Đương lượng định luật đương lượng

1. Đương lượng của 1 nguyên tố

Đương lượng của một nguyên tố là lượng của nó kết hợp với 1 mol nguyên tử hydro hay thay thế một lượng nguyên tử hydro như thế trong phản ứng hoá học.

Quy ước ký hiệu đương lượng của nguyên tố i là Ei.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đương lượng định luật đương lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I-Đương lượng 1. Đương lượng của 1 nguyên tố Đương lượng của một nguyên tố là lượng của nó kết hợp với 1 mol nguyên tử hydro hay thay thế một lượng nguyên tử hydro như thế trong phản ứng hoá học. Quy ước ký hiệu đương lượng của nguyên tố i là Ei. Vd: Trong hợp chất : HCl: đương lượng của clo: 1mol H2S: đương lượng của lưu huỳnh :1/2mol CH4: đương lượng của cacbon:1/4mol NH3:đương lượng của nitơ:1/3mol Khối lượng của 1 đương lượng nguyên tố gọi là khối lượng tương đương . Vd: Khối lượng tương đương của Cl , S , C , N trong ví dụ trên là: Cl : 35,45 ; S : 32/2=16 ; C : 12/4=3 ; N : 14/3=4,67 g/mol Để xác định đương lượng (khối lượng tương đương) của một nguyên tố không nhất thiết xuất phát từ hợp chất của nguyên tố đó với hydro mà có thể tính theo thành phần hợp chất của nguyên tố đó với nguyên tố khác bất kỳ khi biết một trong hai đại lượng trên. Vd : Khi kết hợp 1,5 g Na với Cl2 dư tạo 3,81g NaCl Tìm khối lượng tương đương của Na(ENa). Biết ECl=35.45g/mol Trong NaCl cứ 1,5g Na cần : 2,31g Cl ENa g/mol của Na tương đương với 35,45 g/mol Cl 1,5 g của Na tương đương với 2,31 g Cl => ENa=23g/mol. Bên cạnh khối lượng tương đương đôi khi người ta còn đưa ra dùng khái niệm thể tích tương đương _nghĩa là thể tích mà một đương lượng của chất khảo sát chiếm ở một điều kiện cụ thể. Ví dụ : -Thể tích tương đương của H2 là 11.2 l/mol -Thể tích tương đương của O2 là 5.6 l/mol (Xét ở điều kiện tiêu chuẩn) 2-Đương lượng gam. Đương lượng gam của một chất(nguyên tố hay hợp chất) là lượng chất đó biểu thị theo gam có trị số bằng trị số đương lượng chất đó. Vd: Đương lượng gam của hydro là:1,008 Đương lượng gam của Ca3(PO4)2 là:51,7 3-Đương lượng của một hợp chất Đương lượng của hợp chất là lượng chất nó tác dụng vừa đủ với một đương lượng hydro hay với một đương lượng của một chất bất kỳ. Vd: ENaOH=40. Ta có p/ư: 2NaOH + H2SO4 = Na2SO4+ 2H2O Tính được:E(H2SO4)=49. Cách tính khối lượng tương đương của một số hợp chất: +Đương lượng của một oxit kim loại bằng trọng lượng phân tử của oxit chia cho tổng hoá trị của kim loại trong công thức oxit đó. Vd: đương lượng Fe2O3:160/3x2=26,7 +Đương lượng của một axit bằng trọng lượng phân tử của axit chia cho số nguyên tử H được thay thế trong phân tử axit đó. Vd: đương lượng của H3PO4: 98/3=32,7. +Đương lượng của một bazơ bằng trọng lượng phân tử bazơ chia cho hoá trị của nguyên tử kim loại trong phân tử bazơ đó. Vd: đương lượng của Ca(OH)2:74/2=37 +Đương lượng của một muối bằng trọng lượng phân tử muối chia cho tổng hoá trị của kim loại trong phân tử muối đó. Vd: đương lượng của Ca3(PO4)2: 310/3x2=51,7. I-Định luật đương lượng Năm 1792 nhà khoa học người Anh là (Dalton) Đan -Tơn đưa ra địng luật đương lượng như sau: “Các nguyên tố kết hợp với nhau hay thay thế cho nhau (trong phản ứng hoá học)theo các khối lượng tỉ lệ với tương đương của chúng.” Để dể dàng trong tính toán người ta có cách trình bày khác: “Các khối lượng (các thể tích)của các chất phản ứng với nhau tỉ lệ với các khối lượng (thể tích)tương đương của chúng. Ví dụ: 1.Biết công thức của nhôm oxit là Al2O3.Tìm đương lượng của nhôm. 2.Trong một hợp chất giữa Si và H, cứ 0,504 phần khối lượng H kết hợp với 3,5 phần khối lượng Si.Tìm đương lượng của Si. 1.Từ công thức Al2O3 ta thấy: Cứ 16x3 phần khối lượng O kết hợp với 27x2 phần khối lượng Al Vậy 8 phần khối lượng O kết hợp với EAl phần khối lượng Al EAl=(8x27x2)/16x3=9 2.Theo đầu bài: Cứ 0,504 phần khối lượng H kết hợp với 3,5 phần khối lượng Si. Vậy 1,008 phần khối lượng H kết hợp với ESi phần khối lượng Si. ESi=1,008x3,5/0,504=7.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptdinh_luat_duong_luong_2623.ppt
Tài liệu liên quan