Dược học ô dược

Xuất xứ:

Khai Bảo Bản Thảo.

Tên khác:

Thiên thai ô dược (Nghiêm Thị Tế Sinh Phương), Bàng tỵ (Bản Thảo

Cương Mục), Bàng kỳ (Cương Mục Bổ Di), Nuy chướng, Nuy cước chướng,

Đài ma, Phòng hoa (Hòa Hán Dược Khảo), Thai ô dược (Trung Quốc Dược

Học Đại Từ Điển), Thổ mộc hương, Tức ngư khương (Giang Tây Trung

Thảo Dược), Kê cốt hương, Bạch diệp sài (Quản Tây Trung Thảo Dược).

Tên khoa học:

Lindera myrrha Merr.

Họ khoa học:

Họ Long não (Lauraceae).

Mô Tả:

Cây cao chừng 1-15m. Cành gầy, màu đen nhạt. Lá mọc so le, hình

bầu dục, dài 6cm, rộng 2cm. Mặt trên bóng, mặt dưới có lông, ngoài gân

chính có 2 gân phụ xuất phát từ 1 điểm cách cuống lá 2mm, dài ra chừng 2/3

lá, mặt trên lõm, mặt dưới lồi, cuống gầy, dài 7-10mm, lúc đầu có lông, sau

nhẵn, mặt trên lõm thành rãnh. Hoa màu hồng nhạt, họp thành tán nhỏ,

đường kính 3-4mm. Quả mọng hình trứng, khi chín có màu đỏ, trong chứa 1

hạt. Toàn cây có mùi thơm, vị đắng.

pdf11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dược học ô dược, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC HỌC Ô DƯỢC Xuất xứ: Khai Bảo Bản Thảo. Tên khác: Thiên thai ô dược (Nghiêm Thị Tế Sinh Phương), Bàng tỵ (Bản Thảo Cương Mục), Bàng kỳ (Cương Mục Bổ Di), Nuy chướng, Nuy cước chướng, Đài ma, Phòng hoa (Hòa Hán Dược Khảo), Thai ô dược (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Thổ mộc hương, Tức ngư khương (Giang Tây Trung Thảo Dược), Kê cốt hương, Bạch diệp sài (Quản Tây Trung Thảo Dược). Tên khoa học: Lindera myrrha Merr. Họ khoa học: Họ Long não (Lauraceae). Mô Tả: Cây cao chừng 1-15m. Cành gầy, màu đen nhạt. Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 6cm, rộng 2cm. Mặt trên bóng, mặt dưới có lông, ngoài gân chính có 2 gân phụ xuất phát từ 1 điểm cách cuống lá 2mm, dài ra chừng 2/3 lá, mặt trên lõm, mặt dưới lồi, cuống gầy, dài 7-10mm, lúc đầu có lông, sau nhẵn, mặt trên lõm thành rãnh. Hoa màu hồng nhạt, họp thành tán nhỏ, đường kính 3-4mm. Quả mọng hình trứng, khi chín có màu đỏ, trong chứa 1 hạt. Toàn cây có mùi thơm, vị đắng. Địa lý: Mọc hoang ở Hà Sơn Bình, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh. Thu hái: Thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa thu đông hoặc mùa xuân. Bộ phận dùng: Rễ - Rễ giống như đùi gà (Ô dược = đùi gà), khô, mập, chỗ to, chỗ nhõ không đều, rắn chắc, vỏ nâu, thịt màu vàng ngà, sạch rễ, không mọt, trơn nhẵn, có hương thơm là tốt. Loại cứng gìa như củi không làm thuốc được. Mô tả dược liệu: Rễ Ô dược đa số hình thoi, hơi cong, 2 đầu hơi nhọn, phần giữa phình to thành hình chuỗi dài khoảng 10-13cm, đường kính ở chỗ phình to là 1- 2cm. Mặt ngoài mầu nâu vàng hoặc mầu nâu nhạt vàng, có vết của rễ tơ đã rụng, có vằn nứt ngang và nếp nhăn dọc. Cứng, khó bẻ gẫy, mặt cắt ngang mầu nâu nhạt, hơi hồng, hơi có bột, ở giữa mầu đậm hơn, có vằn tròn, và vằn hoa cúc. Mùi hơi thơm, vị hơi đắn, cay (Dược Tài Học). Phân biệt: Ở miền Nam có cây cũng gọi là Ô dược, cây rất cao, to, nhựa dùng để trộn hồ xây nhà, làm nhang, rễ dùng làm thuốc, cần nghiên cứu thêm (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). Bào chế: + Hái thứ rễ bàng chung quanh có từng đốt nối liền nhau, bỏ vỏ, lấy lõi, sao qua họăc mài (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Lấy rễ khô ngâm nước 1 ngày, vớt ra, ủ cho mềm, thái lát, phơi khô hoặc mài (Trung Dược Học). + Rửa sạch, ủ mềm, để ráo, thái lát, phơi khô hoặc tán thành bột mịn (Dược Liệu Việt Nam). Bảo Quản: Dễ mốc mọt. Cần để nơi khô ráo, thoáng gió. Thành phần hóa học: + Linderol, Borneol, Linderana (Nhật Bản Hóa Hợp, Thực Nghiệm Hóa Học Giảng Tọa (Nhật Bản) 1956, 22: 75). + Linderalactone, Isolinderalactone, Neolinderalactone, Linderene, Lindenenol, Lindestrenolide, Linderene acetate, Lindenenyl acetate, Lindenenone, Lindestrene, Lindenene, Linderoxide, Isolinderoxide, Isofuranogermacrene (Takeda và cộng sự, J Chem Soc (C) 1971: 1070; 1968: 569; 1969: 1491, 2786, 1920, 1967: 631). + Linderazulene, Chamazulene, Linderaic acid + Trong Ô dược có Borneol, Linderane, Linderalactone, Isolinoleralactone, Neolinderalactone, Linderstrenolide, Linderne, Lendenene, Lindenenone, Lindestrene, Linderene acetate, Isolindeoxide, Linderic acid, Linderazulene, Chamazulene, Laurolitsine (Chinese Hebral Medicine). Tác dụng dược lý: + Tác dụng chuyển hóa: cho chuột ăn Ô dược 1 thời gian dài thấy tăng trọng hơn so với lô đối chứng (Chinese Hebral Medicine). + Tác dụng đối với Vị trường: Thí nghiệm trên chó được gây mê cho thấy Ô dược và Mộc hương đều có tác dụng tăng nhu động ruột, trừ đầy hơi. Uống hoặc chích đều có hiệu quả (Chinese Hebral Medicine). + Ô dược có tác dụng 2 mặt đối với cơ trơn bao tử và ruột, có tác dụng làm tăng nhu động ruột, giúp ruột bài khí đồng thời làm giảm trương lực của ruột thò cô lập. Ô dược có thể làm tăng tiết dịch ruột (Trung Dược Học). + Bột Ô dược khô có tác dụng rõ trong việc rút ngắn thời gian tái Calci hóa của huyết tương, rút ngắn thời gian đông máu và có tác dụng cầm máu (Trung Dược Học). Tính vị: + Vị cay, tính ôn, không độc (Khai Bảo Bản Thảo). + Vị cay, hơi đắng, tính ôn (Dược Phẩm Hóa Nghĩa). + Vị cay, tính ôn (Bản Thảo Cầu Chân). + Vị đắng, tính ấm (Trung Dược Học). Quy kinh: + Vào kinh túc Dương ming Vị, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo). + Vào kinh Phế Tỳ (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). + Thượng nhập Phế, Tỳ, hạ thông Bàng quang, thận (Bản Thảo Tùng Tân). + Vào kinh Tỳ, Vị, Phế, Thận (Trung Dược Học). + Vào kinh Tỳ, Phế Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tác dụng: + Lý nguyên khí (Thang Dịch Bản Thảo). + Lý thất tình uất kết, khí huyết ngưng đình, hoắc loạn thổ tả, đờm thực tích lưu (Bản Thảo Thông Huyền). + Tiết Phế nghịch, Táo Tỳ thấp, Nhuận mệnh môn hỏa, kiên Thận thủy, khứ nọi hàn (Y Lâm Toản Yếu). + Thuận khí, khai uất, tán hàn, chỉ thống (Trung Dược Đại Từ Điển). + Hành khí, chỉ thống, khứ hàn, ôn Thận (Trung Dược Học). Chủ trị: + Trị khí nghịchk, ngực đầy, bụng trướng, bụng đau, ăn qua đêm mà không tiêu,, ăn vào là nôn ra (phản vị), hàn sán, cước khí (Trung Dược Đại Từ Điển). + Trị bụng dưới đau do cảm nhiễm khí lạnh, bàng quang hư hàn, tiểu nhiều (Đông Dược Học Thiết Yếu). Liều dùng: 3- 10g. Kiêng kỵ: + Khí huyết hư, nội nhiêtk: không dùng (Trung Dược Học). + Khí hư mà có nội nhiệt: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị thống kinh, khí trệ, huyết ngưng: Ô dược 10g, Hương phụ 8g, Đương quy 12g, Mộc hương 8g. sắc uống (Ô Dược Thang – Hiệu Chú Phụ Nhân Lương Phương). + Trị tiểu nhiều, đái dầàm do Thận dương bất túc, Bàng quang hư hàn: Ích trí nhân 16g, Ô dược 10g, Sơn dược 16g. sắc uống (Súc Tuyền Hoàn - Hiệu Chú Phụ Nhân Lương Phương). + Trị tiêu hóa rối loạn, ăn không tiêu, bụng đầy, ợ hơi, ợ chua, nôn, muốn nôn: Ô dược, Hương phụ. Lượng bằng nhau, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2-8g với nước Gừng sắc (Hương Ô Tán (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị bụng đau do trúng hàn, khí trệ, thống kinh: Ô dược, Đảng sâm đều 10g, Trầm hương 2g, Cam thảo 6g, Sinh khương 6g. Sắc uống (Ô Trầm Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị hàn sán, bụng dưới đau: Ô dược, Cao lương khương, Hồi hương đều 6g, Thanh bì 8g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Tham khảo: + Ô dược… thường dùng chung với Hương phụ, trị tất cả bệnh về khí của phụ nữ, bất luận khí hư hơạc thực, có hàn hoặc nhiệt, lãnh khí, bạo khí đều dùng được (Bản Thảo Kinh Sơ). + Ô dược vị cay, tính ấm, có tác dụng tán khí. Bệnh thuộc loại khí hư: không nên dùng. Người đời nay dùng Hương phụ để trị các chứng về khí ở phụ nữ, không biết rằng khí có hư có thực, có hàn, có nhiệt, lãnh khí, bạo khí, vì vậy khi dùng phải hiểu rõ. Khí hư, khí nhiệt mà dùng Ô dược không kác nào làm hại thêm (Bản Thảo Kinh Sơ). + Ô dược với Mộc hương và Hương phụ cùng một loại. Nhưng Mộc hương vị đắng, tính ôn vào kinh Tỳ và mạch Đới, thường dùng để tuyên thông thực tích; Hương phụ vị cay, đắng, vào kinh Can, Đởm, có tác dụng khai uất, tán kết, mỗi khi có uất tức dùng có hiệu quả; Vì thế, nghịch tà lan ở ngực, không dùng ngoại phương không được, do đó, dùng nó làm thuốc chủ yếu để trị nghịch tà ở ngực, bụng (Bản Thảo Cầu Chân). + Khi dùng, kiếm được loại Thiên thai ô dược là tốt nhất nhưng thứ này khó tìm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Công dụng của Ô dược giống như Mộc hương, Hương phụ. Nhưng Mộc hương có tác dụng lý khí, khoan trung, thiên về khí trệ ở trường vị; Hương phụ thì khai uất, tán kết, thiên về khí trệ ở Can Đởm; Ô dược ôn trung, trừ hàn, thiên về khí trệ ở Can Thận. Ngoài ra, vị trí của khí trệ cũng có chỗ khác nhau.: Mộc hương thường trị khí trệ ở bụng trên; Hương phụ trị khí trệ ở giữa bụng; Ô dược trị khí trệ ở bụng dưới. Tuy không nhất thiết phải theo đó nhưng không phải là không có quy luật của nó (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Ô dược, Mộc hương, Hương phụ đều là thuốc chủ yếu có thể hành khí, chỉ thống,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf131_6612.pdf
Tài liệu liên quan