Dùng quá liều, phối hợp các thuốc ức chế thần kinh: Tai biến khó lường

Trong thuốc chữa bệnh tâm thần -thần kinh có các loại thuốc ức chế

thần kinh như thuốc an thần, gây ngủ, thuốc chống động kinh, thuốc chữa

tâm thần phân liệt. Tự ý tăng liều, phối hợp nhiều thuốc cùng lúc. chính là

nguyên nhân dẫn đến các tai biến nguy hiểm.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dùng quá liều, phối hợp các thuốc ức chế thần kinh: Tai biến khó lường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dùng quá liều, phối hợp các thuốc ức chế thần kinh: Tai biến khó lường Trong thuốc chữa bệnh tâm thần - thần kinh có các loại thuốc ức chế thần kinh như thuốc an thần, gây ngủ, thuốc chống động kinh, thuốc chữa tâm thần phân liệt. Tự ý tăng liều, phối hợp nhiều thuốc cùng lúc... chính là nguyên nhân dẫn đến các tai biến nguy hiểm. Tai biến do tăng liều - Các thuốc ức chế thần kinh gây hạ huyết áp thế đứng (HHATĐ) với mức khác nhau. Chẳng hạn thuốc tâm thần phân liệt (TTPL) như clopromazin, levomepromazin) gây HHATĐ) rất mạnh ( nhất là lúc dùng liều cao) làm cho người bệnh mỏi mệt; khi dùng cần phải nằm nghỉ, 3- 4 giờ sau mới có thể đứng lên được. - Một số thuốc TTPL nhóm cũ (chlopromazin, levomepromazin, sulpirid, haloperidol, terflurin) hay nhóm mới (olazapin, quetiapin, resperdidon) có thể gây hội chứng ngoại tháp (EPS= Extrapyramidal symtomps). Biểu hiện: rối loạn vân động và phối hợp vận động, mất thăng bằng, đi lại khó khăn, dễ té ngã, va chạm vào các phương tiện giao thông khác, bị tại nạn; cử động chậm, sờ vào vật gì cũng lóng ngóng; nói không lưu loát, không thành câu, rời rạc từng tiếng một. EPS lệ thuộc vào loại thuốc, liều dùng. Với chlopromazin, levomepromazin liều gây ra EPS và liều có hiệu lực chữa bệnh gần bằng nhau, nên EPS xảy ra ngay trong quá trình điều trị. Với olanzapin, risperidon, quetiatin, liều gây ra EPS cao hơn liều điều trị nên EPS ít xuất hiện trong quá trình điều trị. Thuốc gây EPS thì sau đó thường gây rối loạn vận động muộn (RLVĐM). Biểu hiện: cử động bất thường thường xuyên ngoài ý muốn ở mặt, lưỡi, tứ chi và không chịu biến mất khi ngừng thuốc. Sau khi dò liều, thầy thuốc chỉ cho dùng liều vừa đủ, vừa có hiệu lực chữa bệnh vừa giảm thiểu hay tránh EPS, RLVĐM, HHATĐ. Nếu tự ý tăng liều, sẽ bị HHATĐ nặng, đưa đến trụy mạch, EPS sẽ dễ xảy ra hoặc nặng hơn, dễ xuất hiện RLVĐM kèm theo. - Hiệu lực chữa bệnh của các thuốc an thần, gây ngủ động kinh, TTPL là do ức chế thần kinh trung ương (theo cơ chế khác nhau). Khi dùng lâu dài, cơ thể quen với trạng thái ức chế. Nếu ngừng đột ngột sẽ phát sinh "phản ứng nghịch thường" làm bệnh nặng thêm (ví dụ bứt rứt, khó ngủ hơn, động kinh nặng hơn, rối loạn tâm thần nhiều hơn). Một trong số này có tính gây nghiện (như benzodiazepin) sẽ gây hội chứng cai (vật vã, khó chịu, huyết áp tụt, tiết nhiều mồ hôi, nước bọt). Thầy thuốc thường cho dùng liều vừa đủ, trong một thời gian vừa đủ, cho giảm liều dần trước khi ngừng hẳn thuốc thì sẽ tránh được các phản ứng nghịch thường, tránh được hội chứng cai. Nếu tự ý tăng liều và/hoặc kéo dài thời gian dùng thì khi ngừng đột ngột, phản ứng nghịch thường, hội chứng cai dễ xảy ra và nặng hơn. Tai biến do phối hợp thuốc - Các thuốc an thần, gây ngủ, động kinh, TTPL đều có tính làm dịu, khi tính này tăng quá mức thì gây hội chứng an thần kinh ác tính (NMS= (Neuroleptic Malignant Syndrome). NMS bao gồm các triệu chứng rối loạn thần kinh tự động (sốt cao, đổ mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tăng); các triệu chứng về vận động, hành vi (cứng cơ, loạn trương lực cơ, mất vận động, không nói, mù mờ về ý thức, kích động); các triệu chứng cận lâm sàng (tăng bạch cầu, creatinin phosphokinase, enzym gan, myoglobin huyết tương, có myoglobin trong nước tiểu) đôi khi có kết hợp suy thận. Nếu NMS nặng, đặc biệt khi có các rối loạn về thần kinh tự động nặng, rất dễ dẫn đến tử vong... Một số thuốc tự bản thân gây nên NMS ngay trong quá trình điều trị như clozapin. Một số thuốc ở liều điều trị ít khi gây NMS nhưng khi dùng liều cao hay phối hợp thêm với các thuốc trong cùng trong nhóm chữa bệnh hoặc với các thuốc an thần gây ngủ khác thì sẽ gây nên NMS (như olanzapin, quetiapin sulpirid, haloperidol, terflurin). Để ngăn ngừa NMS chỉ dùng liều vừa đủ; tránh sự phối hợp, chỉ phối hợp khi thực sự cần thiết (ví dụ phối hợp khi chữa động kinh tâm thần phân liệt nặng), khi phối hợp thường điều chỉnh lại liều mỗi thứ; phải dò liều khi dùng, khởi đầu liều thấp, rồi tăng tới tới liều vừa đủ đạt hiệu lực; riêng với các thuốc dễ gây ra NMS như clozapin có chế độ dùng rất nghiêm ngặt (dò liều như trên nhưng mỗi lần tăng trọng hạn mức nhất định khi cần dùng liều cao hơn liều thông thường (600mg/ngày) thì phải rất dè dặt (mỗi lần tăng ít hơn, theo dõi lâm sàng, cận lâm sàng chặt chẽ). Khi phát hiện bất kỳ triệu chứng có nguy cơ dẫn đến NMS (như sốt cao) thì phải ngừng thuốc. Nếu xảy ra NMS phải cấp cứu ngay (cho thuốc giảm sốt, kiểm tra thường xuyên dấu hiệu sinh tồn, cân bằng nước - điện giải, chức năng thận, có thể dùng thuốc giãn cơ). - Các thuốc TTPL (terfurin, thioridazin, levomepromazin), thuốc chống động kinh (valpromid, phenytoin, levetiracetam, lorazepam, chonazepam), thuốc an thần (benzodiazepin) đôi khi làm giảm bạch cầu nhẹ, có thể gây mất mất bạch cầu hạt nhưng rất hiếm gặp (ví dụ tần suất xảy ra ở các thuốc TTPL cũ chỉ khoảng 0,04 - 0,05%); thường chỉ xảy ra khi dùng liều cao và/hoặc kéo dài hay khi phối hợp với một thuốc có cùng tác dụng phụ này. Nhưng cũng có loại thuốc gây giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt rất nặng (như clozapin, tần suất xảy ra là 1,3%, tỷ lệ tử vong do tai biến này 32%). Để tránh, chỉ dùng liều vừa đủ và cần theo dõi công thức máu (đối với loại dễ xảy NMS), tránh phối hợp, nếu cần phải phối hợp thì tính lại liều, theo dõi lâm sàng, cận lâm sàng chặt chẽ. - Việc phối hợp thuốc cũng có thể làm dễ xuất hiện hay nặng thêm EPS, RLVĐM, HHATĐ) vì sự phối hợp sẽ hợp đồng làm tăng tác dụng phụ (giống như dùng liều cao). Người bệnh cần làm gì để tránh các tai biến - Khi bị mất ngủ, động kinh, TTPL.. cần khám, dùng thuốc theo đơn, không tự ý. - Không vì lo sợ tác dụng phụ mà giảm liều vì sẽ không đạt được yêu cầu điều trị (như không cắt được cơn động kinh, không giảm trạng thái loạn thần); không tự tăng liều và /hoặc kéo dài thời gian dùng vì sẽ làm xuất hiện hay nặng thêm tác dụng phụ; không bỏ thuốc đột ngột (vì sẽ bị các "phản ứng nghịch thường", hội chứng cai. Tất cả phải có ý kiến thầy thuốc. - Khi đang dùng các thuốc an thần, gây ngủ, thuốc TTPL, thuốc động kinh... nếu có mắc thêm một chứng có biểu hiện kích thích khác (như đau, lo âu, không ngủ, phấn khích quá mức, tăng động) thì không tự tiện dùng thêm thuốc ức chế thần kinh khác (như benzodiazepin, barbuturic) vì việc dùng đồng thời này dễ Virut HPV. gây ra NMS. Muốn dùng phải khám xét. Trường hợp đặc biệt thầy thuốc có thể cho dùng (kèm theo điều chỉnh liều của các thuốc đang dùng). -Trong khi dùng các loại thuốc tuyệt đối không dùng rượu (vì rượu là thuốc ức chế thần kinh trung ương).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdung_thuoc_qua_lieu_2446.pdf