Giáo án Tiết 2+3: tác phẩm đại cáo bình ngô

Chỉ rõ âm mưu cướp nước ta của nhà Minh,

vạch trần luận điệu "phù Trần diệt Hồ"

-Tố cáo những chủ trương cai trị phản nhân

đạo: huỷ hoại cuộc sống con người bằng hành

động diệt chủng, tàn sát người vô tội, huỷ hoại

môi trường sống.

-Số lượng tội ác của chúng không bút mực nào

ghi nổi

Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi

-Tội ác ấy trời không dung đất không tha

Lẽ nào trời đất dung tha

Ai bảo thần dân chịu được

-Lời văn trong bản cáo trạng đanh thép, thống

thiết, khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha

thiết, lúc muốn thét thật to, lúc nghẹn ngào tấm

tức.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Giáo án Tiết 2+3: tác phẩm đại cáo bình ngô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2+3: Tác phẩm ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ -Gọi HS đọc Tiểu dẫn SGK - Nêu những nội dung cơ bản của phần này I.Tiểu dẫn - Hoàn cảnh sáng tác: Sau chiến thắng quân Minh, thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã viết bài cáo này - Nó có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, công bố vào tháng Chạp năm Đinh Mùi( đầu năm 1428) - Cáo là thể văn chính luận, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết Cáo được viết bằng văn xuôi hoặc văn vần, nhưng phần lớn dùng văn biền ngẫu. Là thể văn hùng biện, nên lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu chặt chẽ, rõ ràng - Đại cáo bình Ngô gồm 4 phần: - Gọi HS đọc. Yêu cầu Đoạn1: Giọng đĩnh đạc, trang trọng, đoạn 2: đanh thép, thống thiết, đoạn 3 sảng khoái tự hào... - Đoạn 1 có những chân lí nào được khẳng định để làm chỗ dựa, căn cứ cho việc triển khai nội dung bài cáo ? - Vì sao đoạn đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập? + Nêu luận đề chính nghĩa + Vạch tội ác kẻ thù + Quá trình chiến đấu và chiến thắng + Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa II. Đọc-hiểu 1. Nhan đề - Đại cáo: Bài cáo mang tính chất quốc gia trọng đại - Ngô: chỉ giặc Minh- gợi lên sự khinh bỉ và lòng căm thù của nhân dân ta đối với giặc phương Bắc đã có từ ngàn xưa 2. Đoạn 1 - Có hai nội dung chính: Tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt.Với Nguyễn Trãi nhân nghĩa là yên dân và trừ bạo. Ông đã đem đến một nội dung mới cho tư tưởng nhân nghĩa đó là gắn với chống ngoại xâm. - Sau khi nêu tư tưởng nhân nghĩa, tác giả nêu Nhận xét cách viết của tác giả - Đoạn 2, tác giả đã tố cáo những âm mưu những hành động tội ác chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt. Điều đó được thể hiện: + Thứ nhất: Đó là đất nước có danh tính rõ ràng- Đại Việt. Nguyễn Trãi đã khẳng định tên nước với một niềm kiêu hãnh đầy tự hào + Thứ hai: Đó là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ, cương vực riêng, có phong tục tập quán riêng + Thứ ba: Đó là đất nước có các triều đại thay nhau trị vì. Các triều đại đó ngang hàng với các triều đại Trung Quốc. Nguyễn Trãi nhấn mạnh từ Đế đầy kiêu hãnh- Đại Việt cũng là đế chứ không phải là vương + Thứ tư: Đó là đất nước có lịch sử đấu tranh có truyền thống độc lập tự cường * Chính vì thế ta hoàn toàn có quyền khẳng định: Độc lập chủ quyền quốc gia của dân tộc ta là một tất yếu khách quan, là một chân lí thiêng liêng, là một sức mạnh không gì xâm phạm nổi nào của giặc Minh? - Nghệ thuật có gì đặc sắc? 2.Đoạn 2 - Chỉ rõ âm mưu cướp nước ta của nhà Minh, vạch trần luận điệu "phù Trần diệt Hồ" - Tố cáo những chủ trương cai trị phản nhân đạo: huỷ hoại cuộc sống con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người vô tội, huỷ hoại môi trường sống... - Số lượng tội ác của chúng không bút mực nào ghi nổi Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi - Tội ác ấy trời không dung đất không tha Lẽ nào trời đất dung tha Ai bảo thần dân chịu được - Lời văn trong bản cáo trạng đanh thép, thống thiết, khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết, lúc muốn thét thật to, lúc nghẹn ngào tấm tức... - Đứng trên lập trường nhân bản, hơn nữa đứng về quyền sống của người dân vô tội để tố cáo lên án giặc Minh, Đại cáo bình Ngô chứa đựng những yếu tố của bản tuyên ngôn nhân quyền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf75_.pdf
Tài liệu liên quan