Giáo án Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trích chinh phụ ngâm

Cấu trúcđặc biệt của thể thơ song thất lục bát:

đối xứng ở hai câu thất, tiểu đối trong câu lục và

câu bát, có cả vần chân và vần lưng, đã tạo

thành nhạc điệu dồi dào cho đoạn trích cũng như

cả khúc ngâm. Nó thích hợp với việc diễn tả nội

tâm đau buồn với những âm điệu oán trách, than

vãn, sầu muộn.

-Các biện pháp tu từ cũng làm rõ hơn tâm trạng

nhân vật. Nó giúp cho người đọc thấy rõ hơn sự

cô đơn sầu não của người chinh phụ

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trích chinh phụ ngâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ Trích Chinh phụ ngâm Bản dịch của Đoàn Thị Điểm A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp H S: - Hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ bắt nguồn từ cảnh cô đơn khi người chinh phu phải ra trận vắng nhà. Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm - Về nghệ thuật, nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV - Thiết kế bài giảng - Các tài liệu tham khảo C/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Phân tích ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành?( đoạn trích Hồi trống Cổ Thành-Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung ) 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt - Gọi HS đọc phần Tiểu dẫn SGK. Nêu những nội dung chính của phần này I. Tiểu dẫn 1. Tác giả Đặng Trần Côn - Quê Hà Nội, sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII - Ngoài tác phẩm chính là Chinh phụ ngâm, ông còn làm thơ, phú bằng chữ Hán - Đầu đời Lê Hiển Tông( 1740-1786), có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân, triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận để dẹp các cuộc khởi nghĩa. Đặng Trần Côn cảm động trước nỗi đau khổ mất mát của con người, nhất là những người vợ lính, nên đã viết Chinh phụ ngâm 2. Chinh phụ ngâm - Gồm 478 câu thơ trường thiên đoản cú, bằng - Gọi HS đọc đoạn trích. Đọc phải thể hiện được tâm trạng lẻ loi cô đơn của người chinh phụ - Hãy chỉ ra các yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm chữ Hán - Nội dung: Nói lên sự oán ghét chiến tranh phi nghĩa, đặc biệt thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi - Rất nhiều người dịch sang tiếng Việt. Bản dịch thành công nhất được cho là của Đoàn Thị điểm 3. Dịch giả Đoàn Thị Điểm(1705-1748) - Quê Văn Giang-Hưng Yên. - Nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Ngoài dịch Chinh phụ ngâm, bà còn có tập Truyền kì tân phả bằng chữ Hán II. Đọc- hiểu - Ngâm là thể loại có tính chất diễn xướng, dùng để ngâm, đọc diễn cảm. 1. Tâm trạng của người chinh phụ - Chinh phụ ngâm là thơ trữ tình với chức năng thể hiện nội tâm nhân vật trữ tình. Miêu tả nội tâm phong phú, phức tạp là đặc điểm quan trọng về mặt thể loại của ngâm khúc. Các hình thức miêu tả ngoại hình, hành động hoặc miêu tả trạng người chinh phụ và ý nghĩa diễn tả nội tâm của các yếu tố đó. - Theo em, những dấu hiệu nào cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ? - Hãy cho biết vì sao người chinh phụ đau khổ? thiên nhiên đều nhằm mục đích diễn đạt nội tâm - Hành động lặp đi lặp lại: Người chinh phụ rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại trong hiên vắng như chờ đợi tin tức của chồng. Cách tả này cho ta thấy sự tù túng bế tắc của người chinh phụ - Ngoại cảnh: Người chinh phụ chỉ có người bạn duy nhất là ngọn đèn. Tả đèn chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn của con người. Trong không gian ấy tiếng gà không gợi sự vui vẻ mà tăng thêm ấn tượng vắng vẻ, tịch mịch. Bóng cây hoè trong đêm gợi cản giác hoang vắng, cô đơn, đáng sợ. - Không gian thời gian đêm được tả khá kĩ nhằm nhấn mạnh sự trống trải , cô đơn trong lòng người chinh phụ xa chồng - Hành động diễn ra trong phòng: Người chinh phụ gượng đốt hương để tìm sự thanh thản, song tâm hồn lại như thêm mê man; gượng soi gương để trang điểm, song nhìn thấy khuôn mặt mình - Xác định những câu thơ là lời của người chinh phụ và cho biết giá trị biểu cảm của nó. - Khái quát giá trị nghệ thì lại ứa nước mắt. Nhưng điều đáng sợ hơn cả là những nhạc cụ gợi đến sự gắn bó lứa đôi: sắt cầm, dây uyên, phím loan mà mình thì đang đơn lẻ. Người chinh phụ chỉ gượng gảy đàn sắt đàn cầm vì không thấy phù hợp, đặc biệt sợ dây đàn bị chùng hay đứt vì đó là điềm gở báo hiệu sự không hay của tình vợ chồng - Tả thiên nhiên: Một không gian rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ, cảnh lạnh lẽo với hình ảnh gió sương... Tất cả gợi sự cô đơn buồn nhớ - Đoạn cuối là những lời của người chinh phụ như muốn tâm sự cùng chồng. Những hình ảnh thơ đã diễn tả tình yêu thương nồng cháy của nàng đối với người chồng nơi xa. Muốn gửi tất cả tình cảm yêu quý nhất của mình tới người chồng chốn xa xôi: nghìn vàng cách nói ẩn dụ đã diễn tả điều ấy. Nỗi nhớ chồng được so sánh bằng đường lên trời. Nỗi nhớ ấy lúc nào cũng đau đáu trong lòng người chinh phụ. Nó như chà đi xát lại (thiết tha lòng) khiến cho nàng thuật của đoạn? càng thêm đau khổ * Qua những diễn biến tâm trạng ấy ta đọc được nỗi cô đơn và lòng khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ xa chồng 2. Nghệ thuật - Cấu trúc đặc biệt của thể thơ song thất lục bát: đối xứng ở hai câu thất, tiểu đối trong câu lục và câu bát, có cả vần chân và vần lưng, đã tạo thành nhạc điệu dồi dào cho đoạn trích cũng như cả khúc ngâm. Nó thích hợp với việc diễn tả nội tâm đau buồn với những âm điệu oán trách, than vãn, sầu muộn. - Các biện pháp tu từ cũng làm rõ hơn tâm trạng nhân vật. Nó giúp cho người đọc thấy rõ hơn sự cô đơn sầu não của người chinh phụ Ghi nhớ: Đoạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf88.pdf
Tài liệu liên quan