Địa lý tỉnh Bắc Ninh

Vị trí địa lý: Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong châu thổ

sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Phía bắc giáp Bắc Giang. Phía nam giáp Hưng

Yên và một phần Hà Nội. Phía đông giáp Hải Dương. Phía tây giáp thủ đô Hà Nội. Bắc

Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng –

Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.

Diện tích tự nhiên: 807,6 km2 (năm 2003)

Dân số của tỉnh là 998,4 nghìn người (số liệu năm 2005), mật độ 1236 người/km2.

pdf5 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Địa lý tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí tỉnh Bắc Ninh - Địa lý tỉnh Bắc Ninh Vị trí địa lý: Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Phía bắc giáp Bắc Giang. Phía nam giáp Hưng Yên và một phần Hà Nội. Phía đông giáp Hải Dương. Phía tây giáp thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh. Diện tích tự nhiên: 807,6 km2 (năm 2003) Dân số của tỉnh là 998,4 nghìn người (số liệu năm 2005), mật độ 1236 người/km2. Cơ quan hành chính gồm thị xã Bắc Ninh và các huyện: Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn. Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu theo hướng từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đống và sông Thái Bình. Độ cao vùng đồng bằng phổ biến từ 3 – 7m, vùng đồi núi và trung du là 300 – 400m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Khí hậu: Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa dông lạnh.Nhiệt độ trung bình năm là 23,3 độ C. Lượng mưa trung bình năm dao động trong khoảng 1.400 – 1.600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 20%. Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.530 – 1.776 giờ.Có 2 mùa gió chính là gió mùa Đông Bắc ( từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) gây lạnh và gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 9) mang theo hơi ẩm gây mưa rào. Thủy văn: Bắc Ninh có hệ thống mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ sông khá cao. Có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. Ngoài ra còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Coi, sông Bùi, sông Đồng Khởi, sông Đai Quảng Bình… Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, phần lớn là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng là 661,26 ha. Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279m3, trong đó rừng phòng hộ 363 m3, rừng đặc dụng 2.916 m3. Tài nguyên khoáng sản khá nghèo nàn, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng: đất sét làm gạch, ngói, gốm với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn; đất sét làm gạch chịu lửa ; đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn; đá sa thạch trữ lượng khoảng 300.000m3 và than bùn trữ lượng 60.000 – 200.000 tấn. Tổng diện tích đất tự nhiên của Bắc Ninh là 803,87 km2. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,7%; đất lâm nghiệp chiếm 0,7%; đất chuyên dùng và đất ở chiếm 23,5% và đất chưa sử dụng còn 11,1%. Nhìn chung tiềm năng đất đai của tỉnh còn lớn. Riêng đất đô thị là 1.158,9 ha, chiếm 1,44% diện tích tự nhiên. TÌM HIỂU BẮC NINH Bắc Ninh là một tỉnh Việt Nam giáp ranh giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng trung du Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội 31 km về phía Đông Bắc. Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên. Đây là tỉnh đầu tiên trong số 64 tỉnhthành của Việt Nam công bố thực hiện chính phủ điện tử. Chùa Bút Tháp Hành chính Bắc Ninh bao gồm một thành phố và bảy huyện:  Thành phố Bắc Ninh  Huyện Gia Bình  Huyện Lương Tài  Huyện Quế Võ  Huyện Thuận Thành  Huyện Tiên Du  Huyện Từ Sơn  Huyện Yên Phong Ngày 13 tháng 4 năm 2006 Bắc Ninh khai trương hệ thống điện tử và công khai hệ thống thông tin đất đai, với sự trợ giúp của hãng Intel. Cuối tháng 4 năm 2006 tỉnh đã đón chủ tịch tập đoàn Microsoft, ông Bill Gates, trong chuyến thăm Việt Nam hai ngày. Điều kiện tự nhiên Địa hình của tỉnh này tương đối phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7 m, địa hình trung du (hai huyện Quế Võ và Tiên Du) có độ cao phổ biến 300-400 m. Diện tích đồinúi chiếm tỷ lệ nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích, chủ yếu ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du. Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đớigió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông. Sự chênh lệch đạt 15-16°C. Mùa mưa kéo dài từ tháng năm đến tháng mười hàng năm. Lượng mưa trong mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm.  Diện tích: 804 km²  Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400-1.600 mm  Nhiệt độ trung bình: 23,3°C  Số giờ nắng trong năm: 1.530-1.776 giờ  Độ ẩm tương đối trung bình: 79%  Tọa độ: 21°00' - 21°05' Bắc, 105°45' - 106°15' Đông. Tài nguyên, khoáng sản  Rừng: Chủ yếu là rừng trồng. Trữ lượng ước tính 3.300 m³.  Khoáng sản: Nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như đất sét làm gạch, ngói, gốm với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thành phố Bắc Ninh, đá cát kết trữ lượng 1 triệu tấn ở Thị Cầu, đá sa thạch ở Vũ Ninh trữ lượng khoảng 300.000 m³, than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000-200.000 tấn. Dân số Năm 2004 Bắc Ninh có 987.400 người với mật độ dân số 1.222 người/km². Thành phần dân số  Nông thôn: 85 %  Thành thị: 15 % Kinh tế  Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2001 ước đạt gần 5.300 tỷ đồng (chỉ số giá năm 1994).  Cơ cấu nông, lâm thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ: 34% - 37% - 29%. (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh) Giao thông  Đường bộ có các quốc lộ 1A, 1B (Hà Nội - Lạng Sơn), 18 nối sân bay quốc tế Nội Bài với cảng Cái Lân, Quảng Ninh và đường 38.  Đường sắt: có tuyến đường sắt quốc tế Hà Nội-Hữu Nghị Quan.  Đường thủy: qua sông Cầu, sông Thái Bình và sông Đuống nối ra sông Hồng các sông nhỏ như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê (nay không còn), sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình. Làng nghề truyền thống  Làng gò đúc đồng Đại Bái  Làng tranh dân gian Đông Hồ  Làng dệt Hồi Quan  Làng gốm Phù Lãng  Làng Giấy Đống Cao Thay đổi hành chính Bắc Ninh là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (năm 1831). Nguyên là trấn Kinh Bắc thời vua Gia Long, được đổi thành trấn Bắc Ninh năm 1822. Địa bàn tỉnh Bắc Ninh khi ấy bao trùm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, một phần các tỉnh Hưng Yên, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội ngày nay. Năm 1895 tách phủ Lạng Giang ra lập tỉnh Bắc Giang. Năm 1905 tách các huyện Đông Anh, Kim Anh, Đa Phúc nhập vào tỉnh Vĩnh Yên. Trong kháng chiến chống Pháp, Bắc Ninh thuộc Liên khu Việt Bắc. Năm 1950 Bắc Ninh có 9 huyện: Gia Bình, Gia Lâm, Lang Tài, Quế Dương, Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn, Võ Giàng, Yên Phong. Ngày 20/4/1961 tách huyện Gia Lâm nhập vào Hà Nội. Ngày 5/7/1961 hợp nhất hai huyện Quế Dương và Võ Giàng thành huyện Quế Võ. Từ ngày 27/10/1962 đến ngày 6/11/1996 tỉnh Bắc Ninh hợp nhất với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc, sau đó lại tách ra như cũ. Ngày 14/3/1963, hai huyện Tiên Du, Từ Sơn của tỉnh Hà Bắc hợp nhất thành huyện Tiên Sơn. Văn hóa-xã hội, di tích lịch sử Bắc Ninh là nơi có thành Luy Lâu cổ, nơi Sỹ Nhiếp lần đầu dạy người Việt học chữ. Chùa Dâu, Chùa Phật Tích là những nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam,... Bắc Ninh nổi tiếng với các làn điệu quan họ, các làng nghề như làng tranh Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, đúc đồng Đại Bái, dệt Hồi Quan. Các di tích lịch sử đáng kể có đền Đô, chùa Phúc Nghiêm Tự (chùa Tổ), đền Phụ Quốc, đình làng Đình Bảng, v.v. Lễ hội Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Một số lễ hội nổi tiếng được liệt kê dưới đây:  Lễ hội Lim (Thị trấn Lim, huyện Tiên Du) được tổ chức vào 13 tháng giêng hàng năm, tổ chức thi hát quan họ.  Lễ hội Đền Đô (Đình Bảng, huyện Từ Sơn) để kỷ niệm ngày đăng quang của vua Lý Thái Tổ - 15 tháng 3 năm Canh Tuất 1010, và tưởng niệm các vị vua nhà Lý.  Lễ hội Phù Đổng (của bốn xã trong đó có xã Phù Đổng huyện Tiên Du) ngày 9- tháng 4 để kỷ niệm vị anh hùng dân tộc Phù Đổng Thiên Vương.  Lễ hội Thập Đình (của mười xã thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình) để kỷ niệm trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam tức Thái sư Lê Văn Thịnh và Doãn Công (Cao Doãn Công).  Lễ hội Đồng Kỵ ngày 4 - tháng Giêng.  Lễ hội Chùa Dâu ngày 8 - tháng 4.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdia_li_tinh_bac_ninh_5812.pdf