Dinh dưỡng cho phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh

Mãn kinh xảy ra khi người phụnữngừng hẳn hành kinh do buồng trứng không còn khả

năng hoạt động bình thường nữa. Đây là một chẩn đoán hồi cứu, chỉ được khẳng định sau khi

một phụnữngưng kinh 12 tháng liên tục mà không có lý do nào rõ ràng. Mãn kinh là một chuyển

tiếp giữa hai giai đoạn của cuộc đời, không phải là một bệnh lý.

Mãn kinh sớm khi hiện tượng ngưng kinh nguyệt xuất hiện dưới tuổi mãn kinh trung bình.

Tuổi mãn kinh trung bình của nữtại Mỹlà 51. Phần lớn phụnữmãn kinh ởtuổi 48-55. Nếu mãn

kinh trước 40 tuổi là mãn kinh sớm. Phụnữmãn kinh sớm cần được đánh giá các vấn đềsức

khỏe. Khoảng 5% nữbịmãn kinh sớm.

Tiền mãn kinh thường bắt đầu khoảng tuổi 35-45, kéo dài từ5-15 năm. Trong giai đoạn

này, người phụnữvẫn có chu kỳkinh đều nhưng bắt đầu có những thay đổi vềlượng máu mất và

khoảng thời gian hành kinh.

Tuổi mãn kinh là từdùng đểgọi chung khoảng thời gian ngay trước mãn kinh, khi bắt đầu

có các dấu hiệu lâm sàng và sinh hoá của suy giảm chức năng buồng trứng cho đến vài năm đầu

tiên sau khi ngưng kinh nguyệt. Tuổi mãn kinh có thểkéo dài khoảng 3-5 năm. Trong giai đoạn

chuyển tiếp, thường xuất hiện các chu kỳkinh nguyệt không đều.

pdf5 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dinh dưỡng cho phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ GIAI ĐOẠN TIỀN MÃN KINH VÀ MÃN KINH BS NGÔ BÍCH TRÂN, TTDD/TP.HCM I.ĐỊNH NGHĨA Mãn kinh xảy ra khi người phụ nữ ngừng hẳn hành kinh do buồng trứng không còn khả năng hoạt động bình thường nữa. Đây là một chẩn đoán hồi cứu, chỉ được khẳng định sau khi một phụ nữ ngưng kinh 12 tháng liên tục mà không có lý do nào rõ ràng. Mãn kinh là một chuyển tiếp giữa hai giai đoạn của cuộc đời, không phải là một bệnh lý. Mãn kinh sớm khi hiện tượng ngưng kinh nguyệt xuất hiện dưới tuổi mãn kinh trung bình. Tuổi mãn kinh trung bình của nữ tại Mỹ là 51. Phần lớn phụ nữ mãn kinh ở tuổi 48-55.. Nếu mãn kinh trước 40 tuổi là mãn kinh sớm. Phụ nữ mãn kinh sớm cần được đánh giá các vấn đề sức khỏe. Khoảng 5% nữ bị mãn kinh sớm. Tiền mãn kinh thường bắt đầu khoảng tuổi 35-45, kéo dài từ 5-15 năm. Trong giai đoạn này, người phụ nữ vẫn có chu kỳ kinh đều nhưng bắt đầu có những thay đổi về lượng máu mất và khoảng thời gian hành kinh. Tuổi mãn kinh là từ dùng để gọi chung khoảng thời gian ngay trước mãn kinh, khi bắt đầu có các dấu hiệu lâm sàng và sinh hoá của suy giảm chức năng buồng trứng cho đến vài năm đầu tiên sau khi ngưng kinh nguyệt. Tuổi mãn kinh có thể kéo dài khoảng 3-5 năm. Trong giai đoạn chuyển tiếp, thường xuất hiện các chu kỳ kinh nguyệt không đều. II.NGUYÊN NHÂN 1.Mãn kinh sớm • Stress tình cảm âm tính kéo dài • Mất máu nhiều khi sinh • U tuyến yên • Chảy sữa kéo dài • Sanh con hay nạo thai nhiều lần • Nhiễm khuẩn kéo dài • Lao động thể lực quá mức • Suy dinh dưỡng • Các bệnh toàn thân nặng 2.Mãn kinh nhân tạo: • Cắt bỏ buồng trứng hai bên • Tia xạ 3.Mãn kinh sinh lý: sau tuổi 45-55 Rất khó xác định được tuổi mãn kinh chính xác của từng phụ nữ. Các yếu tố sắc tộc, số con và các yếu tố địa lý không có ảnh hưởng. Yếu tố gia đình không rõ nét. Phụ nữ hút thuốc lá mãn kinh sớm hơn người khác từ 1-2 năm. Phụ nữ uống rượu, không mang thai lần nào hay sống ở tầng lớp cao cũng có khuynh hướng mãn kinh hơi sớm. IV.CÁC TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA TUỔI MÃN KINH Các triệu chứng lâm sàng của tuối mãn kinh rất thay đổi. Một số phụ nữ không có triệu chứng gì, một số gặp nhiều triệu chứng gây khó chịu. CÁC TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CÁC TRIỆU CHỨNG KHÁC Cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm và/hay cơn lạnh Tim đập nhanh Cáu gắt, khó chịu Rối loạn cảm xúc, dễ khóc Rối loạn giấc ngủ Mệt Lo lắng, hoảng sợ Cảm giác muốn chết Khó tập trung Giảm trí nhớ, lú lẫn Rối loạn kinh nguyệt Mất hưng phấn tình dục Khô âm đạo Tiểu không kiểm soát, tiểu nhiều lần Da bị ngứa, râm ran như có kiến bò Cảm giác châm chích, điện giật dưới da Đau cơ và khớp Ngứa, bứt rứt tay chân Thường nhức đầu Căng tức vú Rối loạn tiêu hoá Bỏng rát lưỡi Đầy hơi, khó tiêu Phù đột ngột Trầm cảm Tăng dị ứng Tăng cân, mất vòng eo Rụng tóc, tăng lông mặt Dễ bị nhiễm trùng Loãng xương Hậu quả lâu dài: các rối loạn thường xảy ra lặng lẽ, không triệu chứng cho đến khi xảy ra biến chứng 1.Xương mất dần chất vôi và các chất khoáng khác gây ra loãng xương. 2.Tần suất tai biến tim mạch tăng lên: nhồi máu cơ tim, suy động mạch vành 3.Da, cân, tổ chức liên kết mất tính đàn hồi nên da nhăn, tử cung sa ra ngoài âm đạo nhất là ở các phụ nữ sanh con nhiều lần và có rách tầng sinh môn trước đó 4.Động mạch xơ cứng dần gây ra cao huyết áp và suy động mạch vành Xếp theo thứ tự thời gian thì các triệu chứng trên như sau: Tiền mãn kinh Mãn kinh Sau mãn kinh Estrogen ↓ Estrogen ↓↓ Estrogen ↓↓↓ Rối loạn kinh nguyệt Thay đổi tính tình Âm đạo khô teo Loãng xương Cơn bốc nóng mặt Hay lo lắng Giao hợp đau Bệnh tim mạch Vã mồ hôi ban đêm Dễ cáu gắt Dễ nhiễm trùng tăng Mất ngủ Kém tập trung suy nghĩ tiết niệu Bệnh Ít quan tâm tự chăm sóc Có thể són tiểu Alzheimer Bề ngoài V.CÁC XÉT NGHIỆM CẦN THIẾT VÀ CHẨN ĐOÁN 1.Đánh giá thiếu máu: công thức máu, Hemoglobin, dung tích hồng cầu 2.Định lượng Cholesterole máu. Nếu bình thường có thể lập lại mỗi 3-5 năm 3.Chụp Xquang tuyến vú (nhũ ảnh) mỗi 3 năm. Nếu nghi ngờ có khối u thì làm siêu âm vú. Khi cần thiết có thể sinh thiết hay phẫu thuật lấy toàn bộ khối u 4.Đo mật độ xương 5.Phết tế bào âm đạo mỗi năm để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung 6.Nếu một phụ nữ còn trẻ bị tắt kinh trên 12 tháng, cần làm xét nghiệm nội tiết để chẩn đoán xác định mãn kinh: FSH, LH, Estrogen, Progesteron trong máu 7.Xét nghiệm nước tiểu Ngoài ra, khi khám nếu có phát hiện thêm bệnh lý nào khác, có thể làm thêm xét nghiệm để chẩn đoán. Cần phát hiện sớm các ung thư thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi: • Phết tế bào âm đạo mỗi năm • Nếu có rong huyết thì nạo sinh thiết buồng tử cung • Chụp Xquang tuyến vú (nhũ ảnh) mỗi 3 năm (đặc biệt chú trọng đến những người có nguy cơ cao như phụ nữ không có gia đình, không có con hay không cho con bú, gia đình có người bị ung thư vú, phụ nữ trên 45 tuổi). Nếu nghi ngờ có khối u thì làm siêu âm vú. Khi cần thiết có thể sinh thiết hay phẫu thuật lấy toàn bộ khối u • Khám âm đạo và siêu âm (tốt nhất qua đầu dò âm đạo) để phát hiệm sớm các bất thường của cơ quan sinh dục như khối u buồng trứng, khối u tử cung. Chẩn đoán mãn kinh: Lâm sàng: + Vô kinh trên 12 tháng + Triệu chứng mãn kinh: • Rối loạn vận mạch: cơn bốc hỏa • Teo sinh dục Cận lâm sàng: FSH ≥ 40 đơn vị/lít Chẩn đoán phân biệt: Các cơn bốc nóng và vã mồ hôi: cần phân biệt cường giáp, u tủy thượng thận, carcinoid Phụ nữ dưới 40 tuổi có hiện tượng tắt kinh cần phân biệt giữa mãn kinh sớm với hội chứng buồng trứng không đáp ứng bằng nội soi ổ bụng, sinh thiết buồng trứng xem có còn nang noãn sơ cấp hay không VI.ĐIỀU TRỊ A.Chỉ định điều trị trong mãn kinh Có 3 lý do chính cần chỉ định điều trị trong mãn kinh: • Điều trị các rối loạn vận mạch, triệu chứng ở đường tiết niệu sinh dục do thiếu hụt Estrogen • Dự phòng, điều trị loãng xương nếu có • Dự phòng tai biến hay tử vong do các loại bệnh tim mạch B.Điều trị nội tiết (khi cần): dùng Estrogen thiên nhiên. Khoảng 2-3 tháng sau khi xử dụng nội tiết, cần tái khám để bác sĩ xem tác dụng, hiệu quả, liều lượng, tác dụng phụ, có cần thay đổi thuốc hay không cũng như phát hiện sớm các loại ung thư sinh dục nữ. Sau đó phải tái khám ít nhất mỗi 6-12 tháng. C.Các điều trị khác: Clonidin, Propanolol: điều trị cơn bốc hỏa Điều trị các bệnh lý kèm theo nếu có: nhiễm trùng tiểu, tăng lipid máu, loãng xương, các bệnh lý tim mạch.v.v VII.DINH DƯỠNG Duy trì cân nặng thích hợp: BMI 20-22 kg/m2 Đảm bảo nhu cầu năng lượng: tùy theo tuổi, giới tính, loại hình vận động và mức hoạt động thể lực để tránh tình trạng suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì. Đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết: Hạn chế chất béo (trung bình 20g hay 4 muỗng cà phê/ngày), đặc biệt là các loại mỡ bão hoà (thịt bò, thịt heo, và thậm chí thịt gà). Nên xử dụng các acid béo cần thiết như omega-3 và omega-6 có thể giúp cải thiện một số triệu chứng của mãn kinh: trầm cảm, giảm mỡ trong máu, cải thiện các triệu chứng của viêm khớp và giảm nguy cơ ung thư vú. Omega-3 có trong bí ngô cả hạt, dầu cải, đặc biệt EPA (eicosapentaenoic) và DHA (docosahexaenoic) chứa trong cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá trổng, tảo, rong biển, trứng. Nên ăn cá biển ít nhất 3 lần/tuần. Omega-6 có trong bắp, hạt hướng dương, mè, đặc biệt GLA (gammalinolenic acid) có trong hoa anh thảo, tảo lục lam và AA (arachidonic acid) có trong thịt các sản phẩm sữa, trứng, mực. Hạn chế chất bột đường sẽ giúp kiểm soát được cân nặng, giảm trầm cảm và thay đổi khí chất. Nên ăn các loại đường phức (có trong các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc) tránh các đường đơn (đường < 20g/ngày) có nhiều trong các loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt. Ăn đủ thức ăn giàu đạm. Mỗi ngày nên ăn trung bình 50g thịt, 100g tàu hủ, 50-100g cá, 30g đậu đỗ. Trứng 3-4 quả/tuần. Nếu mỡ máu cao hay có bệnh sỏi mật: ăn 1-2 quả/tuần Ăn nhiều rau quả (300g/ngày) và trái cây (200g/ngày) sẽ cung cấp nhiều chất xơ, các vitamin B, C, D, E và khoáng chất giúp bảo vệ bệnh tim mạch, xương khớp, một số bệnh ung thư. Các chất xơ giúp giảm mỡ máu, tránh táo bón. Cung cấp đủ nhu cầu Canxi: 1000-1200 mg/ngày (lượng Calci nên dưới 2000 mg/ngày). Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp Canxi tốt về số lượng và chất lượng (dễ hấp thu). Nên dùng khoảng 60g đậu nành hay 2 cốc sữa đậu nành mỗi ngày. Cung cấp đủ vitamin D: 200-400 đơn vị/ngày. Phơi nắng sáng 30 phút/ngày Có thể xử dụng thêm một số các vitamin và khoáng chất cần thiết nếu chế độ ăn không đảm bảo cung cấp đủ, đặc biệt là các chất chống oxy hoá như: vitamin C, E, β carotene, selen, kẽm, lycopene... Hạn chế ăn mặn: muối < 10g/ngày (nếu có bệnh thận, tim mạch, tiểu đường: < 6g/ngày). Hạn chế muối trong khẩu phần ăn bằng cách: nêm lạt, không chấm thêm nước mắm, muối, nước tương, chao, bớt dùng bột ngọt, giảm các thức ăn mặn như mắm, tương, dưa cà, dưa muối, tránh các thức ăn chế biến sẵn (mì ăn liền, giò chả, lạp xưởng, đồ hộp..). Uống 8-10 ly nước mỗi ngày. Tránh sử dụng các chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, rượu, chocolate. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày (ít nhất 5 giờ/tuần) giúp duy trì cân nặng, giảm vòng eo, giảm huyết áp, duy trì và tăng cường sức cơ, phòng ngừa gãy xương do loãng xương. Tạo một môi trường sống lành mạnh, hạnh phúc. VIII.KẾT LUẬN Mãn kinh xảy ra khi nữ ngừng hẳn hành kinh 12 tháng liên tục. Mãn kinh là một chuyển tiếp giữa hai giai đoạn của cuộc đời, không phải là một bệnh lý. Cần khám định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý: loãng xương, bệnh tim mạch, các loại ung thư ở nữ. Duy trì cân nặng thích hợp. Hạn chế chất béo, chất bột đường. Tăng rau và trái cây trong chế độ ăn. Uống 2 ly sữa/ngày. Hạn chế cà phê, thuốc lá, rượu. Tập thể dục mỗi ngày IX.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Caùc vaán ñeà veà söùc khoûe sinh saûn cuûa phuï nöõ tuoåi maõn kinh. Nguyeãn thò Ngoïc Phöôïng. Taøi lieäu sinh hoaït Hoäi Dinh Döôõng 25/8/2000 2. Dinh döôõng trong beänh lyù xöông khôùp. Nguyeãn thò Aùnh Vaân. Taøi lieäu sinh hoaït Hoäi Dinh Döôõng 29/7/2005 3. Dinh döôõng cho phuï nöõ tieàn maõn kinh vaø maõn kinh. Nguyeãn thò Aùnh Vaân. Taøi lieäu sinh hoaït chöông trình Dinh döôõng vaø söùc khoûe 4. Dinh döôõng vaø moät soá yeáu toá caàn thieát cho ngöôøi lao ñoäng trí oùc. Nguyeãn Thanh Danh. Taøi lieäu sinh hoaït chöông trình Dinh döôõng vaø söùc khoûe 5. Good nutrition and menopause. 6. Hormone references. 7. Menopause. 8. Menopause treatment. 9. Perimenopause. 10. Soy isoflavones. Diagnose – me treatment. 11. Sign of menopause.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdinhduongchophunugiaidoantienmankinhvamankinh_591.pdf
Tài liệu liên quan