Giáo án Ngữ văn 12

 -Nhận ra đề tài ,chủ đề ,khuynh hướng tư tưởng ,cảm hứng thẩm mỹ ,giọng điệu ,tình cảm của nhân vật trữ tình ,những sáng tạo đa dạng về ngôn ngữ ,hình ảnh ,những đặc sắc về nội dung của một số bài thơ hoặc đoạn trích (Tây Tiến của Quang Dũng , Việt Bắc -Tố Hữu,Đất nước -Nguyễn Khoa Điềm ,Sóng -Xuân Quỳnh, Các bài đọc thêm : Đất nước -Nguyễn Đình Thi ,Tiếng hát con tàu -Chế Lan Viên ,Bác ơi -Tố Hữu ,Đò lèn -Nguyễn Duy ,Tự do -Pôn Ê-luy-a).

-Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của thơ ca Việt Nam từ 1945 đến cuối thế kỉ XX.

-Biết cách đọc -hiểu một tác phẩm thơ hiện đại theo đặc trưng thể loại.

-Vận dụng được kiến thức về thơ trữ tình Việt Nam hiện đại vào bài văn phân tích thơ trữ tình

 

doc54 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngöôøi Vieät Nam - Ñoäng töø oâm (trong caâu thô: “oâm ñaát nöôùc ”) ñöôïc hieåu theo nghóa nhö moät tính töø : söï níu giöõ, nieàm tin yeâu voâ bôø, khoâng ñeå ai cöôùp laáy. - Noåi baät vaø ñaëc saét nhaát vaãn laø 4 ncaâu thô cuoái baøi “Suùng noå..ñöùng daäy saùng loaø” + Hình thöùc theå hieän : thô 6 chöõ coâ ñuùc, raéc roûi. + Buùt phaùp nhaân hoaù, keát hôïp vôùi söï linh hoaït, nhuaàn nhò trong vieäc ñöa thaønh ngöõ “töùc nöôùc vôõ bôø” vaøo thô. => Taïo neân veû ñeïp haøo huøng, traùng leä veà con ngöôøi Vieät Nam, daân toäc Vieät Nam. Ñoaïn thô ñaõ khaùi quaùt ñöôïc söùc vöôn daäy thaàn kyø cuûa daântoäc Vieät Nam chuùng ta. III. Toång keát: Ñaát nöôùc laø moät taùc phaåm thô gaây moät aán töôïng maïnh nhôø vaøo chaát chính luaän – tröõ tình hoaø quyeän töï nhieân, uyeån chuyeån. Taùc phaåm ñaõ khaéc chaïm thaønh coâng moät töôïng ñaøi kyø vó baèng thô veà con ngöôøi Vieät Nam. Toå quoác Vieät Nam. Cuûng coá : “Ñaát nöôùc”, moät ñoùng goùp ñaùng neå cuûa Nguyeãn Ñình Thi cho neàn thi ca daân toäc Tiết 32-33 Hướng dẫn về nhà Đọc thêm 3 bài 1DỌN VỀ LÀNG TIẾNG HÁT CON TÀU ĐÒ LÈN A. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh hiểu được những nội dung cơ bản của bài thơ và những nghệ thuật tiêu biểu trong thơ của các tác giả. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: -Đọc diễn cảm-Nêu vấn đề. C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi? Nêu những giá trị tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật? 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: b. Triển khai bài dạy: Hoạt động thầy và trò Nội dung kiến thức Học sinh đọc SGK. - Phần Tiểu dẫn trình bày nội dung gì? Nêu tóm tắt những điều cần lưu ý Xác định chủ đề của bài thơ? Nêu những nội dung cơ bản của tác phẩm? Nhận xét gì về tội ác của giặc? Niềm vui của dân khi được giải phóng thể hiện qua những chi tiết nào? Nhận xét chung về nghệ thuật? Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài Nêu những nét chính về tác giả? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Bố cục? -Ý nghĩa hình ảnh con tàu và địa danh Tây Bắc? Niềm vui của tác giả khi gặp lại nhân dân? - Những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ? Giáo viên đọc bài thơ Lưu ý: Đây là một bài thơ xúc động về tình cảm bà cháu Vài nét về tác giả? tác phẩm? Bố cục của bài? Nội dung cơ bản của từng phần? Nêu những thành công về mặt nghệ thuật của tác phẩm? A. Bài "Dọn về làng". I. Tìm hiểu chung. 1. Tiểu dẫn: - Nông Quốc Chấn (tên khai sinh là Nông Văn Quỳnh). - Sinh năm:1923 Quê: Cốc Đán - Ngân Sơn- Bắc Cạn. Là nhà thơ dân tộc Tày. - Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Chủ tịch Hội văn học khu Việt Bắc,Thứ trưởng Bộ Văn Hoá thông tin - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. * Sự nghiệp: Tiếng ca người Việt Bắc(1959). Suối và biển(1984) *Tác phẩm: - Viết về quê hương tác giả trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp đau thương mà anh dũng. Bài thơ được trao giải nhì tại Đại hội liên hoan Thanh niên sinh viên thế giới tại Béc-lin. II. Đọc hiểu văn bản: 1. Chủ đề: Miêu tả cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao Bắc Lạng và tội ác dã man của giặc Pháp Đồng thời thể hiện niềm vui khi quê hương được giải phóng. 2. Nội dung: a Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc - Chạy hết núi lại khe, cay đắng đủ mùi -> Cách diễn đạt cụ thể của người miền núi về nỗi thống khổ của mình. + Tội ác của giặc: Giặc Tây lại đến lùng Từng cái lán nó đốt đi trơ trụi Khoét sâu vào mối thù với quân xâm lược. Thể hiện nhận thức tỉnh táo của người dân: biết được âm mưu của kẻ thù, biết nén đau thương để vượt lên nỗi đau khổ của chính mình. b. Niềm vui của dân khi được giải phóng: - Hôm nay cười vang Mờ mờ khói bếp bay lên mái nhà lá -> Niềm vui ấy không của riêng ai (nhân dân, bộ đội, tất cả mọi người và nhất là nhân vật trữ tình). 3. Nghệ thuật: - Cách nói sinh động cụ thể- hình ảnh gần gũi B. Bài "Tiếng hát con tàu". I. Tìm hiểu chung: 1. Tiểu dẫn: - Chế Lan Viên (Tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan). - Quê: Quảng Trị. - Những tác phẩm chính: Điêu tàn, ánh sáng và phù sa, * Thơ Chế Lan Viên giàu chất suy tưởng, triết lý, mang vẻ đẹp trí tuệ và đa dạng phong phú về hình ảnh. *Tác phẩm: Lấy cảm hứng từ một sự kiện kinh tế - xã hội ở miền Bắc. Đó là cuộc vận động nhân dân miền xuôi xây dựng kinh tế ở Tây Bắc. Bài thơ rút trong tập " ánh sáng và phù sa". 2. Bố cục: Chia làm 3 đoạn: + 2 khổ đầu. + 9 khổ tiếp. + Còn lại. II. Đọc hiểu văn bản: 1. Hình ảnh con tàu và Tây Bẳc trong 4 câu thơ đầu:-Hình ảnh mang tính biểu tượng -> Khát vọng lên đường, đi xa -> Gợi những miền đất xa xôi mà sâu nặng nghĩa tình - Nhan đề: Con tàu là biểu tượng khát vọng lên đường đi xa.Tiếng hát con tàu là tiếng hát của lòng ta. 2. Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường. - Sự đối lập giữa mênh mông> < lòng đóng khép. 3. Niềm vui khi được về với nhân dân. - Con về với 4. Khúc hát lên đường. * Vài nét nghệ thuật: - Giọng điệu, âm hưởng lôi cuốn - Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng C. Bài "Đò Lèn". I. Tìm hiểu chung: a. Tác giả: - Nguyễn Duy: Tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ. - Là nhà thơ của những vẻ đẹp đời thường, những giá trị khiêm nhường mà bền vững.Thơ ND mang hơi hướng ca dao thâm trầm trong triết lý hồn nhiên và hóm hỉnh b. Tác phẩm: - Ra đời 9/1983 - Đò Lèn: Quê ngoại của tác giả. II. Đọc hiểu: *Bố cục: 2 đoạn. 1. 5 khổ thơ đầu: Người cháu nhớ lại hình ảnh lam lũ, tần tảo giữa cuộc sống thường nhật của người bà bên cạnh sự vô tư đến mức vô tâm của người cháu. 2. Khổ cuối: - Sự thức tỉnh của người cháu trước quy luật đơn giản mà nghiệt ngã của cõi đời để càng đau đớn tiếc xót vì thương bà. 3. Vài nét nghệ thuật. - Lời thơ giản dị chân thành. - Dùng từ có giá trị tạo hình 4. Củng cố: Nắm: những nội dung và nghệ thuật cơ bản của từng bài thơ. Tiết 38 ĐÀN GHI TA CỦA LOR -CA A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Cảm nhận đựơc vẻ bi tráng của hình tượng Lor -ca qua mạch cảm xúc suy tư đa chiều; vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của tác giả bài thơ. -Thấy được vẻ độc đáo trong hình thức biểu đạt thơ mang phong cách tượng trưng. -Có những tri thức để đọc và hiểu một bài thơ viết theo phong cách hiện đại. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: -Thực hành-Phát vấn. C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ "Sóng" của XQ? Nhận xét gì về tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ? 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: b. Triển khai bài dạy: Hoạt động thầy và trò Nội dung kiến thức Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiểu dẫn. Học sinh đọc - Nêu những nét cơ bản về tác giả Thanh Thảo? Đặc điểm phong cách thơ của ông? Giáo viên giới thiệu về tác phẩm Đọc văn bản và hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ theo các câu hỏi sgk Cảm nhận chung của em về bài thơ? Hãy giải mã các hình ảnh: tiếng đàn bọt nướcáo choàng đỏ gắtvầng trăng chếnh choángyên ngựa mỏi mòn ?Em có suy nghĩ gì về các hình ảnh ấy? Cái chết của Lor-ca được khắc hoạ qua những hình ảnh nào? _ Em có cảm nhận gì về đoạn thơ "Không ai chôn cất tiếng đàn" Vì sao cái chết của Lo-rca được miêu tả đi liền với "hình ảnh cây đàn"? - Em có suy nghĩ gì về các hình ảnh: đường chỉ tay đứt, dòng sông vô cùngLor-ca bơi sang ngang ? Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ mang ý nghĩa ẩn dụ gì? (Học sinh sẽ liệt kê ra những cách hiểu khác nhau - Giáo viên là người nhận xét khuyến khích học sinh - không nên áp đặt cách hiểu mà chỉ nên đưa ra nhận định). -Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả: -Tên khai sinh: Hồ Thành Công- sinh năm 1946. - Quê: Mộ Đức, Quảng Ngãi. -Sự nghiệp văn chương: +Có các sáng tác hay và độc đáo về chiến tranh và thời hậu chiến. +Các tác phẩm:Những người đi tới biển (1977), Những ngọn sóng mặt trời (1984-1982), Khối vuông ru bích (1985). +Những năm gần đây:viết báo, tiểu luận phê bình Nhưng đóng góp quan trọng nhất là thơ ca. -Đặc điểm thơ: +Là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về cuộc sống. +Ông luôn tìm tòi khám phá, sáng tạo tìm cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mơí mẻ. 2. Tác phẩm. -Rút ra trong tập" Khối vuông ru bích" -Là tác phẩm tiêu biểu cho tư duy thơ Thanh Thảo:Giàu suy tư, mãnh liệt và phóng túng, ít nhiều nhuốm màu sắc tưọng trưng và siêu thực II. Đọc hiểu văn bản: 1. Đọc: 2.Tìm hiểu văn bản: Cảm nhận chung. Bài thơ viết theo thể tự do thể hiện cảm xúc mãnh liệt của tác giả trước cái chết của Lor-ca qua hàng loạt hính ảnh mang tính biểu tượng. a. Hình tượng Lor-ca. - Các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn đều mang tính biểu tượng. - Các dòng thơ không có hình ảnh về con người nhưng bóng dáng con người vẫn hiện lên rõ nét qua hình ảnh và âm thanh (tiếng đàn)màu sắc (áo choàng đỏ gắt),trạng thái (chếnh choáng, mỏi mòn) +Như vậy ngay ở khổ thơ đầu chúng ta đã bước vào một không gian đậm chất Tây Ban Nha, với hình ảnh áo choàng đỏ gắt -áo choàng khoác trên mình những võ sĩ đấu bò tót -Một biểu tượng của Tây Ban Nha. +Đồng thời người đọc không thể không nhận thấy cuộc hành trình của con người: đi lang thang về niềm đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngưạ mỏi mòn "đó là những cuộc độc hành của con người -Cuộc độc hành của Lor -ca (một anh hùng Tây Ban Nha. -Vẻ đẹp của Lor-ca và cái chết của Lor -ca: -Tác giả khắc hoạ nhân vật giữa một không gian hoang dã đậm chất Tây Ban Nha: "Tây Ban Nha /hát ngêu ngao /bỗng kinh hoàng / áo choàng bê bết đỏ" Tiếng hát ngêu ngao của những người Di-gan, áo choàng của võ sĩ đấu bò tót đã trở thành biểu tượng - cho sự đổ máu, cái chết và sự cầu khấn cho linh hồn. +Trên nền ấy là hình ảnh Lor-ca:"bị điệu về bãi bắn - chàng đi như người mộng du " Một lần nữa chúng ta lại được chứng kiến Lor-ca với cuộc hành trình của anh -Cuộc hành trình đến với cái chết. - Trước cái chết: Lor-ca "đi như một người mộng du" -> Đó là thái độ bỏ quên tất cả, không bận lòng với bất cứ điều gì, kể cả cái chết đang cận kề từ đó để thấy được dũng khí của Lor-ca -Một con người đã dâng hiến cả tuổi trẻ, cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh vì tự do. +Hình ảnh: dòng sông, Lor-ca bơi sang ngang, đường chỉ tay đứt" lại một lần nữa miêu tả cuộc hành trình đi tới cái chết của Lor-ca. Cuộc đời dài rộng như dòng sông và Lor-ca "Bơi sang ngang" trên "chiếc ghi -ta màu bạc "cùng với hình ảnh "đường chỉ tay đứt"chính là những biểu tượng, những ẩn dụ về cái chết, sự nghiệt ngã của định mệnh về số phận ngắn ngủi. +Cũng cần phải thấy sự lô-gíc giữa các hình ảnh:Lor-ca bơi sang ngang /chiếc ghi -ta màu bạc Cuộc đời của Lor-ca là chuỗi dài những đam mê trong đó có niềm đam mê đàn ghi -ta. Và do đó "đàn ghi-ta"đã trở thành biểu tượng của cả cuộc sống nhiều hoài bão, màu sắc và thanh âm của Lor-ca. -Các hình ảnh "Hát nghêu ngao, đường chỉ tay đứt, lá bùa cô gái Di-gan" xâu chuỗi trong một trường liên tưởng về định mệnh, về cái chết, về số phận ngắn ngủi mang đậm màu sắc Tây Ban Nha. +Ở đây động từ "ném" lặp lại hai lần (ném lá bùa, ném trái tim) nó trở thành biểu tượng về cái chết bi thảm nhưng cũng đầy chất bi tráng, dũng mãnh của Lor-ca.Từ đó để thấy được cảm xúc đầy mãnh liệt của Thanh Thảo lẫn với sự mến mộ, tôn vinh, cảm phục b. Hình tượng tiếng đàn: Khổ thơ đầy ắp những hình ảnh biểu tượng và siêu thực ở đây, tiếng đàn đã trở thành một nhân vật có linh hồn: "không ai chôn cất tiếng đàn", "tiếng đàn như cỏ mọc hoang". Ở đây Lor-ca không hiện diện mà chỉ có sự hiện diện của tiếng đàn.Nó trở thành biểu tượng của tâm hồn Lor-ca, trái tim Lor-ca. Cuộc đời của ông sống tự do, thanh thản trong suốt như giọt nước mắt vầng trănglong lanh trong đáy giếng Lor-ca đã chết (về thể xác) nhưng dư âm vang vọng của cuộc đời ông thì còn mãi. - Tiếng đàn xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: "Tiếng đàn bọt nước ghi ta đá xanh tiếng ghi ta ròng ròng " - Mang nhiều cung bậc: âm thanh vui tươi chia cắt tan vỡ có khi là âm thanh cái chết có khi là giai điệu tình yêu => Là sự hài hoà của rất nhiều trạng thái cảm xúc Trước hết đó là cảm xúc của Lor-ca Cuộc đời Lor- ca như tiếng đàn ghi ta những âm thanh cung bậc của nó khi réo rắt về niềm yêu đời thiết tha, khi hùng tráng mạnh mẽ về những ngày chiến đấu sôi nổi , khi trầm lắngTiếng đàn ghi ta là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lor-ca. III. Tổng kết. -Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc.Sử dụng hình ảnh biểu tượng - siêu thực có sức chứa lớn về nội dung Màu sắc Tây Ban Nha rất đậm nét trong bài thơ Kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc. => Bài thơ thể hiện nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor-ca. 4. Củng cố- dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ - Làm bài tập tiết sau học đọc thêm. Hướng dẫn về nhà Đọc thêm: BÁC ƠI! (Tố Hữu). A. Mục tiêu cần đạt : + Kiến thức : Qua bài học giúp HS: Cảm nhận được tình cảm của nhà thơ Tố Hữu, của nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. + Kĩ năng ;Đọc sáng tạo, gợi tìm, nghiên cứu +Thái độ :Hiểu hơn về con người Hồ Chí Minh với đầy đủ những phẩm chất cao đẹp. B. Chuẩn bị : +GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học +HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài. C.Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học. D. Phương pháp:Đọc sáng tạo, gợi tìm, nghiên cứu E. Tiến trình tổ chức: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết hình tượng tiếng đàn trong bài thơ “ Đàn ghi-ta của Lor-ca” mang ý nghĩa ẩn dụ gì? 3. Bài mới: : Đã có rất nhiều người làm thơ về Bác Hồ nhưng có lẽ sáng tác nhiều nhất, hay nhất, sâu sắc và cảm động nhất là nhà thơ Tố Hữu: Sáng tháng năm, Hồ Chí Minh, Theo chân Bác, Bác ơi... Trong đó, “Bác ơi” là bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Bài thơ không chỉ là tiếng lòng của nhà thơ mà còn là tiếng lòng của cả dân tộc Việt Nam đối với Bác - Người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam – trong giờ khắc Bác đi xa. HOẠT ĐỘNG THẦY & TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT ?Tố Hữu có đóng góp như thế nào với đề tài viết về Bác? ?Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? GV đọc diễn cảm bài thơ. ?Tìm bố cục bài thơ? (Theo câu hỏi SGK) Hướng dẫn HS tìm hiểu 4 khổ thơ đầu ? Nỗi đau xót lớn lao khi Bác qua đời được thể hiện như thế nào? (Cảnh vật? Lòng người?) Giữa cảnh vật và con người có gì tương đồng? + Nhận xét, khái quát ý cho HS nắm ?Hình tượng Bác Hồ được thể hiện như thế nào? (GV gợi mở: về tình thương yêu, lý tưởng, lẽ sống...) Nhận xét, khái quát ý Hướng dẫn HS tìm hiểu 3 khổ cuối ?Hãy cho biết cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi? Nhận xét, khái quát ý. Yêu cầu HS đọc lại bài thơ, tổng hợp kiến thức để đưa ra nhận xét chung. I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả: + Tố Hữu là nhà thơ viết về Bác nhiều nhất, có nhiều tác phẩm hay, sâu sắc và cảm động về Bác Hồ. + Đó là tấm lòng của mọi người Việt Nam hướng về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. 2.Hoàn cảnh ra đời: Ngày 02/9/1969, Bác Hồ từ trần, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho cả dân tộc Việt Nam. Trong hoàn cảnh ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Bác ơi”. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Bốn khổ đầu: Nỗi đau xót lớn trước sự kiện Bác qua đời. - Lòng người: + Xót xa, đau đớn: chạy về, lần theo lối sỏi quen thuộc, bơ vơ đứng nhìn lên thang gác. + Bàng hoàng không tin vào sự thật: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi” - Cảnh vật: + Hoang vắng, lạnh lẽo, ngơ ngác (phòng im lặng, chuông không reo, rèm không cuốn, đèn không sáng...) + Thừa thải, cô đơn, không còn bóng dáng Người. - Không gian thiên nhiên và con người như có sự đồng điệu “ Đời tuôn nước mắt/ trời tuôn mưa”® Cùng khóc thương trước sự ra đi của Bác Þ Nỗi đau xót lớn lao bao trùm cả thiên nhiên đất trời và lòng người. 2. Sáu khổ tiếp: Hình tượng Bác Hồ. - Giàu tình yêu thương đối với mọi người. - Giàu đức hy sinh. - Lẽ sống giản dị, tự nhiên, khiêm tốn. Þ Hình tượng Bác Hồ cao cả, vĩ đại mà giản dị, gần gũi 3. Ba khổ cuối:Cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi: - Bác ra đi để lại sự thương nhớ vô bờ - Lý tưởng, con đường cách mạng của Bác sẽ còn mãi soi đường cho con cháu. - Yêu Bác® quyết tâm vươn lên hoàn thành sự nghiệp cách mạng. Þ Lời tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam. III. Tổng kết: - Bài thơ là tình cảm ngợi ca Bác, đau xót, tiếc thương khi Bác qua đời. Đó cũng là tấm lòng kính yêu Bác Hồ của Tố Hữu, cũng là của cả dân tộc Việt Nam - Bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết của thơ Tố Hữu. Dặn dò: - Học thuộc bài thơ, nắm vững nội dung bài học - Chuẩn bị bài đọc thêm: “Tự do” ( P. Ê-luy-a) TỰ DO (P Ê- LUY- A) A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh phân tích được hình thức nghệ thuật đặc sắc độc đáo thể hiện khát vọng tự do của tác giả đồng thời cũng là của nhân dân Pháp qua bài thơ. Nhận thức sức mạnh và giá trị của tự do chân chính. B.TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: *Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu phần tiểu dẫn, tìm hiểu văn bản: 1. Những nét chung: -Tác giả PÊ-luy-a (1895- 1952) là thơ Pháp tham gia nhiều hoạt động chính trị chống chiến tranh chống phát xít , chống đế quốc. Ông sáng tác hơn 60 thi phẩm -Bài thơ ra đời trong thời kỳ nước Pháp bị phát xít Đức xâm lược. Nguyên văn bài thơ không có vần, không có dấu chấm câu. 2. Tác phẩm: -Cảm nhận chung về bài thơ: Là bài thơ hay, bày tỏ khát vọng và sự say đắm tự do. Được thể hiện bởi hình thức nghệ thuật đặc biệt với tầng lớp hình ảnh từ ngữ lặp lại chồng lên nhau nối tiếp nhau. + Nghệ thuật: -Tạo câu trùng điệp " tôi viết tên em " -Cách lặp từ theo kiểu xoáy tròn -Địa điểm mang tính trừu tượng + Nội dung: Tình yêu tự do cháy bỏng mãnh liệt *Giáo viên củng cố, hướng dẫn học sinh học bài ở nhà ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ (20 tiết ) Trọng tâm : Tây Tiến ,Việt Bắc ,Sóng ,Đất nước I.BÀI TẬP ĐỌC HIỂU Bài 1   Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời ! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? 2. Nêu ý nghĩa tu từ của các từ láy trong đoạn thơ. 3. Xác định các dạng phép điệp trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng. 4. Câu thơ : Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi được phối thanh như thế nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc phối thanh đó. 5. Cụm từ bỏ quên đời thể hiện vẻ đẹp bi hùng của người lính Tây Tiến như thế nào Bài 2  “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa, Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? 2. Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh vẻ đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến? 3. Xác định phép điệp trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng. 4. Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa được sử dụng nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó. Bài 3 “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Tại sao tác giả không dùng từ “đoàn quân” mà dùng từ “đoàn binh?”, 2. Các từ “không mọc tóc”, “xanh màu lá” có vai trò gì trong việc thể hiện chân dung người lính lính Tây Tiến? 3. Vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến được thể hiện như thế nào qua từ “mộng”, “mơ”trong đoạn thơ? 4. Nêu ý nghĩa tu từ của từ “về đất” trong đoạn thơ . 5. Từ đoạn thơ, viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của tuổi trẻ ngày nay. Bài 4 Đọc đoạn thơ sau đươc cho là trích trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng "Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi". Câu 1: Cho biết vị trí của đoạn thơ trên trong bài Tây Tiến của Quang Dũng? Câu 2: Nêu chủ đề của đoạn thơ?  Câu 3: Anh/chị hiểu 2 từ Tây Tiến (có bản viết Tây tiến) trong đoạn thơ trên nghĩa là gì? Chữ Tiến có nên viêt hoa không? Tại sao? Câu 4: Anh/chị hiểu Sầm Nứa trong câu thơ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi" là gì  Bài 5 Nhận biết các biện pháp nghệ thuật trong các đoạn văn bản sau . Đồng thời cho biết tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy. 1.   Bác vẫn đi kia giữa cánh đồng            Thăm từng ruộng lúa, hỏi từng bông            Ghé từng hợp tác, qua thôn xóm            Xem mấy trường tươi, mấy giếng trong. .(Tố Hữu) 2. - Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai,chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi dừng bỗng gặp cánh tay đưa. (Chế Lan Viên: Tiếng hàt con tàu) 3. Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi khi tôi biết thương bà thì đã muộn bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi! (Nguyễn Duy: Đò Lèn) Bài 6 Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa... Chiều nay con chạy về thăm Bác Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa! Con lại lần theo lối sỏi quen Đến bên thang gác, đứng nhìn lên Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa? Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn! (Trích Bác ơi! – Tố Hữu) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau : 1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ?. 2. Nội dung chính của đoạn thơ là gì? 3. Xác định nhịp thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật cách sử dụng nhịp thơ ở 2 câu thơ cuối ở đoạn thơ thứ 2? Trả lời: 1/Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là tự sự, miêu tả và biểu cảm. 2 /Nội dung chính của đoạn thơ: Nhà thơ thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn, thẫn thờ, bàng hoàng, tê dại trong lòng khi nghe tin Bác Hồ từ trần. 3 / Nhịp thơ 2/2/3 .Hiệu quả nghệ thuật: nhịp thơ chậm, buồn, sâu lắng diễn tả tâm trạng đau đớn đến bất ngờ của nhà thơ. Cả không gian cũng đang ngưng lại mọi hoạt động để nghiêng mình vĩnh biệt vị Cha già kính yêu của dân tộc. Bài 7 Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi! (Trích Đò Lèn – Nguyễn Duy) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau : 1. Tại sao viết về bà, tác giả liên tưởng đến “dòng sông xưa ” trong đoạn thơ? 2. Các từ “đã muộn”, “nấm cỏ ” có vai trò gì trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ? 3. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua đoạn thơ. Trả lời: 1. Viết về bà, tác giả liên tưởng đến “dòng sông xưa ” nhằm trăn trở một điều: thiên nhiên vẫn trường tồn nhưng con người đã thành hư vô. 2. Các từ “đã muộn”, “nấm cỏ ” có vai trò trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ: đó là sự sám hối nhẹ nhàng nhưng vô cùng tấm thía, một nỗi đau nhói lòng, một suy ngẫm triết lí sâu xa. Thuở ấu thơ được sống với bà mà không hiểu cuộc đời cơ cực của bà là do cháu cứ mãi thả hồn vào cõi mộng ảo. Giờ đây, khi đã đủ khôn lớn để biết thương bà thì mọi chuyện đã muộn màng. 3. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua đoạn thơ. Đoạn văn đảm bảo các nội dung: -Ý chính của đoạn thơ là lời sám hối muộn màng mà xúc động của nhà thơ khi bà ngoại không còn. -Đoạn thơ mang cảm hứng tự nhận thức lại của một người trải nghiệm nhận ra cái giá phải trả cho những hành động hư ảo của mình, đồng thời báo trước sự trỗi dậy của ý thức tự giác đánh giá bản thân, hướng tới xác lập những giá trị nhân bản trong văn học thời kì hậu chiến. - Bài học nhận thức và hành động: sống phải biết yêu thương, biết nâng niu, trân trọng những tình cảm quý giá của con người. Đừng để tất cả đi qua rồi mới sám hối thì sẽ muộn màng. Bài 8 Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét  Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,  Như xuân đến chim rừng lông trở biếc  Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. (Trích Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau : 1. Nêu ý chính của đoạn thơ? 2. Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung? 3. Nêu ngắn gọn chiều sâu triết lí trong câu thơ : Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. ? Trả lời: 1. Ý chính của đoạn thơ: Đoạn thơ với những so sánh, liên tưởng độc đáo làm hiện lên tình yêu đôi lứa bền chặt, thuỷ chung. Đồng thời nhà thơ khẳng định chính tình yêu lứa đôi làm nên sức mạnh cho tình yêu quê hương đất nước. 2. Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ : đó là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_soan_chu_de_tho_hien_dai_3208.doc
Tài liệu liên quan