Điều trị nội khoa -Bài 10: bệnh sốt xuất huyết dịch

Bệnh sốt xuất huyết dịch là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có độc dịch tự nhiên, có thể

do ở độc của bệnh gây nên. Nguồn truyền nhiễm là chuột hoang, môi giới truyền bá là

một loại nhện nhỏ. Thường phát sinh ở vùng đất thấp ẩm. Cây cỏ rậm rạp của vùng đất

mới khai khẩn hoặc chưa khai khẩn, hàng năm lấy các tháng 5-6 và tháng 10-11 làm mùa

ti ết đỉnh cao của phát bệnh. Dựa theo mùa tiết phát bệnh và đặc điểm chứng trạng, thuộc

về phạm trù ôn bệnh của Đông y học, lại bởi có chứng trạng xuất huyết và tính lây lan,

cho nên cũng gọi là dịch ban, dịch chẩn. Bệnh nhân bệnh lý chủ yếu là tà dịch độc của

mùa từ vệ khí vào sâu doanh huyết, bởi sốt cao mà động huyết, xuất huyết, từ phế vị

chuyển ngược về tâm bào, dẫn động can phong, phát sinh thần lờ mờ, co quắp. Nếu như

tà thịnh chính hư, nhiệt thương khí âm, có thể do tà bế chuyển làm chính thoát, hoặc nội

bế ngoại thoát giúp nhau thấy, biểu hiện một chuỗi chứng hậu nguy lại có thể bởi âm tân

hao tổn. nhiệt kếtbàng quang mà tới ít đi tiểu , hoặc hại tới thận khí, tân dịch không giữ

lại được mà xuất hiện chứng tiểu tiện nhiều

pdf11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Điều trị nội khoa -Bài 10: bệnh sốt xuất huyết dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều Trị Nội Khoa - Bài 10: BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DỊCH Bệnh sốt xuất huyết dịch là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có độc dịch tự nhiên, có thể do ở độc của bệnh gây nên. Nguồn truyền nhiễm là chuột hoang, môi giới truyền bá là một loại nhện nhỏ. Thường phát sinh ở vùng đất thấp ẩm. Cây cỏ rậm rạp của vùng đất mới khai khẩn hoặc chưa khai khẩn, hàng năm lấy các tháng 5-6 và tháng 10-11 làm mùa tiết đỉnh cao của phát bệnh. Dựa theo mùa tiết phát bệnh và đặc điểm chứng trạng, thuộc về phạm trù ôn bệnh của Đông y học, lại bởi có chứng trạng xuất huyết và tính lây lan, cho nên cũng gọi là dịch ban, dịch chẩn. Bệnh nhân bệnh lý chủ yếu là tà dịch độc của mùa từ vệ khí vào sâu doanh huyết, bởi sốt cao mà động huyết, xuất huyết, từ phế vị chuyển ngược về tâm bào, dẫn động can phong, phát sinh thần lờ mờ, co quắp. Nếu như tà thịnh chính hư, nhiệt thương khí âm, có thể do tà bế chuyển làm chính thoát, hoặc nội bế ngoại thoát giúp nhau thấy, biểu hiện một chuỗi chứng hậu nguy lại có thể bởi âm tân hao tổn. nhiệt kết bàng quang mà tới ít đi tiểu , hoặc hại tới thận khí, tân dịch không giữ lại được mà xuất hiện chứng tiểu tiện nhiều . ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN 1. Ở trong khoảng 1-2 tháng (nhất là mùa tiết lưu hành bệnh), có trải qua tham gia lao động sản xuất hoặc đi buôn bán dừng nghỉ ở ngoại thành. 2. Bệnh này lấy sốt cao, choáng ngất, hiện tượng xuất huyết các nơi, thận tạng tổn hại, rối loạn chất điện giải làm biểu hiện chủ yếu. Bệnh trình điển hình đó có thể phân làm thời gian phát sốt (giữ liền 5 - 6 ngày), thời gian huyết áp thấp (giữ liền từ l2 -40 giờ đồng hồ), thời gian đái ít. thời gian đái nhiều (giữ liền từ 2 ngày đến 1 tháng, bình quân là l0 ngày), và thời gian khôi phục 1à năm kỳ. Nhưng loại hình nặng thì ba kỳ trước thường chồng, lớp lên nhau, không thể phân vạch được; lại dễ kèm có suy tim, suy thận, rối loạn chất nước điện giải và viêm vùng phổi. Bệnh loại hình nhẹ không có ví dụ điển hình, có thể rút bớt thời gian huyết áp thấp, đái ít hoặc đái nhiều. trải qua thời gian phát sốt thì đến thời gian khôi phục. 3. Thấy sợ lạnh phát sốt, cực độ không có sức, đau toàn thân. đau hốc mắt. đau lưng. mạch tương đối chậm khi có kèm chứng trạng đường hô hấp trên và đường tiêu hoá tức là chứng trạng đi trước, phải chú ý dẫn nổi lên của bệnh. 4. Hiện tượng xuất huyết là đặc điểm trọng yếu của bệnh này, bước đầu nổi lên ở mặt, cổ, trên ngực, vùng nách, da dẻ sung huyết từng đợt đỏ về chiều, hiện rõ hình ảnh say rượu, sau đó xuất huyết dưới da, xuất huyết dưới niêm mạc, xuất huyết kết mạc cầu, răng, mũi ra máu cam, nôn ra máu, ho ra máu, nước tiểu có máu, phân có máu, nếu có xuất huyết trong hộp sọ thì có thể dẫn tới huyết áp tụt xuống thấp hoặc choáng ngất là hậu quả nghiêm trọng. 5. Biến hoá hình ảnh của máu: Trong vòng phát bệnh 48 giờ đồng hồ, tổng số bạch cầu trong máu như thường hoặc nghiêng về giảm thấp đến ngày thứ tư thứ năm nổi lên có xu thế lên cao; loại hình bệnh nặng, có thể xuất hiện loại phản ứng của bênh bạch huyết. 6. Nước tiểu có al-bu-min. thường xuất hiện ở sau 3-5 ngày, lại nhanh chóng tăng nhiều, không thành so đúng với phát sốt, lại có hồng cầu bạch cầu hình ống. 7. Chủ yếu cần phải xem xét khác với các loại bệnh cảm cúm, bệnh xoắn trùng vàng da, chứng nhiễm trùng máu, thương hàn, thương hà ban chẩn, viêm màng não lây lan, viêm thận cấp tính, bệnh máu trắng cấp tính. PHƯƠNG PHÁP CHỮA Bệnh tỉnh của bệnh này thường rất nghiêm trọng, nhất định cần kịp thời nắm được biến hoá của bênh tình, mạnh thêm thi thố trị liệu, thường cần kết hợp Đông Tây y khi chữa. 1. Biện chứng thí trị. Quá trình của bệnh này thường diễn biến phức tạp, thời gian đầu là dịch độc hãm ở trong là chứng thực nhiệt, chữa phải lấy thanh nhiệt giải độc lương huyết làm chủ. Sau đó tà thinh chính hư, ở các giai đoạn phát triển không cùng thời gian có thể xuân hiện chứng hư không giống nhau, hoặc chứng hư thực hẹp tạp, cách chữa cũng phải chọn lấy thi thố tương ứng. a. Nhiệt động tích thịch: Sợ lạnh phát sốt, đau mình, đau hốc mắt, đau thắt lưng, mặt đỏ như say, ngực và nách thấy điểm xuất huyết kế đó là sốt cao ra mồ hôi mà sốt không lùi, miệng khát, phiền thao, hoặc kèm có ho hắng, nôn mửa, mũi chảy máu cam, rêu lưỡi từ trắng mỏng chuyển sang vàng, mạch phù sác hoặc hồng đại. Tương đương ở thời gian phát sốt. * Cách chữa: Thanh nhiệt giải độc lương huyết. * Bài thuốc ví dụ: Ngân hoa 1 lạng, Liên kiều 5 đồng cân, Hoàng cầm 3 đồng cân, Bản lam căn 1 lạng, Bán biên liên l lạng, Đại kế,Tiểu kế mỗi thứ 5 đồng cân, Bạch mao căn l lạng. Gia giảm: + Mới dây bệnh, không có mồ hôi: thêm Bạc hà 1,5 đồng cân. Đạm đậu xị 3 đồng cân. + Đầu đau, mắt đỏ, gia Long đảm thảo 1,5 đồng cân. + Sốt mạnh mẽ, gia Sinh Thạch cao 2 lạng, Tri mẫu 6 đồng cân + Ho hắng, gia Hạnh nhân 3 đồng cân, Ngưu bàng tử 3 đồng + Mũi chảy máu cam, điểm xuất huyết tăng nhiều, gia Đan bì 3 đồng cân, Hắc Sơn chi 5 đồng cân. + Nôn mửa, gia Khương Trúc nhự 3 đồng cân, Ngọc khu đan 5 phân nuốt riêng. + Sốt nhiều thương âm, gia Huyền sâm 1 lạng, Sinh địa l lạng. + Hiệp với thấp, bỏ Bạch mao căn; gia Hoắc hương 3 đồng cân. Bội lan 3 đồng cân. b. Khí âm lưỡng thương: Phát sốt chưa hết hoặc thân nhiệt khi mới bắt đầu lùi, mạch đập lại thấy nhanh thêm, huyết áp hạ xuống, suy kiệt toàn thân, hư phiền không yên, không có sức khua động. nghiêm trọng thì tứ chi lạnh, nhiều mồ hôi, chất lưỡi đỏ tía, mạch trầm tế, sác. Tương đương với thời gian huyết áp xuống thấp. Cách chữa Bổ khí sinh tân. Bài thuốc ví dụ: Hồng sâm 3 đồng cân hoặc Đảng sâm 1 lạng, Mạch đông 1 lạng, Ngũ vị tử 3 đồng cân, Đoạn Long cốt 1 lạng, Đoạn Mẫu lệ 1 lạng. Gia giảm: + Nếu mặt trắng môi xanh, mỏi nằm không khát, tứ chi lạnh, chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế trì, dương đó theo âm thoát, có thể gia chế Phụ tử phiến 2 đồng cân, Thục địa 4 đồng cân. + Nhiệt tà chuyển ngược vào tâm bào, nội bế và ngoại thoát thấy giúp nhau, phát sốt thấy lờ mờ, nói nhảm, dùng thêm An cung ngưu hoàng hoàn 1 viên ngoáy ra uống (hoặc dùng Chí bảo đan 1 viên), cũng có thể dùng thuốc tiêm tỉnh não (do An Cung ngưu hoàng hoàn chế thành) tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Nếu dẫn động can phong, xuất hiện co quắp, dùng Tử tuyết đan 5 phân ngoáy ra uống. c. Âm hư nhiệt kết: Thắt lưng buốt, đau thắt lưng, tiểu tiện tắc trệ, nước tiểu ra khó, ít mà tanh hôi, miệng khô, chất lời hồng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch tế sác tương đương với thời gian đi tiểu ít. * Cách chữa: Dưỡng âm lợi thuỷ. * Bài thuốc ví dụ: Đại Sinh địa 1 lạng, Mạch đông 5 đồng cân, Trạch tả 5 đồng cân, Phục linh 5 đồng cân, Tri mẫu 6 đồng cân, Hoàng bá 3 đồng cân, Đan bì 3 đồng cân, Bạch mao căn 1 lạng. Gia giảm: + Nếu nước tiểu ít, nước tiểu tắc rất dữ, lại thêm Mộc thông 2 đồng cân, xa tiền thảo 1 lạng, Lệ chi thảo 1 lạng. Quan sát sơ bộ, đối với nước tiểu nhiều al - bu - min có tác dụng nhất định. Nếu trong nước tiểu có vật giống như màng, gia Biển súc thảo l lạng. + Xuất hiện xuất huyết rải rộng nghiêm trọng, liệu chừng gia thuốc thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết như Tê giác (3 phân mài nước uống), Xích thược 5 đồng cân, Đại kế 5 đồng cân, Tiểu kế 5 đồng cân, Hắc Sơn chi 3 đồng cân, Ngẫu tiết 5 đồng cân, Bạch cập 3 đồng cân, Địa du 5 đồng cân, Trắc bá diệp 5 đồng cân, Bột tam thất 1 đồng cân chi ra uống d. Thận khí khuy hư: Đầu lờ mờ, thắt lưng buốt, miệng khô, uống nhiều, toàn thân mệt mỏi, tứ chi buốt mềm không có sức, quá lắm thì khó bước đi, tiểu tiện nhiều lần đều đều, nước tiểu nhiều mà trong, quá lắm thì không cầm, chất lưỡi mỏng mạch tế hoãn. Tương đương với thời gian đi tiểu nhiều. Cách chữa: Bổ thận cố nhiếp. Bài thuốc ví dụ: Thục địa 1 lạng, Hoài sơn dược 6 đồng cân, Thỏ ty tử 5 đồng cân, Chế phụ tử phiến 3 đồng cân, ích trí nhân 3 đồng cân, Hoàng kỳ 5 đồng cân, Đảng sâm 6 đồng cân, Tang phiêu tiêu 5 dộng cân, Phúc bồn tử 5 đồng cân. Gia giảm: + Nếu sợ lạnh chi lạnh, gia Bổ cốt chỉ 3 đồng cân, Ba kích thiên 3 đồng cân. + Nếu miệng khô lưỡi hồng, bỏ Phụ tử phiến, ích trí nhân; gia Mạch đông 6 đồng cân, Ngũ vị tử 2 đồng cân. + Ngoài ra, ở thời kỳ khôi phục của tà lui chính trở lại, nếu thấy sợ gió chi lạnh, chứng tự ra mồ hôi, có thể dùng Hoàng kỳ kiện trung thang bổ khí cố biểu. + ăn uống không ngon, phân không chắc, có thể dùng Sâm linh Bạch truật tán ích khí kiện tỳ + Nếu vị âm bất túc, lưỡi khô miệng khát, nhị tiện khó, rít, có thể dùng ích vị thang, sinh tân dịch để dưỡng vị âm. + Khi huyết lưỡng hư thì dùng Nhân sâm dưỡng vinh thang để bổ khí dưỡng huyết. 2. Phương lẻ. a. Rễ tranh tươi 4 lạng, sắc uống đều đều. Dùng hợp ở phát sốt, tiểu tiện ít, thời kỳ xuất huyết. b. Nam thông xà dược phiến (chế sẵn), dùng hợp ở thời kỳ phát sốt, lần đầu uống 20 viên, sau đó mỗi lần uống 10 viên, ngày uống 3 lần. 3. Chữa bằng châm cứu. a. Thời gian phát sốt: Thể châm: Khúc trì, Hợp cốc, Đại chuỳ Nhĩ châm: Bì chất hạ, Thận thượng tuyến, Can, Nhĩ tiêm nặn máu b. Thời gian huyết áp xuống thấp: Thể châm : Nội quan, Túc tam lý. Nhĩ châm: Thận thượng tuyến, Bì chất hạ, Tâm. c. Thời gian tiểu tiện ít: Thể châm: Thận du, Bàng quang du, Quan nguyên thấu trung cực,Âm lăng tuyền. Nhĩ châm: Thận, Bàng quang, Tam tiêu. d. Thời gian tiểu tiện nhiều: Thể châm: Quan nguyên, Túc tam lý. Nhĩ châm: Thận, Nội phân bí. DỰ PHÒNG 1. Làm tốt công tác điều tra dịch tễ học, nắm vững phạm vi vùng dịch và tình hình lây lan, đặt ra kế hoạch và công việc tiến hành. 2. Làm lớn việc phòng trừ tứ hại, giảng vệ sinh, phát động quần chúng làm tốt công tác phòng chuột, diệt chuột... 3. Làm công tác hoặc dừng ở vùng dịch, phải mắc màn, lại có thiết bị phòng chuột. Chú ý phòng hộ cá nhân. BÀI THUỐC THAM KHẢO 1 . Ngọc khu đan: xem ở bài Bệnh Sốt rét, Say nóng. 2. An cung ngưu hoàng hoàn: Xem ở bài Viêm gan lây lan. 3. Tử tuyết đan: Xem ở bài Bệnh ly. 4. Ích vị thang: Sa sâm, Mạch đông, Sinh địa, Ngọc trúc, Đường phèn 5. Nhân sâm dưỡng vinh thang: Đảng sâm 2 đồng cân, Bạch truật 1,5 đồng cân, Phục linh 2 đồng cân, Chích Cam thảo 5 phân, Trần bì 5 phân, Hoàng kỳ 2 đồng cân, Nhục quế tâm 5 phân ngâm uống, Đương quy 2 đồng cân, Thục địa 3 đồng cân, Bạch thược 2 đồng cân, Ngũ vị tử 5 phân, Viễn chí 5 phân. Công dụng: Bổ ích khí huyết, dưỡng tâm an thần. 6. Nam thông xà dược phiến (không tìm được công thức). 7. Chí bảo đan: Xem ở bài Hôn mê gan. THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y Trong sách điều trị học của Giáo Sư Đặng Văn Chung không có bài sốt xuất huyết dịch, nhưng có bài Điều trị bệnh do Ricketsia (rickettsiose), bệnh xoắn trùng (spirochètose) và bệnh Leptospira (leptospirose). Nhận thấy định tên của Giáo Sư Đặng Văn Chung về bệnh xoắn trùng còn gọi là bệnh sốt hồi quy, lại do chấy, rận, ve gây ra, bên cạnh đó, bệnh do Ricketsia lại cũng do chấy, rận, tic (ve), mò gây ra, nên tôi đã đa vào tham khảo ở bài 8 - Bệnh xoắn trùng vàng da, Còn lại phần C - bệnh do Leptospira (leptospirose) có nhiều nét gần với bệnh sốt xuất huyết nên tôi trích vào dưới đây để tham khảo (Xem phần tham khảo bệnh học tây y ở bài 6). Lưu ý Có rất nhiều bệnh có đồng thời hai triệu chứng sốt và xuất huyết Bệnh sốt xuất huyết phổ biến đang được quan tâm- ở nước ta là bệnh sốt xuất huyết Dengue (do virus Dengue gây ra). KINK NGHIỆM ĐIỀU TRỊ CỦA TÁC GIẢ 1. Sốt Châm tả Khúc trì, Huyết hải, điểm phản ứng ấn đau (xem ở bài Bệnh Sốt rét) . 2. Xuất huyết Cứu ẩn bạch, Đại đôn. 3. Hạ nhiệt độ Cứu Thái khê, Côn lôn. 4. Nói nhảm Châm tả Tâm du, Thần đạo, Thiên tỉnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdieu_tri_noi_khoa_10_4643.pdf