Dịch tễ học suy tim

Các công trình dịch tễ học suy tim đã cho thấy rằng suy tim là một vần đề

nghiêm trọng vì những lý do sau: Thứ nhất, tỷ lệ hiện mắc và mới mắc suy

tim hiện nay vẫn đang gia tăng; thứ hai, tiên lượng người bị suy tim không

khả quan hơn so với tiên lượng 1 số bệnh ung thư, thật vậy, một khi suy tim

hình thành thì khả năng sống 5 năm người bệnh là 25% ở nam và 38% ở nữ,

nếu tính thời gian sống trung bình thì thời gian này ở nam là 1, 66 năm và nữ

là 3, 17 năm; thứ ba, suy tim ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống Bn nhiều

hơn khi so với các bệnh mãn tính khác như bệnh phổi mãn, viêm khớp. bên

cạnh đó suy tim còn là gánh nặng về kinh tế bởi số lần và số ngày nằm viện.

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dịch tễ học suy tim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỊCH TỄ HỌC SUY TIM TÓM TẮT Các công trình dịch tễ học suy tim đã cho thấy rằng suy tim là một vần đề nghiêm trọng vì những lý do sau: Thứ nhất, tỷ lệ hiện mắc và mới mắc suy tim hiện nay vẫn đang gia tăng; thứ hai, tiên lượng người bị suy tim không khả quan hơn so với tiên lượng 1 số bệnh ung thư, thật vậy, một khi suy tim hình thành thì khả năng sống 5 năm người bệnh là 25% ở nam và 38% ở nữ, nếu tính thời gian sống trung bình thì thời gian này ở nam là 1, 66 năm và nữ là 3, 17 năm; thứ ba, suy tim ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống Bn nhiều hơn khi so với các bệnh mãn tính khác như bệnh phổi mãn, viêm khớp. bên cạnh đó suy tim còn là gánh nặng về kinh tế bởi số lần và số ngày nằm viện. EPIDEMIOLOGY OF HEART FAILURE Chau Ngoc Hoa * Y hoc TP. Ho Chi Minh 1999 * Vol. 3 * No. 1:.6-11 SUMMARY The epidemiologic studies indicate that heart failure (HF) is the serious problem for a number of reasons: Frist, the prevalence and incidence of HF continue to increase; second, HF carries a worse pronostic than many cancers, once HF had develop only 25% of men and 38% of women were alive at 5 years with a median survival of only 1, 66 years in men and 3, 17 years in women; third; HF impairs quality of life more than any other common chronic disorder such as chronic lung disease, arthritis and it s also a considerable economic burden as it is associated with frequent and prolonged hospital admission. ÐẶT VẤN ÐỀ Dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch nhưng suy tim vẫn tồn taị như 1 vấn đề khó giải quyết, cần được quan tâm Thật vậy, các kết quả từ các công trình nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới cho thấy rằng, suy tim thật sự đe dọa nhiều lên sức khỏe cộng đồng không chỉ đơn thuần là tần suất bệnh có xu hướng gia tăng và tiên lượng đen tối của bệnh mà còn là những hậu quả nặng nề của suy tim lên sinh hoạt người bệnh cũng như chi phí xã hội cần dành cho nó. Mục tiêu của phần trình bày này là phác họa lại một số nghiên cứu dịch tễ học đã được công bố trên thế giới qua đó giúp ta có cái nhìn tổng quát về suy tim và biết được các chiến lược y tế để giải quyết vấn đề này trong tương lai. MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ DỊCH TỄ HỌC SUY TIM Tỷ lệ hiện mắc suy tim (Prevalence) Nhiều công trình dịch tễ học đã được thực hiện và công bố nhưng trên thực tế khó so sánh các nghiên cứu vơí nhau, do có sự khác biệt về phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và nhất là tiêu chuẩn dùng để chẩn đoán suy tim. Dù có những điểm khác biệt cơ bản, nhưng hầu hết các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng suy tim có tần suất bệnh tương đối cao và nhất là tần suất bệnh có xu hướng gia tăng theo tuổi (bảng1). Tại Mỹ, người ta ước tính hiện nay có vào khoảng 4 triệu người suy tim(3). Năm 1966, GARRISON và cộng sự nhận xét rằng, tỷ lệ hiện mắc suy tim tại GEORGIA là 17%0 và 35%0 tương ứng cho các nhóm tuổi 45-64 và 65- 74, tính chung cho độ tuổi từ 45-74 thì tỷ lệ này là 21%0(4). Trong nghiên cứu Framingham (1971), trên 5269 người ở độ tuổi 0-63, tỷ lệ này là 3%0. Sau 34 năm theo dõi, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng theo tuổi, tỷ lệ hiện mắc suy tim là 8, 23, 49, và 91%0 tương ứng các nhóm tuổi 50-59, 60-69, 70-79, và > 80(3)(hình 1). Theo nghiên cứu NHANES (National health and nutrition examination survey), tỷ lệ hiện mắc suy tim chung cho cả hai phái ở độ tuổi 25-74 là 20%0(4) Bảng 1: Tỷ lệ hiện mắc suy tim Tác gỉa (Nước) Năm xuất bản Tỷ lệ %0 Garrison-cs (Mỹ) 1966 17 (45-64 t) 35 (65-74 t) Framingham (Mỹ) 1971 3 (0-63 t) NHANES (Mỹ) 1992 20 (25-74 t) Rodeheffer-cs (Mỹ) 1993 2, 14 (nữ) 3, 27 (nam): 0, 74(55-59 t) 2, 6 (65-69 t) 2, 8 (70-74 t) RCGP (Vương quốc Anh) 1958 3 Landahl (Thụy Ðiển) 1984 110-170 (nam) 80-110 (nữ) Mair -cs (Ðan Mạch) 1994 2 (40-49 t) 260 (> 70 t) Parameshar -cs (Vương quốc Anh) 1992 0, 6 (<65t) 28 (> 65 t) Ghi chú: Cs = cộng sự T = tuổi RCGP = Royal College of General Practioners. Gần đây, năm 1993, Rodeheffer và cộng sự công bố tỷ lệ hiện mắc suy tim ở độ tuổi 0-74 tại Rochester là 3, 27%o ở nam và 2, 14%0 ở nữ, chung cho cả hai phái là 2,7%0. Tỷ lệ này cũng thay đổi theo tuổi, cụ thể ở phái nam tỷ lệ là 0,74; 2,6; 2,8 %0 tương ứng với các nhóm tuổi 45-59; 65-69 và 70-74(4) Tiêu chuẩn dùng để chẩn đoán suy tim trong các nghiên cứu trên đều dựa vào lâm sàng, tiền sử bệnh (Trừ nghiên cứu Framingham và NHANES có bổ xung X quang) vì thế số liệu công bố trên sẽ thấp hơn so với thực tế do bỏ qua những trường hợp suy tim chưa có biểu hiện lâm sàng, hoặc chưa có dấu hiệu tim lớn trên X quang. Tại các nước Châu Âu, các nghiên cứu cũng cho kết quả tương tự Công trình dịch tễ học vơí qui mô lớn được thực hiện đầu tiên tại Anh và xứ Wales (1955): Nghiên cứu RCGP (Royal college of genneral practioners) cho thấy tỷ lệ hiện mắc suy tim là 3%o(4). Hình 1: Tỷ lệ hiện mắc suy tim theo tuổi (Công trình Framing ham) Công trình khác tại Thụy Ðiển do Landahl công bố 1984 tỷ lệ suy tim ở độ tuổi 70-75 là 110 -170 %0 ở nam và 80 -110%0 ở nữ. Landahl chẩn đoán suy tim dựa vào tiền sử bệnh, lâm sàng, X quang lồng ngực(4). Theo Mair và cộng sự (Ðan Mạch), tỷ lệ này là 0, 2 %0 và 2, 6 %0 tương ứng nhóm tuổi 40-49, >70 tuổi. Ngoài các tiêu chuẩn trên ông còn bổ sung phần tiền căn điều trị suy tim(6). Tại Pháp, tỷ lệ là 1 % ở tuổi 50-60 và 10 % ở tuổi > 80(2)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf39_8505.pdf
Tài liệu liên quan