Địa lí 11 - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần

1. Kiến thức.

- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế của khu vực.

- Phân tích các đặc điểm dân cư xã hội và những ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển kinh tế của khu vực.

2. Kỹ năng.

 

docx8 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Địa lí 11 - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SỞ GD&ĐT TP.HCM TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ DIỆU GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Bài 11: Khu Vực Đông Nam Á Tiết 1: Tự Nhiên, Dân Cư Và Xã Hội MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần Kiến thức. Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế của khu vực. Phân tích các đặc điểm dân cư xã hội và những ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển kinh tế của khu vực. Kỹ năng. Đọc, hiểu, trình bày, phân tích, được bản đồ địa hình và khoáng sản Đông Nam Á. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á. Phân tích được các đặc điểm dân cư, xã hội khu vực Đông Nam Á Đánh giá được ảnh hưởng của vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện dân cư và xã hội tới sự phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ treo tường, chuẩn kiến thức kỹ năng, bài soạn, phiếu học tập Học sinh: sách giáo khoa. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Phương pháp diễn giải. Phương pháp hoạt động nhóm. Phương pháp đàm thoại gợi mở. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số 1 phút Định hướng vào bài mới Chúng ta đã học qua nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Có một khu vực rất thân thiết với chúng ta, khu vực đó thuộc vùng kinh tế năng động của thế giới. Hôm nay chúng ta sẽ đi nghiên cứu và tìm hiểu, đó là khu vực Đông Nam Á. Nội dung bài mới Hoạt động của GV – HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và lãnh thổ khu vực ĐNA (cả lớp) - GV yêu cầu HS quan sát lược đồ treo trên bảng, bản đồ SGK- hình 11.1 và nội dung trong sách để trả lời câu hỏi. - HS trình bày và xác định trên bản đồ. - GV nhận xét GV: Khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia, là những quốc gia nào? -Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với những quốc gia, vùng biển và đại dương nào? - Vị trí của ĐNA có những thuận lợi và khó khăn gì ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực? Trả lời: -Khu vực có 11 quốc gia (Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma, Thái Lan, Inđônêxia, Malayxia, Philippin, ĐôngTimo, Brunay, Xingapo) -Giáp với Trung Quốc và Ấn Độ, giáp 2 đại dương là TBD và AĐD, giáp với 8 biển (biển Anđaman, biển Giava, biển Banđa, biển Araphuca, biển Moluc, biển Xulavedi, biển Xulu, biển Đông). *Ý nghĩa của vị trí địa lí Thuận lợi +Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới +Phát triển KT biển. +Tiếp giáp với hai nền văn minh lớn là Trung Hoa và Ấn Độ => Giao thoa văn hóa đa dạng. Khó khăn +Chịu ảnh hưởng của thiên tai +Là nơi các cường quốc tranh giành ảnh hưởng I. Tự nhiên 1.Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Nằm ở Đông Nam châu Á, gồm 11 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Giáp TBD và AĐD =>Là cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a Bao gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp Có vị trí địa- chính trị rất quan trọng, đây là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn và cũng là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên khu vực ĐNA (hoạt động nhóm) GV hỏi HS: quan sát lược đồ “các nước trên thế giới trang 4, 5 trong sách giáo khoa, đọc tên các quốc gia thuộc ĐNA lục địa và ĐNA biển đảo - HS trả lời: ĐNA lục địa gồm 5 nước (Việt Nan, Lào, Campuchia, Mianma, Thái Lan) và ĐNA hải đảo gồm 6 nước (Inđônêxia, Malayxia, Đông Timo, Brunay, Xingapo). Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập cho HS. Dựa vào hình 11.1 và nội dung trong SGK Nhóm 1, 2: Tìm hiểu ĐNA lục địa Nhóm 3, 4: Tìm hiểu ĐNA biển đảo. Nhóm 5, 6: Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á. Bước 2: Các nhóm làm việc trong thời gian 5 phút, điền vào phiếu học tập. Giáo viên hướng dẫn HS thảo luận Bước 3: Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Các bạn còn lại nhận xét GV nhận xét, bổ sung kết luận. Dán đáp án lên bảng. 2. Đặc điểm tự nhiên: chia thành hai khu vực: So sánh sự khác biệt về ĐKTN của ĐNÁ lục địa và ĐNÁ biển đảo Yếu tố ĐNÁ lục địa ĐNÁ biển đảo Địa hình và đất đai -Hướng địa hình chủ yếu là TB-ĐN hoặc B-N -Nhiều núi, nhiều đồng bằng lớn, phù sa màu mỡ (ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long) -Ít đồng bằng, nhiều đồi, núi, núi lửa -Đất đai màu mỡ vì là đất phù sa thêm các khoáng chất từ nhung nham của núi lửa được phong hóa Khí hậu và -Nhiệt đới gió mùa. Tuy vậy, một phần lãnh thổ Bắc Mianma và Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh -Nằm trong hai đới khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo. Sông ngòi - Nhiều sông lớn ( Mê Công, sông Mê Nam) -Ít sông lớn, nhiều sông ngắn và dốc 3.Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á Thuận lợi Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc=>phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới Có lợi thế về biển =>phát triển ngành kinh tế biển Nằm trong vành đai sinh khoáng =>có nhiều khoáng sản=> là nguồn nhiên liệu cho phát triển kinh tế. Diện tích rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm lớn => phát triển lâm nghiệp Khó khăn Chịu nhiều thiên tai như: Động đất, núi lửa, sóng thần, bão, lũ lụt Diện tích rừng đang bị thu hẹp do khai thác không hợp lí và do cháy rừng. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư xã hội các nước ĐNA (cá nhân) GV yêu cầu HS dựa vào SGK và những hiểu biết của bản thân để trả lởi câu hỏi. -Dân cư và xã hội ĐNA có những đặc điểm nào? - Đặc điểm dân cư, xã hội như vậy có ảnh hưởng như thế nào tới quá trình phát triển KTXH của ĐNA ? Kể tên một số tôn giáo mà em biết trong khu vực ĐNA? Trả lời: - Dân cư, lao động Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn Khó khăn: -Dân số đông gây sức ép lớn về việc làm, chỗ ở và gây ảnh hưởng đến môi trường. -Trình độ chuyên môn và tay nghề người lao động còn thấp=> chất lượng hàng hóa và sự phát triển kinh tế còn hạn chế -Dân cư phân bố không đều ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển của từng quốc gia, đồng thời vấn đề đô thị hóa tự phát cũng gây trở ngại không nhỏ -Xã hội Khó khăn: - Có nhiều dân tộc tôn giáo nên mâu thuẫn dễ xẩy ra. - Sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước, giữa các vùng trong nước với nhau sâu sắc - Một số tôn giáo trong khu vực: Tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trông lịch sử nhân loại ( Phật giáo ở Lào, Campuchia, Mianma, Thái Lan, Việt Nam; Thiên chúa giáo ở hầu khắp các nước, đặc biệt là philippin với 80% dân số; Hồi giáo ở Malaixia, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a chiếm trên 80% dân số. HS trả lời GV gợi ý, nhận xét. II. Dân cư và xã hội Dân cư Đặc điểm dân cư Dân số đông: 556, 2 triệu người (2005) Mật độ dân số cao (124 người/ km2 -năm 2005) Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trước đây khá cao, hiện nay có chiều hướng giảm Dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%. Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Khó khăn: lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế, sức ép đến vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống. Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở đồng bằng châu thổ của các con sông lớn, vùng ven biển, các vùng đất đỏ badan. 2. Xã hội -Các nước ĐNA có nhiều dân tộc -Là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu-Mỹ). -Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người ĐNA có nhiều nét tương đồng=>Hợp tác cùng phát triển CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ (3 phút): GV đặt câu hỏi sau đó HS trả lời 1.Thiên chúa giáo tập trung nhiều ở đâu? a. Philippin. b. Malayxia. c.Singapo. 2.Hồi giáo tập trung nhiều ở quốc gia nào trong khu vực? a. Thái Lan, Việt Nam, Campuchia. b. Malayxia, Brunay, Inđônêxia. c. Singapo, Philippin, Lào. 3.Khu vực ĐNA giáp tất cả bao nhiêu biển? a.6 b.8 c.10 4.ĐNA lục địa gồm bao nhiêu quốc gia? a.4 b.5 c.7 5. Quốc gia nào ở khu vực ĐNA có mùa đông lạnh? a.Lào, Việt Nam. b.Thái Lan, Philippin. c.Việt Nam, Mianma. BÀI TẬP VỀ NHÀ. Trả lời câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài mới Tiết 2: Kinh Tế của khu vực Đông Nam Á. Phụ lục: phiếu học tập Yếu tố ĐNÁ lục địa (Nhóm 1,2) ĐNÁ biển đảo (Nhóm 3, 4) Ảnh hưởng (Nhóm 5, 6) Địa hình và đất đai -Hướng địa hình chủ yếu là TB-ĐN hoặc B-N -Nhiều núi, nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ (ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long) -Ít đồng bằng, nhiều đồi, núi, núi lửa -Đất đai màu mỡ vì là đất phù sa thêm các khoáng chất từ nhung nham của núi lửa được phong hóa Thuận lợi Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc=>phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới Có lợi thế về biển =>phát triển ngành kinh tế biển Nằm trong vành đai sinh khoáng =>có nhiều khoáng sản=> là nguồn nhiên liệu cho phát triển kinh tế. Diện tích rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm lớn => phát triển lâm nghiệp Khó khăn Chịu nhiều thiên tai như: Động đất, núi lửa, sóng thần, bão, lũ lụt Diện tích rừng đang bị thu hẹp do khai thác không hợp lí và do cháy rừng. Khí hậu và -Nhiệt đới gió mùa. Tuy vậy, một phần lãnh thổ Bắc Mianma và Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh -Nằm trong hai đới khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo. Sông ngòi - Nhiều sông lớn ( Mê Công, sông Mê Nam) -Ít sông lớn, nhiều sông ngắn và dốc Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai_11_dia_li_11_dna_tiet1_4201.docx
Tài liệu liên quan