Định hướng liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa các trường đại học trong vùng duyên hải miền trung

Năng lực và lợi thế ngành nghề đào tạo của các trường đại học trong Vùng Duyên hải miền Trung

Trong 7 tỉnh vùng duyên hải miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, ngoài 2 đại học vùng là Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, còn có 15 trường đại học và học viện khác. Trong đó có:

- 02 trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo là Trường Đại học Quy Nhơn và Trường Đại học Nha Trang;

- 02 trường và học viện trực thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch là Học viện Âm nhạc Huế và Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng;

- 01 trường trực thuộc Bộ Xây dựng là Trường Đại học Xây dựng miền Trung (Phú Yên);

- 03 trường đại học công lập trực thuộc tỉnh;

 

ppt28 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Định hướng liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa các trường đại học trong vùng duyên hải miền trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết vùng và tiểu vùng, có trách nhiệm hỗ trợ các đại học khác, các trường cao đẳng trong việc đào tạo đội ngũ giảng viên, mở các ngành đào tạo mới đặc biệt là đào tạo sau đại học. Không nhất thiết ở các đại học theo định hướng đào tạo nghề nghiệp cho số đông phải mở đào tạo sau đại học. Ở một số nước tiên tiến sự phân tầng, phân công này thể hiện rất rõ, những trường đại học cộng đồng không đào tạo sau đại học mà nhiệm vụ này tập trung ở các đại học trọng điểm, phát triển theo định hướng nghiên cứu.- Các đại học có chiến lược phát triển ngành nghề đào tạo gắn với định hướng và ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của địa phương và tiểu vùng, nhất là khu công nghệ cao, khu kinh tế mở, kinh tế biển và du lịch...- Đa dạng hóa trong liên kết đào tạo, kết hợp liên kết nội vùng với liên kết ngoại vùng, đặc biệt là liên kết đào tạo quốc tế.- Cần xây dựng cam kết và cơ chế phối hợp hoạt động liên kết hợp tác đào tạo giữa các đơn vị đào tạo, nhất là giữa các đại học trọng điểm để tiến đến sự thống nhất tương đối vì sự phát triển chung, có lợi cho tất cả các đại học trong Vùng.3.2.2. Giải pháp liên kếta. Liên kết nguồn lực để xây dựng các trường, mở ngành đào tạo mới- Trên cơ sở tiềm năng sẵn có, quá trình phát triển đã bộc lộ khá rõ đặc thù của các địa phương. Có thể thấy Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Khánh Hòa đã thể hiện xu hướng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế rõ ràng theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông, lâm, thủy sản. Bình Định và Phú Yên lại là hai tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất về giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản (lần lượt là 8,27%/năm và 5,3%/năm). Đà Nẵng và Khánh Hòa là hai thành phố có giá trị sản xuất của ngành nuôi trồng và khai thác thuỷ sản đạt cao nhất với tỷ trọng đóng góp của ngành thủy sản vào cơ cấu GDP của ngành nông - lâm, thủy sản từ 55% -65% (trong khi đó con số này ở những địa phương còn lại trong vùng chỉ ở mức 22% - 33%).- Hiện nay, 7 tỉnh Vùng duyên hải miền Trung có 17 đại học và trường đại học (nếu kể các trường đại học thành viên và khoa trực thuộc trong Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng là 32 cơ sở đào tạo đại học) và 34 trường cao đẳng (kể cả 2 trường cao đẳng là thành viên của Đại học Đà nẵng). Với số lượng các trường đại học và cao đẳng trong Vùng thì không những cung cấp đủ số lượng nguồn nhân lực cân đối trong 7 tỉnh thành phố duyên hải miền Trung mà còn cho khu vực Tây nguyên và phía Nam. Tuy nhiên, xu hướng phát triển nhanh chóng của kinh tế tri thức, các ngành công nghệ cao và dịch vụ mới tại các khu kinh tế mở, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, kinh tế biển đã gia tăng nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực mà hiện tại chưa đáp ứng được.- Dựa trên đặc thù địa phương, kết hợp với thế mạnh hiện có của các cơ sở đào tạo đại học trong Vùng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ ngành chủ quản và địa phương đã xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực trong đó có quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng đến năm 2020. Cần kết hợp các quy hoạch này nhằm phát huy thế mạnh của từng cơ sở đào tạo hiện có, tránh chồng chéo gây lãng phí nguồn lực xã hội và hiệu quả đầu tư thấp. - Xuất phát từ phân tích trên đây, hệ thống các cơ sở đào tạo mới sẽ thành lập để đào tạo các ngành ưu tiên tại các địa phương (chữ in nghiêng) như sau:+ Thừa Thiên Huế: khoa học cơ bản, y dược, âm nhạc và mỹ thuật, luật, nông lâm, sư phạm, ngoại ngữ, du lịch, khoa học xã hội nhân văn, kỹ thuật+ Đà Nẵng: kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, kiến trúc, sư phạm, ngoại ngữ, công nghệ thông tin và truyền thông+ Quảng Nam: tài nguyên và môi trường (biến đổi khí hậu, năng lượng, tài nguyên...), văn hóa, du lịch+ Quảng Ngãi: Công nghệ (lọc hóa dầu và chế biến dầu khí)+ Bình Định: khoa học cơ bản và sư phạm, giao thông vận tải+ Phú Yên: Kiến trúc - xây dựng+ Khánh Hòa: thủy sản, hàng hải, kỹ thuật tàu thủy, biến đổi khí hậu, hải dương học, kinh tế biểnb. Liên kết nhằm phát huy thế mạnh của các ngành đào tạo ở các cơ sở đào tạo đại học hiện có- Liên kết khả thi và hiệu quả nhất là liên kết đào tạo sau đại học, đào tạo theo nhu cầu của các địa phương thông qua thỏa thuận liên kết và đặt các chi nhánh, văn phòng đại diện của các đại học vùng, đại học chuyên ngành trọng điểm ở địa phương.- Các trường đại học, cao đẳng địa phương mới thành lập, các trung tâm giáo dục thường xuyên mở rộng liên kết với các đại học lớn để đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ (chính quy hoặc giáo dục thường xuyên). Trong đào tạo chính quy với hình thức liên kết này, cần kết hợp đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương với đào tạo, nâng cao năng lực cho giảng viên các trường mới thành lập.- Các trường có thể bàn bạc để tiến đến thỏa thuận trong việc phân định tương đối về địa bàn đào tạo.c. Phát triển mạnh các chương trình tiên tiến, các chương trình liên kết với nước ngoài để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ đào tạo mới- Phát huy hơn nữa tác dụng của các chương trình tiên tiến trong việc mời giảng viên, nhập khẩu chương trình, giáo trình, phương pháp và quy trình đào tạo của các đại học đẳng cấp thế giới nhằm hiện đại hóa năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo lớn. Các ngành và chương trình tiên tiến được lựa chọn dựa vào thế mạnh của các trường trong vùng.- Đối với các ngành mà Vùng có nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao và có triển vọng phát triển lâu dài như khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, hàng hải, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp hóa dầu và dịch vụ du lịch cần sớm hợp tác, liên kết với các đại học, tập đoàn có truyền thống và uy tín trong lĩnh vực tương ứng để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.- Về phương thức, trừ các chương trình tiên tiến (cơ bản đào tạo tại chỗ), các hình thức đào tạo liên kết quốc tế khác có thể thực hiện bằng cách mời chuyên gia quốc tế đến giảng dạy tại các đại học trong Vùng nếu đủ số lượng để mở khóa đào tạo; hoặc tuyển chọn cán bộ có năng lực gửi đi đào tạo ở nước ngoài.- Về nguồn tài chính cho đào tạo liên kết quốc tế, do kinh phí đào tạo khá cao so với mức sống trong Vùng nên các địa phương và các đơn vị đào tạo cần tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ trong các dự án đào tạo lớn; tiếp cận và kêu gọi nguồn kinh phí đào tạo từ các nước, các tổ chức phi chính phủ.d. Xây dựng cơ chế hỗ trợ và liên kết đào tạo giữa các trường đại học 7 tỉnh duyên hải miền Trung- Như trong phần hiện trạng liên kết đào tạo đã nêu, các liên kết hiện nay giữa các cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng hiện nay cơ bản được hình thành tự phát và nhu cầu đơn lẻ của từng trường mà không có sự thỏa thuận mang tính chất Vùng và sự điều phối thống nhất. - Để phát huy lợi thế của Vùng và thế mạnh của các trường, cần sự thỏa thuận giữa các trường đại học dựa trên cam kết của 7 tỉnh thành và sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo để điều phối sự liên kết trong giai đoạn tới nhằm đạt được mục tiêu liên kết đã được lãnh đạo các tỉnh thành thống nhất cam kết thực hiện.- Trong điều kiện nguồn lực của các trường đại học còn khó khăn, cần có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức tài chính trong nước và các tổ chức quốc tế để hỗ trợ một số hoạt động đào tạo như mở các khóa đào tạo đại học, sau đại học có sự liên kết với nước ngoài hoặc với các đại học chuyên ngành ngoại vùng đối với một số lĩnh vực mà các địa phương, các doanh nghiệp có nhu cầu cấp bách mà các đại học trong Vùng còn khó khăn về đội ngũ và kinh nghiệm đào tạo. 4. Kết luậnMột trong những khâu đột phát quan trọng hàng đầu để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhân thức đã rõ nhưng trong quá trình thực hiện còn nhiều bất cập, thiếu động bộ và kiên quyết nên nguồn nhân lực của các cơ sở đào tạo ra vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.Trong bối cảnh hiện nay thì liên kết giữa các cơ sở đào tạo đại học hiện có trong vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đa dạng như 7 tỉnh vùng duyên hải miền Trung là một giải pháp mang tính định hướng, hiệu quả nhằm phát huy lợi thế vùng và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương.TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppt120404_bao_cao_lien_ket_dao_tao_duyen_hai_mien_trung_1165.ppt