Dự án đầu tư xe vận tải container phân tích tài chính và phân tích rủi ro

Hội nhập kinh tế mang lại thời cơ, vận hội phát triển nhưng đồng thời cũng chứa đựng chính trong lòng nó đầy thách thức. Sự cạnh tranh mở ra trên diện rộng, ở phạm vi khu vực, châu lục và trên toàn cầu.

Kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước nói chung và Thành phố nói riêng, dù tốc độ tăng trưởng có chậm lại trong năm qua nhưng vẫn không ngừng gia tăng, nhu cầu vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu đúng qui chuẩn theo đó cũng tăng lên nhanh chóng.

Mặt khác, thời gian gần đây tai nạn giao thông do các phương tiện vận tải container cũ gây ra làm thiệt hại đến hàng hóa và sinh mạng con người, dư luận buộc chính quyền phải ra lệnh cấm lưu thông đối với những xe vận tải cũ, sản xuất trước năm 1985. Từ quyết định này, số lượng xe vận tải của thành phố càng trở nên thiếu hụt trầm trọng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Dự án đầu tư xe vận tải container phân tích tài chính và phân tích rủi ro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thẩm định dự án đầu tư TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU (Thực hiện trên Excel) Hãy đọc qua một lượt tình huống, sau đó đọc từng câu hỏi một cách cẩn thận. Nếu cần, hãy nêu rõ các giả định để làm căn cứ cho câu trả lời của Anh/Chị. Phần trả lời của anh/chị sẽ được đánh giá căn cứ vào mức độ câu trả lời được dựa vào và suy luận từ các giả định của anh/chị một cách hợp lý. DỰ ÁN ĐẦU TƯ XE VẬN TẢI CONTAINER Phân tích tài chính và Phân tích rủi ro Ý tưởng hình thành dự án: Hội nhập kinh tế mang lại thời cơ, vận hội phát triển nhưng đồng thời cũng chứa đựng chính trong lòng nó đầy thách thức. Sự cạnh tranh mở ra trên diện rộng, ở phạm vi khu vực, châu lục và trên toàn cầu. Kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước nói chung và Thành phố nói riêng, dù tốc độ tăng trưởng có chậm lại trong năm qua nhưng vẫn không ngừng gia tăng, nhu cầu vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu đúng qui chuẩn theo đó cũng tăng lên nhanh chóng. Mặt khác, thời gian gần đây tai nạn giao thông do các phương tiện vận tải container cũ gây ra làm thiệt hại đến hàng hóa và sinh mạng con người, dư luận buộc chính quyền phải ra lệnh cấm lưu thông đối với những xe vận tải cũ, sản xuất trước năm 1985. Từ quyết định này, số lượng xe vận tải của thành phố càng trở nên thiếu hụt trầm trọng. Dự án đầu tư: Một số nhà đầu tư nhạy cảm nhanh chóng nắm bắt tình hình, cộng với nhóm chuyên gia vừa tốt nghiệp tại một trường danh tiếng về đào tạo thẩm định dự án, phân tích ngay “hố cách thị trường” (Gap = D - S) này và bắt tay nghiên cứu tính khả thi của việc thành lập một công ty kinh doanh dịch vụ vận tải hạng nặng. Chính quyền nói chung và cơ quan cấp giấy phép nói riêng tạo mọi điều kiện thuận lợi, ủng hộ cho dự án hình thành và đi vào hoạt động. Nhóm dự án cũng dự tính sẽ tiến hành phân tích kinh tế – xã hội của dự án để càng có cơ sở thuyết phục chính quyền và hy vọng sẽ nhận thêm các hỗ trợ cụ thể về mặt bằng, ưu đãi thuế, và các điều kiện kinh doanh khác. Tuy nhiên, trước mắt nhóm sẽ tập trung nghiên cứu tính khả thi cho chính mình - nhà đầu tư, tức phân tích tài chính và phân tích rủi ro của dự án. Ngay cả tên công ty cũng được cân nhắc, thống nhất cuối cùng là Công ty cổ phần container Sài Gòn Xanh (BSC - Blue Saigon Container). Nhóm dự án hình dung hằng trăm xe container mới, được nhập khẩu từ Nhật, với biểu tượng “Xanh” sẽ lưu thông trên đường và có thể cũng góp phần vào cảnh quan giao thông nói chung. Đầu tư: Chi phí đầu tư ban đầu (năm 0) gồm 20 xe, giá nhập khẩu về đến cảng Thành phố (CIF) là 30.000 đô-la/xe, thuế nhập khẩu 40% tính trên giá CIF. Vòng đời hữu dụng theo thiết kế của xe là 10 năm. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Giá trị thanh lý dự kiến thu lại vào cuối năm thứ 5 sẽ bằng đúng với giá trị còn lại trên sổ sách, và tất nhiên có tính đến yếu tố lạm phát. Dự kiến doanh thu: Tại Thành phố hiện cũng đã có những công ty cùng ngành hoạt động, cộng với những hợp tác xã vận tải và tư nhân, theo số liệu cung cấp bởi Sở Giao thông là khoảng 400 xe. Đơn giá vận tải bình quân 1.800.000 đồng/1 container (một chuyến) từ thành phố ra cảng hoặc ngược lại (giá năm 0). Đơn giá này sẽ được điều chỉnh hàng năm theo tốc độ lạm phát trong nước. Theo dự kiến, có tính đến giờ cấm xe tải, mỗi xe sẽ chạy bình quân 02 chuyến một ngày. Do xe mới, những khi ngưng chạy để bảo trì hay kiểm tra lưu hành định kỳ là không đáng kể, giả định rằng các xe sẽ hoạt động bình quân 300 ngày trong một năm. Dự kiến rủi ro: Do tiến trình hội nhập thương mại khu vực và thế giới, dự án vẫn có rủi ro từ thị trường cạnh tranh. Mặt khác, dự cảm nền kinh tế thế giới chưa hồi phục sau khủng hoảng cũng gây lo ngại cho nhóm dự án BSC. Các biến rủi ro trong trường hợp này sẽ là: Đơn giá vận tải và Số chuyến bình quân ngày. Lạm phát và Tỉ giá hối đoái: Tốc độ lạm phát trong nước giả định là đều nhau, bằng 5% năm trong cả vòng đời dự án. Giả định này dựa vào kế hoạch kinh tế - xã hội 10 năm của Chính phủ. Tỉ lệ lạm phát nước ngoài kỳ vọng theo những dự báo đáng tin cậy là 2% năm. Tỉ giá hối đoái hiện hành (năm 0) là 16.000 đồng/ đô-la. Và, tỉ giá hối đoái tất nhiên cũng sẽ được điều chỉnh theo lạm phát. Lịch đầu tư: Đầu tư ban đầu sẽ được thực hiện vào năm 0. Vòng đời dự án là 4 năm, từ năm 0 đến năm 4. Dự án hoạt động vào đầu năm 1, kết thúc vào cuối năm 4 và giá trị thanh lý vào cuối năm 5. Chi phí hoạt động: Chi phí bảo trì hàng năm ước tính bằng 3% nguyên giá của xe, và sẽ tăng theo tốc độ lạm phát trong nước. Chi phí vận hành tính theo % trên doanh thu, gồm các khoản mục và tỉ lệ sau: Nhiên liệu: 20%, Bảo hiểm: 1%, Lương tài xế và phụ xế được khoán là 8% trên doanh thu, bao gồm cả phí cầu đường, tiền phạt giao thông, và những sửa chữa lặt vặt khác. Chi phí quản lý ước tính 500 triệu đồng một năm (giá năm 0) gồm: tiền lương, thuê văn phòng, bến đỗ, và những chi phí hành chính khác. Chi phí quản lý cũng được điều chỉnh theo tốc độ lạm phát trong nước hằng năm. Vốn lưu động: Một dự kiến vốn lưu động theo kinh nghiệm, có khảo sát thị trường của một chuyên gia tài chính - kế toán trong nhóm dự án đưa ra như sau: Khoản phải thu: 15% Khoản phải trả: 10% Tồn quỹ tiền mặt: 5% Tất cả các ước tính vốn lưu động đều dựa trên doanh thu. Huy động vốn: Ngân hàng phát triển giao thông Việt Nam (VTB - Vietnam Transportation Bank) chấp nhận cho vay một nửa trên nguyên giá xe, với lãi suất 8% năm (lãi suất thực), và lãi suất này sẽ được điều chỉnh theo tốc độ lạm phát trong nước. Hợp đồng vay thỏa thuận, nợ gốc sẽ được trả đều nhau trong 3 năm, lãi vay trả theo thực tế phát sinh hằng năm; thời gian ân hạn là 1 năm, tức bắt đầu trả từ năm 2 (cả nợ gốc và lãi). Lưu ý rằng, trong thời gian ân hạn lãi vay vẫn tính và được cộng dồn vào nợ gốc. Và để đơn giản trong khi tính tóan, giả định rằng lãi vay của năm ân hạn không cần hạch tóan vào chi phí phát sinh trên báo cáo thu nhập của năm này. Một nửa trên nguyên giá xe còn lại sẽ do các cổ đông góp. Suất sinh lời đòi hỏi của vốn chủ sở hữu thực là 20% năm (RROE: Required Return On Equity). Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là 28%. Là một dự án thuộc ngành sản xuất và được khuyến khích, khoản lỗ sẽ được chuyển sang các năm sau, vận dụng trong suốt vòng đời dự án. Phần 1: Phân tích lợi nhuận Yêu cầu cụ thể phần này là lập các bảng tính sau: Bảng thông số với các ghi chú đầy đủ, rõ ràng. Chỉ số lạm phát và tỉ giá hối đoái. Lịch đầu tư. Lịch khấu hao. Bảng sản lượng và doanh thu. Bảng chi phí. Lịch trả nợ vay. Vốn lưu động. Báo cáo thu nhập. Phần 2: Phân tích ngân lưu Hãy thiết lập: Báo cáo ngân lưu danh nghĩa theo quan điểm Tổng đầu tư (TIPnom.). Tính NPV, IRR. Báo cáo ngân lưu thực theo quan điểm Tổng đầu tư (TIPreal). Tính NPV, IRR. Anh/Chị hãy đánh giá tính khả thi về mặt tài chính, với giả định rằng chi phí sử dụng vốn thực bình quân gia quyền (WACCreal) là 14%. Nhận xét ngắn gọn về các kết quả tính toán ở phần này. Phần 3: Phân tích tác động của lạm phát Đề nghị Anh/Chị xác định một cách rõ ràng tác động do thay đổi tốc độ lạm phát trong nước đối với Hiện giá của từng khoản mục trong báo cáo ngân lưu theo quan điểm Tổng đầu tư. Với mỗi khoản mục, hãy xác định xem tác động do thay đổi tốc độ lạm phát trong nước có phù hợp với sự tiên đoán trước của Anh/Chị hay không. Yêu cầu giải thích thật ngắn gọn. (Gợi ý: Hãy lập bảng phân tích độ nhạy một chiều của tốc độ lạm phát trong nước đến hiện giá của từng khoản mục trong báo cáo ngân lưu.) Phần 4: Phân tích rủi ro Trước tiên, hãy tiến hành phân tích rủi ro ở mức độ đơn giản nhất là phân tích độ nhạy một chiều của NPV theo quan điểm Tổng đầu tư vừa tính ở phần 2, biến rủi ro là đơn giá vận tải dao động từ 1.000.000 đồng/chuyến đến 2.600.000 đồng/chuyến, với từng bước dao động là 400.000 đồng. Tiếp theo, phân tích độ nhạy hai chiều của NPV theo quan điểm Tổng đầu tư, hai biến rủi ro được xác định là: Đơn giá vận tải và Số chuyến bình quân ngày. Trong đó, đơn giá vận tải dao động từ 1.000.000 đồng/chuyến đến 2.600.000 đồng/chuyến, với từng bước dao động là 400.000 đồng; số chuyến bình quân ngày sẽ dao động từ 20 đến 60 chuyến, với từng bước dao động là 10 chuyến. Cuối cùng, tiến hành phân tích mô phỏng, với các biến rủi ro được mô tả như sau: Đơn giá vận tải có phân phối chuẩn đối xứng, với giá trị cực đại là 2.700.000 đồng, giá trị cực tiểu là 900.000 đồng. (Phân phối chuẩn có giá trị trung bình là 1.800.000 đồng và độ lệch chuẩn là 300.000 đồng). Số chuyến bình quân ngày (X) có phân phối bậc thang, với phạm vi và xác suất như sau: P(25 < X £ 35) = 25% P(35 < X £ 45) = 50% P(45 < X £ 55) = 25% Lệnh cho chương trình Crystal Ball chạy 1000 lần mô phỏng để dự báo NPV kỳ vọng theo quan điểm Tổng đầu tư, và xác suất để NPV có giá trị dương. Anh/Chị hãy in ra các bảng sau: Báo cáo về các biến rủi ro (đơn giá vận tải, số chuyến bình quân ngày). Báo cáo về kết quả dự báo NPV theo quan điểm Tổng đầu tư. Phân phối tích lũy của NPV. Hãy giải thích thật ngắn gọn kết các phân tích rủi ro trên đây, gồm phân tích độ nhạy một chiều, hai chiều, và phân tích mô phỏng. Hãy đưa ra quyết định của Anh/Chị về việc thực hiện dự án Công ty vận tải container BSC?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctham_dinh_du_an_dau_tu.doc
Tài liệu liên quan