Giáo án Lập dàn ý bài văn tự sự

- L ập dàn ý bài văn tự sự là nêu rõ những nôi

dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ

kể,

-Dàn ý chung:

+ Mở bài: giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh,

không gian, thời gian, nhân vật,.)

+ Thân bài: những sự việc, chi tiết chính theo

diễn biên câu chuyện.

+ Kết bài: kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm

nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc,

ý nghĩa)

-Muốn lập dàn ý, cần dự kiến đề tài, xác định

các nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc, chi

tiết tiêu biểu một cách hợp lý

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án Lập dàn ý bài văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp H S: - Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự. - Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự. - Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sự nói riêng, các bài văn khác nói chung. B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV - Thiết kế bài giảng - Các tài liệu tham khảo C/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên viết đơn xin nghỉ học 2. Bài mới Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HS đọc phần trích trong SGK và trả lời câu hỏi - Trong phần trích, nhà văn Nguyên Ngọc nói về điều gì? - Qua lời kể của nhà văn, em học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự? I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện - Nhà văn nói về truyện ngắn Rừng xà nu, nhà văn đã viết truyện đó như thế nào. - Muốn viết được một bài văn kể lại một câu chuyện hoặc viết một truyện ngắn ta phải hình thành ý tưởng và phác thảo một cốt truyện (dự kiến tình huống, sự kiện và nhân vật). Theo Nguyên Ngọc: + Chọn nhân vật: Anh Đề - mang cái tên Tnú rất miền núi. + Dít đến và là mối tình sau của Tnú. Như vậy phải có Mai (chị của Dít). + Cụ Mết phải có vì là cội nguồn của bản làng, của Tây Nguyên mà nhà văn đã thấy được. Cả thằng bé Heng - Về tình huống và sự kiện để kết nối các nhân vật: + Cái gì, nguyên nhân nào làm bật lên sự kiện HS đọc SGK - Theo suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân, có thể kẻ về "hậu thân" của chị Dậu bằng câu chuyện 1 và 2 em hãy lập dàn ý cho bài văn kể về một trong hai câu chuyện trên? - HS thảo luận thành hai nhóm. Nhóm 1 câu chuyện 1. Nhóm 2 câu chuyện 2. Khoảng 15 - 20 phút cử nhóm trưởng lên thuyết nội dung giết cả 10 tên ác ôn, những năm tháng chưa hề có tiếng súng CM. Đó là cái chết của mẹ con Mai. Mười ngón tay Tnú bốc lửa. + Các chi tiết khác tự nó đến như rừng xà nu gắn liền với số phận mỗi con người. Các cô gái lấy nước ở vòi nước đầu làng, các cụ già lom khom, tiếng nước lách cách trong đêm. - Tiếp theo là bước lập dàn ý gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. II Lập dàn ý 1. Câu chuyện một Có thể đặt nhan đề: Sau cái đêm đen ấy... hoặc Ánh sáng - Mở bài + Chị Dậu hớt hải chạy về hướng làng mình trong bóng tối + Chạy về tới nhà, trời đã khuya, chị thấy một người lạ đang nói chuyện với anh Dậu. + Vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi trình. - GV cho HS tham khảo dàn ý - Thân bài + Người khách lạ là cán bộ Việt Minh tìm đến hỏi thăm gia đình anh Dậu. + Anh từng bước giảng giải cho vợ chồng chị Dậu nghe vì sao dân mình khổ, muốn hết khổ phải làm gì? Nhân dân quanh vùng họ đã làm được gì và làm như thế nào? + Người khách lạ ấy thỉnh thoảng ghé thăm gia đình anh Dậu, mang tin mới, khuyến khích chị Dậu tham gia cách mạng. + Chị Dậu đã vận động những người xung quanh + Khí thế cách mạng sôi sục, chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện, cướp chính quyền, phá kho thóc Nhật chia cho người nghèo - Kết bài + Chị Dậu và bà con làng xóm chuẩn bị đến mừng ngày tổng khởi nghĩa + Chị Dậu đón cái Tý trở về 2. Câu chuyện hai Có thể đặt nhan đề: Người đậy nắp hầm bem - Mở bài Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra. Tuy làng Đông Xá bị địch chiếm nhưng hằng đêm vẫn xuất hiện một, hai cán bộ cách mạng hoạt động bí mật - Thân bài + Quân Pháp càn quét truy lùng cán bộ + Không khí trong làng căng thẳng. Nhiều người hoảng sợ + Chị Dậu vẫn bình tĩnh trước các tình huống. + Nhiều đêm quân giặc càn quét gay gắt, chị Dậu đã hưỡng dẫn cán bộ xuống hầm bí mật. Sau đó chị bình tĩnh đạy nắp hầm bem, rồi nguỵ trang khiến giặc không thể tìm ra dấu vết. - Kết bài + Cách mạng thành công. Chị Dậu được bà con tín nhiệm bầu vào uỷ ban hành chính xã. + Chị tiếp tục phát huy hết năng lực cùng bà con xây dựng cuộc sống mới Củng cố -Nêu các công việc khi lập dàn ý cho bài văn tự sự? Cụ thể từng phần? - Muốn lập dàn ý em phải làm gì? - Dựa vào câu nói của Lê-nin, em hãy lập dàn ý về một câu chuyện phạm phải một số sai Ghi nhớ: - Lập dàn ý bài văn tự sự là nêu rõ những nôi dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể, - Dàn ý chung: + Mở bài: giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật,...) + Thân bài: những sự việc, chi tiết chính theo diễn biên câu chuyện. + Kết bài: kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa) - Muốn lập dàn ý, cần dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lý III Luyện tập 1. Bài tập 1 - Đề tài đã được xác định - Cốt truyện có thể gồm các ý sau: Một học sinh lầm trong phút yếu mềm nhưng đã kịp ỵời tỉnh ngộ, chiến thắng bản thân, vươn lên trong học tập. vốn hiền lành chăm chỉ học tập, bị kẻ xấu lôi kéo và phạm sai lầm đáng tiếc; đau khổ, ân hận, dằn vặt,; tự đấu tranh hoặc được người tốt giúp đỡ; vươn lên trong cuộc sống và học tập * Có thể tham khảo truyện: Sau cơn giông - Mở bài: Tuấn đang ngồi một mình ở nhà và nhớ lại những gì mình đã trải qua trong năm học. - Thân bài: + Tuấn nghĩ về những khuyết điểm, việc làm của mình trong những lúc yếu mềm. Đó là trốn học đi chơi lêu lổng; đi đánh điện tử; đua xe với bạn. Những việc ấy không mang lại kết quả gì tốt đẹp + Một tuần bỏ học, bài vở không nắm được, Tuấn bị điểm kém liên tiếp và hạnh kiểm yếu trong tháng + Nhờ có sự nghiêm khắc của bố mẹ, cộng với sự giúp đỡ của thầy, của bạn, Tuấn đã nhận ra - Lập dàn ý cho bài viết về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống lỗi lầm + Chăm chỉ học hành, tu dưỡng mọi mặt + Kết quả Tuấn đạt HSTT - Kết bài: + Suy nghĩ của Tuấn sau lễ phát thưởng + Bạn bè rủ đi chơi xa, Tuấn đã từ chối khéo 2 Bài tập 2: Về nhà Gợi ý: - Việc đầu tiên là chọn đề tài và dự kiến cốt truyện, ví dụ có thể viết về đội thanh niên tình nguyện hay một đôi bạn giúp nhau vượt khó,... - Phác qua ba phần của dàn ý - Tìm sự việc, nhân vật, thời gian, không gian xảy ra câu chuyện đó, sau đó ghi vào dàn ý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf63_.pdf
Tài liệu liên quan