thời đại: lí tưởng độc lập tự do. Đây là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành với lí tưởng cách mạng được thử thách trong những hoàn cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc 2. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện như thế nào trong hai truyện ngắn A. Về tác giả:Cả hai tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đều gắn bó với cuộc chiến đấu chống Mỹ, là những nhà văn chiến sĩ ở tuyến đầu máu lửa. Tác phẩm của họ mang hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động, bước vào văn học từ thực tế chiến đấu B. Về hoàn cảnh sáng tác: Hai truyện ngắn “Rừng xà nu” (1965) “Những đứa con trong gia đình” (1966) đều ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩõ cứu nước, khi đế quộc Mĩ đổ quân vào miền Nam nước ta, dân tộc ta đứng trước trận chiến, một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống. Đó là bối cảnh lịch sử để từ đó hai tác phẩm ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với chất sử thi đậm đà C.Về hình tượng nhân vật của hai truyện ngắn: - Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trước tiên thể hiện ở những nhân vật mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, từ đau thương trỗi dậy để chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược: + Họ đều là những con người được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc: .Tnú là người con của làng Xô Man nơi từng người dân đều hướng về cách mạng, bảo vệ cán bộ “Đảng còn thì núi nước này còn” – Lời cụ Mết. (Rừng xà nu) . Chiến và Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước căm thù giặc: Cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam bộ kiên cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ. (Những đứa con trong gia đình) + Họ đã chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc: . Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân bị giặc đốt mười đầu ngón tay. . Chiến và Việt chứng kiến cái chết của ba má: ba bị chặt đầu, má chết vì đạn giặc . Những đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam. Biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Tnú lên đường đi “lực lượng” dù mỗi ngón tay mất đi 1 đốt. Chiến và Việt cùng vào bộ đội, coi việc đánh giặc trả nợ nước thù nhà là lẽ sống. + Họ đều mang phẩm chất anh hùng bất khuất, là những con người Việt Nam kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm .Tnú từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị giặc bắt được, tra tấn dã man vẫn không khai. Anh vượt ngục trở về. Lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô Man chống giặc, bị đốt mười ngón tay vẫn không kêu rên trước mặt kẻ thù. Ở Tnú toát lên vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên và cẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng thời đại chống Mĩ. . Việt bị thương trong trận đánh lại lạc mất đơn vị, vẫn chắc tay súng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Đối với chị, Việt ngây thơ, nhỏ bé. Còn trước kẻ thù, Việt vụt lớn lên, chững chạc trong tư thế người anh hùng. + Chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ thể hiện ở từng nhân vật mà còn thể hiện ở tập thể nhân vật anh hùng, và mỗi nhân vật đều tượng trưng cho phẩm chất của cả cộng đồng: Cụ Mết, Mai, Dít, Heng trong “Rừng xu na”; ba, má, chú Năm trong “Những đứa con trong gia đình”. Họ đều là những con gnười yêu quê hương đất nước, gắn bó với buôn làng, với gia đình, với người thân yêu. Tình yêu Tổ quốc của họ bắt dầu từ những tình cảm bình dị đó, cho nên nó càng bền bỉ, càng có sức mạnh lớn lao khiến kẻ thù phải run sợ. Các nhân vật của hai truyện ngắn đều đã vượt lên nỗi đau và bi kịch cá nhân để sống có ích cho đất nước. Những đau thương của họ cũng chính là đau thương của dân tộc trong những năm tháng thương đau của chiến tranh. Tinh thần quả cảm, kiên cường của họ cũng là tinh thần của cả dân tộc Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng - Chủ nghĩa anh hùng cách mạng còn thể hiện ở sức sống bất diệt của con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu ác liệt + Dân làng Xô Man như rừng cây xà nu mặc dù”Trong rừng ù hàng vạn cây nhưng không cây nào không bị thương”, nhưng vẫn ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”, một cây ngã xuống thì bốn năm cây con mọc lên. Mai hi sinh thì Dít vươn lên thay thế, Heng như cây xà nu non hứa hẹn trở thành cây xà nu cường tráng tiếp nối cha anh. Tầng tầng lớp lớp những người dân Xô Man Tây Nguyên tiếp nối đứng lên kiên cường chiến đấu với quân thù để bảo vệ quê hương đất nước mình. + Ông nội bị giặc giết, cha của Chiến và Việt trở thành cán bộ Việt Minh, cha bị giết hại dã man, má Việt tiếp tục nuôi con và chiến đấu, thực hiện lí tưởng của gia đình, và trong dòng sống truyền thống của gia đình, họ là khúc sống sau nên hứa hẹn đi xa hơn cả thế hệ trước. Sự tiếp nối và kế thừa đó đã làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam thời chống Mĩ, là sức sống bất diệt giúp họ vượt qua bao đau thương do kẻ thù gay ra để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng. Phẩm chất anh hùng và lòng trung thành với cách mạng trong hai tác phẩm chính là biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. 3. Đánh giá: Phẩm chất sử thi trong hai truyện ngắn đã góp phần thể hiện thành công cẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nghệ thuật sử thi đòi hỏi tác phẩm tập trung phản ánh những vấn dề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước; phản ảnh được chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng . Đề tài: cả hai tác phẩm đều viết về cuộc chiến đấu của dân tộc chống lại kẻ thù xâm lược. . Chủ đề: đều ngợi ca phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. . Nhân vật chính: là những con người tiêu biểu cho cộng đồng về lí tưởng và phẩm chất, nhân danh cộng đồng mà chiến đấu hi sinh. . Giọng văn: Ngợi ca, thấm đẫm cảm hứng lãng mạn cách mạng. Hai truyên ngắn là hai bản anh hùng ca thời đại đánh Mĩ Kết luận: Đáp án câu 3b: I.Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và giới hạn đề - Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh, bài thơ “Chiều tối” - Giới thiệu tác giả Huy Cận, bài thơ “Tràng giang” II.Thân bài: Nêu xuất xứ hai bài thơ 1.Về đoạn thơ trong bài “Tràng giang”: - Tràng giang vào lúc hoàng hôn tráng lệ mà rợn ngợp, với mây chiều chất ngất mà hùng vĩ, chim chiều nhỏ bé đơn côi Hiện lên cái tôi trong tâm trạng bơ vơ, lạc lõng của kẻ lữ thứ,chẳng cần duyên cớ trực tiếp mà mong ước đoàn tụ vẫn dậy lên như sóng trong lòng. + Về nghệ thuật Hình ảnh ngôn từ cô đọng, hàm súc, âm hưởng hòa quyện giữa chất cổ điển và hiện đại Kết hợp bút pháp đối lập truyền thống với phép đảo ngữ hiện đại, bút pháp tả cảnh,giàu tính tạo hình 2. Bài thơ “Chiều tối”: - Bức tranh vẽ cảnh chiều tối nơi núi rừng: buồn vắng nhưng vẫn ánh lên sự sống ấm áp của con người Cái tôi nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tấm lòng nhân hậu đối với con người, phong thái ung dung luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai +Về nghệ thuật: - Hình ảnh ngôn từ cô đọng, hàm súc, âm hưởng hòa quyên giữa chất cổ điển và hiện đại - Phép điệp liên hoàn, thủ pháp đối lập truyền thống ŸSự tương đồng và khác biệt: + Tương đồng: -Đều dùng thi liệu cổ điển phương Đông; đều mượn cảnh để bộc lộ tâm trạng -Đều có sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, cảnh và tình +Khác biệt: + “Tràng giang” là cảnh sông nước bao la, quạnh vắng đến rợn ngợp, khôngcóbiều hiện của sự sống con người. + “Chiều tối”: sau cảnh chiều muộn, buồn vắng của thiên nhiên nơi núi rừng hẻo lánh là cảnh sinh hoạt ấm cúng, đầy sức sống của con người bên xóm núi với ánh lửa lò than rực hồng. + “Tràng giang” thể hiện nỗi buồn đau cô đơn thăm thẳm của cái tôi lãng mạn chưa tìm được hướng đi của đời mình: + “Chiều tối” có nỗi buồn cô đơn của người tù nơi đất khách, nhưng còn có niềm vui khi chứng kiến và chan hòa với niềm vui cuộc sống của người chiến sĩ cách mạng đấu tranh chotự do.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthi_thu_dai_hoc_l2_van_de_dap_an_nh13_14_2084.doc
Tài liệu liên quan