Đối diện với toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

Một ví dụ khác, tâm lý trọng "danh"hơn "thực" đang được phơi bày trong thói hư danh làm ô nhiễm bầu không khí xã hội mà lâu nay báo chí không ngớt phê phán về tệ mua bằng bán điểm, xin học hàm, chạy học vị và trong nhiều trường hợp lại duy trì việc cử trước thi sau khiến cho vấn đề trên càng trở nên trầm trọng vì người ta phải chạy cho được văn bằng để hợp thức hóa việc đề bạt và bổ nhiệm chức vụ mới. Cho nên có hiện tượng "lạm phát" người có bằng cấp, học vị, nhưng lại thiếu trầm trọng những nhà quản lý, nhà doanh nghiệp có năng lực, biết điều hành và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý các hoạt động xã hội. Hiện tượng "thừa thầy,thiếu thợ" có lẽ là một minh chứng khá tiêu biểu cho tâm lý nói trên:"số thạc sĩ,tiến sĩ,thực tập sinh được đào tạo những năm gần đây nhiều gấp đôi công nhân bậc 7.,nếu chỉ tính những sinh viên học nghề theo đúng nghĩa,số lượng hiện nay còn lại chưa bằng một phần năm so với ngày đất nước thống nhất.nếu năm 1991,ngân sách dành cho đào tạo nghề chiếm 8,7% ngân sách giáo dục thì từ năm 1996 đến nay,con số này chỉ còn từ 4 đến 4,5%.và hệ thống trường nghề thì 90% chỉ còn "cái tên" là tồn tại (LaoĐộng26.6.2000)

docx16 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đối diện với toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
niên qua của công cuộc Đổi Mới và nay đang cố gắng chủ động đi vào trào lưu chung của thế giới.  Đã đến lúc phải nghiêm túc và mạnh dạn nhìn nhận và phân tích một cách sâu sắc những mặt mạnh và mặt yếu đó với một thái độ thực sự cầu thị. Đó là một đòi hỏi vừa bức xúc vừa lâu dài của việc thưc hiện quyết sách chủ động hội nhập nói trên.  Nếu nói rằng con người với tổng thể khả năng và nhu cầu của con người ngày càng hiện rõ là nguồn lực chính yếu và mục tiêu cao nhất của sự phát triển bền vững đang là mối lo toan hàng đầu của các quôc gia, thì với Việt Nam, để có thể chủ động hội nhập kinh tế quôc tế, tham gia vào toàn cầu hóa,vấn đề nói trên càng có ý nghĩa hàng đầu.  Là một nước nghèo, đông dân, không có ưu đãi nào của thiên nhiên về tài nguyên phong phú đặc biệt như một vài nước trên thế giới thì, để bứt lên chỉ có thể dựa vào con người, phát huy đến cao độ nguồn lực con người. Muốn thế, phải khắc phục những nhược điểm cố hữu của" con người tiểu nông "vẫn tiềm tàng dai dẳng đang làm trở ngại cho công cuộc Đổi Mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa.  Xin dẫn ra đây một số những điều mà theo thiển ý của chúng tôi là những nhược điểm cố hữu đó : Cần cù chịu khó nhưng ít chịu cải tiến cách tân, cần cù theo kiểu "khéo tay hay làm" nhưng lại thiếu sự tính toán chính xác"được đâu hay đấy", "lành làm gáo vỡ làm môi". Dễ dàng thích nghi nhưng lại chậm biến đổi,kém sáng tạo "trăm hay không bằng tay quen ". Trọng tình hơn lý, nhường nhịn hơn đấu tranh "một sự nhịn là chín sự lành ", nặng về tình nghĩa mà nhẹ về luật pháp "bên ngoài là lý nhưng trong là tình ",cho nên dễ dàng hành xử theo lệ hơn là theo luật "phép vua thua lệ làng ". Thích nói đạo đức mà chưa thực sự đề cao tài trí và coi thường chữ lợi cùng với nghề buôn và thương nhân mặc dù vẫn biết rằng "phi thương bất phú", chê bai "trọc phú" vô hình trung đề cao tâm lý ghét giàu, đồng nghĩa người giàu với người đi buôn là người ít chữ nghĩa, nên "phú" chưa đủ, phải "quý" nữa thì mới sang, mặc dầu chữ quý này cũng là chữ quý bỏ tiền ra mua chứ không phải là do học hành. Có tinh thần hiếu học,đó là truyền thống tốt đẹp song không thể không chỉ ra điểm bất cập trong tinh thần hiếu học đó, là học để làm quan, để trút bỏ được thân phận "chân lấm tay bùn" hơn là học để làm. Ưu điểm hiếu học vì vậy cũng dễ chuyển thành thói hiếu danh,học để lấy bằng chứ chưa phải là học để biết và biết để làm cho tốt, có hiệu quả, năng suất cao ; chỉ biết một hướng tiến thân duy nhất qua thi cử, chỉ thích làm thầy cho dù là thầy dốt mà không chịu làm thợ, cho dù là thợ giỏi. Đấy là chưa nói đến cái học từ chương dễ luyện cho con người đầu óc sao chép mà kém trí tưởng tượng, một phẩm chất cực kỳ cần thiết cho khám phá, sáng tạo để tìm ra con đường riêng của mình, tự bay cao, bay xa. Chọn ăn chắc mặc bền mà ít dám phiêu lưu mạo hiểm (một nước có đến hơn ba nghìn cây số bờ biển mà đã ra đến sát mép nước Biển Đông rồi vẫn thích "ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà đã quen" ).Trọng danh hơn thực theo kiểu "một miếng giữa làng " vì vậy mà kém tinh thần thực nghiệp,ít đầu tư trí tuệ và tài năng cho việc làm ra ngày càng nhiều của cải vật chất,mà lại dồn sức cho việc chạy theo hư danh, phù phiếm, chẳng thế mà dư luận xã hội lại đề cao những tấm gương suốt đời đi thi không đỗ, ngoài sáu, bảy mươi tuổi vẫn "cố đấm ăn xôi" cứ cố lều chõng vớt vát may ra giật được bảng vàng, đi thi cho dù thi mãi không đỗ "cay quá đòn hằn, rát hơn phải bỏng" được xem là có tinh thần hiếu học, dường như chưa hề có lấy một lời phê phán sự phí phạm tuổi đời cho một mục tiêu hư ảo...  Dẫn ra những nhược điểm cố hữu đó vì dưới nhiều biểu hiện khác nhau, chúng đang tái sinh bằng những tên gọi khác nhau trong cuộc sống đương đại giữa một bối cảnh của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, chúng trở thành những vật cản ghê gớm.  Chẳng hạn như, trọng nông ức thương, miệt thị nghề buôn gắn liền với việc coi trọng chữ "nghĩa" mà coi khinh chữ "lợi" đẩy tới thái độ tỵ nạnh "ghét giàu"trong tâm lý tiểu nông truyền thống, được làm trầm trọng thêm với quan điểm của một thời, đối lập thị trường với Chủ nghĩa Xã hội và nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, coi thương nhân là bọn "con buôn " bóc lột, quy ghép doanh nhân đồng nghĩa với giai cấp tư sản cần "cải tạo", cần "kiểm tra hành chính"...đã làm triệt tiêu khá nhiều ý chí và năng lực kinh doanh của ngưới Việt Nam. Cho nên ngay hiện nay, khi doanh nghiệp đang được kêu gọi đầu tư phát triển thì trên thực tế vẫn đang thiếu vắng một đội ngũ những doanh nhân tầm cỡ đủ sức là đối tác có trọng lượng với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây đó đã xuất hiện những kiến nghị cần "tôn vinh" nhà doanh nghiệp, những người xung kích trong nền kinh tế thị trường, nhưng nhìn chung, trong dư luận xã hội cũng như trong hệ thống thang bậc giá trị, nhóm xã hội này vẫn chưa có được sự đánh giá xứng đáng.  Một ví dụ khác, tâm lý trọng "danh"hơn "thực" đang được phơi bày trong thói hư danh làm ô nhiễm bầu không khí xã hội mà lâu nay báo chí không ngớt phê phán về tệ mua bằng bán điểm, xin học hàm, chạy học vị và trong nhiều trường hợp lại duy trì việc cử trước thi sau khiến cho vấn đề trên càng trở nên trầm trọng vì người ta phải chạy cho được văn bằng để hợp thức hóa việc đề bạt và bổ nhiệm chức vụ mới. Cho nên có hiện tượng "lạm phát" người có bằng cấp, học vị, nhưng lại thiếu trầm trọng những nhà quản lý, nhà doanh nghiệp có năng lực, biết điều hành và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý các hoạt động xã hội. Hiện tượng "thừa thầy,thiếu thợ" có lẽ là một minh chứng khá tiêu biểu cho tâm lý nói trên:"số thạc sĩ,tiến sĩ,thực tập sinh được đào tạo những năm gần đây nhiều gấp đôi công nhân bậc 7...,nếu chỉ tính những sinh viên học nghề theo đúng nghĩa,số lượng hiện nay còn lại chưa bằng một phần năm so với ngày đất nước thống nhất...nếu năm 1991,ngân sách dành cho đào tạo nghề chiếm 8,7% ngân sách giáo dục thì từ năm 1996 đến nay,con số này chỉ còn từ 4 đến 4,5%....và hệ thống trường nghề thì 90% chỉ còn "cái tên" là tồn tại (LaoĐộng26.6.2000)  Chính sự yếu kém từ hai dẫn chứng nói trên giải thích sự yếu kém của bộ máy quản lý Nhà nước và sự yếu kém của nền kinh tế. Nhiều chủ trương chính sách dù đúng đắn vẫn khó đi vào cuộc sống, chúng dễ bị triệt tiêu qua các tầng nấc trung gian của đội ngũ cán bộ, công chức thiếu năng lực và thiếu phẩm chất.  Một nhà toán học hàng đầu của Việt Nam, người mà cách đây 11 năm, ngày 20.1.1989 đã đưa ra Kiến nghị về "Phương pháp luận xây dựng chiến lược kinh tế xã hội ", giáo sư Hoàng Tụy, gần đây đã đưa ra nhận xét về những điểm yếu của con người Việt Nam đối diện với những thách thức của nền kinh tế toàn cầu hóa, đó là thiếu "đầu óc kinh doanh hiện đại, cung cách làm ăn lớn,tính toán nhìn xa trông rộng, táo bạo, nhạy cảm và năng động với cái mới, thích ứng mau lẹ để xoay chuyển tình thế khi gặp khó khăn, bền bỉ và quyết tâm theo đuổi đến cùng một sự nghiệp được yêu thích, miệt mài học tập,ngẫm nghĩ và phân tích sâu sắc, nghiên cưú nghiêm túc để tìm hiểu cặn kẽ đạo lý của mọi vấn đề. Có lẽ do quá lâu quen sống trong cảnh nghèo thiếu nên người dân ta nhiều khi dễ nhẫn nhục an phận, dễ bằng lòng với những thay đổi nhỏ, những suy tính cá nhân hời hợt,thiển cận theo lối cò con. Vì không cực đoan nên ít có đổ vỡ lớn,nhưng dễ bảo thủ,ít dám chấp nhận rủi ro tìm con đường mới,do đó cũng dễ lâm vào trì trệ triền miên. Không có thói quen tính toán hiệu quả,thiếu đầu óc thực tế,lại ham chuộng hình thức,chạy theo hư danh viển vông,kém khả năng và kinh nghiệm hợp tác,góp sức cùng nhau thực hiện một mục tiêu,một kế hoạch lớn,cho nên ít xây dựng được êkíp mạnh về một lĩnh vực nào, thường chỉ có nhiều cá nhân giỏi làm việc riêng lẻ mà không hợp lại thành những tập thể hùng mạnh xuất sắc. Cộng đồng người Việt ở hải ngoại ít có người giàu thật lớn,ít có nhà khoa học thật tầm cỡ, thường chỉ đến một địa vị nào đó là thỏa mãn,mệt mỏi,ít khi đeo đuổi tham vọng thật cao xa. Tất cả những nhược điểm trên đều sẽ trở thành những lực cản không cho phép chúng ta tiến nhanh ".(9) Những điều này, phần lớn đã được đề cập đến trong bản kiến nghị sâu sắc và đúng đắn nói trên.Đây cũng chính là khía cạnh văn hóa rất cơ bản cần được đặt ra trong tinh thần chủ động vận dụng xu thế toàn cầu hóa nói trên.  Đã đến lúc con người Việt Nam phải có cái dũng khí dám nhìn thẳng vào những điểm yếu của mình đối chiếu với những yêu cầu của sự nghiệp mới, nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ tụt hậu hơn nữa, khi mà hiện nay đã phải đứng vào hàng những nước nghèo nhất trong khối ASEAN,trong nhóm nước nghèo của thế giới. Một thái độ tự phản tỉnh, tự chỉ trích không phải là một thái độ tự ti, ngược lại chính là để xây dựng tinh thần tự tôn dân tộc, không chịu tụt hậu, để do đó mà có thái độ thực sự cầu thị, phấn đấu biến cái ý chí quật cường của một dân tộc quyết rửa cái nhục nô lệ đã từng làm nên những trang sử chói lọi trước đây, thành ý chí quyết tâm rửa cái nhục nghèo nàn, lạc hậu hiện nay, để có thể sánh vai cùng với bè bạn trong khu vực và trên thế giới. Đương nhiên, nói con người, không bao giờ có thể tách ra khỏi cái chỉnh thể của nó: "con người, khung cảnh xã hội, hệ thống quản lý". Để có con người đáp ứng với đòi hỏi của nhiệm vụ mới, thời đại mới, phải đổi mới cả cái chỉnh thể ấy, trong đó, đổi mới thể chế phù hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế là hết sức bức xúc. Không đổi mới cả chỉnh thể, chỉ kêu gọi giáo dục, đào tạo con người một cách chung chung thì mãi mãi cũng chỉ là khẩu hiệu suông, không sao có được con người với tổng thể khả năng và nhu cầu của con người là động lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Nếu không có con người trong cái chỉnh thể được đổi mới đó, mà trước hết là những thể chế đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội để có thể chủ động vận dụng xu thế toàn cầu hóa và thực hiện hội nhập kinh tế quôc tế,thì cũng không thể có sự chủ động đó được.  Nói đến con người trong đòi hỏi của sự đổi mới cả cái chỉnh thể "con người, khung cảnh xã hội, hệ thống quản lý" cũng chính là nói đến bản lĩnh văn hóa của con người Việt Nam đối diện với toàn cầu hóa.  Nói chủ động vận dụng xu thế toàn cầu hóa cũng hàm nghĩa rằng Việt Nam đến với thế giới bằng bản lĩnh và bản sắc riêng của mình. Hiện tại, Việt Nam là một nước nghèo về kinh tế song không nghèo về truyền thống văn hiến. Cách đây hơn 500 năm, Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, người được thế giới tôn vinh là" danh nhân văn hóa" đã từng khẳng định truyền thống đó, xem đó là tiêu chí quan trọng nhất của một nước độc lập có chủ quyền trước những đối thủ khổng lồ chỉ rắp tâm thôn tính biến thành quận huyện của chúng. "Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc, Nam cũng khác." Tiêu chí văn hóa được đưa lên trước tiên.  Đối diện với toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc là vấn đề có` ý nghĩa sống còn. Mất văn hóa nghĩa là mất tất cả. Sức mạnh làm nên những chiến thắng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam đánh bại tất cả những kẻ thù xâm lược bất kể chúng đến từ đâu, làm cho thế giới biết đến Việt Nam, xét đến cùng đó chính là sức mạnh văn hóa. "Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được "(10).Kẻ thù của chúng ta từ lâu đã hiểu điều đó, cho nên âm mưu hủy diệt văn hóa luôn được chúng thực hiện một cách triệät để.  Ông cha chúng ta không một phút lơ là trước những âm mưu đen tối đó của kẻ ngoại xâm. Lê Quý Đôn đã nhắc lại cho con cháu cái sắc chỉ mười điều của Thành tổ nhà Minh gửi cho Chu Năng, tướng viễn chinh của y, ngày 21 tháng 8 năm 1406: "...Một khi binh lính vào nước Nam, trừ các sách vở và bản in của đạo Phật, đạo Lão thì không tiêu hủy. Ngoài ra, hết thảy mọi sách vở, văn tự, cho đến những loại ca lý dân gian., hay sách dạy trẻ nhỏ...một mảnh, một chữ đều phải đốt hết...các bia do An Nam dựng thì phá hủy tất cả, một chữ chớ để còn..."Chưa đầy một năm sau,ngày 16 tháng 5 năm 1407 lại giục : "nhiều lần đã bảo các ngươi rằng, phàm An Nam có tất thảy các sách vở văn tự gì, kể cả các câu lý dân gian, các sách dạy trẻ và tất cả các bia mà xứ ấy dựng lên, thì một mảnh, một chữ, hễ trông thấy là phá hủy lập tức, chớ để sót lại..." Sự hủy diệt thật là triệt để! Những kẻ đi xâm lược đã hiểu được cái ngọn nguồn sức mạnh Việt Nam, và chúng cố diệt từ gốc, song âm mưu hủy diệt văn hóa của chúng đã thất bại. Con người Việt Nam qua nhiều thế hệ đã được nuôi dưỡng và lớn lên trong nền văn hóa ấy, các thế hệ Việt Nam xưa nay đều ý thức được rằng "cốt lõi của bản lĩnh, bản sắc và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ xa xưa cho đến ngày nay là văn hóa, với ý nghĩa sâu xa nhất và tốt đẹp nhất của nó.(11) Chính vì biết giữ gìn, nuôi dưỡng và phát huy truyền thống văn hóa ấy mà dân tộc ta đã trỗi dậy từ đêm trường Bắc thuộc với cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và tiếp đó, trãi qua những gian nguy, thử thách "Kiền khôn bĩ mà lại thái, Nhật nguyệt hối mà lại minh" để làm cho "Xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới" (Nguyễn Trãi). Ngày nay, sự thử thách về sức mạnh văn hóa lại thể hiện dưới một hình thái mới không kém phần quyết liệt. Vượt qua những cạm bẫy trong kinh tế đã khó, thoátkhoỉ những cạm bẫy trong văn hóa càng phức tạp hơn trong một bối cảnh mới chưa có tiền lệ. Tiền lệ về thuận lợi cũng như tiền lệ về khó khăn khi chúng ta đang đối diện với toàn cầu hóa và hội nhập với khu vực và thế giới.  Đứng ở cửa ngõ giao lưu của thế giới, Việt Nam sẵn sàng tiếp thu tinh hoa của nền văn hóa đến từ nhiều nẻo đường. Quá trình tiếp biến văn hóa cũng chính là quá trình nền văn hóa Việt Nam tự làm giàu cho mình bằng những thành tựu văn hóa Đông Tây. Giữ vững bản sắc dân tộc song cởi mở và không kỳ thị về văn hóa là một trong những điều dễ nhận thấy của nhiều người nước ngoài đến Việt Nam.  Từ trong sâu thẳm, truyền thống văn hóa là cái gắn bó con người Việt Nam lại với nhau trong một niềm tự hào "con Hồng, cháu Lạc", không phân biệt ngược xuôi, nam bắc, tín ngưỡng, tập quán. Đó là nét ưu trội của di sản Viêt Nam. Vì thế, khi tự khẳng định được bản lĩnh văn hóa của dân tộc mình, Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động đi vào thế giới mới, một thế giới nhiều hứa hẹn nhưng cũng không thiếu cạm bẫy.  Khi xác định rõ điều đó, chúng ta cũng hiểu rằng, "dù mỗi nền văn hóa đều có nét độc đáo riêng thì vẫn cần có sự tinh tế để hiểu rằng, chịu ảnh hưởng của giao lưu văn hóa là không có gì đáng xấu hổ cả và mỗi nước đều có khả năng cơ bản là hưởng thụ sản phẩm của các nền văn hóa khác. Những người lo sợ về nguy cơ "lật đổ về văn hóa" đã đánh giá thấp sức mạnh của của các nền văn hóa bản địa và đánh giá thấp việc chúng ta có khả năng học tập các nước mà không bị tiến trình đó áp đảo. Cho dù mỗi nền vă hóa đều có nét độc đáo riêng, cần lưu ý rằng không thể có chủ nghĩa biệt lập về văn hóa. Không nên có tham vọng bảo tồn triệt để tính thuần túy của văn hóa dân tộc hoăc khu vực. Các dân tộc có những nền văn hóa khác nhau vẫn có thể chia sẻ nhiều giá trị chung và đồng ý về một số cam kết chung ". (12)  Nói như thế không có nghĩa là không cảnh giác với những ảnh hưởng độc hại của thứ văn hóa lai căng, đồi trụy, đánh vào thị hiếu tiêu dùng tầm thường của một bộ phận công chúng kém hiểu biết, đặc biệt là trong lớp trẻ. Vì thế, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của thế giới để làm giàu có thêm, nâng cao hơn văn hóa dân tộc, gắn chặt truyền thống và hiện đại, đến hiện đại từ truyền thống, bổ sung truyền thống mới để có thể đi vào thế giới mới với phong cách riêng của mình, góp cái riêng của dân tộc mình vào cái chung của thế giới. Đó cũng là nội dung của thái độ chủ động vận dụng xu thế của toàn cầu hóa. Tôi muốn mượn lời của đại thi hào Ấn Độ, Rabindranâth Tagore, để kết thúc bản báo cáo về chủ đề toàn cầu hóa này : " Tất cả những sản phẩm của con người mà chúng ta hiểu được và hưởng thụ được đều trở thành của chúng ta, bất kể xuất xứ của chúng. Tôi tự hào về nhân loại của tôi, khi tôi có thể công nhận thi sĩ và nghệ sĩ các nước khác như là của mình. Tôi vui mừng vô bờ bến rằng mọi vinh quang vĩ đại của con người đều thuộc về tôi".  ________________________________________ TÀI LIỆU THAM KHẢO:  1. Trần Quốc Hùng :"Nền kinh tế mới toàn cầu hóa, Cơ hội và thử thách đối với các nước đang phát triển. 5. "  2. 2000Việt Phương. "Một số diều suy nghĩ về thế kỷ 20 và vài thập niên đầu thế kỷ 21." Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế  3. UNDP Human Development Report, New York 19994. 11.Peter F.Drucker. "post-capitalist society.Harper Business 1993  4. Peter F.Drucker. "post-capitalist society.Harper Business 1993  5.7.Phan Đình Diệu :" Tri thức là gì ?", "Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập của chúng ta ".Tạp chí Xã hội học. số 4.1998 và số 2.1999  6.Đặng Hữu :"Cuộc cách mạng khoa học ? Công nghệ hiện đại và sự xuất hiện nền kinh tế tri thức "."Tranh thủ thời cơ để đi tắt vào nền kinh tế tri thức " "TIA SÁNG"6.2000  8,10,11Phạm Văn Đồng "Văn hóa và Đổi Mới".NXBCTQG. 1995  9. Hoàng Tụy : Kiến nghị về Phương pháp luận xây dựng chiến lược kinh tế xã hội.1989"Khi con người Việt Nam đi vào thời đại văn minh trí tuệ"." Tuổi Trẻ" 24.6.2000  12. Amartya Sen. "Phát triển là tự do " 1999  13. Vũ Quang Việt :"Cơ sở triết lý và kinh tế chính trị của sở hữu : ý nghĩa của sở hữu trí tuệ đối với nền kinh tế mới. 3.2000  14. Tương Lai " Những vấn đề của sự phát triển ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới. Tham luận tại Hội thảo khoa học Về Phát triển xã hội tại Tokyo 3.2000  15.Lester C.Thurow " The future of capitalism " Penguin Books. 1997

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxjhadgolal;gkuYFHSDPAD[GKAKHFKDAGJA (4).docx