Giáo án điạ lý lớp 10-:một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

I- Mục tiêu:

Sau bài học, học sinh phải:

- Hiểu rõ mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó.

- Tìm hiểu kỹ bảng chú giải của bản đồ khi đọc bản đồ qua đặc điểm ký hiệu.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án điạ lý lớp 10-:một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ I- Mục tiêu: Sau bài học, học sinh phải: - Hiểu rõ mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó. - Tìm hiểu kỹ bảng chú giải của bản đồ khi đọc bản đồ qua đặc điểm ký hiệu. II- Thiết bị dạy học: III- Phương pháp dạy học: Phương pháp đàm thoại, vấn đáp, sử dụng kênh hình sách giáo khoa. IV- Tiến trình dạy học: 1- ổn định lớp. 2- Tổ chức dạy học Bài cũ: Nêu khái niệm của phép chiếu phương vị, đặc điểm hệ thống kinh, vĩ tuyến, ứng dụng trong vẽ bản đồ như thế nào ? Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính - Hoạt động 1 (cá nhân): Nhìn vào hình 2.2: Các nhà máy điện của Việt Nam có đặc điểm gì so với toàn lãnh thổ ? - Hoạt động 2 (cá nhân): Dựa vào hình 2.1, nêu các dạng ký hiệu (Giáo viên nêu qua về các dạng ký hiệu này) - Hoạt động 3 (cá nhân): Nhìn hình 2.2, ngoài việc biết được vị trí đối tượng (nhà máy điện), chúng ta còn biết được đặc điểm gì nữa ? Nêu cụ thể. - Hoạt động 4 (nhóm): Dành thời gian học sinh tìm hiểu các phương pháp còn lại. - Chia lớp làm 3 nhóm: Nhóm 1: Phương pháp ký hiệu đường chuyển động (hình 2.3) Nhóm 2: Phương pháp chấm điểm (hình 2.4) Nhóm 3: Phương pháp bản đồ, biểu đồ (2.5) - Gọi đại diện trả lời, nhóm khác có thể bổ sung thêm - Hoạt động 5: Ta tìm hiểu đặc điểm các đối tượng dựa vào đâu ? (Bảng chú giải) 1- Phương pháp ký hiệu: a/ Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng được phân bố theo những điểm cụ thể. Ký hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng. b/ Các dạng ký hiệu: - Ký hiệu hình học. - Ký hiệu chữ. - Ký hiệu tượng hình. c/ Khả năng biểu hiện - Vị trí phân bố của đối tượng. - Số lượng, quy mô, chất lượng. - Động lực phát triển của đối tượng. 2- Phương pháp ký hiệu đường chuyển động a/ Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, KT-XH. b/ Khả năng biểu hiện: - Tốc độ, khối lượng của đối tượng. - Hướng di chuyển. 3- Phương pháp chấm điểm: a/ Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau. b/ Khả năng biểu hiện: - Sự phân bố của đối tượng. - Số lượng của đối tượng. 4- Phương pháp bản đồ, biểu đồ: a/ Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong đơn vị lãnh thổ đó. b/ Khả năng biểu hiện: - Số lượng, chất lượng của đối tượng. - Cơ cấu của đối tượng. 3- Kiểm tra đánh giá: So sánh hai phương pháp ký hiệu và phương pháp ký hiệu đường chuyển động 4- Dặn dò, hoạt động nối tiếp: Bài tập 1, 2 sách giáo khoa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1_dia_ly_lop_10_bai_2_4944.doc