Giáo trình Cây và chăm sóc cây trong vườn ươm

Nội dung của mô đun đƣợc thiết kế với thời lƣợng 90 tiết bao gồm 3 bài:

Bài 1. Chuẩn bị vƣờn ƣơm

Bài 2. Cấy cây mô ở vƣờn ƣơm.

Bài 3. Chăm sóc cây mô ở vƣờn ƣơm

Mô đun là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu

nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Vi nhân giống hoa”. Các thông

tin trong mô đun có giá trị hƣớng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các

bài một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối

cảnh thực tế trong quá trình dạy học.

pdf28 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Cây và chăm sóc cây trong vườn ươm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m số lần tƣới nƣớc còn 1 lần/ ngày, những ngày nắng, có gió cần tăng thêm lƣợng nƣớc tƣới cho cây. Có thể tƣới thấm theo rãnh hoặc tƣới phun mƣa bằng nƣớc sạch vào sáng sớm và chiều mát, không tƣới khi trời đang nắng gắt. 2.3. Làm cỏ, phá váng Thƣờng xuyên kiểm tra và nhổ sạch cỏ dại mọc trên bầu cây, khi cây còn nhỏ cần phải tiến hành thƣờng xuyên (1 tuần 1 lần); khi cây đã lớn, tuỳ điều kiện mà quyết định thời gian làm cỏ. Xới đất, phá váng: dùng que nhọn xới đất trên mặt bầu, nhằm đảm bảo cho đất luôn tơi xốp, thông thoáng, tăng khả năng thấm nƣớc, giảm sự bốc hơi bề mặt (sau mỗi trận mƣa hoặc sau một số lần tƣới nƣớc cần kiểm tra và tiến hành xới váng). 22 2.4. Bón phân cho cây mô ở vƣờn ƣơm Tuỳ điều kiện, ngƣời ta có thể dùng các loại phân khác nhau để bón thúc cho cây nhƣ phân chuồng hoai, phân đạm, phân lân, phân kaly hoặc phân tổng hợp NPK, thời gian bón và phƣơng pháp bón nhƣ sau: - Bón thúc cho cây mô bằng cách tƣới phân NPK (5:10:3) nồng độ 0,3%, khoảng cách giữa các lần tƣới từ 5 - 7 ngày tƣới 1 lần, lƣợng tƣới 3 - 4 g/lít nƣớc. - Sau khi tƣới phân phải dùng nƣớc sạch để rửa không để phân bám vào lá làm cháy lá. - Trong lần bón cuối cùng chỉ nên sử dụng phân lân và kaly để làm cho cây cứng cáp. - Trƣớc khi xuất vƣờn từ 2- 4 tuần thì ngừng hẳn việc bón phân để hãm cây. - Trong trƣờng hợp phải lƣu giữ cây ở vƣờn ƣơm lâu hơn thì rất hạn chế tƣới phân và nƣớc để hãm cây. 2.5. Phòng trừ sâu, bệnh hại cây mô Thƣờng xuyên tiến hành điều tra sâu bệnh hại cây mô trên vƣờn ƣơm bằng phƣơng pháp 5 điểm đƣờng chéo mỗi điểm 1m2 (ô dạng bản). Có thể tiến hành dự tính dự báo sâu hại theo phƣơng pháp ½ tuổi để có kế hoạch phòng trừ sâu bệnh hại. Các đối tƣợng sâu hại vƣờn ƣơm chủ yếu là sâu xám, dế mèn. Có thể sử dụng bả xanh, bả cám hoặc phƣơng pháp bắt thủ công. Bệnh hại cây mô trên vƣờn ƣơm chủ yếu là bệnh lở cổ rễ do nấm (Fusarium hoặc Collectotricicum) hoặc vi khuẩn (Pseudomonas); bệnh phấn trắng trên cây keo do nấm (Oidium) gây nên ..., tùy thuộc vào thời vụ ƣơm cây mô. Khi phát hiện bệnh hại cây mô trên vƣờn có thể phun phòng nấm, vi khuẩn gây bệnh bằng dung dịch bellate nồng độ 5g/10lít nƣớc phun cho 100 m2 thời gian 1 tuần một lần, nếu phát hiện nấm bệnh cần phun nồng độ cao hơn và thời gian ngắn hơn có thể 3- 5 ngày một lần tuỳ theo tình trạng bệnh. 23 2.6. Đảo bầu, xén rễ Là biện pháp gây chấn thƣơng hạn chế sinh trƣởng thân lá, đƣợc tiến hành trƣớc khi đem đi trồng từ 15 - 20 ngày, bằng cách cắt đứt những rễ ăn ra khỏi bầu, rễ ăn quá sâu, để chúng tái sinh rễ mới, khi đem trồng sẽ đạt tỷ lệ sống cao. Tiến hành nhổ bầu lên khỏi luống sau đó xếp bầu lại trên luống, nếu rễ cây thò dài ra ngoài bầu thì dùng kéo sắc cắt rễ sát bên ngoài vỏ bầu và tiến hành xếp lại bầu nhƣ ban đầu. Chú ý: khi xếp lại bầu thì xếp các cây có chiều cao tƣơng tự nhƣ nhau vào cùng một khu vực để thuận tiện cho việc chăm sóc sau đảo bầu và lấy cây khi xuất vƣờn. Sau đảo bầu tiến hành che sáng và tƣới nƣớc thƣờng xuyên đủ lƣợng để cây con sau đảo không bị chột. 3. Tiêu chuẩn cây mô xuất vƣờn Phân loại cây con: Sau khi cấy cây con vào bầu đƣợc 45 - 50 ngày tuổi cần tiến hành phân loại cây con để có chế độ chăm sóc phù hợp tạo ra các luống cây đồng đều đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất vƣờn. Tiêu chuẩn xuất vƣờn: Các loại cây khác nhau hoặc cùng loại cây nhƣng đem trồng với các mục đích khác nhau có tiêu chuẩn xuất vƣờn cũng khác nhau. Ví dụ: bạch đàn để trồng rừng có thể áp dụng tiêu chuẩn sau: - Tuổi xuất vƣờn từ 2 - 2,5 tháng - Cây sinh trƣởng khỏe, không cong queo, không bị sâu bệnh. - Đƣợc đảo bầu, xén rễ và hạn chế sinh trƣởng trƣớc khi xuất vƣờn 2 tuần. 24 Hình 4.8: Chăm sóc cây mô trong vƣờn ƣơm. B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên Bài tập 1: Thực hành làm cỏ, phá váng và tƣới nƣớc cho cây mô ở vƣờn ƣơm? - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 – 10 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hiện các nội dung trên cho một loại cây mô ở vƣờn ƣơm - Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ + lý thuyết - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Đánh giá đƣợc tình trạng của cây mô ngoài vƣờn ƣơm + Thực hiện các thao tác đúng quy trình kỹ thuật + Cây sau khi chăm sóc sinh trƣởng và phát triển tốt Bài tập 2: Thực hành bón phân cho cây mô tại vƣờn ƣơm? - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 – 10 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hiện bón phân cho một loại cây mô ở vƣờn ƣơm - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Đánh giá đƣợc tình trạng của cây mô ngoài vƣờn ƣơm + Thực hiện các thao tác bón phân đúng quy trình kỹ thuật + Cây sau khi chăm sóc sinh trƣởng và phát triển tốt C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: - Yêu cầu về các yếu tố ngoại cảnh của cây mô ở vƣờn ƣơm - Kỹ thuật chăm sóc cây mô ở vƣờn ƣơm 25 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: + Mô đun chuẩn bị vƣờn ƣơm, cấy cây và chăm sóc cây mô ở vƣờn ƣơm là mô đun bắt buộc học trong chƣơng trình đào tạo. Nội dung của mô đun đƣợc bố trí tích hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành trong chƣơng trình đào tạo. - Tính chất: + Đây là một trong những mô đun kỹ năng quan trọng của nghề vi nhân giống. Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết và thực hành. II. Mục tiêu: - Về kiến thức: + Trình bày đƣợc phƣơng pháp lựa chọn các loại vƣờn ƣơm, các loại dụng cụ, vật tƣ và giá thể để tiến hành chuẩn bị vƣờn ƣơm, cấy cây và chăm sóc cây mô ở vƣờn ƣơm; - Về kỹ năng: + Lựa chọn đƣợc các thiết bị, dụng cụ và vật liệu chuẩn bị vƣờn ƣơm, cấy cây và chăm sóc cây mô ở vƣờn ƣơm; + Sắp xếp các thiết bị, dụng cụ và vật liệu chuẩn bị vƣờn ƣơm, cấy cây và chăm sóc cây mô ở vƣờn ƣơm; + Sử dụng thành thạo và bảo trì đƣợc các dụng cụ và vật liệu cho nghề vi nhân giống đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả; - Về thái độ: + Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tƣ, an toàn lao động, và bảo vệ môi trƣờng; + Có ý thức và trách nhiệm đối với các sản phẩm mà mình làm ra. III. Nội dung chính của mô đun: 26 Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ04-01 Chuẩn bị vƣờn ƣơm Tích hợp Lớp học/ vƣờn ƣơm 26 5 21 MĐ04-02 Cấy cây mô ở vƣờn ƣơm. Tích hợp Lớp học/ vƣờn ƣơm 32 5 26 1 MĐ04-03 Chăm sóc cây mô ở vƣờn ƣơm Tích hợp Lớp học/ vƣờn ƣơm 26 6 19 1 Kiểm tra hết mô đun 6 6 Cộng 90 20 66 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành - Nguồn lực cần thiết: Vƣờn ƣơm Các loại dụng cụ, thiết bị dùng trong vƣờn ƣơm Giá thể trồng cây vi nhân giống Đất đóng bầu, bầu Dụng cụ dùng để phun xịt, pha chế hóa chất. Bảo hộ lao động. - Cách chức tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 ngƣời/nhóm. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Đóng bầu đạt yêu cầu kỹ thuật Lựa chọn đƣợc giá thể phù hợp Chăm sóc cây ở vƣờn ƣơm đạt tiêu chuẩn chất lƣợng 27 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Chuẩn bị vƣờn ƣơm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Thiết bị, dụng cụ dùng trong vƣờn ƣơm Lắng nghe và đối chiếu với bảng kết quả đã chuẩn bị trƣớc Kỹ thuật chuẩn bị bầu dinh dƣỡng cho cây Quan sát, theo dõi từng bƣớc thực hiện vận hành của học viên để đánh giá mức độ đạt đƣợc của học viên. 5.2. Bài 2: Cấy cây mô ở vƣờn ƣơm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chuẩn bị cây con để cấy vào bầu Quan sát, theo dõi từng bƣớc thực hiện vận hành của học viên để đánh giá mức độ đạt đƣợc của học viên. Kỹ thuật cấy cây mô ở vƣờn ƣơm Quan sát, theo dõi từng bƣớc thực hiện vận hành của học viên để đánh giá mức độ đạt đƣợc của học viên. 5.3. Bài 3: Chăm sóc cây mô ở vƣờn ƣơm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Kỹ thuật làm cỏ, phá váng và tƣới nƣớc cho cây mô ở vƣờn ƣơm Quan sát, theo dõi từng bƣớc thực hiện vận hành của học viên để đánh giá mức độ đạt đƣợc của học viên. Kỹ thuật bón phân cho cây mô ở vƣờn ƣơm Quan sát, theo dõi từng bƣớc thực hiện vận hành của học viên để đánh giá mức độ đạt đƣợc của học viên. VI. Tài liệu tham khảo [1]. Đỗ Năng Vịnh (2005): Công nghệ tế bào thực vật - ứng dụng. NXB Nông nghiệp [2]. Trần Văn Minh (1999), Công nghệ tế bào thực vật, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - Trƣờng ĐH Nông Lâm. [3]. Nguyễn văn Uyển (1993), Nuôi cấy mô tế bào thực vật. Nhà xuất bản nông nghiệp. [4]. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Phƣơng Thảo (2005) Giáo trình Công nghệ sinh học trong Nông nghiệp.NXB Nông nghiệp. 28 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Dƣ - Phó hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Thƣ ký: Bà Kiều Thị Thuyên - Trƣởng bộ môn Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 3. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Thao, Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ông Nguyễn Quang Thạch, Viện trƣởng Viện sinh học nông nghiệp./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng Nông Lâm 2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Văn Vƣợng - Trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng Nông Lâm - Bà Đoàn Thị Chăm - Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Thân Ngọc Hoàng - Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_cay_va_cham_soc_cay_trong_vuon_uom.pdf
Tài liệu liên quan