Giáo án môn Âm nhạc lớp 7

I. MỤC TIÊU:

1- Kiến thức: - Cho HS làm quen và tập một bài hát ở giọng Mi thứ.

- Biết thêm về nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học.

2- Kỹ năng: - Hát đúng nhịp và thể hiện đúng sắc thái bài hát (tình cảm)

- Biết chuyển giọng từ Mi thứ sang Mi thứ hòa thanh.

3- Thái độ: Thông qua bài hát giáo dục HS thêm yêu quý mái trường, ở đó có những thầy cô đang ngày đêm chăm sóc, vun trồng những mầm xanh đất nước.

II. CHUẨN BỊ;

1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách GV Âm nhạc 7 - Tập "100 ca khúc thiếu nhi" - NXB Âm nhạc.

- "Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại" - NXB Hà Nội, 1997.

2- Đồ dùng dạy học:

+ Giáo viên: - Bảng phụ (đã chép sẵn lời bài hát và nhạc) - Băng mẫu và máy cassett.

- Đàn Organ điện tử, thanh phách.

+ Học sinh: Sách giáo khoa, thanh phách, tập ghi nhạc.

3. Kiểm tra bài cũ: 1/ Nêu vị trí các nốt trên khuông nhạc?

2/ Nêu ý nghĩa, tính chất của nhịp ?

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:

1- Ổn định tổ chức.

2- Kiểm tra bài cũ.

3- Bài mới.

 

doc88 trang | Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 2968 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo án môn Âm nhạc lớp 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT: 1 Ngày soạn: ____/__/200 BÀI: Học hát: Bài Mái trường mến yêu Bài đọc thêm: NS BÙI ĐÌNH THẢO VÀ BÀI HÁT Đi học I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Cho HS làm quen và tập một bài hát ở giọng Mi thứ. - Biết thêm về nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học. 2- Kỹ năng: - Hát đúng nhịp và thể hiện đúng sắc thái bài hát (tình cảm) - Biết chuyển giọng từ Mi thứ sang Mi thứ hòa thanh. 3- Thái độ: Thông qua bài hát giáo dục HS thêm yêu quý mái trường, ở đó có những thầy cô đang ngày đêm chăm sóc, vun trồng những mầm xanh đất nước. II. CHUẨN BỊ; 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách GV Âm nhạc 7 - Tập "100 ca khúc thiếu nhi" - NXB Âm nhạc. - "Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại" - NXB Hà Nội, 1997. 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Bảng phụ (đã chép sẵn lời bài hát và nhạc) - Băng mẫu và máy cassett. - Đàn Organ điện tử, thanh phách. + Học sinh: Sách giáo khoa, thanh phách, tập ghi nhạc. 3. Kiểm tra bài cũ: 1/ Nêu vị trí các nốt trên khuông nhạc? 2/ Nêu ý nghĩa, tính chất của nhịp ? III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: 1- Ổn định tổ chức. 2- Kiểm tra bài cũ. 3- Bài mới. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG I Tìm hiểu bài hát: - GV giới thiệu bài hát bằng cách hát một đoạn trong ca khúc Phố xa - Lắng nghe và cảm nhận từ lời ca. 1- Tác giả: NS Lê Quốc Thắng là một trong những nhạc sĩ có rất nhiều sáng tác cho lứa tuổi thiếu niên: Sinh nhật hồng, Tháng năm êm đềm... trong đó phải kể đến bài hát Phố xa được tuổi trẻ yêu thích - Bài hát này do ai sáng tác? - Phố xa là bài hát của NS Lê Quốc Thắng NS Lê Quốc Thắng hiện ở Tp Hồ Chí Minh - GV giới thiệu sơ lược về NS Lê Quốc Thắng - Lắng nghe - GV giới thiệu bài hát - GV cho HS đọc lời ca của bài hát Mái trường mến yêu - Đọc lời ca (2HS) - Em hãy rút ra nội dung của bài hát Mái trường mến yêu? - Bài hát viết về mái trường và các thầy cô giáo - những người đã dạy dỗ chúng em nên người II. Nội dung bài: (SGK) - GV treo bảng phụ đã chép nhạc và lời ca bài hát - Quan sát - Phân tích bài hát: số chỉ nhịp, hố biểu,... - Lắng nghe - Bài hát gồm 2 đoạn a - b - Dùng viết chì đánh dấu 2 đoạn vào SGK Đoạn a: "Ôi hàng cây... dịu êm" Đoạn b: "Như thời gian... sáng ngời" Đoạn a được nhắc lại a - á - Em hãy tìm những câu hát có nét nhạc hồn tồn giống nhau (cao độ, trường độ)? - "Ôi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu. Có lồi chim đang hót vang hòa tựa như nói và khi bình minh... trên lá" - GV cho HS nghe băng mẫu. - Lắng nghe. - Tiến hành dạy hát theo lối móc xích. Mỗi câu GV đệm đàn 2-3 lần cho HS nghe và hát theo. - HS nghe đàn và hát theo từng câu hát. - Sau khi tập xong cho hát tồn đoạn. - Hát từ đầu đến "... dịu êm" - Tập đoạn b và cho ghép nối tồn bài. - Tập đoạn b và ghép nối từng bài. - Chia nhóm hát theo đoạn. - Nhóm: đoạn a; nhóm 2: đoạn b. - Chọn 2 HS hát solo đoạn a, số còn lại hát đoạn b. - 2 HS hát đoạn a - á, cả lớp hát đoạn b. - Cho HS đứng hát vận động tại chỗ theo nhịp. - Đứng hát và vận động theo nhịp. - Cho cá nhân biểu diễn. - Cá nhân biểu diễn. Cho HS nhận xét. Bài học thêm: Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học. - GV hướng dẫn HS xem bài đọc thêm. Yêu cầu HS nắm những điểm chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo. Nắm nội dung bài hát Đi học. - Tóm tắt về nhạc sĩ Bùi Đình Thảo, nắm những tác phẩm của ông. - Biết xuất xứ và nội dung bài hát Đi học. * Đánh giá kết quả học tập: - HS bị sai trường độ từ "Đấy" trong câu hát "Và bạn nhỏ gần xa đấy chính gia đình của ta". - Đoạn b chưa thể hiện rõ đảo phách. - HS hứng thú học hát và có sự cố gắng. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Học sinh thuộc lời ca bài hát Mái trường mến yêu, tập động tác phụ họa nhuần nhuyễn. - Nắm những nét chính về nhạc sĩ Lê Quốc Thắng. - Chép phần nhạc của bài hát vào Tập ghi nhạc. - Trả lời câu hỏi 1, 2 trang 7 SGK. 2- Bài sắp học: - Phân tích bài TĐN số 1 về cao độ, trường độ và tiết tấu. - Đọc trước bài đọc thêm "Cây đàn bầu'. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Những câu hát HS hay hát sai về trường độ cần chia nhỏ (2 ô nhịp) để tập. - HS chưa thể hiện được đảo phách cho HS dùng thanh phách khi tập hát để HS nhận rõ đảo phách. TIẾT: 2 Ngày soạn: ____/___/200 BÀI: - Ôn tập bài hát : Bài Mái trường mến yêu - Tập đọc nhạc : TĐN Số 1 - Bài đọc thêm: Cây đàn bầu I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - HS hát thuộc bài hát, biết thể hiện sắc thái giữa hai đoạn - Kết hợp - vận động. - Tập đọc nhạc ở nhịp với các hình nốt trắng và nốt móc đơn. 2- Kỹ năng: - Chuyển giọng bài hát chính xác (Rê thăng - Mi thứ hòa thanh) - kết hợp tốt động tác phụ họa. - Đọc đúng cao độ, tiết tấu - Ghép lời ca chuẩn xác và thuộc giai điệu bài TĐN. 3- Thái độ: Củng cố tình yêu của HS đối với thầy cô, mái trường và Tổ quốc. II. CHUẨN BỊ; 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7. - Tập Âm nhạc 1, 2 - NXB Kim Đồng, 2001 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Bảng phụ - Đàn Organ - Thanh phách - Tranh cây đàn bầu. + Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc 7 - Tập ghi nhạc. 3. Kiểm tra bài cũ: 1/ Nêu tóm tắt về nội dung và tác phẩm bài hát Mái trường mến yêu? 2/ Thể hiện bài hát Mái trường mến yêu? III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: 1- Ổn định tổ chức. 2- Kiểm tra bài cũ. 3- Bài mới. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Ôn tập bài hát Mái trường mến yêu - GV mở băng bài hát Mái trường mến yêu. - Lắng nghe bài hát, nhớ lại và cảm thụ bài hát - GV bắt nhịp cho HS hát tồn bài theo đàn. - Lắng nghe đàn và hát theo tay chỉ huy của GV. - Lưu ý những tiếng có luyến bằng hai nốt trong bài như: Vang, vẫn phải hát mềm mại hơn. - HS hát lại đoạn a - á để thể hiện mềm mại các từ được luyến nhưng phải chú ý giữ đúng nhịp. - Chú ý - nốt Rê thăng chuyển sang Mi thứ hòa thanh. - Tập hợp câu có từ: nhạc êm dịu. - Đàn câu hát: "... cho từng khúc nhạc dịu êm" và cho HS tập 2, 3 lần. - Nghe đàn để cảm nhận và tập hát theo đàn cho chuẩn xác. - GV: chúng ta sẽ vừa hát vừa vận động theo nhịp theo nhịp và tập thể hiện động tác: - Đứng hát vừa nhún chân nhịp nhàng vừa thể hiện 2 động tác phụ họa: + "Khi giọt sương... trên lá": tay trái đưa ngang mắt nhìn theo tay. + Cho 1HS đứng làm mẫu trước tập thể lớp. + "Như dòng sông... cơn gió": tay phải đưa ngang và mắt nhìn theo đầu ngón tay. + Cả lớp thực hiện theo. - Cho HS thể hiện tồn bài hát với tình cảm nhẹ nhàng. -Hát tồn bài theo đàn. Nội dung 2: Tập đọc nhạc TĐN số 1 - GV đệm đàn bài TĐN cho HS nghe để tạo sự hứng thú. - Lắng nghe. Ca ngợi Tổ quốc - GV treo bảng phụ bài TĐN - Quan sát bài TĐN. Nhạc &lời: Hồng Vân - Bài TĐN được viết ở nhịp mấy? Ý nghĩa, tính chất của nhịp đó? - Bài TĐN được viết ở nhịp . Nhịp gồm 2 phách tương ứng 1 nốt đen , phách 1 - mạnh, phách 2 - nhẹ. - Nốt cao nhất và thấp nhất trong bài? - Cao nhất: nốt Đố, thấp nhất: Đồ - Trong bài có những hình nốt nào? - Nốt trắng, nốt đen và nốt móc đơn. - Phân tích tiết tấu bài TĐN. - Chú ý tiết tấu. - Cho HS biết tiết tấu bằng tên nốt. - Đọc hình nốt đen, đơn. - Cho HS đọc + Vỗ tay. - Đọc + Vỗ tay tốc độ trung bình. - Cho HS đọc tiết tấu + gõ phách. - Đọc tiết tấu + gõ phách. - Dùng đàn cho HS luyện thanh (Cdur) - Luyện thanh theo đàn. - Đệm đàn cho HS đọc từng tiết nhạc. - Tập đọc theo đàn (4 tiết nhạc) - Kiểm tra nhóm, cá nhân. - Tập đọc theo nhóm, cá nhân. - Cho HS đọc + gõ tiết tấu. - Đọc nhạc + Gõ tiết tấu. - Yêu cầu HS đọc nhạc + đánh nhịp . - Đọc nhạc + đánh nhịp - Cho HS ghép lời ca - Ghép lời ca bài TĐN. - Cho HS ghép lời ca + gõ phách. - Hát lời ca + gõ phách theo nhịp. - Đọc bài TĐN theo tiết tấu. - Đọc bài TĐN + tiết tấu * Đánh giá kết quả học tập: - TĐN HS đọc sai cao độ nốt Mi và Rê rất nhiều. - Ghép lời ca bài TĐN chuẩn xác. - Hát ôn thể hiện đúng sắc thái - thể hiện tình cảm. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Học thuộc bài hát Mái trường mến yêu. - Tập thuần thục tiết tấu bài TĐN số 1 - Chép nhạc bài TĐN vào Tập ghi nhạc. - Trả lời câu hỏi số 1 SGK. 2- Bài sắp học: - Xem trước bài về nhạc sĩ Hồng Việt và bài hát Nhạc rừng. - Trả lời câu hỏi số 2 trang 12 SGK V. RÚT KINH NGHIỆM: - Chia nhỏ các câu HS hay sai để tập nhiều lần. - Cho HS thi hát giữa các đội - tổ để tạo hứng thú. TIẾT: 3 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: - Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu - Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN Số 1 - Âm nhạc thường thức : NS Hồng Việt và bài hát Nhạïc rừng. I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Ôn tập bài hát Mái trường mến yên và bài TĐN số 1. - Nắm những kiến thức sơ đẳng về NS Hồng Việt và bài hát Nhạc rừng. 2- Kỹ năng: - Thể hiện bài hát Mái trường mến yêu với tình cảm trong sáng. - Hồn thiện bài TĐN về giai điệu, cao độ, trường độ - Nhận diện ca khúc của Hồng Việt. 3- Thái độ: - Củng cố tình yêu của HS đối với thầy cô, mái trường. - Quý trọng di sản văn hóa - biết những NS nổi tiếng của Việt Nam trong đó có Hồng Việt. II. CHUẨN BỊ; 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7 - Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại - NXB Hà Nội,1997 - Tập ca khúc "Hát trên đường đánh giặc" - NXB Âm nhạc, 2001. 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Bảng phụ - Thanh phách - Đàn Organ điện tử - Băng mẫu. - Băng tuyển của NS Hồng Việt - Chân dung nhạc sĩ Hồng Việt. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7 - Tập ghi nhạc - Thanh phách. 3. Kiểm tra bài cũ: 1/ Thể hiện bài hát Mái trường mến yêu với tốc độ vừa phải, tình cảm trong sáng. 2/ Đọc bài TĐN số 1, kết hợp gõ tiết tấu. III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: 1- Ổn định tổ chức. 2- Kiểm tra bài cũ. 3- Bài mới. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Ôn tập bài hát - GV đệm đàn bài hát Mái trường mến yêu - Lắng nghe giai điệu bài hát. Mái trường mến yêu - Cho HS khởi động giọng theo đàn. - Khởi động giọng theo đàn. N&L: Lê Quốc Thắng - Chỉ huy cho HS hát ôn tồn bài theo nhịp (hát theo bộ nhớ của đàn) - Hát theo tay chỉ huy của GV hát theo nhạc đệm của đàn. - Cho HS đứng hát và thể hiện các động tác đã biết tập ở tiết trước. - Đứng trước và thể hiện 2 động tác phụ họa đã tập ở tiết trước. - Cho HS biểu diễn đơn ca, song ca, tốp ca... - Biểu diễn đơn ca, song ca, tốp ca... theo đàn. - Tổ chức thi hát giữa các tổ. - Thi hát giữa các tổ. Nội dụng 2: Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1 - Đệm tồn bài TĐN để HS gợi nhớ. - Lắng nghe. Ca ngợi Tổ quốc - Cho HS thực hiện lại tiết tấu của bài TĐN 1, 2 lần. - Thực hiện tiết tấu bài TĐN số 1 Nhạc & lời: Hồng Vân - Cho cá nhân đọc bài TĐN số 1 - Cá nhân đọc - Cả lớp lắng nghe - Yêu cầu HS nhận xét. - HS nhận xét. - Kết luận và cho tập thể đọc ôn. - Đọc ôn theo đàn và sự hướng dẫn của giáo viên. - Chia nhóm luyện tập. - Luyện tập theo nhóm. Nội dung 3: Âm nhạc thường thức - Cho HS quan sát chân dung của NS Hồng Việt. - Quan sát chân dung của NS Hồng Việt. Nhạc sĩ Hồng Việt và bài hát Nhạc rừng - Gọi 1, 2 HS đọc bài viết về nhạc sĩ Hồng Việt. -Đọc biết bài viết về nhạc sĩ Hồng Việt trong SGK. 1- NS Hồng Việt (1928-1967) - NS Hồng Việt tên thật là Lê Chí Trực quệ ở xã An Hựu-Cái Bè-Tiền Giang. - Ông sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng: Tình ca, Lên ngàn, Mùa lúa chín, Lá xanh... Ông còn là tác giả bản giao hưởng đầu tiên của nền Âm nhạc Việt nam hiện đại - Bản Quê hương. - Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh-1996. - Em hãy tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của NS Hồng Việt. - Tóm tắt những nét chính về nhạc sĩ và sự nghiệp (tác phẩm). - Em hãy nêu các tác phẩm của nhạc sĩ Hồng Việt? - Lá xanh, Lên ngàn, Tình ca... - Cho HS nghe các trích đoạn vài tác phẩm tiêu biểu. - Lắng nghe và cảm thụ - GV kết luận và cho HS ghi bài. 2- Bài hát Nhạc rừng: - Cho HS đọc bài trong SGK - Đọc bài viết trong SGK. - GV hướng dẫn HS phân tích bài hát. - HS phân tích về nhịp, giai điệu. - Cho HS nghe băng bài hát. - Lắng nghe. - Em hãy nêu cảm nhận về bài hát. - Nêu cảm nhận của bản thân. * Đánh giá kết quả học tập: - HS hát ôn thuần thục , thể hiện được sắc thái bài hát. - Hồn thiện đọc Tập đọc nhạc về cao độ, trường độ. - HS nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hồng Việt. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Thực hiện câu hỏi số 1 trang 12 SGK. - Trả lời câu hỏi số 2 trang 12. - Tập đặt lời mới cho bài TĐN số 1. 2- Bài sắp học: - Phân tích bài hát Lí cây đa (dân ca Bắc Ninh) - Đọc bài đọc thêm "Hội Lim" V. RÚT KINH NGHIỆM: - Cần dành thời gian cho phân môn Âm nhạc thường thức nhiều hơn. TIẾT: 4 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: - Học hát: Bài Lí Cây Đa Dân ca quan họ Bắc Ninh I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Tìm hiểu và làm quen với dân ca quan họ, tập hát làn điệu dân ca quan họ bắc Ninh - Tập hát luyến 3 nốt nhạc. 2- Kỹ năng: - Hát bài Lí cây đa theo đúng cách quan họ. - Hát luyến âm với 3 nốt nhạc chính xác (một phách và luyến đúng cao độ). 3- Thái độ: Nhận thấy cái hay cái đẹp của dân ca quan họ Bắc Ninh nói riêng và dân ca Việt Nam nói chung, từ đó yêu thích các bài hát dân ca. II. CHUẨN BỊ; 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 7- Sách giáo viên Âm nhạc 7. - Tập bài hát Dân ca ba miền - NXB Âm nhạc Tp Hồ Chí Minh, 1999. 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, song loan, băng nhạc, bảng phụ, máy hát. + Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách, song loan. 3. Kiểm tra bài cũ: 1/ Nêu những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp của NS Hồng Việt? 2/ Nêu nội dung bài hát Nhạc rừng của nhạc sĩ Hồng Việt? III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: 1- Ổn định tổ chức. 2- Kiểm tra bài cũ. 3- Bài mới. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS quan sát bảng phụ bài hát. - Quan sát bài hát và trả lời câu hỏi của GV - Bắc Ninh là tỉnh giáp thủ đô Hà Nội. - Nguồn gốc của bài Lí cây đa? - Lí cây đa là một bài dân ca quan họ Bắc Ninh. - Vùng Kinh Bắc là quê hương của nhiều bài dân ca nổi tiếng như: Người ở đừng về, Ba mươi sáu thứ chim, Hoa thơm bướm lượn, Trống cơm, Bèo dạt mây trôi... - Vị trí địa lí của tỉnh Bắc Ninh? - Là một tỉnh phía Bắc, giáp thủ đô Hà Nội. - Giới thiệu về vùng kinh Bắc và một bài bài hát quen thuộc: Cây trúc xinh, Bèo dạt mây trôi... Vậy Bắc Ninh còn có những bài dân ca quan họ nào nữa? - Bắc Ninh còn có các bài ca nổi tiếng như: Còn duyên, Qua cầu gió bay, Hoa thơm bướm lượn, Trống cơm, Ba mươi sáu thứ chim... - Trò chơi: Cho HS nghe trích đoạn để đốn tên bài hát. - Lắng nghe các trích đoạn để nhận diện bài hát chính xác. - Bài hát Lí cây đa là một trong những bài hát dân ca quan họ quen thuộc. Với chất nhạc vui tươi, dí dỏm, mềm mại bài hát gợi nên không khí của ngày hội quan họ. - Em hãy hát một bài dân ca quan họ Bắc Ninh mà em thích? - Thể hiện bài hát ưa thích. - Yêu cầu HS đọc lời ca bài Lí cây đa. - Đọc lời ca của bài hát. - Em hãy nêu nội dung bài hát. - Bài ca gợi lên không khí vui tươi, nhộn nhịp của ngày hội qua họ. Nội dung 2: Học hát Cho HS nghe bài hát Lí cây đa - Lắng nghe và cảm nhận - Hãy nêu về nhịp và tính chất của nhịp trong bài hát? - Nhịp gồm 2 phách trong mỗi ô nhịp, giá trị mỗi phách tương ứng với một nốt đen, phách 1 - mạnh, phách 2 - nhẹ - Tính chất vui, rộn rã. - Em có nhận xét gì về ô nhịp đầu tiên? - Là ô nhịp lấy đà (thiếu một nốt đen) - Trong bài có những từ nào hát luyến bởi 2 nốt nhạc, và 3 nốt nhạc? - Hát luyến 2 nốt nhạc; "ai", "tang". Hát luyến 3 nốt nhạc: "quán", "ngồi", "tôi". - Ô nhịp thứ 13 trong bài có gì lạ? - Ở phách thứ nhất bắt đầu bằng dấu lặng đơn. - Những từ nào được ngân dải phách? - Đó là các từ: "đa" (nốt trắng nối sang nốt đen) - Yêu cầu HS đánh dấu câu hát và chỗ lấy hơi - Đánh dấu chia câu và chỗ lấy hơi vào bài hát. - Đàn từng câu ngắn cho HS tập hát. - Tập hát từng câu theo đàn. - Cho HS thực hiện hát luyến nhiều lần. - Tập hát luyến mềm mại. - Cho HS hát tồn bài. - Hát tồn bài theo đàn. - Yêu cầu HS hát kết hợp gõ phách, hoặc song loan - Hát kết hợp với gõ phách hoặc song loan. - Chia nhóm luyện tập dưới hình thức thi đua. - Nghe đàn và thực hiện bài hát theo nhóm. - Cho HS đứng hát kết hợp vận động nhẹ nhàng. - Hát tồn bài và vận động tại chỗ. - Kiểm tra nhóm, cá nhân. - Cá nhân, nhóm thực hiện. * Đánh giá kết quả học tập: - Hát đúng nhịp đặc biệt tập hát nghịch phách ở ô nhịp 13 chính xác. - Còn một số ít HS hát luyến chưa mềm mại; ngân từ "đa" chưa đủ 3 phách. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Học thuộc lời hát Lí cây đa. - Tập hát đúng, mềm mại và kết hợp vận động tại chỗ. - Trả lời câu hỏi số 2 trang 14 SGK. 2- Bài sắp học: - Tìm hiểu ý nghĩa, tính chất nhịp - So sánh về ý nghĩa, tính chất của nhịp và nhịp , V. RÚT KINH NGHIỆM: - Cho HS nghe các nốt được luyến nhiều lần để hát chuẩn xác. - Cho HS hát đối đáp để tăng hứng thú học tập. - Có thể vào bài bằng cách cho HS nghe các trích đoạn dận ca và đốn tên bài hát. TIẾT: 5 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: - Ôn tập bài hát : Lí cây đa - Nhạc lí : Nhịp - Tập đọc nhạc : TĐN số 2 I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Ôn tập bài Lí cây đa mềm mại nhẹ nhàng và tập hát luyến hồn thiện. - Hiểu về nhịp (C) vá biết cách đánh nhịp ứng dụng vào bài TĐN số 2 viết ở nhịp . 2- Kỹ năng: - Hát ôn mềm mại, đúng về giai điệu, tiết tấu. Đọc TĐN chính xác về cao độ, trường độ và tiết tấu. - Ứng dụng cách đánh nhịp vào bài TĐN số 2 chuẩn xác. 3- Thái độ: Yêu thích học phân môn Nhạc lí, đặc biệt là tập làm người chỉ huy dàn nhạc. (Cách đánh nhịp) II. CHUẨN BỊ; 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 7. - Nhạc lí cơ bản và nâng cao - NXB Âm nhạc, 2001. 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ, thanh phách, song loan, băng nhạc, máy hát, bảng phụ. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách, song loan. 3. Kiểm tra bài cũ: Hát thuộc lời và thể hiện mềm mại bài hát Lí cây đa - Dân ca quan họ Bắc Ninh. III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: 1- Ổn định tổ chức. 2- Kiểm tra bài cũ. 3- Bài mới. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Ôn tập bài hát Lí cây đa Dân ca quan học BN - Em hãy nêu nội dung bài hát Lí cây đa - Bài hát gợi tả không khí vui tươi của ngày hội quan họ của các liền anh, liền chị. - Cho HS nghe bài hát và hát ôn. - Lắng nghe bài hát và hát ôn. - Lưu ý HS hát nhẹ nhàng, mềm mại. - Hát ôn bài hát nhẹ nhàng, mềm mại, duyên dáng. - Yêu cầu HS ngân đủ phách ở từ "đa" (GV đếm 1-2-3 ® HS hát ngân) - Cố gắng hát ngân đủ phách ở từ "đa" trong bài hát (3 phách) - Chia nhóm,tổ hát ôn, kết hợp thanh phách, song loan. - Hát ôn theo nhóm , tổ kết hợp cùng thanh phách, song loan. - Cho HS tự sáng tạo động tác minh họa cho bài hát. - Thể hiện động tác minh họa theo ý mình. - Hướng dẫn thêm động tác cho HS. - Thực hiện theo GV thực hiện tay nhẹ nhàng, mềm mại. - Cho 1 HS hát kết hợp thực hiện động tác. - Cá nhân hát và thể hiện động tác phụ họa. Nội dung 2: Nhạc lí 1- Ý nghĩa nhịp (C) - Em hãy nêu khái quát về tỉ số nhịp? - Là 2 con số ở đầu bài hát, số trên chỉ số phách có trong mỗi nhịp, số ở dưới chỉ độ dài của phách, bằng nốt tròn chia cho chính số đó. Nhịp mỗi nhịp có 4 phách, mỗi phách tương ứng 1 nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai nhẹ, phách thứ ba mạnh vừa, phách thứ tư nhẹ. - Áp dụng em hãy khái niệm về nhịp ? - Nhịp : có 4 phách trong mỗi ô nhịp, giá trị mỗi phách tương ứng với một nốt đen , phách 1-mạnh, phách 2- nhẹ VD: - Cho HS phân tích ví dụ trong SGK. - Phân tích ví dụ về nhịp - Sử dụng thanh phách gõ theo nhịp - Gõ phách mạnh, mạnh vừa, nhẹ với tốc độ khác nhau. - Ứng dụng vào hát bài Lên đàng - Vừa hát bài Lên đàng vừa gõ phách. 4 3 1 2 2- Cách đánh nhịp - Cho HS quan sát sơ đồ - GV thị phạm - Quan sát sơ đồ và cách đánh của GV Đếm phách 1-2-3-4 - Cho HS tập đánh nhịp và ứng dụng vào bài hát - Tập đánh nhịp vừa hát vừa đánh nhịp - Cho HS tập làm chỉ huy. - Cá nhân đánh nhịp, cả lớp hát. 3- Ứng dụng nhịp : Nhịp : thường được sử dụng trong các bài hành khúc, các bài hát trang nghiệm hoặc trữ tình. - Kể vài bài hát viết nhịp đã học? - Quốc ca, Em là bộng hồng nhỏ, Lên đàng, Em yêu trường em... - Cho HS nghe các đoạn để chứng minh về tính chất nhịp - Lắng nghe và cảm nhận. Nội dung 3: Tập đọc nhạc - Hướng dẫn HS phân tích bài TĐN số 2 về cao độ, trường độ. - Cao độ: C-D-E-G-A-H/B Bài TĐN số 2 - Trường độ: Cao độ C-D-E-G-A-H/B - Hướng dẫn phân tích và thực hành tiết tấu bài TĐN. - Phân tích và thực hành bài TĐN (Miệng đọc + tay gõ phách) Trường độ: - Cho HS luyện thanh và tập đọc theo đàn - Luyện thanh là tập đọc theo đàn. Tiết tấu chủ đạo: - Cho HS kết hợp gõ tiết tấu. - Đọc kết hợp gõ tiết tấu. - Kí hiệu: dấu nhắc lại. - Luyện đọc - ghép lời theo nhóm, tổ... - Luyện đọc, ghép lời theo nhóm, tổ - Cho HS luyện đọc - đánh nhịp - Đọc kết hợp đánh nhịp * Đánh giá kết quả học tập: - Đa số HS cố gắng hát, mềm mại và ngân dài đủ 3 phách. - Tập đánh nhịp thuần thục, áp dụng vào các bài hát đã học ở nhịp chính xác. - Nắm bắt kiến thức về nhịp nhanh. đọc nhạc chính xác. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Tập hát và thể hiện động tác phụ họa bài Lí cây đa thuần thục. - Học thuộc ý nghĩa tính chất nhịp . Tập đánh nhịp thuần thục và đẹp. - Thực hiện tiết tấu bài TĐN số 2 và hát thuộc lời ca. - Trả lời câu hỏi số 1, 2 trang 17 SGK. 2- Bài sắp học: - Tìm hiểu nhịp lấy đà là gì? Tìm các ví dụ về nhịp lấy đà trong các bài hát đã học? - Phân tích bài TĐN số 3 về cao độ, trường độ, tiết tấu, kí hiệu âm nhạc. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Cho HS nghe tiết tấu, nhịp điệu của nhịp trên đàn (điệu March, Polk). TIẾT: 6 Ngày soạn: ___/__/200 BÀI: - Nhạc lí : NHỊP LẤY ĐÀ - Tập đọc nhạc : TĐN SỐ 3 Âm nhạc thường thức : SƠ LƯỢC VỀ MỘT VÀI NHẠC CỤ PHƯƠNG TÂY I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Nhận biết và làm quen với nhịp lấy đà thường gặp ở những bai hát phổ thông - Ứng dụng bài TĐN số 3. - Nhận biết hình dáng của mộ vài nhạc cụ phương tây phổ biến. 2- Kỹ năng: - Biết hát, đọc các bài hát có nhịp lấy đà - Áp dụng vào bài TĐN số 3 - Nhận diện nhanh và chính xác vài loại nhạc cụ phương Tây phổ biến. 3- Thái độ: - Tiếp tục hình thành hứng thú học môn Âm nhạc, đặc biệt yêu thích phân môn Âm nhạc thường thức. II. CHUẨN BỊ; 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 7 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 7. - Nhạc lí cơ bản NXB Thanh niên 2000. Tủ sách kiến thức các loại nhạc cụ phương Tây - NXB Kim Đồng. 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, băng nhạc, máy hát, bảng phụ, thanh phách. + Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách. 3. Kiểm tra bài cũ: 1- Hát kết hợp vận động nhịp nhàng bài Lí cây đa? 2- Nêu ý nghĩa tính chất nhịp ? 3- Áp dụng cách đánh nhịp vào bài TĐN số 2 ? III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: 1- Ổn định tổ chức. 2- Kiểm tra bài cũ. 3- Bài mới. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Nhạc lí Nhịp lấy đà - Hát hai câu đầu của bài Mái trường mến - Lắng nghe và nhận biết sự khác yêu và bài Lí cây đa nhau của phách đầu tiên trong 2 bài. Nhịp lấy đà là ô nhịp thiếu, không đủ số phách trong ô nhịp đầu do số chỉ nhịp qui định, nhịp thiếu bao giờ cũng nằm ở đầu bản nhạc, bài hát - Cho HS quan sát bài TĐN số 2, số 3 để thấy sự khác nhau ở ô nhịp đầu và rút ra kết luận về nhịp lấy đà. - Bài TĐN số 2 có đủ số phách ở ô nhịp đầu - Bài TĐN số 3 thiếu 3 phách ở ô nhịp đầu Þ Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu của bài hát, bản nhạc bị thiếu số phách so với số chỉ nhịp qui định. VD: - Cho HS phân tích VD ở SGK - Phân tích ví dụ - Nhịp lấy đà có nhiều dạng ® phân tích các ví dụ - Quan sát 2 ô nhịp đầu của 2 VD về nhịp lấy đà tron SGK Nội dung 2: Tập đọc nhạc TĐN số 3 - Nhịp của bài TĐN? Nêu ý nghĩa của nhịp? - Bài TĐN số 3 được viết ở nhịp - Nhắc lại ý nghĩa của nhịp Cao độ: C - D - E - F - G - A - H/B - Nêu các cao độ có trong bài TĐN? - C - D - E - F - G - A - H/B Trường độ: - Trong bài có các hình nốt nào? - Có Ký hiệu: Dấu lặng, dấu nhắc lại, khung thay đổi - Hãy nêu các ký hiệu trong bài TĐN? - Dấu lặng đen, dấu nhắc lại, khung thay đổi Tiết tấu - Em có nhận xét gì về ô nhịp đầu tiên? - Là nhịp lấy đà - bị thiếu 3 phách. Đảo phách: - Giải thích đảo phách - là sự sê dịch trọng âm từ phách mạnh sang phách nhẹ và ngược lại. - Chú ý trong bài có rất nhiều đảo phách . Tập thể hiện đảo phách theo GV. - Cho HS vỗ tay, gõ phách âm hình tiết tấu của bài TĐN. - Thực hiện tiết tấu bài TĐN, chú ý đảo phách. - Cho HS luyện thanh khởi động giọng. - Luyện thanh theo đàn. - Đàn từng câu ngắn cho HS tự tập đọc. - Tập đọc từng câu ngắn theo đàn. - Yêu cầu HS đọc hạc kết hợp gõ tiết tấu. - Đọc nhạc kết hợp gõ tiết tấu. - Chia nhóm, tổ luyện tập ® thi đua - Luyện đọc theo nhóm, tổ - Gọi một vài HS đọc kết hợp gõ tiết tấu. - Cá nhân đọc + gõ tiết tấu bài TĐN - Cho cả lớp ghép lời ca. - Cả lớp ghép lời ca bài TĐN. Nội dung 3: Âm nhạc thường thức. Sơ lược về một vài nhạc cụ phương Tây - Cho HS nghe trích đoạn độc tấu các nhạc cụ và nhận diện. - Lắng nghe và nhận diện các âm thanh của các nhạc cụ: Piano, đàn violông, Giutar. 1- Pianô: (dương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao an_am nhac 7.doc
Tài liệu liên quan