Đồng phạm trong luật hình sự

I. Khái niệm

1. Định nghĩa

Điều 20. Đồng phạm

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

 Vô ý thì không bao giờ có đồng phạm

 2 người xa lạ trùng hợp cố ý thực hiện TP thì không phải là đồng phạm -->

phạm tội riêng lẻ.

2. Các dấu hiệu của đồng phạm

pdf14 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đồng phạm trong luật hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồng phạm trong luật hình sự I. Khái niệm 1. Định nghĩa Điều 20. Đồng phạm Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.  Vô ý thì không bao giờ có đồng phạm  2 người xa lạ trùng hợp cố ý thực hiện TP thì không phải là đồng phạm --> phạm tội riêng lẻ. 2. Các dấu hiệu của đồng phạm a. Khách quan: - Số lượng người: .>=2, thỏa mãn dấu hiệu chủ thể của tội phạm, có NLTS hình sự, đạt độ tuổi luật định theo Điều 12 (thi) A 20t, B 15t, đã cố ý cùng thực hiện cướp giật tài sản tại khoản 1, Đ136 BLHS có đồng phạm không ? (đề ko cho thì có NL hành vi bình thường) => B không thõa mãn dấu hiệu về chủ thể, 15t, phạm tội nghiêm trọng. - Giữa những người động phạm phải có hoạt động chung: nghĩa là các hành vi được thực hiện trong mối liên hệ thống nhất với nhau, hành vi của mỗi người là điều kiện hỗ trợ cho hoạt động chung. A chở B đi cướp giật, B giật TS, trong mối liên hệ thống nhất nhằm thực hiện hành vi cướp giật - Hậu quả chung: là kết quả của hoạt động chung A chở B đi cướp giật, thỏa thuận chỉ 10tr , B giật TS có 1 tỷ, A B thỏa thuận đi trộm, ko ngờ A gặp cô C à Điều 111 - Mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động chung và hậu quả chung:  Nếu những người đồng phạm giống nhau về vai trò và đều là người thực hành (người trực tiếp thực hiện hành vi đó) => mang tính chất trực tiếp  Nếu những người đồng phạm khác nhau về vai trò (có sự phân hóa) thì mối quan hệ nhân quả được xác định trên cơ sở hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp để gây ra hậu quả, hành vi của những người đồng phạm khác thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả đó => lý thuyết khác của mối quan hệ nhân quả A tổ chức cho B và C đi cướp, C cướp 1 tỷ và D bị té chết, chỉ cần chứng minh A và B thông qua C để gây ra hậu quả đã dự định, phải xác định những người này thống nhất hoạt động chung ra sao? b. Chủ quan: Lỗi, động cơ, mục đích - Lỗi: cùng cố ý  Ý thức đối với hành vi: mỗi người trong đồng phạm phải nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho XH, nhận thức mình đang hoạt động chung với người khác và hành vi của họ cũng nguy hiểm cho XH, chỉ biết mình thôi thì chưa phải là cùng cố ý --> không có đồng phạm.  Ý thức đối với hậu quả: những người đồng phạm phải thấy trước hậu quả nguy hiểm do hành vi của mình và do hoạt động chung gây ra (nhận thức cho mình và cho người khác).  Ý chí: những người đồng phạm cùng mong muốn hoạt động chung và cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra (có thể cố ý gián tiếp hay trực tiếp) A dùng ghế sắt đánh vào đầu nạn nhân, A thấy B giơ ghế, B ôm C lại, cả 2 cùng nhận thức được ý chí lẫn nhau => bàn bạc thỏa thuận trước ko được xem là dấu hiệu bắt buộc => tiếp nhận ý chí lẫn nhau thông qua cử chi và hành vi. - Động cơ và mục đích phạm tội (không bắt buộc trong đồng phạm)  Nếu tội phạm mà đồng phạm thực hiện có quy định động cơ, mục đích là dấu hiệu bắt buộc thì đòi hỏi những người đồng phạm phải có dấu hiệu này --> nếu không không có đồng phạm o (A, B, C xâm phạm đến an ninh, chủ quyền quốc gia, lật đổ... A, B, C phải có dấu hiệu động cơ)  Động cơ BLHS năm 1999 được quy định khá nhiều trong các tội phạm Trong vụ án trên có đồng phạm hay không? làm thỏa mãn các yếu tố khách quan và chủ quan. II. Các loại người đồng phạm: 1. Người thực hành - Định nghĩa: Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm Khoản 2, Đ20 - Hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm nghĩa là có các trường hợp sau:  Người này tự mình thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành TP (hành vi: đâm, chém, .....giết người, dich chuyển tài sản trái PL => người trực tiếp thực hiện là người thực hành)  Người này thực hiện TP không qua việc tác động đến người khác để người này thực hiện hành vi khách quan, khi mà người thực hiện hành vi khách quan rơi vào 1 trong các trường hợp sau:  Người thực hiện không có năng lực TNHS hoặc chưa đủ tuổi chịu TNHS (nhờ trẻ em trộm...) => phổ biến hơn 2 trường hợp dưới.  Người thực hiện không có lỗi hoặc là lỗi vô ý (được người khác nhờ cầm hàng hóa qua cửa hải quan, nếu ko biết hàng hóa trong đó là ma túy, người nhờ thực hiện chính là người thực hành)  Người thực hiện được loại trừ TNHS do bị cưỡng bức về tinh thần.  Trong 3 trường hợp này bản thân người trực tiếp thực hiện được loại trừ TNHS, người tác động là người thực hành và phải chịu TNHS cho hành vi tác động. Người thực hành không phải là người có vai trò nguy hiểm nhất trong đồng phạm (người tổ chức mới là nguy hiểm nhất), nhưng giữ vai trò trung tâm trong 1 vụ đồng phạm vì hành vi của họ là cơ sở để định tội danh, để xác định giai đoạn thực hiện TP, để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH của hành vi phạm tội. Trong vụ đồng phạm không bắt được người thực hành thì có cơ sở truy cứu TNHS không? A rủ nhóm B đi đánh C, A và nhóm B đi taxi lại nhà C để đánh C, C ko có nhà, A ngồi trong xe, nhóm B vào nhà C đánh người nhà gây thương tích nghiêm trọng và lấy đi tài sản, A ko biết tình tiết nghiêm trọng do nhóm B gây ra, gia đình C khai rằng bị nhóm B lấy 500 triệu, nhóm B đã tẩu thoát, A cũng ko biết nơi cư trú của nhóm B. A bị truy tố bởi tội giết người, cướp TS, tuy nhiên chứng cứ rất yếu, lời khai bị cáo: A tổ chức cho nhóm B trả thù. Truy tổ giết người thì cũng được nhưng truy cứu cướp tài sản với giá trị xyz nào đó mà người bị hại khai là ko thuyết phục. Có người thực hành thì dễ truy cứu TNHS hơn, thấy được vai trò của từng người. 2. Người tổ chức K2, Điều 20 Định nghĩa; Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. - Người tổ chức có thể 1 trong 3 loại:  Người chủ mưu: người đề ra âm mưu, kế hoạch.  Người cầm đầu: người đứng đầu của băng nhóm (đại ca), người đứng ra thành lập các băng nhóm phạm tội hoặc có hành vi tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công giao trách nhiệm cho đồng bọn.  Người chỉ huy: là loại người ít có trên thực tế, phân công về việc sử dụng vũ khí của nhóm đồng phạm vũ trang và bán vũ trang (đội trưởng). Vụ án Năm Cam: tội giết người và đưa hối lộ, giết Dung Hà bằng câu nói "anh muốn nhìn thấy mặt nó nữa" => Năm Cam là chủ mưu, Hải Bánh là người cầm đầu, vì trong môi trường giang hồ câu nói đó là chủ mưu => tuy chứng cứ hơi yếu, tình huống là do tòa xuy diễn, câu nói hơi lập lờ. Khi nói về lý thuyết các giai đoạn thực hiện tội phạm, khi các giai đoạn đã dừng lại, tức là xác định giai đoạn cuối cùng Người tổ chức có vai trò nguy hiểm nhất trong vụ đồng phạm: tương ứng đó là TNHS cao nhất. 3. Người xíu giục: K2, điều 20: Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Hành vi xúi giục phải có các đặc điểm sau:  Hành vi xúi giục phải trực tiếp: nhằm vào 1 hoặc 1 số người nhất định  Hành vi xúi giục phải phải cụ thể: phải nhằm xúi giục người ta phạm vào những tội cụ thể nào (hô hào chung, lời nói tức giận ko phải là xúi giục)  Bản chất: Hành vi xúi giục tác động đến người thực hành, làm cho người thực hành nảy sinh ý định phạm tội - Người tổ chức: ......tất yếu dẫn đến tội phạm - Người xúi giục: chỉ gợi ý thôi, còn làm như thế nào là do người thực hành Xúi giục với thực hành cái nào nguy hiểm hơn: chỉ gợi ý thôi, còn làm như thế nào là do người thực hành và làm hay ko phụ thuộc váo ý chí người thực hành, tuy nhiên để đánh giá mức nguy hiểm của xúi giục phải tùy vào từng trường hợp phạm tội cụ thể, và có thể đánh giá mức nguy hiểm xem xem người thực hành. Thông thường người tổ chức đồng nhất với người xúi giục. 4. Người giúp sức K2, điều 20: Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi giúp sức có 2 trường hợp:  Giúp sức về vật chất: hành vi tạo các điều kiện thuận lợi về mặt vật chất như : cung cấp công cụ , phương tiện hoặc khắc phục trở ngại, tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện tội phạm  Giúp sức về tinh thần: là hành vi tạo các điều kiện thuận lợi về mặt tinh thần cho người thực hành thực hiện TP. (khó xác định trên thực tế, giúp bằng vật chất còn chứng cứ để truy, giúp sức về mặt tinh thần rất mơ hô Lưu ý: hành vi hứa hẹn trước về việc sẽ che dấu tội phạm, che dấu công cụ, phương tiện hoặc là tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có được xem là hành vi giúp sức về tinh thần trong đồng phạm. -----CB------)l---------CĐ----------)l----HT----- Giúp sức để kết thúc tội phạm???? Vẫn thỏa mãn dấu hiệu đồng phạm => Hành vi giúp trong đồng phạm có thể được thực hiện trước khi tp xảy ra, trong khi tội phạm xảy ra, và thậm chí có thể giúp sức để kết thúc TP vào thời điểm sau khi TP đã hoàn thành. Hành vi giúp sức trong đồng phạm có vai trò nguy hiểm hạn chế nhất. Giúp sức về tinh thần khác với xúi giục: cả 2 đều tác động đến tư tưởng tinh thần tuy nhiên thời điểm tác động là khác nhau, xúi giục tác động trước khi thực hiện.... giúp sức về tinh thần chỉ làm cho người ta yên tâm thực hiện hành vi đã chủ ý. Câu hỏi 2: A, B, C, D là băng nhóm, A tổ chức, B lái xe, C giật, D bán, cuối cùng chia  A tổ chức  D giúp sức về tinh thần  C là thực hành, B giúp sức về vật chất (trong pháp lý ko dùng thuật ngữ giúp sức tích cực). III. Các hình thức đồng phạm 1. Dựa vào ý thức chủ quan  Đồng phạm có thông mưu trước: có bàn bạc, thỏa thuận trước (1)  Đồng phạm ko có thông mưu trước: ko có bàn bạc, thỏa thuận trước (2) => (1) nguy hiểm hơn (2) 2. Dựa vào dấu hiệu khách quan  Đồng phạm giản đơn (ko phải đơn giản): tron 1 vụ đồng phạm ko có sự khác nhau về vai trò, tất cả đồng phạm đều là người thực hành.  Đồng phạm phức tạp: trong 1 vụ đồng phạm có từ 2 loại người đồng phạm trở lên, có sự khác nhau về vai trò. Ko so sánh được tính nguy hiểm, phải xác định giữa những người này sự câu kết như thế nào => phạm tội có tổ chức 3. Phạm tội có tổ chức K3, điều 20: Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ (hay bình thường hay đơn giản thường dùng ko sử dụng trong pháp lý là câu kết nhưng ko chặt chẽ) giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Thế nào là chặt chẽ: A, B, C, D, E là băng nhóm, A tổ chức, B lái xe, E cản địa, C giật, D bán, cuối cùng chia là có phạm tội có tổ chức ko (xác định câu kết chặt chẽ ko, thế nào chặt chẽ?) -> xét về khách quan: phải có sự phân công vai trò tương đối rõ rệt và những người này kết hợp chặt chẽ với nhau, ý thức chủ quan: thường có bàn bạc thỏa thuận trước. Chuyên đi cướp giật là phạm tội có tổ chức. Phạm tội có tổ chức là đồng phạm nguy hiểm nhất: là tình tiết tăng nặng TNHS hay định khung tăng nặng TNHS. Phạm tội có tổ chức được quy định trong LHS là tình tiết tăng nặng TNHS hay định khung tăng nặng TNHS. Tổ chức phạm tội (tổ chức tội phạm) tổ chức mafia: pháp lý chưa quy định, Tổ chức phạm tội : công ước quốc tế quy định có 3 thành viên trở lên, có tổ chức chặt chẽ nhằm phạm tội. Mafia: là Tổ chức phạm tội có sự chi phối đối với chính quyền TW hay địa phương. VN chưa có mafia, quốc tế quy định chỉ tham gia thôi là phải chịu TNHS ?!. IV. Vấn đề TNHS trong đồng phạm 1. Một số vấn đề liên quan đến xác định tội phạm trong đồng phạm - Việc xác định các giai đoạn thực hiện TP trong đồng phạm là phải căn cứ vào hành vi của người thực hành (người thực hành dừng lại ở giai đoạn nào, những người đồng phạm bị truy cứu TNHS ở giai đoạn đó). - Đối với các tội phạm có chủ thể đặc biệt, chỉ cần người thực hành có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt (nam giới, có chức vụ...) - Việc xác định tự ý nữa chửng chấm dứt thực hiện TP trong đồng phạm thì ngoài 3 điều kiện của tự ý nói chung thì cần có thêm các điều kiện, các điều kiện này phụ thuộc váo từng đối tượng đồng phạm. + Người tổ chức, người xúi giục dừng lại thì chưa đủ mà phải tích cực tác động để người thực hành dừng lại (đe dọa, uy hiếp người thực hành, báo cho chính quyền, người bị hại...). + Người giúp sức  Nếu người giúp sức chưa thực hiện việc giúp sức thì phải ko thực hiện việc giúp sức  Nếu người giúp sức đã thực hiện việc giúp sức thì đòi hỏi người giúp sức phải tích cực tác động để người thực hành dừng lại (đe dọa, uy hiếp người thực hành, báo cho chính quyền, người bị hại...) + Người thực hành  Nếu chỉ có 1 người là người thực hành, chỉ cần đủ 3 điều kiện của điều 19.  Nếu có nhiều người thực hành, 1 người trong số đó dừng lại thì cũng phải tích cực ngăn cản những người thực hành còn lại. 2. Các nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm - Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm  Tất cả các người đồng phạm đều bị truy tố cùng tội danh và cùng điều luật (có thể ko cùng khoản, điểm.... vì có thể có những tình tiết định khung, tăng năng hay giảm nhẹ tùy vào mỗi người)  Các nguyên tắc chung cho việc truy cứu TNHS , quyết định hình phạt về thời hiệu được áp dụng chung cho tất cả các đồng phạm - Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập:  Những người đồng phạm không phải chịu TNHS về hành vi vượt quá của người thực hành (nội dung quan trọng, hành vi vượt quá: ko có trong ý định trước đó, người thực hành chịu TNHS  Hành vi của người tổ chức, xúi giục, giúp sức dù chưa đưa đến việc thực hiện TP của người thực hành thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự: chịu TNHS ở giai đoạn chuẩn bị - Nguyên tắc cá thể hóa TNHS trong đồng phạm  Các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ TNHS của đồng phạm nào chỉ áp dụng cho riêng người đó  Việc miễn TNHS, miễn hình phạt cho đồng phạm này thì không làm ảnh hưởng đến TNHS của những người đồng phạm khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf101_898.pdf
Tài liệu liên quan