Dự án luật ngân sách nhà nước (sửa đổi)

Đánh giá tình hình thực hiện Luật NSNN

giai đoạn 2004-2013

Quan điểm, mục tiêu sửa đổi Luật NSNN

Nội dung cơ bản của dự thảo Luật NSNN

Tiến độ triển khai trong thời gian tới

 

ppt25 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 915 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Dự án luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*Nội dung bài trình bày*1Đánh giá tình hình thực hiện Luật NSNN giai đoạn 2004-2013Quan điểm, mục tiêu sửa đổi Luật NSNNTiến độ triển khai trong thời gian tới23Nội dung cơ bản của dự thảo Luật NSNN4*Kết quả đạt đượcMột số tồn tại chủ yếuĐánh giá tình hình thực hiện Luật NSNN giai đoạn 2004-2013Kết quả đạt được*aTạo khuôn khổ pháp lý về quản lý NSNNVề phân cấp quản lý NSNN, phân cấp nguồn thuVề cân đối NSNN và quản lý nợ côngVề công tác quản lý và điều hành NSNN, công tác cải cách hành chính trong quản lý ngân sách, công khai ngân sáchbcdMột số tồn tại chủ yếu*Về hoạt động của NSNN: Thu NSNN không bền vững, hiệu quả sử dụng NSNN chưa cao(2) Về cơ chế quản lý NSNN:Phạm vi ngân sách chưa đầy đủ, rõ ràng; bội chi và phương pháp tính bội chi NSNN chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.Về phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phươngVề bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐPVề quy định giao cho Chính phủ quy định về việc ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi.Một số tồn tại chủ yếu (tiếp theo)*(2) Về cơ chế quản lý NSNN (tiếp theo):Thiếu các quy định xử lý cụ thể trong các trường hợp dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; Quy định về sử dụng dự phòng ngân sách, về quỹ dự trữ tài chínhQuy định về quản lý vốn đầu tư phát triển chưa đầy đủ;Công khai NSNN chưa minh bạch;Luật NSNN chưa quy định mối quan hệ của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và NSNN.*Quan điểm sửa đổi Luật NSNNBảo đảm tuân thủ Hiến pháp năm 2013, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thống nhất với các luật hiện hành hoặc định hướng sửa đổi, bổ sung các luật đó trong cùng thời kỳ.Kế thừa và phát huy những mặt tích cực của Luật NSNN hiện hành; đổi mới phương thức quản lý NSNN; tăng cường phân cấp quản lý ngân sách.Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao tính minh bạch, dân chủ và công khai trong công tác quản lý NSNN; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong quản lý tài chính – NSNN.Tăng cường giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ, quản lý nợ công, quản lý rủi ro; bảo đảm an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia.Bảo đảm công tác quản lý NSNN từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế.*Mục tiêu sửa đổi Luật NSNNKhắc phục những tồn tại của Luật NSNN hiện hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý NSNN, tạo động lực phát triển các nguồn lực, phân bổ ngân sách tập trung, hợp lý, đảm bảo công bằng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước; ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia, tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện xóa đói giảm nghèo.Đảm bảo quyền quyết định những vấn đề trọng yếu nhất về NSNN của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ; tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ ngành trung ương, HĐND, UBND các cấp và đơn vị sử dụng ngân sách trong lĩnh vực NSNN.Đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự điều tiết của nhà nước và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.Từng bước đổi mới cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được NSNN cấp kinh phí.*Nội dung cơ bản của dự thảo Luật NSNN7 Chương:Chương I: Những quy định chungChương II: Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về NSNNChương III: Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấpChương IV: Lập dự toán NSNNChương V: Chấp hành NSNNChương VI: Kế toán, kiểm toán, quyết toánChương VII: Điều khoản thi hành*Chương I: Những quy định chung(1) Phạm vi thu NSNNLệ phí là khoản thu NSNN (tương tự như thu từ thuế) phải nộp toàn bộ vào NSNN. Đối với các khoản phí, xác định xử lý theo 2 nhóm: Đối với các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do Nhà nước đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thì nộp toàn bộ vào NSNN.Đối với một số khoản phí của Nhà nước giao cho các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp nhà nước thu, thì các đơn vị này được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ số thu để bù đắp chi phí. Phần còn lại thực hiện nộp NSNN theo quy định của pháp luật.*Chương I: Những quy định chung (tiếp theo)(2) Về bội chi NSNN Bội chi NSNN là bội chi NSTW, được xác định bằng chênh lệnh lớn hơn giữa tổng chi NSTW và tổng thu NSTW. Chi NSTW không bao gồm chi trả nợ gốc và bao gồm các khoản chi đầu tư từ nguồn huy động TPCP cho lĩnh vực giáo dục, y tế, giao thông, thủy lợi. (3) Về mức dư nợ huy động của ngân sách cấp tỉnh Nâng mức dư nợ huy động của địa phương nhằm tạo điều kiện cho các địa phương chủ động hơn trong việc huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH địa phương: Không quá 150% (đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh); Không quá 100%,đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương; Không vượt quá 50% đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhận số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương.*Chương I: Những quy định chung (tiếp theo)(4) Về hình thức tổ chức ngân sách đối với đơn vị hành chính không tổ chức HĐND và chính quyền đô thị, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Trên cơ sở dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã được Chính phủ thông qua, Dự thảo Luật NSNN quy định:NSĐP bao gồm NS của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND;Ngân sách của đơn vị hành chính quận, phường không tổ chức HĐND là đơn sách của đơn vị dự toán;Ngân sách của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, thực hiện theo Luật định.*Chương I: Những quy định chung (tiếp theo)(5) Về quản lý vốn đầu tư Quy định cụ thể một số nội dung mang tính nguyên tắc về căn cứ lập dự toán chi đầu tư XDCB, về bố trí vốn, phân bổ, thanh toán và quyết toán vốn, quyết toán dự án đầu tư XDCB. (6) Về dự phòng ngân sách Bổ sung thêm nội dung được phép sử dụng từ nguồn dự phòng ngân sách.*Chương I: Những quy định chung (tiếp theo)(7) Về quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sáchNgân sách nhà nước không cấp hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.Trường hợp NSNN hỗ trợ vốn điều lệ cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách phải phù hợp với khả năng NSNN và chỉ thực hiện hỗ trợ khi quỹ có đủ các điều kiện sau:Được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật;Có khả năng tài chính độc lập; Có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước. *Chương I: Những quy định chung (tiếp theo)(8) Điều chỉnh nguồn thu trong trường hợp tăng thu NSĐP lớn do yếu tố khách quan trong thời kỳ ổn định ngân sách Quy định trong thời kỳ ổn định ngân sách, trường hợp có phát sinh nguồn thu mới làm NSĐP tăng thu lớn thì số tăng thu phải nộp về ngân sách cấp trên. Chính phủ trình Quốc hội, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định thu về ngân sách cấp trên số tăng thu này và thực hiện bổ sung có mục tiêu một phần cho ngân sách cấp dưới có phát sinh nguồn thu này.*Chương I: Những quy định chung (tiếp theo)(9) Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước trung hạn Quy định về nguyên tắc, phạm vi, nội dung của kế hoạch tài chính - NSNN trung hạn (5 năm). Việc lập kế hoạch tài chính - NSNN trung hạn giao cho Chính phủ quy định cụ thể.(10) Một số nội dung khác: nguyên tắc quản lý, cân đối, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp; nội dung sử dụng quỹ dự trữ tài chính; các hành vi bị cấm trong lĩnh vực NSNN.*Chương II: Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhânMột số điểm mới:Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong lĩnh vực NSNN bảo đảm tuân thủ Điều 70 Hiến pháp 2013: Quốc hội quyết định chính sách cơ bản về tài chính - ngân sách quốc gia: động viên thu vào ngân sách, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, người có công với cách mạng; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ Chính phủ.Bổ sung thẩm quyền của Chính phủ trong quy định việc lập kế hoạch tài chính - NSNN trung hạn, kế hoạch đầu tư trung hạn và thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ.*Chương II: Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhânMột số điểm mới (tiếp theo):Bổ sung quy định về thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng, Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN. * Dự thảo Luật NSNN (sửa đổi) tiếp tục cập nhật bổ sung những điều chỉnh về trách nhiệm, quyền hạn (nếu có) của các cơ quan nhà nước theo các Luật đang được sửa đổi theo Hiến pháp 2013.*Chương III: Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấpMột số nội dung sửa đổi, bổ sung:(1) Về các khoản thu phân chia cho ngân sách xã, thị trấn và khoản thu lệ phí trước bạ cho ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Ngân sách xã, thị trấn được phân chia nguồn thu từ: thuế nhà đất, thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh, thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình, lệ phí trước bạ nhà đất; Ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh được phân chia nguồn thu từ lệ phí trước bạ (không kể lệ phí trước bạ nhà đất);HĐND cấp tỉnh quyết định tỷ lệ để lại cụ thể cho ngân sách xã, thị trấn; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.*Chương III: Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp (tiếp theo)Một số nội dung sửa đổi, bổ sung (tiếp theo):(2) Về bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dướiNhững nhiệm vụ được ngân sách cấp trên bổ sung có mục tiêu: Thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách; Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác của cấp trên, phần giao cho cấp dưới thực hiện; Hỗ trợ chi khắc phục thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh trên diện rộng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp dưới; Hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của cấp dưới, đã được ngân sách cấp dưới bố trí dự toán chi ngân sách nhưng còn thiếu nguồn. Mức hỗ trợ hàng năm của NSTW cho NSĐP tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư XDCB của NSTW.*Chương IV: Lập dự toán NSNNDự thảo Luật NSNN (sửa đổi) bổ sung quy định về thời gian, quy trình lập, tổng hợp, trình và quyết định NSNN, phương án phân bổ NSTW.*Chương V: Chấp hành ngân sáchMột số nội dung mới:Một số Bộ, cơ quan trung ương thường xuyên phải thực hiện các nhiệm vụ quan trọng đột xuất phát sinh về khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh, khi phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc được giữ lại tối đa không quá 5% dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao để chủ động thực hiện các nhiệm vụ đột xuất phát sinh trong năm. Về cơ chế hỗ trợ hụt thu cho NSĐPMột số nội dung sửa đổi, bổ sung khác: Thưởng vượt thu ngân sách các cấp ngân sách ở địa phương; cải cách thủ tục hành chính trong việc cơ quan tài chính thẩm tra, phân bổ dự toán của các cơ quan, đơn vị; thời hạn điều chỉnh dự toán.*Chương VI: Kế toán, kiểm toán, quyết toánMột số nội dung mới:Quy định cụ thể nội dung duyệt, thẩm định, tổng hợp và phê chuẩn quyết toán ngân sách, trong đó nội dung quan trọng nhất là duyệt các khoản chi tại các đơn vị sử dụng ngân sách trên cơ sở dự toán, định mức chi ngân sách, tiêu chuẩn, chế độ. Bộ Tài chính tổng hợp quyết toán NSĐP (đã được HĐND phê chuẩn) vào quyết toán NSNN để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn (Bộ Tài chính không thẩm định quyết toán NSĐP)Quy định phải bổ sung vào Báo cáo quyết toán của các đơn vị nội dung thuyết minh đánh giá kết quả, hiệu quả chi ngân sách gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, lĩnh vực, chương trình, mục tiêu được giao phụ trách.*Tiến độ triển khai Luật NSNN trong thời gian tớiTháng 8/2014: Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủTháng 9/2014: Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hộiTháng 10/2014: Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiếnTừ tháng 11/2014 đến tháng 02/2015: Bộ Tài chính tiếp tục hoàn thiện Dự án Luật NSNN (sửa đổi) trên cơ sở giải trình, tiếp thu các ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội.Tháng 03/2015: Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủTháng 04/2015: Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hộiTháng 05/2015: Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật NSNN (sửa đổi)*

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppt1650154_9467.ppt