Giá trị hàng hóa - Cách chống suy thoái kinh tế hiện nay

 Giá trị hàng hóa: giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa, còn giá trị trao đổi chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị hàng hóa.

- giá trị hàng hóa là một phạm trù mang tính lịch sử.

- thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.

 Giá trị của hàng hóa biểu hiện quan hệ xã hội là vì:

Vd: 1 kg gạo = 4 m vải

Đó là một trong những ví dụ về việc trao đổi hàng hóa. Thực chất những hàng hóa khác nhau có thể trao đổi với nhau không phải dựa trên giá trị sử dụng của các hàng hóa mà là dựa trên cơ sở giá trị của hàng hóa. Những hàng hóa này có một đặc điểm chung đó là sản phẩm của quá trình lao động, là sự kết tinh của lao động trong hàng hóa và việc trao đổi hàng hóa nói đến cùng cũng là việc trao đổi giá trị sức lao động xã hội cần thiết để làm nên hàng hóa này với giá trị sức lao động xã hội cần thiết để làm nên hàng hóa kia. Đó chính là mối quan hệ sản xuất hàng hóa mà giá trị hàng hóa biểu hiện.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giá trị hàng hóa - Cách chống suy thoái kinh tế hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP LỚN Đề 1 Câu 1: Thế nào là giá trị hàng hóa? Vì sao nói giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sxhh? Câu 2: Nhà nước ta đã làm gì để trống suy thoái kinh tế hiện nay? Hãy cho biết những thành tựu cũng như những hạn chế và hướng giải quyết? Bài làm Câu 1: Giá trị hàng hóa: giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa, còn giá trị trao đổi chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị hàng hóa. giá trị hàng hóa là một phạm trù mang tính lịch sử. thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Giá trị của hàng hóa biểu hiện quan hệ xã hội là vì: Vd: 1 kg gạo = 4 m vải Đó là một trong những ví dụ về việc trao đổi hàng hóa. Thực chất những hàng hóa khác nhau có thể trao đổi với nhau không phải dựa trên giá trị sử dụng của các hàng hóa mà là dựa trên cơ sở giá trị của hàng hóa. Những hàng hóa này có một đặc điểm chung đó là sản phẩm của quá trình lao động, là sự kết tinh của lao động trong hàng hóa và việc trao đổi hàng hóa nói đến cùng cũng là việc trao đổi giá trị sức lao động xã hội cần thiết để làm nên hàng hóa này với giá trị sức lao động xã hội cần thiết để làm nên hàng hóa kia. Đó chính là mối quan hệ sản xuất hàng hóa mà giá trị hàng hóa biểu hiện. Câu 2: Từ giữa năm 2007 và đặc biệt đầu năm 2008 do chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nền kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu suy giảm rõ rệt, tỷ lệ lạm phát cao khoảng 19,89% (2008), tốc độ tăng trưởng GDP tụt giảm mạnh xuống còn 5,32% (2009). Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn đặc biệt là nông dân và cán bộ công nhân viên chức. Trước tình hình đó, chính phủ đã nhanh chóng đưa ra các chính sách vĩ mô nhằm khôi phục lại nên kinh tế với 6 nhiệm vụ và 8 nhóm giải pháp đã phần nào kìm hãm được sự suy thoái kinh tế và có dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Việt Nam. 6 nhiệm vụ: “Thứ nhất: khai thác mọi tiềm năng, nhất là nội lực để đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Thứ hai: bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phấn đấu giảm nhập siêu; giảm dần bội chi ngân sách và thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ phù hợp để ngăn ngừa lạm phát cao, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh. Thứ ba: tập trung sức phát triển nông nghiệp và nông thôn, triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là vấn đề đã được đặt ra trong Nghị quyết Trung ương Đảng khóa X. Thứ tư: đẩy nhanh việc thực hiện chương trình giảm nghèo vững chắc; tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng phúc lợi xã hội và an sinh xã hội; chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Thứ năm: tạo một bước tiến mới trong cải cách hành chính; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội. Thứ sáu: bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; mở rộng quan hệ quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài và tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước”. 8 nhóm giải pháp lớn: “Thứ nhất: là phục hồi kinh tế, chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Thứ hai: là điều hành chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt, thận trọng để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát nhập siêu và ngăn chặn lạm phát cao trở lại. Thứ ba: là đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ. Thứ tư: là tạo chuyển biến trong công tác chăm sóc sức khỏe, phát triển văn hóa, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Thứ năm: là bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Thứ sáu: là tăng cường công tác bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Thứ bẩy: là mở rộng quan hệ quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn toàn xã hội. Thứ tám: là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Trích dẫn: báo điện tử chính phủ nước CHXHCN Việt Nam- VGP NEWS Một trong những minh chứng cụ thể nhất cho những giải pháp mà chính phủ đã thực thi để khôi phục nền KT đó là hai gói kích cầu lớn đã được “rót” vào thị trường trong năm 2009 vừa qua. Gói kích cầu thứ nhất trị giá 8 tỷ USD đã được triển khai vào tháng 2 năm 2009 bước đầu đã giúp nền KT thoát khỏi khủng hoảng nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Đến tháng 10 năm 2009 chính phủ quyết định tiếp tục gói kích cầu thứ hai kéo dài đến cuối năm 2010. * Thành tựu: Tình hình KT đang dần phục hồi, lạm phát giảm từ 19,89% (2008) xuống còn 6,88% (2009), tốc độ tăng trưởng là 5,32% (2009) đây là mức hợp lý và cũng là nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực cũng như trên thế giới trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu. Đồng thời gói kích cầu về hỗ trợ đầu tư chung đã giải quyết được những khó khăn trước mắt cho phát triển cơ sở hạ tầng. Gói kích cầu về hỗ trợ miễn giảm thuế đã giúp giảm gánh nặng chi phí rất nhiều cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Gói kích cầu về đảm bảo an sinh xã hội đã phần nào ổn định đời sống khó khăn của nhiều tầng lớp nhân dân nhất là bà con vùng sâu vùng xa…Hơn thế nữa, gói kích cầu còn thể hiện sự quan tâm đúng mức và kịp thời của chính phủ trong việc điều tiết nền KT bằng những chính sách vĩ mô, là sự linh hoạt và sáng tạo trước tình hình của nền kinh tế đầy biến động như hiện nay. * Hạn chế: Mặc dù đã đạt được những thành công nhưng bên cạnh đó không thể không nhắc đến những mặt hạn chế. Nền kinh tế tuy vượt qua được giai đoạn suy giảm sâu, nhưng vẫn còn nguyên vẹn những hạn chế cố hữu của nền kinh tế kém hiệu quả và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn vĩ mô. Nền kinh tế đã phục hồi nhưng còn chậm, đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đang trong tình trạng sản xuất cầm cự để tồn tại và vẫn còn nhiều doanh nghiệp đang trong tâm thế thụ động, thiếu linh hoạt trong việc tìm kiếm giải pháp cho doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, việc tiếp tục bơm một lượng tiền lớn vào trong thị trường thông qua gói kích cầu thứ hai trong bối cảnh nền kinh tế đang có su hướng “trở lại quỹ đạo” cũng là nguy cơ của lạm phát tăng cao và cũng là thách thức lớn đối với chính phủ trong việc tìm kiếm những chính sách vĩ mô phù hợp. Ngoài ra, tăng dư nợ tín dụng cũng như tăng bội chi ngân sách ( 7%) cũng là những trở ngại lớn khác… * Giải pháp: Để kinh tế Việt Nam nhanh chóng phục hồi và tăng trưởng bền vững thì chúng ta cần thực thi có hiệu quả những giải pháp sau: “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết để phát triển sản xuất kinh doanh ổn định xã hội và phát triển bền vững. Tập trung mọi nỗ lực, thúc đẩy đầu tư phát triển mạnh mẽ sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cả ở thị trường trong nước và thị trường thế giới. Thực hiện từng bước vững chắc tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng trên quan điểm phát triển bền vững. Thực thi biện pháp này cần coi trọng hai nhân tố hàng đầu đối với tăng trưởng bền vững và cạnh tranh cao đó là phát huy nhân tố con người để phát triển bền vững và phát huy nội lực, coi trọng thị trường nội địa gắn với tranh thủ sử dụng hợp lý hiệu quả ngoại lực để tạo thế cạnh tranh cao cho nền kinh tế. Bên cạnh các hoạt động trên, cần đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất khẩu và nhập khẩu hiện tại cũng như tương lai rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế bền vững của nước ta. Trước mắt, nếu tăng mạnh được xuất khẩu và giảm tới mức thấp nhất nhập siêu sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta hồi phục nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao. Song, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên xuất khẩu của nước ta đang gặp khó khăn, trong hai năm 2008 và 2009 kim ngạch xuất khẩu đều giảm, để đẩy mạnh xuất khẩu chúng ta phải mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế cả về chiều rộng và chiều sâu, giữ vững và cải thiện thị trường xuất khẩu đã có, đồng thời tích cực khai thác “thị trường lách” ở tất cả các nước đối với những mặt hàng ta có ưu thế xuất, họ có nhu cầu nhập để tăng kim ngạch xuất trong những năm tới. Do đó, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế đối với nước ta hiện nay là rất quan trọng. Trong quản lý điều hành cũng cần thực hiện các biện pháp điều hành kinh tế vĩ mô linh hoạt, thận trọng đối với chính sách tài chính, tiền tệ, thị trường (vì đây là những lĩnh vực rất nhạy cảm) để ổn định vĩ mô, ngăn ngừa tái lạm phát, phục vụ mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Tăng cường các giải pháp, chính sách về tạo việc làm để thu hút hết số lượng lao động vào guồng máy sản xuất tạo ra của cải cho xã hội và thu nhập cho người lao động, giảm nghèo tới mức thấp nhất, ổn định đời sống nhân dân. Song song với công tác quản lý, điều hành, từng bước tái cấu trúc nền kinh tế theo phương hướng thiết lập một cơ cấu kinh tế dựa trên công nghệ xanh và giá trị gia tăng cao, bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và thân thiện với môi trường. Đây là thời điểm cơ hội và thuận lợi nhất để tái cấu trúc nền kinh tế theo phương hướng trên nhằm phục vụ mục tiêu “vàng” - tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xóa bỏ tất cả các thủ tục hành chính gây phiền hà, sách nhiễu cho người dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh, thực hiện “cơ chế một cửa”; nâng cao năng lực chỉ đạo và tổ chức thực hiện của bộ máy Nhà nước, đưa chính sách và mục tiêu thành hiện thực trong cuộc sống. Một vấn đề cũng rất quan trọng trong thực thi các giải pháp đó chính là phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến chủ trương chính sách, tạo sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và trong toàn xã hội từ nhận thức đến hành động. Phải công khai và minh bạch thông tin, làm rõ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Công tác thông tin tuyên truyền phải vì lợi ích của đất nước, của nhân dân và phải kịp thời bác bỏ những thông tin thất thiệt; tạo ra nhận thức đúng đắn và sự đồng thuận xã hội cao, hành động theo cùng một hướng. Thời gian qua chúng ta đã ngày càng làm tốt hơn yêu cầu này, cần làm tốt hơn nữa trong thời gian tới. Các giải pháp trên đây phải được tiến hành đồng bộ trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành kinh tế đóng góp nhiều nhất vào tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân và các lĩnh vực kinh tế nhạy cảm như: Ngân hàng, tài chính, tín dụng”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBX285.DOC