Đừng để laptop hỏng do vô tình

Mua được một chiếc laptop ưng ý đã khó mà sử dụng nó thế nào cho đúng cách càng khó

hơn. Theo các thông tin từ phòng bảo hành của chính hãng và các trung tâm sửa chữa

máy tính xách tay, phần lớn những hư hỏng của laptop là do người dùng vô tình gây nên.

Hư hỏng thường gặp nhất là vấn đề màn hình tinh thể lỏng. Việc hỏng hóc màn hình

thường là do người sử dụng dùng các dung dịch lau kính, cồn. đề lau màn hình LCD

giống như với màn hình CRT. Màn hình LCD rất khó sửa chữa, còn thay mới lại rất tốt

kém.

pdf16 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đừng để laptop hỏng do vô tình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khả năng đó chính là thủ phạm. Nếu hệ thống của bạn khởi động Windows thì ít nhất một phần đĩa của bạn vẫn hoạt động. Windows 95 và 98 vẫn dùng các tập tin DOS autoexec.bat và config.sys để nạp các driver đối với một số bộ phận phần cứng cũ. Nếu PC của bạn bị treo trong lúc nạp driver này, hãy nhấn sau khi thấy Starting Windows 9x. Ðộng tác này cho phép bạn chạy các tập tin đó mỗi lần một dòng để thấy rõ trục trặc xảy ra khi đang nạp thiết bị nào. - Nếu nhìn thấy thông báo lỗi Boot disk failure hoặc Operating system not found thay vì thông báo Starting windows 9x, thì có nghĩa là PC không nạp được Windows từ đĩa cứng. Có thể đĩa cứng đã bị hỏng nặng. 6. Khởi động từ đĩa mềm. Quá trình này sẽ bỏ qua ổ đĩa cứng và dùng để xác nhận máy tính của bạn vẫn bình thường. Dùng đĩa khởi động Windows kèm theo máy của bạn (nếu không có đĩa khởi động này thì tốt nhất là tạo ra một đĩa như vậy). Cách làm như sau: Ðưa đĩa vào ổ đĩa mềm, nhấn Add/Remove Programs trong Control Panel, chọn Startup Disk và nhấn Create Disk. Khởi động lại hệ thống bằng đĩa khởi động trong ổ đĩa mềm. Nếu hệ thống khởi động thành công và hiển thị dấu nhắc A:\> có nghĩa là PC của bạn đang hoạt động tốt. Thử truy cập đĩa cứng bằng cách gõ C: và nhấn . Nếu thấy xuất hiện dấu nhắc C:\>, thì chuyển đổi các thư mục và thử chép một tập tin nhỏ vào đĩa mềm. Nếu thành công, bạn có thể ghi vào đĩa cứng, và đĩa cứng có thể vẫn còn một sức sống nào đó (đôi khi các đĩa cứng chết từ từ). Tận dùng thời cơ để sao lưu các tập tin quan trọng, sau đó chạy một tiện ích chẩn đoán đĩa cứng như ScanDisk hoặc Norton Disk Doctor. 7. Kiểm tra thông số CMOS. Nếu gặp thông báo lỗi Dirve C: not found (hoặc đại khái như vậy), có thể PC của bạn không nhận ra đĩa cứng vì bị mất các thông số thiết lập CMOS. Ðiều này xảy ra khi pin nuôi CMOS yếu hoặc hỏng. Ðể khắc phục, vào chương trình setup CMOS: Trong khi PC đang khởi động, nhấn phím hoặc hoặc hoặc bất kỳ phím nào do nhà sản xuất PC quy định (xem tài liệu kỹ thuật kèm theo máy). Nếu không có đĩa cứng nào được liệt kê, bạn phải nhập lại thông số cài đặt đĩa cứng này. Bạn có thể khai báo các thông số một cách thủ công (các thông số này thường được in trên vỏ ổ đĩa cứng), nhưng hầu hết các PC sẽ nhập lại chúng dùm bạn bằng tiện ích tự động lập cấu hình ổ cứng của chương trình cài đặt CMOS. Nếu đã thực hiện tất cả các bước kể trên mà ổ đĩa cứng của bạn vẫn bị trục trặc thì đã đến lúc phải hỏi các chuyên gia. Theo PCWorld ĐỪNG ĐỂ LAPTOP HỎNG DO VÔ TÌNH Mua được một chiếc laptop ưng ý đã khó mà sử dụng nó thế nào cho đúng cách càng khó hơn. Theo các thông tin từ phòng bảo hành của chính hãng và các trung tâm sửa chữa máy tính xách tay, phần lớn những hư hỏng của laptop là do người dùng vô tình gây nên. Hư hỏng thường gặp nhất là vấn đề màn hình tinh thể lỏng. Việc hỏng hóc màn hình thường là do người sử dụng dùng các dung dịch lau kính, cồn... đề lau màn hình LCD giống như với màn hình CRT. Màn hình LCD rất khó sửa chữa, còn thay mới lại rất tốt kém. Khi màn hình bị bẩn, bạn sử dụng các loại giấy mềm và nước sạch để lau. Thấm vừa đủ ướt, bạn chỉ được lau nhẹ từ trên xuống dưới mà không lau theo hình xoáy tròn, trái qua phải hay phải qua trái. Sau đó, dùng giấy mềm sạch lau nhẹ lại. Chú ý đến động tác phải hết sức nhẹ nhàng, tránh không để nước bắn vào khe màn hình. Khi lau cần tắt nguồn. Đặc biệt, tuyệt đối không được dùng ngón tay ấn vào màn hình, bởi sẽ gây tổn thương cấu trúc màn hình, dẫn tới hư hỏng màn hình. Pin Hiện tượng chai pin rất hay gặp ở máy tính xách tay, đúng ra là ở loại pin nạp lại. Đặc biệt hiện tượng này sẽ đến sớm ở những người chủ không biết dùng đúng cách. Nếu hỏng pin trong thời gian bảo hành, bạn nên yêu cầu thay mới vì việc sửa chữa để pin hoạt động tốt như ban đầu gần như là không thể. Không nên bật tắt nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn. Ngoài ra, nên hạn chế việc cắm pin trực tiếp vào lúc máy đang sử dụng tức là bắt pin vừa nạp vừa xả. Bạn cũng nên chú ý thiết bị adapter phải phù hợp với từng dòng máy và loại máy. Túi xách chuyên dụng Một phụ kiện nhỏ nhưng không thể thiếu là các túi xách chuyên dụng dành cho laptop. Bạn không cần quan tâm nhiều đến mẫu mã, kiểu dáng mà lưu ý khả năng chịu lực, chống ma sát, tính cơ động và chống thấm nước khi gặp mưa. Trong đó, khả năng giữ cố định máy trong khi di chuyển là điều kiện bạn cần đặc biệt quan tâm. Khi để máy vào túi cũng nên để đúng chiều. Các túi xách cho laptop thường còn có chứa các gói chống ẩm. Miếng kê máy Không nên sử dụng các loại khăn trải bàn dạng bông để lót dưới máy vì có thể dẫn đến nóng máy. Nên để máy trên những mặt phẳng cố định, thoáng rộng và cách xa các vật dễ vỡ. Một điểm nữa, sau khi sử dụng bạn nên tắt máy và chờ một lát cho máy nguội rồi mới cho vào túi xách. Việc để máy lên đùi khi làm việc lâu nhiệt toả ra từ CPU có thể gây bỏng. Nếu cần thiết bạn có thể trang bị thêm cho máy giá đỡ laptop chuyên dụng, tấm cách nhiệt để khỏi bị bỏng. Không nên mở đĩa bị trầy xước Với ổ đọc đĩa quang CD/DVD, bạn không nên cho thiết bị đọc các đĩa bị trầy xước quá nhiều lần trong thời gian dài. Đặc biệt không thường xuyên để ổ đọc các loại đĩa có dán lớp giấy trên bề mặt chứa thông tin vì có thể gây hiện tượng kén đĩa hoặc mắt đọc kém đi. Mở màn hình một góc 90 hoặc 120 độ Khi sử dụng laptop, bạn nên đóng mở nhẹ nhàng, tránh gây ra hiện tượng đứt cáp nối giữa mainboard và màn hình. Khuyến cáo của hãng sản xuất là nên mở màn hình ở một góc thích hợp nhất là từ 90 đến 120 độ và không nên đóng mở liên tục nhiều lần trong một thời gian ngắn. Chuột và bàn phím Ngoài những vấn đề chính nêu trên bạn cần quan tâm, một số vấn đề tưởng nhỏ như bàn phím và chuột mà không nhỏ chút nào. Mỗi dòng máy đều có thiết kế bàn phím riêng. Vì các phím đều khá mềm nên rất dễ bị hỏng hóc khi có va đập mạnh nên cần cẩn thận khi thao tác với bàn phím. Khi dùng chuột nối ngoài, bạn nên chú ý khoá chức năng di chuột cảm biến touchpad. Lưu ý: Nếu không thông thạo về phần cứng, khi gặp bất cứ sự cố nào về phần cứng của laptop, tốt nhất bạn nên đem đến các trung tâm sửa chữa, không nên tự ý tháo máy để sửa dẫn đến hư hỏng nặng hơn. Laptop rơi xuống nước Sau khi chiếc máy tính xách tay đã bị "vô nước" và không còn hoạt động được, bạn phải tiến hành một số thao tác sau để hy vọng hồi phục lại máy và lấy lại dữ liệu. 1. Tháo pin ra để không “đốt” các thiết bị còn lại bên trong máy. 2. Dốc máy lên để cho nước chảy ra. 3. Tháo máy: lấy ổ quang và bàn phím ra. Điều này có thể hơi khó khăn, bạn nên tham khảo thêm tài liệu hướng dẫn đi kèm máy. Sau khi tháo ra, dùng khăn thấm lau sạch những chỗ còn nước. Theo một chuyên gia kỹ thuật của HP, bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc để làm khô nước. Nước là hiểm hoạ tiềm ẩn đối với máy tính 4. Hãy để khô máy từ 12 đến 24 giờ. Theo chuyên gia của IBM, bạn không nên bật máy lên khi máy chưa hoàn toàn khô. 5. Bật lại máy, nếu máy hoạt động lại được, sao chép mọi dữ liệu quan trọng và gọi điện cho nhà sản xuất, các đại lý hay kênh phân phối chính thức của hãng, vì ngay cả khi máy đã hoạt động lại, rất cần sự kiểm tra của các chuyên gia. 6. Nếu mọi việc vẫn chưa ổn, bạn còn một tùy chọn nữa là nhờ các cơ sở dịch vụ phục hồi dữ liệu từ ổ cứng. “Luộc” Laptop Một bạn đồng nghiệp của tôi kể rằng, anh vừa mua một máy tính xách tay (MTXT) dòng Centrino tốc độ xử lý 1.5 Ghz, giá 950 USD. Khi mang đồ nghề cao cấp này khoe với nhiều người, điều ngạc nhiên nhất đối với anh là nhận được quá nhiều khen chê. Người thì cho là quá đắt, người khác lại nhận xét quá rẻ. Người thì cho rằng pin MTXT mà sử dụng được khoảng 2 giờ là tốt rồi. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng với dòng Centrino, pin phải sử dụng được trên 3 giờ... Tôi quyết định đột nhập vào thị trường MTXT và khám phá được nhiều bí ẩn. “Luộc” phần cứng Bạn hàng xóm của tôi đang là kỹ thuật viên của một công ty bán máy tính ở khu Tôn Thất Tùng, quận 1- TPHCM khẳng định kinh doanh MTXT hiện nay là siêu lợi nhuận. Bán được một máy tính giá 1.200-1.300 USD, lời khoảng 500 USD - 600 USD là bình thường. Thấy tôi ngạc nhiên, anh bạn giải thích chi tiết: Mỗi MTXT mới mà các công ty VN nhập về hầu hết đều có hai cục pin và hai đồ sạc pin đi kèm. Nhưng khi mua, phần lớn khách hàng chỉ nhận được 1 pin và 1 bộ sạc. Giá thị trường hiện nay pin MTXT mới là 80 USD, bộ sạc là 70 USD. Chỉ đơn giản vậy thôi, nhiều cửa hàng đã kiếm được 150 USD. Kiếm bộn như vậy vẫn chưa đủ, một số cửa hàng còn “luộc” luôn phần cứng thuộc cấu hình của máy. Thí dụ ổ cứng 80 GB thì thay bằng ổ cứng 40 GB; ổ cứng 40 GB thì giảm còn 20 GB. Tương tự, bộ nhớ 512 MB thì giảm còn 256 MB... Trong khi giá ổ cứng 80 GB hiện nay trên 120 USD, còn ổ cứng 40 GB chỉ có khoảng 75 USD. Ram 512 MB giá bán khoảng 85 USD, còn ram 256 MB chỉ 45 USD. Với cách làm này, nhiều cửa hàng đã kiếm thêm được khoảng 100 USD mỗi máy. Theo nhận xét của một số nhân viên bán máy vi tính, tỉ lệ máy bị “luộc” ổ cứng và ram không dưới 30%. “Phù thủy” của pin MTXT Trong MTXT, pin là bộ phận được khách hàng rất quan tâm vì giá của pin khá cao lại hay bị trục trặc. Vì vậy, nhiều cửa hàng bán MTXT thường chỉ bảo hành pin và màn hình khoảng 6 tháng trong khi các linh kiện khác thì bảo hành đến 1 năm. Một nhân viên kỹ thuật chuyên về bảo hành tiết lộ pin là lĩnh vực còn quá nhiều bí ẩn. Các cửa hàng hiện phải lệ thuộc vào một người tên T. đang có hai cửa hàng ở TPHCM. T. được mệnh danh là “phù thủy của pin MTXT”. Thí dụ, thời hạn bảo hành của pin là 6 tháng nhưng khách hàng sử dụng được 5 tháng 25 ngày thì pin bị trục trặc. Nếu không khắc phục được, nơi bán máy phải đổi cục pin mới cho khách hàng. T. là người chuyên trị các trường hợp này. Chỉ cần mang cục pin đến và cho biết thời gian bảo hành còn bao lâu là T. sẽ làm cho pin “sống lại” qua thời gian bảo hành rồi mới chết, nơi bán máy hoàn thành trách nhiệm bảo hành. Giá mỗi lần phục hồi như vậy chỉ khoảng 100.000 đồng. Nếu kéo dài trên 1 tháng thì cao hơn, khoảng 350.000 đồng. Cứu pin là mục tiêu mà các nhân viên kỹ thuật máy tính và thợ điện tử chợ Nhật Tảo - TPHCM luôn nhắm đến. Tuy vậy, đến giờ vẫn chưa ai có thể thay T. Các chuyên viên trong lĩnh vực này đều biết, trong pin MTXT có 8 cục pin tương tự pin tiểu nhưng lớn hơn một tí. Loại pin này cũng có bày bán trong chợ Nhật Tảo. Nhưng vấn đề quan trọng là vỏ pin MTXT có chip, bo mạch, phần mềm. Làm sao để khi thay các cục pin nhỏ vào, phần mềm của vỏ pin chấp nhận “sống chung” là điều chưa thấy ai làm được, và đó là bí quyết của T. Hiện nay không chỉ “cứu” pin, vị “phù thủy” này còn sản xuất cả pin để bán, giá chỉ bằng một nửa so với pin nhập. T. khẳng định pin do anh sản xuất có thể xem hết 1,5 đĩa phim DVD, tương đương khoảng 4 giờ! Kiểm tra máy bằng cách nào? Làm sao biết máy mình mua có bị “luộc” hay không? Theo giới chuyên môn trên lĩnh vực này, thông thường nếu là máy mới, hàng hiệu, bao giờ cũng kèm theo máy là phần mềm có bản quyền. Vì vậy, máy mới của các hãng lớn sản xuất mà không có phần mềm hợp pháp thì rất dễ đã bị “luộc” ổ cứng. Giá của một bộ phần mềm hợp pháp lên cả trăm USD. Riêng dòng máy IBM có chức năng kiểm tra phần cứng bằng cách nhấn Thinkpad + F11 thì máy tính sẽ tự kiểm tra. Nếu có phần cứng lạ, máy sẽ báo lỗi. Đối với hàng hiệu, tất cả phần cứng trong máy có cùng số xê ri. Phần cứng nào không cùng số xê ri thì đó là phần cứng đã bị “luộc”... Tuy nhiên, gần đây, không ít cửa hàng bán MTXT đã đối phó với cách kiểm tra trên bằng việc dán tem bảo hành của cửa hàng mình lên ốc thân máy. Nếu khách hàng tháo ốc để mở thân máy kiểm tra số xê ri linh kiện bên trong thì tem bảo hành bị rách, nơi bán viện cớ này để từ chối trách nhiệm bảo hành. MÀN HÌNH BỊ HƯ ? Theo một số nhà "ngâm kíu" thì máy tính thuộc giống cái vì nó nói không là có, nói có là ...chưa chắc. Màn hình tối thui chưa chắc tại màn hình hư. Theo tôi bịnh của nó có thể do một số nguyên nhân sau: * Bạn (hay ai đó) đặt độ phân giải màn hình (hoặc tần số refresh) quá cao ngoài tầm của cái monitor. Thí dụ monitor của bạn có độ phân giải lớn nhất là 1024x768. Trong Windows bạn lại đặt là 1280x1024. Triệu chứng: khi màn hình chuyển từ text mode (có độ phân giải thấp) sang graphic mode (có độ phân giải cao) thì màn hình bị chớp, sọc, trôi, hình ảnh chồng lên nhau... Để lâu có thể làm "đứt bóng". Nguyên nhân này ít có khả năng xảy ra vì nếu bạn đặt sai thông số thì màn hình sẽ tịt ngay sau khi bạn set. 15 giây sau Windows sẽ tự động trở về như cũ trừ phi bạn vô tình click trúng nút OK. Cách xử lý: mượn một cái monitor có độ phân giải cao gắn vào, chỉnh độ phân giải xuống mức thấp nhất. Thay trả lại monitor cũ và tăng dần độ phân giải lên đến khi vừa ý. * Monitor của bạn bị "tai biến mạch máu não, liệt nửa người". Hôm qua còn chạy được độ phân giải cao. Hôm nay chỉ chạy được độ phân giải thấp. Bạn có thể dùng tạm bằng cách đặt độ phân giải thấp xuống trong khi chờ đem ra tiệm sửa. Cách làm giống như trên. * Bạn không nói rõ "đèn hình tắt" là sao? Là cái màn hình đen thui hay cái đèn nhỏ xíu ở cạnh cái công tắc không sáng? Nếu cái đèn nhỏ không sáng -> không có tín hiệu từ Card màn hình qua monitor, monitor chuyển sang chế độ standby để tiết kiệm điện. -> kiểm tra lại Card màn hình. * Màn hình tối thui do máy bị treo: Lại phải xét ba trường hợp: (1) Mỗi lần khởi động máy đều bị treo sau một khoảng thời gian cố định: (1a)Windows bị lỗi -> recover hoặc reinstall. (1b) RAM bị "thủng", khi truy cập đến ô nhớ hỏng đó thì bị treo: Vào CMOS chọn Quickboot=Disable để kiểm tra RAM. Nếu máy bạn có nhiều thanh RAM thì gắn từng thanh một để tìm xem thanh nào hư. (2) Lần đầu chạy được 60 giây thì treo, lần sau 30 giây, lần kế 10 giây... -> Máy bị treo do nóng. Kiểm tra lại xem có cái quạt nào không quay không? Gắn thêm quạt thử xem sao. (3) Có khi chạy 1 phút, có khi chạy 2 phút mới treo: có một chỗ nào đó bị lỏng, tiếp xúc không tốt: vệ sinh máy, tháo rời từng bộ phận và lắp lại. * Đôi khi nguồn điện không đủ cũng gây ra những hiện tượng "kỳ kỳ quái quái". Nếu bạn đang xài qua UPS hoặc ổn áp thì hãy thử bỏ chúng ra xem sao. Có thể UPS/ổn áp của bạn cho ra điện áp chỉ có 200V hoặc thấp hơn. Hoặc thay luôn cái bộ nguồn mới có công suất lớn hơn. Tôi đã từng gặp trường hợp cái máy tính mới ráp chạy hoàn toàn bình thường chỉ trừ một việc là không in được. Mới đầu tôi nghĩ là do cổng USB bị hỏng nên đem ra bảo hành đổi cái mainboard mới. Sau khi test tại chỗ cẩn thận đem về nhà thì vẫn bị y như cũ. Đến khi thay bộ nguồn khác thì mới hết bịnh. Nói tóm lại mọi hư hỏng của máy tính đều không có nguyên nhân rõ ràng. Không thể chẩn đoán từ xa mà cho ra kết quả chính xác được. Phải nhìn tận mắt, sờ tận tay, nghe tận tai, ngửi tận mũi, thay cái này, thử cái kia... mới biết hư cái gì. Chúc bạn thành công. Máy tính không nhận được ổ cứng SCSI Máy tính có ổ cứng SCSI và chưa cài đặt hệ điều hành, tuy nhiên khi thử cài đặt Windows 2000/XP thì hệ thống báo không nhận được ổ cứng. Để giải quyết sai sót này bạn làm như sau:. Ổ ứng SCSI cần cài driver trước khi sử dụng được nó. Để cài driver cho các thiết bị đặc biệt, bước đầu tiên trong quá trình cài đặt hệ điều hành Windows 2000/XP là trình cài đặt sẽ quét qua máy để kiểm tra thiết bị và cài đặt các driver cơ bản. Lúc đó tại màn hình cài đặt sẽ có dòng: “Press F6 if you need to install a 3rd party SCSI driver”. Bạn nhấn F6 và chờ một lúc cho đến khi nhận được hộp thoại: “Press S to specify” thì nhấn nút S theo yêu cầu. Tiếp đó bỏ đĩa mềm chứa driver vào ổ đĩa rồi nhấn Enter, tiếp tới lựa chọn driver thích hợp từ danh sách. Nếu bạn chọn đúng driver thì trình cài đặt sẽ đưa ra một thông báo xác nhận rồi quá trình cài đặt sẽ diễn ra bình thường. (Theo eChip) Bảo vệ ổ đĩa cứng Tác giả: Tạ Xuân Quan Nguồn: Thanh Niên Online Có nhiều loại thiết bị lưu trữ khác nhau như đĩa mềm, CD, DVD, thẻ nhớ hay USB flash driver... Tuy nhiên, đối với máy tính quan trọng hàng đầu vẫn là ổ đĩa cứng HDD. Càng ngày ổ đĩa cứng có dung lượng càng lớn và giá cả thì có xu hướng rẻ đi. Cách đây chừng 5 năm phổ biến là các loại ổ đĩa có dung lượng từ 1,2 GB đến tối đa là 10 GB. Bây giờ ổ đĩa cứng có dung lượng 40 GB, 80 GB, thậm chí hàng trăm GB. Tuy nhiên, cái vô giá chính là dữ liệu chứa trong đĩa cứng. Một ngày không đẹp trời nào đó ổ đĩa bất thình lình "đột tử" trong khi chưa kịp sao lưu dữ liệu thì thật là tai họa. Chính vì vậy, hãy quan tâm đến sức khỏe của thiết bị lưu trữ hết sức quan trọng này để kịp thời ứng phó. Một chuẩn mực rất quan trọng bắt buộc các nhà sản xuất phải tích hợp trong đĩa cứng để đem lại niềm tin cho người tiêu dùng là S.M.A.R.T (Self-Monitoring Analysis and Reporting Technology - Kỹ thuật tự kiểm tra, phân tích và báo cáo các trục trặc). Khi phát hiện ra các dấu hiệu hư hỏng gần ngưỡng quy định có thể làm ổ đĩa cứng ngừng hoạt động, tính năng này sẽ đưa ra các cảnh báo cho người dùng. S.M.A.R.T được phát triển dựa trên kỹ thuật Predictive Failure Analysis - PFA (phân tích sự cố dự báo trước) của hãng IBM ứng dụng cho các Mainframe Computer (máy tính cỡ lớn dùng trong quân sự và công nghiệp). Còn công ty đầu tiên nghiên cứu kỹ thuật này cho máy tính để bàn là Compaq với tên gọi Drive Failure Prediction (dự báo trước các sự cố cho ổ đĩa). Bạn nên biết hãng IBM đã thử nghiệm trên 3 triệu ổ đĩa cứng khác nhau để có thể đưa ra các chuẩn cho S.M.A.R.T. Nếu đã kích hoạt tính năng S.M.A.R.T trong mainboard từ BIOS setup, nếu ổ đĩa cứng chuẩn bị hỏng, chúng ta có thể nhận được thông báo có nội dung "HDD Bad, Backup and Replace". Kỹ thuật S.M.A.R.T Gồm khoảng 35 đặc tính khác nhau, giúp dò tìm khoảng 70% lỗi trong ổ đĩa cứng. Báo cáo cho người dùng biết thông qua màn hình BIOS hoặc thông qua một phần mềm chẩn đoán. Mỗi hãng sản xuất đĩa tích hợp vào sản phẩm của mình những đặc tính có thể khác nhau. Nhưng mục tiêu cuối cùng là phải dự báo trước được những sự cố nguy hiểm có thể xảy ra, dự đoán gần chính xác thời gian xảy ra để người dùng kịp thời sao lưu dữ liệu dự phòng. Một số đặc tính các hãng sản xuất đĩa cứng thường tích hợp trong kỹ thuật S.M.A.R.T là: ghi nhận nhiệt độ của đĩa cứng, khả năng quay của đĩa cứng, tỷ lệ lỗi thô đã xảy ra, đếm số lần khởi động và tắt máy... Các phần mềm chẩn đoán - HDD Health V 2.1: Của tác giả Aleksey S Cherkasskiy, dung lượng 879KB, tham khảo thêm và tải về từ địa chỉ www.panterasoft.com. Phần mềm này phân tích được 15 đặc tính kỹ thuật. Quan trọng nhất là khi bạn bấm vào thẻ Health, nếu khung Known Problems ghi: "There are no problems with this hard drive" là tương đối yên tâm. Nếu thêm khung Overall health status cũng như khung Nearest T.E.C đều ký hiệu N/A thì chắc chắn ổ đĩa cứng của bạn còn rất tốt, không phải lo lắng gì. - D-Temp: Dung lượng khá bé 144KB, miễn phí, không cần cài đặt chỉ kích chuột là nó chạy với một biểu tượng trên khay hệ thống có ghi nhiệt độ hiện thời của đĩa cứng. Tải về từ địa chỉ . - HDD Thermometer: Giám sát nhiệt độ ổ đĩa cứng, dung lượng 213 KB là một Free Software nhưng không hoàn toàn miễn phí, nó bắt chúng ta phải đăng ký để sử dụng nhưng không phải trả tiền. Nếu chưa đăng ký, mỗi lần chạy chương trình là một lần gặp Nag screen nhắc nhở phải đăng ký (Nag: mè nheo, càu nhàu). Độ tin cậy khi giám sát nhiệt độ khá cao. Chương trình này cũng hiển thị nhiệt độ ổ đĩa cứng trên khay hệ thống. Tác giả Georgy Koychev, tải về từ địa chỉ www.rsdsoft.com . Bảo vệ và khôi phục dữ liệu trên bộ nhớ Flash Bạn gặp rắc rối vì mất dữ liệu trên thẻ nhớ USB hoặc trên card Flash và không biết phải làm gì? Khôi phục dữ liệu từ thiết bị nhớ là có thể và không quá phức tạp. Vậy còn chần chừ gì mà không kiếm một phần mềm có thể giúp bạn giải quyết những rắc rối trên. Thẻ nhớ đã trở nên nhanh hơn nhiều so với những thiết bị nhớ ngoại vi của máy tính trong thời gian gần đây. Những thẻ nhớ 32 hay 64MB của 4 năm trước là món hàng thú vị và khá hiếm thấy một phần vì giá của chúng không hề rẻ. Tuy nhiên cho đến nay việc mỗi người sử dụng máy tính có thể sở hữu nó không còn là chuyện quá xa xỉ. Chúng đã trở nên bình thường và rất đáng tin cậy giống như đĩa mềm và đĩa CD. Thiết bị sử dụng bộ nhớ Flash có một vài ưu điểm chính tốt hơn những chuẩn lưu trữ lưu động khác đó là tính thông dụng lớn. Chúng còn có khả năng chứa đựng và tốc độ truy xuất lớn hơn rất nhiều so với những đĩa mềm lỗi thời, và còn bền hơn đĩa mềm và đĩa CD. Hiện nay trình điều khiển USB được tích hợp trực tiếp vào hệ điều hành Windows và một số khác như Linux, MacOSX, nên đại đa số các thiết bị Flash đều có thể sử dụng như một đĩa cứng nhỏ lưu động, mà không vướng phải những nhược điểm của ổ cứng lưu động truyền thống như có kích thước lớn hay mỏng mảnh dễ bị trục trặc do hệ thống cơ học. Tuy nhiên, không có thiết bị nào là hoàn hảo, dù có tất cả những ưu điểm kể trên tuy nhiên ổ USB và những thiết bị ghi nhớ khác như compact flash và card SD cũng có một vài trục trặc và những khó khăn không ngờ tới mà bạn – người dùng cần phải biết cách đề phòng và khắc phục khi vấn đề phát sinh. 1. Bộ nhớ Flash - Có gì đặc biệt ? Đặc điểm đặc trưng của bộ nhớ Flash chính là tính chất "tĩnh" của nó. Các loại bộ nhớ động truyền thống cần một nguồn cấp điện ổn định về điện thế để lưu trữ được dữ liệu, nhưng các loại bộ nhớ flash không cần điều này. Cũng giống như loại chip nhớ EEPROM thường được sử dụng để lưu thông số BIOS trên bo mạch chủ, bộ nhớ flash cần điện để có thể ghi và đọc dữ liệu nhưng vẫn tiếp tục lưu trữ dữ liệu sau khi nguồn điện bị ngắt. Điều này làm nó trở nên vô giá đối với việc sử dụng những thiết bị lưu động với những ràng buộc nhất định về nguồn điện. Nét đặc trưng này có được nhờ sử dụng các transistor như là một thiết bị lưu trữ dữ liệu. Những transistor ở bên trong bộ nhớ flash có thể được dùng để thay đổi trạng thái (từ giá trị “1” đến giá trị “0” và ngược lại) với nguồn điện chính, nhưng sẽ vẫn tiếp tục trạng thái đó trong khi nguồn điện bị ngắt. Hầu hết những thiết bị bộ nhớ flash hiện nay sử dụng công nghệ NAND – được đặt tên dựa trên trật tự sắp xếp logic của các chip nhớ. Chip Flash NAND nhỏ gọn, bền và có khả năng thực hiện tác vụ đọc/ghi rất nhanh. Một thiết bị nhớ sử dụng công nghệ NAND thường sẽ chứa nhiều chip nhớ, tương tự với hình thức của các module nhớ như RAM hay trên card đồ họa, và mạch điều khiển kết nối giữa bộ nhớ và giao diện điều khiển của nó với những thiết bị khác. Hầu hếu các loại bộ nhớ Flash đều dùng hệ thống tập tin FAT-32 hay FAT- 16 tuỳ thuộc vào dung lượng. Card dựa vào thiết bị flash thường sử dụng FAT-16, trong khi thẻ nhớ USB nói chung sử dụng FAT-32. Phần lớn những máy quay kĩ thuật số và các thiết bị khác không thể đọc được thẻ nhớ flash định dạng FAT-32. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng FAT-16 thực chất giống với hệ thống tập tin được sử dụng trên đĩa mềm từ ngày xưa. Do vậy chẳng có gì lạ khi các máy tính thông thường dễ dàng đọc và ghi lên thiết bị flash. Mỗi khi ổ USB làm việc, về cơ bản giống như một đĩa mềm với dung lượng lớn. Giống như tất cả các thiết bị sử dụng định dạng FAT (FAT 32 là hệ thống tập tin thường được sử dụng trên các ổ đĩa cứng), thiết bị flash nhất thiết phải bao gồm Master Boot Record (MBR), rãnh ghi khởi động (Boot Sector - BS) và bảng phân bố tập tin (File Allocation Table - FAT). Bảng phân bố tập tin chứa một danh sách những file trên thiết bị bộ nhớ flash, kích thước và vị trí của chúng trong bộ nhớ. Mỗi lần thực hiện quy trình đọc ghi từ thiết bị đều phải lấy thông tin và cập nhật cho bảng FAT. Tất cả những gì gây thiệt hại cho FAT sẽ làm hư hỏng trật tự dữ liệu và đây là lý do tại sao hai bản copy lúc nào cũng hiện hữu ở những phần khác nhau của thiết bị nhớ. 2. Mối hiểm họa của thiết bị Flash: Hãy nhìn một cách tổng quan một vài điều khác nhau có thể đi tới sai lầm trầm trọng khi sử dụng thiết bị nhớ flash và với những dữ liệu được lưu trên đó. a. Người dùng: Chẳng có gì ngạc nhiên khi yếu tố thường gặp nhất gây ra việc mất dữ liệu trên thiết bị nhớ Flash chính là con người. Bất kể em bé 3 tuổi của bạn đang nghịch ngợm với bàn phím máy tính hay bạn đang mơ màng lúc 3h sáng đều có thể dọn sạch nội dung của một thẻ nhớ Flash trong chớp mắt. Tuy nhiên vấn đề này dễ khắc phục nếu phát hiện kịp thời vì nếu phần đĩa chứa các file mới xóa chưa bị ghi đè lên thì cơ hội phục hồi bằng một vài phần mềm chuyên dụng rất lớn. b. Safely Remove Hardware: Lý do thứ hai xuất phát từ hệ điều hành tương thích USB trước đây như Windows 2000. Hệ điều hành bắt ổ lưu động phải dừng hoàn toàn thông qua tác vụ “Safely Remove Hardware” để sau đó không có bất kỳ dữ liệu nào được ghi lên đó nữa thì người dùng mới được phép rút ra. Điều này nảy sinh do thực tế khi dữ l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_tay_xu_ly_su_co_poket_chm_chuong_1_part7_7123.pdf
Tài liệu liên quan