Đồ án Đường lối chiến lược đầu tiên của Đảng

Cuối năm 1929 trên đất nước ta có ba tổ chức cộng sản cùng đảng và hoạt động là : Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn. Sự hoạt động của ba tổ chức cộng sản này đã thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam lên cao. Tuy nhiên bên cạnh đó việc tranh chấp lực lượng, kích bác giữa các tổ chức đảng đã gây ra nguy cơ chia rẽ lớn. Trước tình hình đó một yêu cầu được đặt ra là phải thống nhất được ba tổ chức đảng thành một đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Và đảng đó phải là đảng của giai cấp công nhân. Lịch sử đã chứng minh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Đồ án môn học của em trình bày về vấn đề Đường lối chiến lược đầu tiên của Đảng.

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đồ án Đường lối chiến lược đầu tiên của Đảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU. Cuối năm 1929 trên đất nước ta có ba tổ chức cộng sản cùng đảng và hoạt động là : Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn. Sự hoạt động của ba tổ chức cộng sản này đã thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam lên cao. Tuy nhiên bên cạnh đó việc tranh chấp lực lượng, kích bác giữa các tổ chức đảng đã gây ra nguy cơ chia rẽ lớn. Trước tình hình đó một yêu cầu được đặt ra là phải thống nhất được ba tổ chức đảng thành một đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Và đảng đó phải là đảng của giai cấp công nhân. Lịch sử đã chứng minh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đồ án môn học của em trình bày về vấn đề Đường lối chiến lược đầu tiên của Đảng. MỤC LỤC 1. Sơ qua về sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 2. Nội dung chính 2.1. Đường lối chiến lược được thể hiện thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng 2.2. Đường lối chiến lược thể hiện qua luận cương chính trị của Đảng . 2.3. Đường lối chiến lược cách mạng đầu tiên của Đảng 3. Đánh giá và kết luận 1.Sơ qua về sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Được sự uỷ nhiệm của quốc tế cộng sản Bác đã chủ trì cuộc họp thống nhất các tổ chức Đảng. Ngày 3/2/1930 tại Hương Cảng Trung Quốc hội nghị đã chính thức thống nhất hai tổ chức là Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt do Bác Hồ soạn thảo. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt đã xác định một số nét chính về các vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam. Sau đó do yêu cầu của tình hình ban chấp hành trung ương họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng- Trung Quốc do đồng chí Trần Phú chủ trì. Đổi tên đảng thành “Đông Dương cộng sản đảng” và thông qua bản luận cương chính trị của Đảng 2.Nôi dung chính 2.1.Đường lối chiến lược được thể hiện thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng Về cơ bản qua chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt đã xác định những nét chính về vấn đề chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam. Về nhiệm vụ: Đảng chủ trương làm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng chính là cách mạng dân tộc, dân chủ. Nhiệm vụ của cách mạng dân chủ dân tộc là đánh đổ đế quốc Pháp và địa chủ tay sai làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông, tiến hành cách mạng ruộng đất, tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ chia cho dân cày nghèo, miễn giảm thuế phát triển công nghiệp, dân chúng được từ do tổ chức hội họp , nam nữ bình đẳng,…. Nhưng trong đó nổi lên hàng đầu là cách mạng dân tộc. Bởi vì nước ta lúc này đang chịu sự xâm lược của thực dân Pháp nếu không giải quyết được nhiệm vụ dân tộc thì chưa thể giải quyết được nhiệm vụ dân chủ và đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ xong sẽ tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa vì theo Lênin nói đây là một vấn đề tất yếu, là con đường phát triển tiếp theo, liên tục và không có quá trình quá độ. Bởi vì muốn xoá bỏ triệt để áp bức bóc lột thì phải xây dựng chủ nghĩa xã hội. Về lực lượng: Đảng phải thu phục được đông đảo công nhân, làm cho công nhân lãnh đạo dân chúng, thu phục được đông đảo nông dân và dựa vững vào dân nghèo, lãnh đạo họ làm cách mạng ruộng đất Đảng phải hết sức lôi kéo tiểu tư sản, tri thức, trung nông đi về phía giai cấp vô sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông,trung nông và tiểu địa chủ nếu họ ra mặt phản cách mạng thì đánh đổ và đặc biệt trong khi liên lạc với các giai cấp khác thì không được đi vào đường lối thoả hiệp. Như vậy chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt đã xác định đúng lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân Việt Nam : vì họ là lực lượng tiên tiến nhất, cách mạng nhất. Khi phân tích các giai cấp Mac và Anghen cùng chỉ ra rằng chỉ có giai cấp công nhân mới là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Bên cạnh đó giai cấp công nhân phải dựa vào giai cấp nông dân, thu phục để họ đi theo mình. Đối với giai cấp khác chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt đã có quan điểm rất đúng đắn về giai cấp, không phủ định những mặt tích cực của họ. Đảng cộng sản Việt Nam phải liên kết với các dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới nhất là cuộc chiến tranh chính nghĩa do đó đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân nhiều nước trên thế giới đặc biệt là nhân dân Pháp, và các dân tộc bị áp bức cũng có chung một kẻ thù là đế quốc. Bất kì thắng lợi ở dân tộc nào cũng làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc,và góp phần quan trọng trong cuộc cách mạng của các dân tộc áp bức cùng nhau góp sức chung lòng lật đổ hệ thống chủ nghĩa đế quốc ,giải phóng các dân tộc. Chính cương vắn tắt đã trình bày ngắn gọn nhưng đầy đủ về chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam. Trải qua lịch sử, chính cương đó đã khẳng định được sự đúng đắn của mình. 2.2.Đường lối chiến lược thể hiện qua luận cương chính trị của Đảng . Hội nghị lần thứ nhất của ban chấp hành trung ương Đảng tại Hương Cảng do đồng chí Trần Phú đứng đầu đã đổi tên Đảng thành “Đông Dương cộng sản Đảng” và hội nghị thông qua luận cương chính trị do đống chí Trần Phú trình bày. Nội dung cơ bản của luận cương chính trị: Luận cương khẳng định: tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là “cách mạng tư sản dân quyền” có tính chất thổ địa phản đế. Sau cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển bỏ qua thời kỳ tư bản đấu tranh thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa và sự cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là tranh đấu để đánh đổ các tàn tích phong kiến, thực hiện cách mạng ruộng đất triệt để và đấu tranh để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Luận cương khẳng định hai mặt đấu tranh đó có liên quan mật thiết với nhau bởi vì chỉ có đánh đổ được đế quốc mới phá được giai cấp địa chủ, thực hiện cách mạng ruộng đất và ngược lại có đánh đổ được giai cấp phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc. Tuy nhiên, luận cương coi “vấn đề cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là vấn đề thổ địa”. Như vậy, từ nhiệm vụ của cách mạng thì luận cương cũng đã xác định được hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi đế quốc và lật đổ phong kiến. Thực tế, luận cương lại nghiêng về lật đổ phong kiến tiến hành cải cách ruộng đất mà xem nhẹ nhiệm vụ đầu tiên của cách mạng là đánh đổ đế quốc dành độc lập dân tộc. Về lực lượng của cách mạng thì luận cương khẳng định: giai cấp vô sản và nông dân là hai lực lượng chính của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là động lực chính và lãnh đạo cách mạng. Nông dân là lực lượng chính của cách mạng, tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống lại cách mạng còn tư sản công nghiệp thì đứng vế phía quốc gia với tư tưởng cải lương và phi cách mạng nếu phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ do dự, tiểu tư sản thương gia không tán thành cách mạng còn tiêủ tư sản trí thức thì có xu hướng quốc gia. Qua đó ta thấy giai cấp tiểu tư sản có lập trường tư tưởng cách mạng không vững vàng, họ chỉ có thể đóng góp cho cách mạng về mặt tiền bạc và chỉ có thể hăng hái chống đế quốc ở giai đoạn đầu, chỉ có các phần tử lao khổ ở đô thị mới đi theo cách mạng mà thôi. Về cơ bản, luận cương đã xác định được lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là giai cấp vô sản và muốn lãnh đạo được cách mạng giai cấp vô sản phải dựa vào nông dân. Tuy nhiên, luận cương lại không đánh giá đúng vai trò của giai cấp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của giai cấp tư sản dân tộc, không thấy được khả năng phân hoá và lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. - Luận cương cũng đã xác định được nhiệm vụ của Đảng là phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa nhất là vô sản Pháp bởi vì cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới và sự liên kết sẽ tạo sức mạnh của mỗi dân tộc lên. Luận cương còn nêu “Đảng phải lãnh đạo nhân dân chuẩn bị tiến lên võ trang bạo động để dành chính quyền”. 2.3) Đường lối chiến lược cách mạng đầu tiên của Đảng. Như vậy, qua chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt do Bác Hồ soạn thảo và qua luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú trình bày trong cuộc họp lần thứ nhất của ban chấp hành trung ương Đảng. Ta có thể tóm lại đường lối chiến lược cách mạng đầu tiên của Đảng như sau: Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là thực hiện cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng. Tuy nhiên, trong tính hình đất nước còn chịu sự xâm lược của đế quốc thì cách mạng tư sản dân quyền phải được đưa lên hàng đầu. Hai nhiệm vụ này có mối liên hệ mật thiết với nhau và muốn hoàn thành nhiệm vụ cách mạng thì phải thông qua con đường bạo động cách mạng. Về lực lượng của cách mạng : lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân. Công nhân phải dựa vào nông dân để tiến hành cách mạng ngoài ra phải lôi kéo được giai cấp tiểu tư sản, làm phân hoá và lôi kéo giai cấp địa chủ để họ đi theo cách mạng. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới do đó Đảng phải liên hệ với giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức đặc biệt là giai cấp vô sản Pháp. 3. Đánh giá và kết luận Như vậy, đường lối chiến lược cách mạng đầu tiên của Việt Nam rất đúng đắn. Nó phù hợp với tình hình chung của thế giới và trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Qua quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng đã thực hiện đúng đường lối này và qua cách mạng đường lối đó ngày càng chứng minh được tính đúng đắn của nó. Nó đã phát huy được sức mạnh của cả dân tộc, xác định được kẻ thù trước mắt và lâu dài, dồn hết sức mạnh để tiêu diệt kẻ thù đó giải phóng dân tộc. Đường lối chiến lược đó là sự kết hợp giữa những nhận thức sâu sắc về lý luận cách mạng , kết hợp với tình hình thực tại của đất nước phù hợp với lý luận cách mạng của Mac và Lênin. Đường lối đó đã kết hợp được sức mạnh của dân tộc và cả thế giới chính đường lối đúng đắn đó đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tài liệu tham khảo Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản GD, 2001 Hưóng dẫn ôn tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đề cương bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Bài giảng môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của thầy giáo Lê Ngọc Liệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60233.doc
Tài liệu liên quan