Giáo án môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý lớp 4

I. MỤC TIÊU :

 - Nắm được những yếu tố con người cần để duy trì sự sống của mình .

 - Nêu được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình . Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống .

 - Có ý thức giữ gìn sức khỏe bằng cách đảm bảo đủ các yếu tố cần thiết cho đời sống của mình .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Hình trang 4 , 5 SGK .

 - Phiếu học tập theo nhóm .

 - Bộ phiếu dùng cho trò chơi “ Cuộc hành trình đến hành tinh khác ” .

 

docx8 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Khoa học Bài: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ? (tiết 1) I. MỤC TIÊU : - Nắm được những yếu tố con người cần để duy trì sự sống của mình . - Nêu được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình . Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống . - Có ý thức giữ gìn sức khỏe bằng cách đảm bảo đủ các yếu tố cần thiết cho đời sống của mình . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình trang 4 , 5 SGK . - Phiếu học tập theo nhóm . - Bộ phiếu dùng cho trò chơi “ Cuộc hành trình đến hành tinh khác ” . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Không có . 3. Bài mới : (27’) Con người cần gì để sống . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Động não .(10-12)’ MT : Giúp HS liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình . - Đặt vấn đề và nêu yêu cầu : Kể ra những thứ các em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống của mình . - Ghi tất cả các ý HS nêu ở bảng . - Tóm tắt các ý kiến và rút ra nhận xét chung . - Kết luận : Những điều kiện cần để con người sống và phát triển là : + Vật chất : thức ăn , nước uống , quần áo , nhà cửa , đồ dùng + Tinh thần : tình cảm gia đình , bạn bè , làng xóm Hoạt động lớp . - Mỗi em nêu 1 ý ngắn gọn . Hoạt động 2 : Làm việc với phiếu học tập và SGK .(10-12) MT : Giúp HS phân biệt được những yếu tố mà con người cũng như các sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ có con người mới cần . - Phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập và hướng dẫn HS làm . - Kết luận : + Con người và động , thực vật đều cần thức ăn , nước uống , không khí , ánh sáng để duy trì sự sống của mình . + Riêng con người còn cần nhà ở , quần áo , phương tiện giao thông , tinh thần , văn hóa , xã hội Hoạt động nhóm . - Nội dung phiếu gồm : ( đánh dấu X Những yếu tố Con người Động vật Thực vật Không khí, Nước , Anh sáng,Nhiệt độ, Thức ăn, Nhà ở, Tình cảm gia đình, Phương tiện giao thông, Tình cảm bạn bè Quần áo, Trường học, Sách báo, Đồ chơi ( HS kể thêm ) - Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả trước lớp . - Các nhóm khác bổ sung . - Mở SGK thảo luận 2 câu hỏi : + Như mọi sinh vật khác , con người cần gì để duy trì sự sống của mình ? + Hơn hẳn những sinh vật khác , cuộc sống của con người còn cần những gì ? Hoạt động 3 : Trò chơi “ Cuộc hành trình đến hành tinh khác ” .(5-7)’ MT : Giúp HS củng cố những kiến thức đã học về những điều kiện cần để duy trì sự sống của con người . - Chia lớp thành các nhóm nhỏ , phát cho mỗi nhóm một bộ đồ chơi gồm 20 phiếu bao gồm những thứ “cần có” và những thứ “muốn có” . Hoạt động nhóm . - Mỗi nhóm bàn bạc , chọn ra 10 phiếu để mang đến “hành tinh khác” . - Tiếp theo , mỗi nhóm chọn 6 thứ cần thiết hơn cả để mang theo . - Từng nhóm so sánh kết quả của mình với các nhóm khác và giải thích tại sao lại lựa chọn như vậy . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS có ý thức giữ gìn sức khỏe qua việc đảm bảo các yếu tố cần cho cuộc sống của mình . 5. Dặn dò : (1’) - GV nhận xét tiết học. - HS về nhà học bài . - Xem trước bài “ Trao đổi chất ở người ” . ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TIẾT 2 Môn: Khoa học Bài: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI I. MỤC TIÊU : - Nắm được quá trình trao đổi chất ở người . - Kể ra những gì hằng ngày cơ thể con người lấy vào và thải ra trong quá trình sống . Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất . Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường . - Có ý thức giữ gìn vệ sinh , bảo vệ môi trường trong sạch . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình trang 6 , 7 SGK . - Giấy khổ lớn , bút vẽ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Con người cần gì để sống . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (25-27’) Trao đổi chất ở người . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người .(10-13)’ MT : Giúp HS kể ra những gì hằng ngày cơ thể con người lấy vào và thải ra trong quá trình sống . Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất . - Kiểm tra và giúp đỡ các nhóm . - Kết luận : + Hằng ngày , cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn , nước uống , khí ô-xi và thải ra phân , nước tiểu , khí các-bô- níc để tồn tại . + Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn , nước , không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa , cặn bã . + Con người , thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Quan sát và thảo luận theo cặp : + Kể tên những gì được vẽ trong hình 1 . + Những thứ gì đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người ? + Những thứ gì đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người không có trong hình ? + Con người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống ? - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình . - Đọc đoạn đầu mục “ Bạn cần biết ” và trả lời : + Trao đổi chất là gì ? + Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người , thực vật và động vật . Hoạt động 2 : Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường .(10-12)’ MT : Giúp HS trình bày một cách sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường . - Yêu cầu các nhóm viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của mình Hoạt động nhóm . - Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp . - Một số em lên trình bày ý tưởng của nhóm mình được thể hiện qua hình vẽ . - Nhận xét , đánh giá sản phẩm các nhóm 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vệ sinh , bảo vệ môi trường trong sạch . 5. Dặn dò : (1’) - GV nhận xét tiết học. - HS về nhà học bài. - Xem trước bài “ Trao đổi chất ở người (tt) ” ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TIẾT 1 Lịch sử và Địa lí MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ I. MỤC TIÊU : - HS biết : Vị trí địa lí , hình dáng của đất nước ta . Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử , một Tổ quốc . Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lí . - Trình bày được các nội dung của bài . - Yêu thích tìm hiểu Lịch sử , Địa lí của đất nước . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN , bản đồ hành chính VN . - Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Không có . 3. Bài mới : (27’) Môn Lịch sử và Địa lí . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : MT : Giúp HS nắm vị trí nước ta và cư dân ở mỗi vùng . - Giới thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng . Hoạt động lớp . - Trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính VN vị trí tỉnh , thành phố mà em đang sống . Hoạt động 2 : MT : Giúp HS nắm một số nét đặc trưng của các dân tộc trên đất nước ta - Phát cho mỗi nhóm một tranh , ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó ở một vùng , yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh đó . - Kết luận : Mỗi dân tộc sống trên đất VN có nét văn hóa riêng song đều có cùng một Tổ quốc , một lịch sử VN . Hoạt động nhóm . - Các nhóm làm việc , sau đó trình bày trước lớp . Hoạt động 3 : MT : Giúp HS kể được những sự kiện lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta . - Đặt vấn đề : Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay , ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước . Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh điều đó ? - Kết luận . Hoạt động lớp . - Phát biểu ý kiến . Hoạt động 4 : MT : Giúp HS nắm cách học Lịch sử và Địa lí . - Hướng dẫn HS cách học ; nên có ví dụ cụ thể . Hoạt động lớp . - HS cả lớp. 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu môn học . 5. Dặn dò : (1’) - Đọc thêm các tài liệu liên quan đến hai môn học ở nhà . - GV nhận xét tiết học. - HS về nhà học bài.- CBBS: Làm quen với bản đồ. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TIẾT 1 Lịch sử và Địa lí LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU : - HS biết : Định nghĩa đơn giản về bản đồ . Một số yếu tố của bản đồ : tên , phương hướng , tỉ lệ , kí hiệu bản đồ , Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ .- Đọc được các yếu tố địa lí trên bản đồ .- Yêu thích tìm hiểu môn học . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Một số loại bản đồ : thế giới , châu lục , Việt Nam , III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Môn Lịch sử và Địa lí . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Làm quen với bản đồ . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : MT : Giúp HS nắm nội dung bản đồ thể hiện . - Treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ ( thế giới , châu lục , Việt Nam , ) . - Yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng . - Yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ . - Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - Kết luận : Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định . Hoạt động lớp . - Trả lời câu hỏi trước lớp : Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất , bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt Trái Đất – các châu lục , bản đồ VN thể hiện một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt Trái Đất – nước VN . Hoạt động 2 : MT : Giúp HS nắm cơ sở để vẽ một bản đồ. - Sửa và giúp HS hoàn thiện câu trảlời . Hoạt động cá nhân . - Quan sát hình 1 và 2 rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình . - Đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau : + Ngày nay , muốn vẽ bản đồ , chúng ta thường phải làm như thế nào ? + Tại sao cùng vẽ về VN mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường ? - Đại diện HS trả lời trước lớp . Hoạt động 3 : MT : Giúp HS nắm các đặc điểm thể hiện của bản đồ - Yêu cầu các nhóm đọc SGK , quan sát bản đồ trên bảng và thảo luận theo các gợi ý sau : + Tên bản đồ cho ta biết điều gì ? + Hoàn thiện bảng sau : Tên bản đồ Phạm vi thể hiện Thông tin chủ yếu Bản đồ Địa lí tự nhiên VN Nước VN Vị trí , giới hạn , hình dáng của nước ta , thủ đô , một số thành phố , núi , sông , + Trên bản đồ , người ta thường quy định các hướng Bắc , Nam , Đông , Tây như thế nào ? + Chỉ các hướng B , N , Đ , T trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN . + Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì ? + Đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 2 và cho biết 1 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu m trên thực tế ? + Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào ? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm - Giải thích thêm : Tỉ lệ bản đồ thường được biểu diễn dưới dạng tỉ số , là một phân số luôn có tử số là 1 . Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ bản đồ càng nhỏ và ngược lại . - Kết luận : Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ , phương hướng , tỉ lệ và kí hiệu bản đồ . Hoạt động nhóm . - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp . - Các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện . Hoạt động 4 : Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ . MT : Giúp HS vẽ được một số kí hiệu thể hiện trên bản đồ . - Tổng kết bài : + Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về bản đồ , kể một số yếu tố của bản đồ . + Khai thác kinh nghiệm sống của HS bằng cách yêu cầu các em trả lời câu hỏi : Bản đồ được dùng để làm gì ? Hoạt động cá nhân , nhóm đôi . - Quan sát bảng chú giải ở hình 3 và một số bản đồ khác rồi vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như : đường biên giới quốc gia , núi , sông , thủ đô , thành phố , mỏ khoáng sản , - Hai em thi đố cùng nhau : 1 em vẽ kí hiệu , 1 em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì 4. Củng cố : (3’)- Giáo dục HS yêu thích môn học . 5. Dặn dò : (1’)- Tập đọc các bản đồ ở nhà . - HS về nhà học bài - CBBS: Môn lịch sử và môn địa lí (tt).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao_an_mon_khoa_hoc_lich_su_va_dia_ly_lop_4.docx
Tài liệu liên quan