Giáo án hóa học bài :tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:Biết được:

-Khái niệm tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.

-Tính chất chung của hợp chất có cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử, tinh thể

phân tử .

2. Kĩ năng:

-Dựa vào cấu tạo loại mạng tinh thể của chất, dự đoán tính chất vật lí của

nó.

-So sánh mạng tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử, mạng tinh thể ion.

pdf7 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án hóa học bài :tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:25 §. Bài 14: TINH THỂ NGUYÊN TỬ VÀ TINH THỂ PHÂN TỬ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Biết được: - Khái niệm tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử. - Tính chất chung của hợp chất có cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử . 2. Kĩ năng: - Dựa vào cấu tạo loại mạng tinh thể của chất, dự đoán tính chất vật lí của nó. - So sánh mạng tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử, mạng tinh thể ion. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: photocopy hình vẽ tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử, tinh thể ion làm đồ dùng dạy học. 2. Học sinh: học bài cũ III. PHƯƠNG PHÁP: - Gv đặt vấn đề - Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv - Kết hợp sách giáo khoa và hình ảnh trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức. IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC: Tiết 25 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tố, hãy cho biết loại liên kết trong các chất sau đây: Hs1: AlCl3, H2S, Cl2, CaCl2, SO2 Hs2: CaS, Al2S3, H2O, Al2O3, O2 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG I. Tinh thể nguyên tử 1. Tinh thể nguyên tử Hoạt động 1: - Gv: dựa vào hình vẽ mạng tinh thể kim cương, thảo luận theo các câu I. Tinh thể nguyên tử 1. Tinh thể nguyên tử Ví dụ: mạng tinh thể kim cương hỏi sau: + Nguyên tử cacbon có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?  4e + Trong tinh thể kim cương, các nguyên tử cacbon liên kết với nhau như thế nào?  Mỗi nguyên tử cacbon liên kết với 4 nguyên tử cacbon lân cận gần nhất bằng 4 cặp electron chung, đó là 4 liên kết cộng hoá trị. Các nguyên tử cacbon này nằm trên 4 đỉnh của một tứ diện đều. + Tinh thể nguyên tử được cấu tạo như thế nào?  Tinh thể nguyên tử được cấu tạo từ những nguyên tử được sắp xếp một cách đều đặn, theo một trật tự nhất định trong không gian tạo thành một mạng tinh thể. Ở các điểm nút của mạng tinh thể là những nguyên tử liên kết với nhau bằng các liên kết CHT. Hình: Sự sắp xếp tứ diện của 4 nguyên tử C xung quanh nguyên tử C trung tâm - Các nguyên tử sắp xếp đều đặn, theo một trật tự nhất định. - Ở nút mạng: nguyên tử - Liên kết giữa các nguyên tử: CHT Hình: Tinh thể kim cương 2. Tính chất chung của tinh thể nguyên tử Hoạt động 2: - Gv: Hãy nêu các tính chất và ứng dụng của kim cương?  Rất cứng, dùng làm dao cắt kính, mũi khoan để khoan sâu vào lòng đất tìm mỏ dầu. - Gv: Tại sao kim cương rắn như vậy?  Lực liên kết CHT trong tinh thể nguyên tử rất lớn tinh thể bền vững, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi khá cao. 2. Tính chất chung của tinh thể nguyên tử - Lực liên kết CHT trong tinh thể nguyên tử rất lớn tinh thể bền vững, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi khá cao. - Kim cương có độ cứng lớn nhất, là 10 đơn vị. II. Tinh thể phân tử 1. Tinh thể phân tử II. Tinh thể phân tử 1. Tinh thể phân tử - Hoạt động 3: - GV dựa vào hình vẽ tinh thể iot và mạng lưới nước đá mô tả: - Tinh thể iot là tinh thể phân tử, ở nhiệt độ thường iot ở thể rắn với cấu trúc tinh thể mạng lưới lập phương tâm diện. Các phân tử iot ở 8 đỉnh và ở các tâm của 6 mặt hình lập phương. - Tinh thể nước đá cũng là tinh thể phân tử. Trong tinh thể nước đá, mỗi phân tử nước có 4 phân tử nước liên kết lân cận gần nhất nằm trên 4 đỉnh của một tứ diện đều. Mỗi phân tử nước ở đỉnh lại liên kết với 4 phân tử lân cận nằm ở 4 đỉnh của hình tứ diện đều khác và cứ tiếp tục như vậy. - Gv hỏi: vậy tinh thể phân tử được cấu tạo như thế nào? - GV bổ sung: phần lớn chất hữu cơ, các đơn chất phi kim ở nhiệt độ thấp đều kết tinh thành mạng lưới tinh thể phân tử (phân tử có thể gồm một - Các nguyên tử sắp xếp đều đặn, nguyên tử như các khí hiếm, hoặc nhiều nguyên tử như các halogen, O2, N2, H2O, CO2,...) - theo một trật tự nhất định. - Ở nút mạng: phân tử - Liên kết giữa các phân tử: lực tương tác yếu giữa các phân tử 2. Tính chất chung của tinh thể phân tử Hoạt động 4 : - Gv: các em hãy cho biết một số tính chất mà em biết về iot, nước đá, băng phiến?  nước đá dễ tan, băng phiến dễ bay hơi, iot dễ thăng hoa khi đun nóng - Gv: tại sao tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi như vậy?  Trong tinh thể phân tử, các phân tử vẫn tồn tại như những đơn vị độc lập và hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. 2. Tính chất chung của tinh thể phân tử - Các phân tử hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử  dễ nóng chảy, dễ bay hơi 4. Dặn dò: - BTVN: + BT 1,2/trang 70/SGK + BT 3.28, 3.29/ trang 24/SBT VI. RÚT KINH NGHIỆM: Hoạt động 5: - Gv củng cố toàn bài bằng câu hỏi: Hãy nêu rõ sự khác nhau về cấu tạo và liên kết trong mạng tinh thể nguyên tử và mạng tinh thể phân tử? Tinh thể nguyên tử Tinh thể phân tử - ở nút mạng: nguyên tử - Liên kết CHT - ở nút mạng: phân tử - lực tương tác yếu giữa các ptư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftiet2_9395.pdf
Tài liệu liên quan