Giáo án 10 cơ bản

- Chiến thắng của chính nghĩa trên mọi lĩnh vực trong cuộc sống của con người. Đây là niềm tin tất yếu cần có ở mỗi chúng ta

-Thể hiện niềm tự hào về những người trí thức Việt, những con người kiên định, dũng cảm luôn đứng về lẽ phải và công lí.

- Tố cáo hiện thực về xã hội đương thời với nhiều thủ đoạn, nhiều mánh khoé,

 

doc266 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo án 10 cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inhs và nhân vật chính. + Quy trình: Bốn bước có nội dung cụ thể không giống với các nội dung của tóm tắt văn bản thuyết minh. +Nhận thức được đối tượng +Dựa vào định nghĩa, dữ liệu, thông số, số liệu, nhận định. +Bốn bước có nội dung cụ thể khác với tốm tắt văn bản tự sự. - Học sinh đọc phần Ghi nhớ trong SGK/ tr70. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài tập 1/tr71 a. Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản: - Đối tượng thuyết minh của văn bản Tiểu dẫn bài Thơ hai- cư của Ba-sô là tiểu sử, sự nghiệp nhà thơ Ma-su-ô Ba-sô và những đặc điểm thể thơ hai-cư. b.Bố cục của văn bản: - Đoạn 1: từ đầu đến M.Si-ki (1867-1902): Tóm tắt tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Ma-su-ô Ba-sô. - Đoạn 2: phần còn lại: Thuyết minh về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ hai-cư. c.Viết đoạn văn tóm tắt: *Tham khảo: Ma-su-ô Ba-sô là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản. ông sinh ra ở U-e-nô, xứ I-ga trong một gia đình võ sĩ cấp thấp. Khoảng năm 28 tuổi, ông chuyển đến Ê-đô, sinh sống và làm thơ hai-cư với bút hiệu là Ba-sô. So với các thể loại thơ khác trên thế giới, thơ hai-cư có số từ vào loại ít nhất, chỉ có 17 âm tiết, được ngắt ra làm ba đoạn theo thứ tự thường là từ 5 đến 7 âm. Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hoá phương Đông nói chung. Như một bức tranh thuỷ mặc, hai-cư thường chỉ dùng những nét chấm phá, chỉ gợi chứ không tả, chừa rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Cùng với nghệ thuật vườn cảnh, hoa đạo, trà đạo, hội hoạ, tiểu thuyết,… thơ hai-cư là một đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hoá nhân loại. 5- Dặn dò - Cần nắm vững mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh. - Ôn tập kiến thức về việc tóm tắt văn bản tự sự để có thể lập bảng so sánh. - Tìm hiểu kĩ cách tóm tắt văn bản thuyết minh. - Thực hành thông qua bài tập 2/tr72 (BTVN) và học phần Ghi nhớ. - Chuẩn bị “Hồi trống Cổ Thành” theo hướng dẫn SGK. Tiết 77: Ngày soạn 28-02-2008 Hồi trống cổ thành (Trích: Tam quốc diễn nghĩa) - La Quán Trung - A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi, cũng như “tình nghĩa vườn đào” cao đẹp của ba anh em kết nghĩa - một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa. - Hồi trống gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng. B- Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: ? Nêu khái quát những bước tóm tắt văn bản thuyết minh. 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu sơ lược về tiểu thuyết cổ Trung Quốc. Học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi: - Nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm? - Nêu giá trị và ý nghĩa của tác phẩm? Tóm tắt sự kiện diễn ra trước đoạn trích. ? Hình tượng Trương Phi có nét gì độc đáo. ? Hành động. ? Lời nói. ? Về thái độ ứng xử. ? Nhận xét. ? Quan Công hiện lên trong đoạn trích này là người như thế nào. ? Nhận xét về tính cách, hành động, thái độ của Quan Công. ? Theo em, ý nghĩa của những hồi trống trong đoạn trích này là: 4- Củng cố: ? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm qua đoạn trích? - Đọc phần Ghi nhớ. 5- Dặn dò: - Nắm nội dung bài. - Chuẩn bị “Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” theo hướng dẫn SGK. I- Tìm hiểu chung 1- Sơ lược về tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc - Phát triển vào thời Minh - Thanh (1368-1911) - Tiểu thuyết chia thành nhiều chương hồi: + Sự kiện được xắp xếp trước sau; + Kết thúc vào mâu thuẫn phát triển đến cao trào; - Xây dựng nhân vật: + Tính cách được hình thành từ hành động; + Nhân vật hành động trong địa bàn rộng lớn; - Cấu trúc: chương hồi, mở đầu mỗi hồi thường có hai câu thơ tóm tắt nội dung chính của hồi kết thúc có câu hạ hồi phân giải. 2- ''Tam quốc diễn nghĩa'' của La Quán Trung: a. Tác giả: - La Quán Trung (1330-1400), tên là Bản, tự Quán Trung. Quê b. Tác phẩm: - Tam quốc diễn nghĩa được La Quán Trung sưu tầm lại từ tài liệu lịch sử và truyền thuyết dân gian. - Tam quốc diễn nghĩa, ra đời thế kỉ 14, dài 120 hồi. Miêu tả cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến quân phiệt: Nguỵ - Thục - Ngô - Giá trị và ý nghĩa của tác phẩm: + Phản ánh nguyện vọng nhân dân; + Kho tàng kinh nghiệm phong phú chiến lược chiến thuật; + Đề cao tình nghĩa; + Ngôn từ kể truyện hấp dẫn. II- Tìm hiểu đoạn trích: 1. Vị trí - Đoạn trích thuộc hồi 28 của tác phẩm. “Chém Sái Dương anh em hòa giải Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”. 2. Đọc - hiểu đoạn trích a. Hình tượng nhân vật Trương Phi (Trương Dực Đức): * Hành động: + Nghe tin Quan Công đến: “… chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu, lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra của bắc…” + Khi gặp Quan Công: “… mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công...” => Hành động dứt khoát, mạnh mẽ. * Lời nói: + Xưng hô “mày”, “tao”, nói Quan Công bội nghĩa,… + Lí lẽ của Trương là: lẽ nào trung thần lại thờ hai chủ + Không nghe lời khuyên của bất cứ ai. => Ngôn ngữ bộc trực, nóng nảy. * ứng xử, thái độ: + Kiên quyết dang tay đánh trống thử thách tấm lòng trung nghĩa của Quan Công trong ba hồi trống. + Mọi chuyện sáng tỏ, hết nghi ngờ, nhận lỗi, thụp lạy Vân Trường. * Tiểu kết: Hình tượng Trương Phi tuyệt đẹp: dũng cảm, cương trực, trong sáng vô ngần,…. b. Hình tượng nhân vật Quan Công (Vân Trường hay Quan Vũ): * Hành động: + Một lòng tìm về đoàn tụ anh em; + Mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo tin; + Gặp Trương Phi: giao long đao cho Châu Thương cầm; + Tránh né và không phản kích. + Chấp nhận lời thử thách, nhanh chóng chém tướng Tào là Sái Dương để minh oan cho bản thân. * Thái độ, ngôn ngữ: + Ngạc nhiên trước hành động của Trương Phi; + Nhún nhường, thanh minh: “Hiền đệ; ta thế nào là bội nghĩa?; đừng nói vậy oan uổng quá!;...” * Tiểu kết: Quan Công là người rất mực trung nghĩa. Tấm lòng Vân Trường luôn son sắt thủy chung nhưng cũng rất bản lĩnh và kiêu hùng. c. ý nghĩa (âm vang) hồi trống Cổ Thành: - Hồi trống biểu dương sức mạnh chiến thắng hồi trống thu quân, hồi trống ăn mừng, hồi trống đoàn tụ. - Hồi trống Cổ Thành: hồi trống giải nghi với Trương Phi, minh oan cho Quan Vũ; biểu dương tinh thần khí phách, hồi trống hội ngộ giữa các anh hùng - Hồi trống tạo ra không khí hào hùng, hoành tráng và mạnh mẽ cho “màn kịch” Cổ Thành. III. Tổng kết 1. Nội dung - Biểu dương lòng trung nghĩa, khí phách anh hùng của Trương Phi và Quan Công. 2. Nghệ thuật - Xây dựng tính cách nhân vật độc đáo, đặc sắc; - Xung đột kịch rõ nét. Tiết 78: Ngày soạn 01-03-2008 Đọc thêm Tào tháo uống rượu luận anh hùng (Trích: Tam quốc diễn nghĩa) - La Quán Trung - A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu được từ quan niệm đối lập về anh hùng đến tính cách đối lập giữa Tào Tháo (gian hùng) và Lưu Bị (anh hùng) qua ngòi bút kể chuyện gaìu kịch tính, rất hấp dẫn của tác giả. B- Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: ?ấn tượng của em về nhân vật Trương Phi trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”. 3- Giới thiệu bài mới: I- Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản 1. Học sinh đọc sgk/tr80,81 2. Giải thích từ khó (sgk) 3. Giới thiệu: Bị Lã Bố lừa đánh chiếm Từ Châu, ba anh em Lưu - Quan - Trương đành đến Hứa Đô nương nhờ Tào Tháo, chờ thời cơ để lại ra đi mưu đồ nghiệp lớn. -Luận anh hùng là một hồi đặc sắc, độc đáo của Tam quốc diễn nghĩa. Chỉ qua một tiệc rượu nhỏ với mơ, khi trời nổi cơn dông gió, hai người bàn luận về anh hùng trong thiên hạ, người đọc đựơc thưởng thức bao điều thú vị về tính cách con người, về quan niệm anh hùng của những anh hùng và gian hùng thời cổ trung đại Trung Hoa. II- Hướng dẫn đọc - hiểu chi tiết 1. Câu1: Phân tích tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải nương nhờ Tào Tháo - Lưu Bị quyết bền chí mưu nghiệp lớn giúp nhà Hán dựng lại cơ đồ nhưng thất bại phải ở nhờ Tào Tháo ở Hứa Đô. Sợ Tào nghi ngờ, tìm cách cản trở hoặc hãm hại, Lưu phải bày kế che mắt, làm vườn chăm chỉ và giấu cả hai em. (Hai em đau biết ý anh!) Bởi vậy khi Tào đột ngột gọi đến, Lưu giật mình, lo lắng nghĩ rằng Tào đã nghi ngờ mình. Đến nơi, câu hỏi nắn gân của Tào lại càng khiến Lưu sợ tái mặt. Mãi đến khi Tào nói mục đích của việc gặp gỡ Lưu mới tạm yên lòng. - Câu hỏi của Tào về anh hùng thiên hạ, Lưu một mực tỏ ra không biết, lại đưa ra hết người này đến người khác để Tào nhận xét, đáng gía. Lưu cố giấu tư tưởng, tình cảm thật của mình. Nhưng đến khi Tào chỉ vào Lưu và vào y nói: Anh hùng thiên hạ bây giờ chỉ sứ quân và Tháo mà thôi! Thì Huyền Đức sợ đến mức rụng rời chân tay luống cuống, đánh rơi cả chiếc thìa đũa đang cầm trên tay. Vì sao Lưu sợ đến thế? + Vì ông đang cố giấu mình, đang cố tỏ ra mình là người tầm thường, bất tài, đang ăn nhờ ở đậu nơi Tào. Nếu Tào biết được mục đích thật sự của Lưu, biết được chí khí thật sự của Lưu, lại công nhận Lưu là một anh hùng hàng thiên hạ, thì với bản chất tàn ác, nham hiểm và đa nghi vốn có, liệu Tào còn để Lưu sống sót. Đó là phút giây sợ hãi thực sự. May thay, trời cứu Lưu một bàn thua trông thấy và cũng nhờ tính không khéo, tinh tế của Lưu: sắm sét nổ vang, Lưu từ từ nhặt chiếc thìa lên vừa nói: Gớm thật, tiếng sấm dữ quá! Câu nói và hành động thật khớp, thật phù hợp. Tào Tháo hết nghi ngờ, nói đùa: “Trượng phu cũng sợ sấm à?” Lưu đã diễn màn kịch thành công trước kẻ thù suốt đời của mình. Tóm lại: Tính cách của Lưu là trầm tĩnh, khôn ngoan, khéo che đậy tâm trạng, tình cảm thật của mình trước kẻ thù, kiên trì nhẫn nại thực hiện chí lớn phò vua giúp nước. Đó là tính cách của một anh hùng lí tưởng của nhân dân Trung Hoa cổ đại, một vị vua tương lai. 2. Câu 2: Tính cách của Tào Tháo - Một nhà chính trị tài ba lỗi lạc, thông minh cơ trí, dũng cảm hơn đời; - Một tên trùm quân phiệt đa nghi, nham hiểm, tàn bạo với triết lí sống vô cùng ích kỉ, cá nhân: Thà ta phụ người chớ không để người phụ ta! 3. Câu 3: Những điểm khác nhau về tính cách giữa Tào Tháo và Lưu Bị trong đoạn trích Tào Tháo (gian hùng) Lưu Bị (anh hùng) - Đang có quyền thế, có đất, có quân, đang thắng, lợi dụng vua Hán để khống chế chư hầu. - Tự tin, đày bản lĩnh, thông minh sắc sảo, hiểu mình, hiểu người. - Chủ quan, đắc chí, coi thường người khác - Lưu Bị lừa, qua mặt một cách khôn ngoan, nhẹ nhàng. - Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống nhờ kẻ thù vô cùng nham hiểm (Huyền Đức từng nhận mật chiếu của vua Hán quyết diệt Tháo để lập lại cơ đồ nhà Hán). - Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm thật của mình trước Tào. - Khôn ngoan, linh hoạt che giấu được hành động sơ suất của mình. 4. Câu 4: Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn là bởi: - Như một trò chơi trí tuệ mà ẩn chứa đầy hiểm nguy không lường hết được. Một kẻ cố tìm, quyết tìm và không tìm được, một người cố trốn và trốn thoát. - Tạo hoàn cảnh, tình huống rất khéo, rất tự nhiên: mơ chín, uống rượu, bàn luận về các anh hùng thiên hạ… - Cuộc đối thoại giữa Tào và Lưu lên đến đỉnh điểm tạo sức hấp dẫn sâu sắc nhất. 4- Củng cố - Dặn dò: 1. Đọc tham khảo toàn truyện Tam Quốc diễn nghĩa 2. Chuẩn bị “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” theo hướng dẫn SGK. Tiết 79-80: Ngày soạn 04-03-2008 Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Tác giả Đặng Trần Côn Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Học sinh nắm được khái quát về tác phẩm Chinh phụ ngâm, gía trị nội dung và gía trị nghệ thuật; - Đánh giá đóng góp của tác phẩm cho nền văn học trung đại thế kỉ XVIII - Tâm trạng đau đớn xót xa của người chinh phụ B- Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: ? ấn tượng của em về nhân vật Trương Phi trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”. 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Tiết1 Học sinh đoạ SGK. - Em biết gì về tác giả Đặng Trần Côn? - Điều lưu ý về dịch giả? -Giáo viên: hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm về Phan Huy ích. ? Tác phẩm Chinh phụ ngâm có những đặc điểm nổi bật nào. So sánh nguyên tác và bản diễn Nôm. Học sinh đọc văn bản - Giáo viên giải nghĩa từ khó. - Vị trí và bố cục của đoạn trích? -Tám câu thơ đầu mở ra hình ảnh người chinh phụ hiện lên như thế nào? Nhận xét gì về không gian mở ra trong câu thơ? -Nghệ thuật miêu tả tâm trạng? -Âm điệu thơ triền miên và lối điệp ngữ liên hoàn ? Hình ảnh nào gây ấn tượng. Tiết 2 -Âm thanh, hình ảnh xuất hiện trong không gian lạnh lẽo ấy là gì? ? Ngôn ngữ nghệ thuật. + Hành động cụ thể? -Em có nhận xét gì về cách xây dựng hình ảnh thơ ca? -Nội dung của 8 câu thơ cuối? + Hình ảnh “gió đông” và non Yên có dụng ý gì? +Tâm trạng của người chinh phụ được miêu tả như thế nào? +Tâm trạng đó có sự biến chuyển hay không? 4- Củng cố: - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. 5- Dặn dò: - Năm tư tưởng bài học. - Chuẩn bị “Lập dàn ý bài văn nghị luận” I- Tìm hiểu chung 1- Tác giả - Dịch giả a. Đặng Trần Côn: - Sống vào thế kỉ XVIII, quê Hà Nội; - Là người thông minh, học giỏi; - Tác phẩm: Chinh phụ ngâ, thơ, phú chữ Hán,… b. Đoàn Thị Điểm (1705-1748): - Hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Giai Phạm, Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay là Hưng Yên) - Nổi tiếng thông minh, lấy chồng muộn (37 tuổi); - Bà còn là tác giả của tập truyện chữ Hàn Truyền kì tân phả. 2- Tác phẩm “Chinh phụ ngâm”: - Nguyên tác là thể ngâm khúc; thể thơ trường đoản cú (câu dài ngắn khác nhau). - Bản diễn Nôm theo thể ngâm khúc; thể thơ song thất lục bát. - Gía trị nội dung: thể hiện nội tâm của người chinh phụ khi người chinh phu phải ra trận vắng nhà; nỗi mong đợi, khát khao hạnh phúc lứa đôi. - Giá trị nghệ thuật: bút pháp tự sự trữ tình và miêu tả nội tâm sâu sắc. II- Đọc - hiểu đọan trích 1- Cảm nhận chung - Diễn biến tâm trạng của người chinh phụ khi chinh phu xa nhà, buồn và cô đơn. 2- Vị trí - Bố cục: - Từ câu 192 đến câu 216. - Bố cục ba phần: 8 câu đầu, 8 câu giữa và 8 câu cuối; hoặc hai phần: 16 câu đầu và 8 câu còn lại. 3- Phân tích: a. Tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi, khát khao hạnh phúc lứa đôi (8 câu đầu): - Một mình ở nhà, lẻ loi ngoài hiên, đi đi lại lại; - Quanh quẩn, quẩn quanh; - Buông rèm., cuốn rèm bao nhiêu lần,… => Những động tác, hành động lặp đi lặp lại không mục đích, vô nghĩa, người chinh phụ cho ta thấy tâm trạng cô đơn, lẻ loi của nàng. Nỗi lòng nàng không biết san sẻ cho ai! - Điệp ngữ bắc cầu: “đèn biết chăng - đèn có biết” đã và sẽ là một biện pháp nghệ thuật phổ biến trong đoạn trích và trong toàn khúc ngâm. (Có thể nói thêm hình ảnh của đoạn dưới non Yên, bằng trời- trời thăm thẳm..) diễn tả tâm trạng buồn lê thê trong thời gian và không gian dường như không bao giờ dứt. +“Đèn biết chăng - đèn có biết” còn là sự kết hợp việc sử dụng câu hỏi tu từ như lời than thở, nỗi khắc khoải đợi chờ và hi vọng trong nàng day dứt không yên. Từ lời kể chuyển thành lời độc thoại nội tâm da diết, tự dằn vặt, rất thương, rất ngậm ngùi. - Hình ảnh “ngọn đèn, hoa đèn” cùng với hình ảnh cái bóng trên tường của chính mình gợi cho người đọc nhớ đên hình ảnh ngọn đèn không tắt trong bài ca dao: “Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt?...” => Không gian quanh người chinh phụ mênh mông, khiến sự cô đơn càng đáng sợ. b. Bút pháp tả cảnh ngụ tình (Tám câu tiếp theo): - Dùng cảnh vật thiên nhiên, để miêu tả tâm trạng con người, dùng khách quan để tả chủ quan: + Tiếng gà “eo óc” báo hiệu canh năm, chứng tỏ người vợ trẻ xa chồng, đã thao thức suốt cả đêm. + Bóng cây hoè ngoài sân, trong vườn ngắn rồi dài, dài rồi lại ngắn: bước đi chậm chạp của thời gian, một khắc, một giờ dài như một năm. + Cụ thể hoá mối sầu như niên: đằng đẵng, dằng dặc + Hành động: gảy, soi, đốt,... gắn liền với các đồ vật như đàn, hương, gương - những thú vui tao nhã, những thói quen trang điểm của người chinh phụ giờ đây thành miễn cưỡng, gượng gạo, chán chường. (+) Đốt hương để tìm sự thanh thản mà hồn lại mê man, bấn loạn; (+) Soi gương mà không cầm được nước mắt; (+) Dây đàn, phín đàn chỉ nhắc cảnh chia li và nỗi chia lìa ám ảnh dây đứt, phím chùng… - Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng mang tính ước lệ của thi pháp trữ tình trung đại bóng bảy, sang trọng và cổ kính nhưng người đọc tâm trạng thật của người phụ nữ bồn, cô đơn, lẻ loi, nhớ thương, dằn vặt khi chồng đi chinh chiến phương xa. c. Nỗi nhớ chồng đi chinh chiến xa trường (Tám câu cuối): - Gió đông: gió xuân tươi mát làm dịu đi cảnh vật và lòng người - người chinh phu vẫn xa xôi. - Non Yên: địa danh người chồng chinh chiến. => Không gian xa cách muôn trùng giữa người chinh phu và người chinh phụ - Tâm trạng người chinh phụ được miêu tả trực tiếp: + Nỗi nhớ triền miên trong thời gian ''đằng đẵng'' được cụ thể hoá bằng độ dài không gian ''đường lên...'' + Đất trời dường như bao la đến vô hạn: ''xa thẳm" không có đích, ''đau đáu'' trăn trở không sao gỡ ra được. => Tâm trạng của ngừơi chinh phụ được miêu tả ngày càng sầu thảm, làm cho khung cảnh thêm hoang vắng, quạnh hiu. Hình ảnh người chinh phụ chìm sâu trong cô đơn, vò võ, lẻ loi chiếc bóng thao thức suốt 5 canh: nhớ nhung, sầu muộn, lo lắng, day dứt. Khao khát âm thanh mãnh liệt được hưởng hạnh phúc ái ân đôi lứa, đoàn tụ gia đình của người chinh phụ. III-Tổng kết 1. Nội dung - Bằng sự đồng cảm và chia sẻ nỗi niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ, tác giả khẳng định được giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc của khúc ngâm. - Đồng thời gián tiếp phê phán chiến tranh phong kiến chia rẽ tình cảm gia đình, gây nên bao tấn bi kịch tinh thần cho con người. 2. Nghệ thuật - Miêu tả diễn biến tâm trạng đặc sắc - Tiếng nói độc thoại dẫn lòng người vì giá trị nhân văn cao cả - Xây dựng hình tượng nhân vật, cử chỉ hành động, qua các điệp ngữ điệp từ, ẩn dụ tượng trưng và cau hỏi tu từ … Tiết 81: Ngày soạn 06-03-2008 Lập dàn ý bài văn nghị luận A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Nắm được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý cho bài văn nghị luận. - Tích hợp với các kiến thức về văn, tiếng Việt và vốn sống thực tế, rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận. B- Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: ? Người chinh phụ rơi vào tình cảnh như thế nào khi chồng đi chinh chiến. 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Học sinh đọc SGK. Giáo viên chốt ý. ? Em cho biết mô hình khi tiến hành làm một bài văn như thế nào. ? Tính chất những phần của bài văn. * Xét ví dụ SGK: Học sinh đọc SGK và thảo luận. ? Luận đề là gì. ? Tìm ý cho bài văn là như thế nào. - Học sinh xác định luận điểm và luận cứ. ? Lập dàn ý gồm mấy bước? Các bước đó như thế nào? 4- Củng cố: - Đọc phần Ghi nhớ. - Học sinh làm bài tập SGK. - Giáo viên củng cố. 5- Dặn dò: - Làm bài tập còn lại - Chuẩn bị “Truyện Kiều - Phần 1: Tác giả Nguyễn Du” theo hướng dẫn SGK. I.Tác dụng của việc lập dàn ý 1. Tác dụng - Là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản. - Giúp bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận. - Tránh tình trạng xa đề, lạc đề, lặp ý, bỏ sót, hoặc triển khai không cân xứng. Phân bố thời gian hợp lí khi làm bài. 2. Mô hình (1)Đề bài - (2) Dàn ý - (3) Bài viết. (1) Đề bài: cho trước, mang tính bắt buộc. (2) Dàn ý: tự xây dựng, mang tính sáng tạo, tuỳ thuộc vào trình độ, sở thích, kĩ năng,… của mỗi cá nhân. (3) Bài viết: sản phẩm ngôn ngữ cụ thể, hoàn chỉnh, phản ánh đầy đủ cách hiểu đề, cách lập dàn ý, khả năng vận dụng tri thức và kĩ năng,.. của người viết. II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận 1. Tìm ý cho các bài văn - Xác định luận đề: yêu cầu của đề: + Sách là phương tiện cung cấp tri thức cho con người, giúp con người trưởng thành về mặt nhận thức. - Xác định các luận điểm: có 3 luận điểm Sách là sảp phẩm tinh thần kì diệu của con người (ghi lại những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội); Sách mở rộng những chân trời mới; Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách. - Tìm luận cứ cho các luận điểm: Sách là sảp phẩm tinh thần kì diệu của con người: + Sách là sản phẩm tinh thần của con người; + Sách là kho tàng trí thức; + Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian. Sách mở rộng những chân trời mới: + Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hội; + Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện mình về nhân cách. Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách: + Đọc và làm theo sách tốt phê phán sách có hại; + Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú và làm theo các sách có nội dung tốt; + Học những điều hay trong sách bên cạnh học trong thực thế cuộc sống. 2. Lập dàn ý - Mở bài: Nêu luận đề (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhằm đưa ra phương hướng cho bài văn nghị luận. - Thân bài: trình bày các luận điểm, luận cứ. (hợp lí, có trọng tâm) - Kết bài: + Nên kết bài theo kiểu đóng hay mở? + Khẳng định những nội dung naog? + Mở ra những nội dung nào để người đọc tiếp tục suy nghĩ? * Phần Ghi nhớ III. Luyện tập Bài 1/ Tr91 (sgk) a. Có thể bổ sung một số ý còn thiếu: - Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi con người. - Cần phải thường xuyên học tập, rèn luyện, phần đấu để có cả tài lẫn đức. b. Lập dàn ý cho bài văn: - Mở bài: + Giới thiệu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.” + Định hướng tư tưởng của bài viết . - Thân bài: + Giải thích câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc ràn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân. - Kết bài: Cần phải thường xuyên học tập, rèn luyện, phần đấu để có cả tài lẫn đức. Tiết 82: Ngày soạn 09-03-2008 Truyện kiều (Phần 1 - tác giả) A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Một số phương diện tiểu sử tác giả (hoàn cảnh xã hội, những nhân tố đời riêng) góp phần lí giải sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du). - Nắm vững nhũng điểm chính yếu trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. - Nắm được một số đặc điểm cơ bản của nội dung và nghệ thuật Truyện Kiều Nguyễn Du. B- Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Học sinh đọc SGK - Nét chính về Nguyễn Du? - Ông xuất thân trong một gia đình như thế nào? ? Những biến động xã hội đưa cuộc đời Nguyễn Du về đâu. Giáo viên: 1802 Nguyễn ánh lật đổ nhà Tây Sơn để lập triều Nguyễn ? Con người Nguyễn Du chịu ảnh hưởng từ những vùng văn hoá nào. +Quê cha, quê mẹ có ảnh hưởng gì đến con người ông? +Nơi sinh ra và lớn lên? + ảnh hưởng từ gia đình quan lại quý tộc? + Tư tưởng, tình cảm của ông đối với con người, xã hội như thế nào? Học sinh đọc SGK. ? Tác phẩm chính của Nguyễn Du. + Chữ Hán? Giáo viên: Nội dung: - Phê phán chế độ phong kiến Trung Hoa chà đạp lên quyền sống của con người. - Ca ngợi, đồng cảm với những nghệ sĩ tài hoa, cao thượng; - Cảm động với những thân phận nghèo khổ, người phụ nữ tài hoa bạc mệnh (Đọc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành). - Nhiều điểm tương đồng với cảm hứng sáng tác Truyện Kiều. ? Những sáng tác bằng chữ Nôm. + Truyện Kiều. Giáo viên: Nguồn gốc: + Dựa vào Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) - tiểu thuyết chương hồi bằng văn xuôi chữ Hán + Nguyễn Du sáng tác bổ sung những day dứt trăn trở được chứng kiến từ lịch sử, xã hội và con người. Ông hoàn thành Đoạn trường tân thanh, 3254 câu thơ lục bát. + Tác phẩm Văn chiêu hồn? - Đặc điểm chính về nội dung trong thơ văn Nguyễn Du? “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (Là Đạm Tiên, Thuý Kiều, là Tiểu Thanh, là những người mù hát rong, những ca nhi, kĩ nữ,…) - Phản chiêu hồn, Sở kiến hành, Truyện Kiều…. - Đặc điểm chính về nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Du? 4- Củng cố: - Học sinh đọc Ghi nhớ SGK. 5- Dặn dò: - Nắm vững nội dung bài học. - Chuẩn bị “Phong cách ngôn ngưc nghệ thuật” theo hướng dẫn SGK. I- Giới thiệu về tác gia Nguyễn Du: 1 - Cuộc đời: - Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; - Sinh ngày 23/11/1765 mất 18/9/1820. - Quê: + Gốc làng Canh Hoạch - Sơn Nam; + Làng Tiên Điền - Nghi Xuân - Hà Tĩnh - Xuất thân: trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và nhiều người sáng tác văn chương. + Cha và anh: đều giữ chức tước cao trong triều đình Lê-Trịnh. + Mẹ: Trần Thị Tần người Kinh Bắc (đây cũng chính là ngọn nguồn của vốn văn học dân gian ăn sâu vào hồn thơ văn và tài thơ văn của ông) - Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, loạn lạc bốn phương: khởi nghĩa nông dân, kiêu binh làm loạn, Tây Sơn thay đổi sơn hà, diệt Nguyễn, Trịnh, diệt Xiêm, đuổi Thanh huy hoàng một thuở. - Biến động của xã hội đưa Nguyễn Du từ chỗ là con em đại gia đình quý tộc phong kiến đến chỗ chấp nhận cuộc sống của anh đồ nghèo. - Ông chính là chứng nhân của lịch sử xã hội cụ thể: + Thời thơ ấu và thanh niên: sống sung túc và hào hoa ở Thăng Long trong nhà anh trai Nguyễn Khản.. Năm 1783 Nguyễn Du thi hương đậu Tam trường và nhận một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên. + Mười năm gió bụi lang thang ở quê vợ, rồi quê hương trong nghèo túng. + Từng mưu đồ chống Tây Sơn thất bại, bị bắt rồi được tha, về ẩn dật ở quê nội. + Làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn (Tham tri bộ Lễ, Cai bạ Quảng Bình, Ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_an_10_co_ban_5087.doc
Tài liệu liên quan