Giáo án địa lý lớp 7 - : Môi trường và sự phát triển bền vững

I- Mục tiêu:

Sau bài học, học sinh cần:

- Hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển nói chung ở các nước phát triển và đang phát triển nói riêng

-Hiểu được những mâu thuẫn , nhưng khó khăn mà các nước đang phát triển phải giải quyết trong mối quan hệ giữa môi trường và phát triển

- Hiểu được mỗi thành viên trong xã hội đều có thể đóng góp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường và phát triển , hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

- Xác định thái độ và hành vi trong bảo vệ môi trường , tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường

 

doc6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án địa lý lớp 7 - : Môi trường và sự phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững I- Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần: - Hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển nói chung ở các nước phát triển và đang phát triển nói riêng -Hiểu được những mâu thuẫn , nhưng khó khăn mà các nước đang phát triển phải giải quyết trong mối quan hệ giữa môi trường và phát triển - Hiểu được mỗi thành viên trong xã hội đều có thể đóng góp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường và phát triển , hướng tới mục tiêu phát triển bền vững - Xác định thái độ và hành vi trong bảo vệ môi trường , tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường II- Đồ dùng dạy học: - Bản đồ, sơ đồ tranh ảnh nếu có III- Tiến trình dạy học: 1- ổn định lớp. 2- Bài cũ. 3- Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính hoạt động 1: -Gọi hs đọc mục I - Những nội dung được đề cập ở mục I là gì ? -> GV nêu rõ: sự phát triển bền vững Nói qua: Nghị định kiôtô -> GV bổ sung và chuẩn kiến thức Hoạt động 2: Nêu vấn đề về môi trường ở các nước phát triển -> GV nhấn mạnh trách nhiệm của các nước phát triển , vấn đề ô nhiễm toàn cầu và các nước đang phát triển Hoạt động3 Nhóm Nhóm 1: vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển. Nhóm 2: tình hình khai thác khoáng sản. Nhóm 3: Khai thác tài nguyên nông-lâm nghiệp. => đại diện trình trày, hố viên bổ sung-cũng cố. Hoạt động 4: các biện pháp để tạo sự phát triển bền vững. I. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển. - Yêu cầu của sự phát triển xã hội không ngưng tăng lên nhưng tài nguyên trên trái đất có hạn. - Sự tiến bộ trong kinh tế và khoa học kĩ thuật-> môi trường ô nhiễm suy thoái. - Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, đẩm bảo đời sống vật chất tinh thần cho con người là mục tiêu của sự phát triển bền vững. - Việc giải quyết những vấn đề môi trường đòi hỏi nỗ lực về kinh tế-chính trị-khoa học kỉ thuật. II. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển. - Sự phát triển của công nghiệp, đô thị-> tác động đến vấn đề môi trường. - Môi trường ô nhiễm, thủng tầng ô zôn, hiệu ứng nhà kính, mưa axít... - Làm trầm trọng thêm môi trường ở các nước đang phát triển. III. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển. 1. Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát triển. - Các nước đang phát triển là nơi giàu tài nguyên thiên nhiên. nhưng đây là nước nghèo, chậm phát triển về kinh tế xã hội=> môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng. - Các nước phát triển lợi dụng khó khăn ở các nước đang phát triển để bóc lột tài nguyên. 2. Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển. - Khoáng sản là nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ. - Việc khai thác không hợp lí làm ô nhiệm nguồn nước-đất-không khí. 3. Việc khai thác tài nguyên nông-lâm nghiệp ở các nước đang phat triển. - tài nguyên rừng rất phong phú - Việc đốt rừng, đốt nương làm rẫy, phá rừng lấy củi, mở rộng diện tích canh tác-> rừng bị suy giảm cả về diện tích, chất lượng, thúc đẩy quá trình hoang hoá ở vùng nhiệt đới. 4- Kiểm tra đánh giá: - Sự phát triển bền vững là gì? - Để giải quyết về vấn đề môi trường cần có biện pháp gì? 5- Hoạt động nối tiếp: Làm câu hỏi sau sách giáo khoa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1_dia_ly_lop_10_bai_42_8246.doc
Tài liệu liên quan