Fonzylane (kỳ 2)

Sự chuyển hóa của buflomédil đã được nghiên cứu ở chuột cống và ở chó

bằng phương pháp phân tích lý hóa và bằng cách đánh dấu bằng C14, ở người

bằng phương pháp kiểm định lý hóa, buflomédil được hấp thu nhanh ở ruột, lưu

lại chủ yếu trong huyết tương (ở chuột cống và chó, 50% sản phẩm còn ở tình

trạng tự do).

-Thời gian bán hủy đào thải ở huyết tương tương đối ngắn : từ 1,47 đến

2,60 giờ.

-Vận tốc đào thải và mức độ gắn kết không tùy thuộc vào đường sử dụng.

-Thể tích phânphối trong toàn cơ thể cho thấy thuốc được phân phối rộng

và đến mô nhiều.

-Đào thải nhanh qua thận (6-18%), nhưng nhất là qua các đường chuyển

hóa khác (mật, vv ).

- Ở người suy thận nặng, thời gian bán hủy đào thải ở huyết tương là 5,38

giờ +/-3,41.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Fonzylane (kỳ 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
FONZYLANE (Kỳ 2) DƯỢC ĐỘNG HỌC Sự chuyển hóa của buflomédil đã được nghiên cứu ở chuột cống và ở chó bằng phương pháp phân tích lý hóa và bằng cách đánh dấu bằng C14, ở người bằng phương pháp kiểm định lý hóa, buflomédil được hấp thu nhanh ở ruột, lưu lại chủ yếu trong huyết tương (ở chuột cống và chó, 50% sản phẩm còn ở tình trạng tự do). - Thời gian bán hủy đào thải ở huyết tương tương đối ngắn : từ 1,47 đến 2,60 giờ. - Vận tốc đào thải và mức độ gắn kết không tùy thuộc vào đường sử dụng. - Thể tích phân phối trong toàn cơ thể cho thấy thuốc được phân phối rộng và đến mô nhiều. - Đào thải nhanh qua thận (6-18%), nhưng nhất là qua các đường chuyển hóa khác (mật, vv ). - Ở người suy thận nặng, thời gian bán hủy đào thải ở huyết tương là 5,38 giờ +/- 3,41. CHỈ ĐỊNH Chỉ định chính : Các rối loạn tuần hoàn não : - Suy giảm trí nhớ ở người có tuổi. - Suy tuần hoàn não thất là thứ phát do xơ hóa động mạch hoặc tăng huyết áp. - Sau tai biến mạch máu não : nhắm cải thiện vi tuần hoàn. - Rối loạn tiền đình : hoa mắt, chóng mặt, ù tai. Tắc động mạch ngoại vi : - Viêm tắc động mạch : như tắc động mạch chi dưới mãn tính gây chứng đi khập khiễng cách hồi. - Các trường hợp suy động mạch ngoại biên trong đái tháo đường. Bệnh Raynaud . Các chỉ định khác : - Các đau do loạn dưỡng. - Bệnh thận do đái tháo đường. - Phẫu thuật vá, chuyển, ghép các vạt da. - Dự phòng sau thiếu máu cơ tim. CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG Giảm liều ở bệnh nhân suy thận. Ở bệnh nhân suy thận được thẩm tách, buflomédil được thanh thải rất thấp, khoảng 5 đến 10%. Kiểm tra trong vòng 4 tuần với 3 lần thẩm tách/tuần cho thấy buflomédil không bị tích tụ. Dung nạp trên lâm sàng và sinh học được xác nhận là tốt. TÁC DỤNG NGOẠI Ý Các tác dụng phụ của buflomédil rất hiếm gặp và chỉ tạm thời : rối loạn nhu động dạ dày-ruột, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, cảm giác kim châm ở đầu chi và nóng da. LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG Đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm : tiêm mỗi lần 1 ống, ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Đường truyền tĩnh mạch trong dung dịch NaCl 0,9% hoặc glucose 5% : 2-8 ống/ngày. Đường uống : 2 đến 4 viên/ngày. Suy thận : giảm nửa liều, hay 1 đến 2 viên/ngày. QUÁ LIỀU Không có hiện tượng ngộ độc nào được phát hiện khi dùng liều cao trong những điều kiện thông thường. Trường hợp cố tình uống một lượng thuốc rất lớn, có thể gây kích động hoặc kích thích não với cơn co giật. Xử lý bằng cách dùng benzodiazépine.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdffonzylane_doc_ky_2_3468.pdf
Tài liệu liên quan