Giáo trình Chăm sóc hươu, nai

Cấu trúc giáo trình mô đun chăm sóc hươu, nai gồm 5 bài: Phân đàn, ghép

đàn; Vệ sinh chuồng trại nuôi hươu, nai; Vận động, tắm chải cho hươu, nai; Phòng

bệnh cho hươu, nai; Điều trị một số bệnh thường gặp cho hươu, nai

Giáo trình được viết theo phương châm: đơn giản, cô đọng, dễ hiểu, dễ làm

và phù hợp với trình độ của hầu hết những người nông dân nuôi hươu, nai.

pdf61 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chăm sóc hươu, nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra đầm đìa. 9.4. Biện pháp phòng, trị bệnh 9.4.1. Phòng bệnh - Vào mùa hè không cho hươu, nai ở ngoài trời nắng gắt quá lâu. - Trong sân vườn nên có nhiều cây bóng mát, đặt nhiều chậu đựng nước có pha muối cho hươu uống. 9.4.2. Chữa bệnh - Đưa ngay con vật vào chỗ thoáng mát. - Dấp nước lạnh lên đầu, dùng khăn khô lau sạch mồ hôi, chà xát vào mình hươu, nai từ trước ra sau từ trên xuống dưới trong 15 phút. - Tiêm cafein hoặc long não và truyền nước sinh lý. - Thụt nước lạnh vào trực tràng. - Trường hợp nặng thì phải chích máu, nhẹ thì sau 15 - 30 phút hươu sẽ tỉnh. - Có thể giải nhiệt bằng cách cho uống các lá thuốc nam: Lá diếp cá, lá cỏ mực, lá ngải cứu. 10. Bệnh đau mắt 10.1. Nguyên nhân - Do bụi bặm, vật lạ rơi vào mặt hoặc do hươu khi hoảng sợ, phá phách bị vật rắn va chọc vào mắt. 10.2. Triệu chứng - Thông thường là viêm màng tiếp hợp. - Mắt đỏ máu, mở không bình thường, mi mắt sưng, thường có rỉ vàng ở khoé mắt. 10.3. Chẩn đoán bệnh - Dựa vào triệu chứng điển hình như: viêm màng tiếp hợp, mắt đỏ máu, sưng mí, có rỉ vàng ở khóe mắt. 10.4. Biện pháp phòng, trị bệnh 10.4.1. Trị bệnh 44 - Rửa mắt mỗi ngày/lần bằng nước đun sôi để ấm có pha muối. Sau đó rửa bằng argyrol hay sunfat kẽm 0,5%. - Nếu trong mắt có dị vật, phải tìm cách lấy ra thật nhẹ nhàng bằng bông hoặc dùng nhiều nước để rửa trôi. - Tiêm Gentamycin:15 mg/kgP kết hợp với vitamin C. 10.4.2. Phòng bệnh - Chuồng trại giữ sạch sẽ, phun nước trước khi quét dọn để tránh bụi. - Trong sân, chuồng không nên để những vật dễ nguy hiểm cho hươu, nai (que, gẫy đinh..). 11. Bệnh ở móng 11.1. Nguyên nhân - Trong khẩu phần thức ăn thiếu Canxi. - Bệnh thường phát vào mùa rét, nền chuồng lầy lội hươu, nai thường xuyên phải ngâm chân trong nước bùn. - Phần lớn hươu nai cái mắc bệnh này vào mùa sinh sản. - Bệnh hay xảy ra vào mùa rét. 11.2. Triệu chứng - Con vật thường hay gặm chân, nhiều khi bỏ cả ăn để gặm chân. - Mặt ngoài guốc bị bào mòn, có khi để hở phần thịt bên trong. - Nếu bị nhẹ, con vật còn đi được, nếu bị nặng đi khập khiễng có thể không đi được. 11.3. Chẩn đoán bệnh - Dựa vào triệu chứng điển hình như: thường hay gậm chân, đi khập khiễng hoặc bại liệt. - Dựa dịch tễ: Bệnh thường xảy ra vào mùa rét và nhất là hươu, nai cái có chửa. 11.4. Biện pháp phòng, trị bệnh - Không nên để chuồng lầy lội. - Nên làm nhiều hòn đá liếm, đặt ở nhiều nơi để hươu, nai có thể thu được đủ lượng khoáng cần thiết cho cơ thể. - Xây những ô nhỏ (đáy láng ximăng) đổ nước lạnh có pha muối 1% cho hươu, nai vào ngâm chân hàng ngày. 45 - Nếu chân đau nhiều thì có thể tiêm Novocain 2 g. - Bổ sung thức ăn giàu khoáng vi lượng hàng ngày cho hươu, nai. 12. Bệnh mụn loét - lở loét 12.1. Nguyên nhân - Do vệ sinh cơ thể cho hươu, nai và chuồng trại kém, chế độ ăn uống không bảo đảm. - Thời tiết thay đổi thất thường, đột ngột là nguyên nhân làm bệnh dễ phát. - Bệnh do vi trùng ăn sâu vào phần thịt, gây nên lở loét. 12.2. Triệu chứng - Hươu ngứa ngáy khó chịu, hay liếm nhiều, chỗ bị liếm lông rụng sau đó da cũng bị tróc ra từng mảng để lộ thịt màu đỏ, luôn có nước màu vàng đục rỉ ra, đôi khi có lẫn máu tươi. - Bệnh thường phát ra ở mình, bụng và mặt trong của đùi. - Con vật biếng ăn, ít hoạt động (hoạt động chậm chạp). 12.3. Chẩn đoán bệnh - Dựa vào triệu chứng điển hình như: con vật ngứa ngáy, có các lốt loét trên da có mủ và chảy nước vàng. 12.4. Biện pháp phòng, trị bệnh - Cắt rộng lông phần bị loét, bóc hết vẩy (nếu có) rồi rửa bằng nước sát trùng như: thuốc tím 1% hay crezyl 3%, cồn Iốt, ôxy già. Sau đó bôi Xanh Methylen hoặc bằng nước tỏi. Để chỗ loét bớt chảy nước, nên rửa bằng nước Iốt (7 - 8 g rượu Iốt pha với 1 lít nước). - Có thể đun nước lá đắng hoặc lá chè xanh pha thêm 1 thìa muối cho 1 lít nước để rửa vết loét. - Nếu vết loét nhiễm khuẩn có thể rắc bột kháng sinh hoặc sunfamid. - Bài thuốc nam: Lá xương xông một nắm giã nhỏ + vẩy tê tê sao vàng tán nhỏ 2 thìa. Hai thứ trộn đều đắp vài lần là khỏi. - Cần đẩy mạnh công tác vệ sinh chuồng trại, giữ cho da lông của vật luôn khô ráo, sạch sẽ, cho ăn những thức ăn dễ tiêu như cỏ tươi, dây khoai lang, cháo cám, cho uống nước luộc ngô, lá tre, rễ cỏ tranh. 46 13. Bệnh tắc ruột 13.1. Nguyên nhân - Do hươu, nai ăn thức ăn chế biến chưa tốt, chủ yếu là các hạt như hạt mít, hạt vải, nhãn . . . hoặc thức ăn nhiều xơ. - Do hươu, nai ăn phải dị vật như bao tải, bao ni lông quần áo quanh chuồng. - Cũng có thể do hươu, nai quá già hệ tiêu hoá đã kém đi. - Do ăn nhiều thức ăn nhưng lại thiếu nước uống. - Do bị các bệnh khác làm cho quá trình tiêu hoá kém đi. 13.2. Triệu chứng - Tiến triển của bệnh thường chậm, nên con vật ít ăn dần, ít nhai lại dần, rồi tiến đến bỏ ăn, ngừng nhai lại. - Có nhiều con đau bụng dữ dội, bụng hơi to lên, có con thường ưỡn bụng, rên rỉ. - Có đi đái nhưng không đi ỉa. - Nhiệt độ có khi cao hơn bình thường. 13.3. Chẩn đoán bệnh - Dựa vào triệu chứng điển hình là ít nhai lại, bỏ ăn, ngừng nhai lại, con đau bụng dữ dội, bụng hơi to lên, không đi ỉa. 13.4. Biện pháp phòng, trị bệnh 13.4.1. Điều trị: - Cho uống các loại thuốc tẩy: Magie sulphat (MgSO4) 50 - 80 g/ngày. - Tiêm dưới da strychnin: 1 - 2 ống/ngày. - Tiêm trợ sức bằng B1 0,25, C 0,25, B12 0,25 1 - 2 ống/ngày. - Tháo thụt hậu môn bằng nước xà phòng, bồ kết, ngày 1 - 2 lần. - Truyền tĩnh mạch Glucoza 30%: 250 ml, NaCl 0,9% 500 ml. 13.4.2. Phòng bệnh: - Cần xử lý thức ăn cẩn thận trước khi cho ăn, không cho ăn nguyên cả hạt mít tránh để hươu, nai ăn phải các dị vật, như bao ni lon, vải - Không để quần áo ni lông, khăn vải, gần chuồng nuôi. 47 14. Bệnh chấn thương 14.1. Nguyên nhân - Có nhiều nguyên nhân làm cho hươu, nai bị thương như: trượt ngã, sa hố, cọ móc phải đinh, rào gai, đánh húc nhau, vận chuyển, cắt nhung... Lưu ý: dù cho hươu, nai chỉ xây xát qua loa ta cũng không nên coi thường vì đó là cửa ngõ cho vi trùng xâm nhập sinh mủ và loét thối. - Các loại vi khuẩn có thể gây chết như vi khuẩn uốn ván làm hươu, nai có thể bị chết rất nhanh hoặc ruồi nhặng đẻ trứng vào làm vết thương có dòi. 14.2. Biện pháp phòng, trị bệnh - Nếu là vết thương nông thì ta rửa sạch đất cát bằng nước muối hay nước thuốc tím 0,1%. Thấm khô, sát trùng bằng cồn Iốt, xanh methylen ... - Nếu là vết thương sâu thì ta phải cắt sạch lông ở xung quanh, lấy ra những dị vật, cắt bỏ những mảnh da thịt nát, thối, sau đó rửa bằng nước muối hay Crezyl 3%. - Thấm khô, rắc bột kháng sinh (tetracyclin) hoặc Sunfamid rồi băng lại. - Nếu vết thương khó băng thì dùng gạc với băng dính hoặc bôi thuốc mỡ sát trùng. - Nếu vết thương có dòi ta có thể dùng những bài thuốc sau: + Măng vòi 5 phần + Muối ăn 1 phần + Bồ hóng 4 phần. Tất cả giã nhỏ đắp vào chỗ có dòi, ngày làm 2 lần, chữa 3 - 4 lần là khỏi. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1.1. Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và biện pháp phòng trị một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở hươu nai. 1.2. Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và biện pháp phòng trị một số bệnh ký sinh trùng thường gặp ở hươu nai. 1.3. Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và biện pháp phòng trị một số bệnh không lây thường gặp ở hươu nai. 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành số 5.5.1. Phương pháp sử dụng một số dụng cụ thú y (Bơm tiêm, nhiệt kế, ống nghe,) 48 2.2. Bài thực hành số 5.5.2. Chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây. 2.3. Bài thực hành số 5.5.3. Chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm. 2.4. Bài thực hành số 5.5.4. Chẩn đoán và điều trị các bệnh ký sinh trùng. C. Ghi nhớ 1. Phòng đầy đủ các loại vắc-xin và thuốc phòng bệnh cho hươu, nai theo quy trình. 2. Khi có bệnh xảy ra thu thập triệu chứng để chẩn đoán đúng bệnh. Đối với những bệnh bệnh nguy hiểm có nguy cơ lây sang người phải báo cáo ngay cho cơ quan thú y gần nhất. 3. Lựa chọn hãng sản xuất, loại thuốc tốt để điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. 4. Chú ý khi dùng kháng sinh để điều trị bệnh, nếu sau 48 giờ không thấy tiến triển cần có kế hoạch thay thuốc khác để điều trị. 49 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun chăm sóc hươu, nai là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nuôi hươu, nai; được giảng dạy sau mô đun nuôi dưỡng hươu, nai và trước mô đun thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Mô đun nuôi dưỡng hươu, nai có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun chăm sóc hươu, nai được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp nhằm giúp người học nghề có năng lực thực hành chăm sóc hươu, nai. II. Mục tiêu - Kiến thức + Mô tả được các bước công việc trong việc chăm sóc hươu, nai. + Trình bày được triệu chứng, bệnh tích các bệnh ở hươu, nai. + Đưa ra được các biện pháp phòng và trị bệnh thường gặp cho hươu, nai đạt hiệu quả. - Kỹ năng + Thực hiện được các bước công việc trong việc chăm sóc hươu, nai. + Thực hiện được việc chẩn đoán và phòng, trị bệnh cho hươu, nai đạt hiệu quả. - Thái độ + Cẩn thận, khách quan, trung thực + Tuân thủ đúng quy trình chăm sóc và phòng, trị bệnh cho hươu, nai. + Có ý thức bảo vệ môi trường, an toàn lao động và an toàn sinh học. III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ50-01 Phân đàn, ghép đàn Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 12 2 10 MĐ05-02 Vệ sinh chuồng Tích hợp Cơ sở sản xuất 20 2 16 2 50 Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* trại nuôi hươu, nai Cơ sở đào tạo MĐ05-03 Vận động, tắm chải cho hươu, nai Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 12 2 10 MĐ05-04 Phòng bệnh cho hươu, nai Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 16 2 14 MĐ05-05 Điều trị một số bệnh thường gặp cho hươu, nai Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 32 8 22 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 96 16 72 8 * Tổng số thời gian kiểm tra (8 giờ) gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun: 4 giờ (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun: 4 giờ. IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 4.1. Bài thực hành số 5.1.1. Thực hiện phân đàn, ghép đàn hươu nai tại một cơ sở nuôi hươu, nai - Mục tiêu: Đàn hươu nai được phân đàn, ghép đàn đúng yêu cầu kỹ thuật. - Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu nai (hộ gia đình), hươu nai các lứa tuổi, ô chuồng, cân, giấy bút. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện phát hiện phân đàn, ghép đàn hươu nai. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Phân đàn, ghép đàn theo tuổi + Phân đàn, ghép đàn theo khối lượng cơ thể + Phân đàn, ghép đàn theo tính biệt + Phân đàn, ghép đàn theo hướng sản xuất - Thời gian hoàn thành: 10 giờ 51 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định các tiêu chuẩn hân đàn, ghép đàn; thực hiện phân đàn, ghép đàn đàn hươu nai. Kết quả đàn hươu nai được phân đàn, ghép đàn phù hợp. 4.2. Bài thực hành số 5.2.1. Vệ sinh, sát trùng chuồng trại nuôi hươu, nai. - Mục tiêu: Vệ sinh, sát trùng chuồng trại đúng tiêu chuẩn vệ sinh. - Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu nai (hộ gia đình), dụng cụ vệ sinh, thuốc sát trùng, bình bơm, bảo hộ lao động. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng trại nuôi hươu nai. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và bảo hộ lao động + Vệ sinh chuồng trại + Sát trùng, tiêu độc chuồng trại - Thời gian hoàn thành: 8 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định các công việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại nuôi hươu nai. Kết quả chuồng nuôi đạt tiêu chuẩn vệ sinh. 4.3. Bài thực hành số 5.2.2. Vệ sinh, sát trùng dụng cụ chăn nuôi , máng ăn, máng uống. - Mục tiêu: dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống đúng tiêu chuẩn vệ sinh. - Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu nai (hộ gia đình), dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống dụng cụ vệ sinh, thuốc sát trùng, bảo hộ lao động. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện vệ sinh, sát trùng dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và bảo hộ lao động + Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống + Sát trùng dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống - Thời gian hoàn thành: 8 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định các công việc vệ sinh, sát trùng dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống. Kết quả dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống đạt tiêu chuẩn vệ sinh. 52 4.4. Bài thực hành số 5.3.1. Tắm, chải cho hươu nai. - Mục tiêu: Tắm, chải cho hươu nai đúng yêu cầu kỹ thuật và sạch sẽ. - Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu nai (hộ gia đình), các loại dụng cụ tắm chải, hươu nai, quần áo bảo hộ lao động. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện tắm chải cho hươu nai. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ tắm, chải + Chuẩn bị hươu nai cho tắm, chải + Tắm, chải cho hươu nai - Thời gian hoàn thành: 10 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định các dụng cụ, phương tiện cần thiết, thực hiện tắm chải cho hươu nai. Kết quả đảm bảo hươu nai sạch sẽ và khỏe mạnh. 4.5. Bài thực hành số 5.4.1. Tổ chức tiêm phòng vacxin cho hươu, nai. - Mục tiêu: Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho hươu nai đúng kỹ thuật. - Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu nai (hộ gia đình), hươu nai, dụng cụ thú y, vắc-xin. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện tiêm vắc-xin cho hươu nai. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị hươu nai tiêm vắc-xin + Chuẩn bị vắc-xin và dụng cụ thú y + Tiêm vắc-xin cho hươu nai - Thời gian hoàn thành: 7 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định các công việc tiêm vắc-xin, dùng thuốc phòng bệnh cho hươu nai. Kết quả tiêm vắc-xin và dùng thuốc phòng bệnh đúng kỹ thuật. 4.6. Bài thực hành số 5.4.2. Dùng thuốc phòng bệnh cho hươu, nai. - Mục tiêu: Dùng thuốc phòng bệnh cho hươu nai đúng kỹ thuật. - Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu nai (hộ gia đình), hươu nai, dụng cụ thú y, thuốc thú y. 53 - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, dùng thuốc phòng bệnh cho hươu nai. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị hươu nai cho uống (tiêm) thuốc phòng bệnh + Chuẩn bị thuốc và pha thuốc cho hươu nai uống (tiêm) + Cho hươu nai uống thuốc (tiêm) - Thời gian hoàn thành: 7 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định các công việc dùng thuốc phòng bệnh cho hươu nai. Kết quả dùng thuốc phòng bệnh đúng kỹ thuật. 4.7. Bài thực hành số 5.5.1. Phương pháp sử dụng một số dụng cụ thú y (Bơm tiêm, nhiệt kế, ống nghe,) - Mục tiêu: Tháo, lắp và sử dụng thành thạo một số dụng cụ thú y. - Nguồn lực: Phòng học thực hành hoặc trại nuôi hươu nai, dụng cụ thú y - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện tháo lắp và cách sử dụng một số dụng cụ thú y (Bơm tiêm, nhiệt kế, ống nghe,). - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Tháo lắp và sử dụng bơm và kim tiêm + Sử dụng nhiệt kế + Tháo lắp và sử dụng ống nghe + Tháo lắp và sử dụng panh, kéo + Tháo lắp và sử dụng dao mổ - Thời gian hoàn thành: 6 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định các công việc tháo lắp và cách sử dụng một số dụng cụ thú y (Bơm tiêm, nhiệt kế, ống nghe,). Kết quả đúng kỹ thuật. 4.8. Bài thực hành số 5.5.2. Chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây. - Mục tiêu: Chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời các bệnh không lây ở hươu nai thường gặp. - Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu nai (hộ gia đình), hươu nai bệnh, dụng cụ thú y, thuốc thú y. 54 - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh không lây ở hươu nai. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Xác định nguyên nhân + Xác định triệu chứng, bệnh tích + Chẩn đoán đoán bệnh + Biện pháp điều trị - Thời gian hoàn thành: 3 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định các công việc chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh không lây ở hươu nai. Kết quả chẩn đoán đúng bệnh, phòng và trị đạt hiệu quả cao. 4.9. Bài thực hành số 5.5.3. Chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm. - Mục tiêu: Chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời các bệnh truyền nhiễm ở hươu nai thường gặp. - Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu nai (hộ gia đình), hươu nai bệnh, dụng cụ thú y, vắc-xin, thuốc thú y. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh truyền nhiễm ở hươu nai. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Xác định nguyên nhân + Xác định triệu chứng, bệnh tích + Chẩn đoán đoán bệnh + Phòng bệnh + Trị bệnh - Thời gian hoàn thành: 5 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định các công việc chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh truyền nhiễm ở hươu nai. Kết quả chẩn đoán đúng bệnh, phòng và trị đạt hiệu quả cao. 4.10. Bài thực hành số 5.5.4. Chẩn đoán và điều trị các bệnh ký sinh trùng. 55 - Mục tiêu: Chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời các bệnh ký sinh trùng ở hươu nai thường gặp. - Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu nai (hộ gia đình), hươu nai bệnh, dụng cụ thú y, thuốc thú y. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh ký sinh trùng ở hươu nai. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Xác định nguyên nhân + Xác định triệu chứng, bệnh tích + Chẩn đoán đoán bệnh + Phòng bệnh + Trị bệnh - Thời gian thực hiện: 6 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định các công việc chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh ký sinh trùng ở hươu nai. Kết quả chẩn đoán đúng bệnh, phòng và trị đạt hiệu quả cao. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Phân đàn, ghép đàn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự phù hợp về khối lượng và độ tuổi; 1. Kiểm tra kết quả phân đàn, ghép đàn; 2. Sự phù hợp về tính biệt; 2. Kiểm tra kết quả phân đàn, ghép đàn; 3. Sự phù hợp về hướng sản xuất; 3. Kiểm tra kết quả phân đàn, ghép đàn; 4. Trình tự và thời gian thực hiện công việc; 4. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn; 5. Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc; 5. Theo dõi quá thực hiện công việc; 6. Khả năng phối hợp của các thành viên trong nhóm. 6. Theo dõi sự tham gia của các thành viên khi thực thực hiện công việc. 56 5.2. Bài 2: Vệ sinh chuồng trại nuôi hươu, nai Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Các dụng cụ vệ sinh, thuốc sát trùng, bảo hộ lao động được chuẩn bị đầy đủ. 1. Kiểm tra số lượng, chất lượng dụng cụ vệ sinh, thuốc sát trùng, bảo hộ lao động. 2. Chuồng nuôi được vệ sinh sát trùng đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y; 2. Theo dõi quá trình thực hiện và so sánh với tiêu chuẩn vệ sinh thú y; 3. Dụng cụ chăn nuôi được vệ sinh sát trùng đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y; 3. Theo dõi quá trình thực hiện và so sánh với tiêu chuẩn vệ sinh thú y; 4. Máng ăn, máng uống được vệ sinh sạch và đạt tiêu chuẩn vệ sinh; 4. Theo dõi quá trình thực hiện và so sánh với tiêu chuẩn vệ sinh thú y; 5. Trình tự và thời gian thực hiện công việc 5. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn; 6. Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc 6. Theo dõi quá thực hiện công việc; 7. Khả năng phối hợp của các thành viên trong nhóm 7. Theo dõi sự tham gia của các thành viên khi thực thực hiện công việc. 5.3. Bài 3: Vận động, tắm chải cho hươu, nai Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Các dụng cụ tắm, chải được chuẩn bị đầy đủ và đạt vệ sinh thú y; 1. Theo dõi quá trình thực hiện và so sánh với tiêu chuẩn vệ sinh thú y. 2. Hươu nai cho tắm, chải chuẩn bị đúng yêu cầu kỹ thuật; 2. Theo dõi quá trình thực hiện và so sánh với tiêu chuẩn vệ sinh thú y; 3. Hươu nai được tắm, chải đúng kỹ thuật và sạch sẽ; 3. Theo dõi quá trình thực hiện và so sánh với tiêu chuẩn vệ sinh gia súc; 4. Trình tự và thời gian thực hiện công việc; 4. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn; 5. Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc; 5. Theo dõi quá thực hiện công việc; 57 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 6. Khả năng phối hợp của các thành viên trong nhóm. 6. Theo dõi sự tham gia của các thành viên khi thực thực hiện công việc. 5.4. Bài 4: Phòng bệnh cho hươu, nai Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Chuồng nuôi được vệ sinh sạch sẽ đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y; 1. Theo dõi thao tác, so sánh với tiêu chuẩn vệ sinh thú y; 2. Máng ăn, máng uống được vệ sinh sát trùng đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y; 2. Kiểm tra, so sánh với tiêu chuẩn vệ sinh thú y; 3. Thức ăn, nước uống sạch sẽ và chất lượng tốt; 3. Kiểm tra chất lượng thức ăn và thao tác tiến hành; 4. Chuẩn bị hươu nai tiêm vắc-xin đúng yêu cầu; 4. Kiểm tra kết quả chuẩn bị hươu nai; 5. Chuẩn bị đầy đủ vắc-xin, đụng cụ thú y và đúng yêu cầu ký thuật 5. Kiểm tra kết quả chuẩn bị vắc-xin, dụng cụ thú y; 6. Tiêm vắc-xin cho hươu nai đúng yêu cầu kỹ thuật; 6. Theo dõi và kiểm tra quá trình tiêm vắc-xin; 7. Pha và đưa thuốc vào cơ thể hươu nai để phòng bệnh đúng yêu cầu kỹ thuật; 7. Theo dõi và kiểm tra quá trình pha thuốc, đưa thuốc vào cơ thể hươu nai; 8. Trình tự và thời gian thực hiện công việc; 8. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn; 9. Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc; 9. Theo dõi quá thực hiện công việc; 10. Khả năng phối hợp của các thành viên trong nhóm. 10. Theo dõi sự tham gia của các thành viên khi thực thực hiện công việc. 5.5. Bài 5: Điều trị một số bệnh thường gặp cho hươu, nai Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 58 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Tháo, lắp bơm tiêm đúng kỹ thuật; 1. Kiểm tra, so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật; 2. Sử dụng nhiệt kế, ống ghe đúng kỹ thuật; 2. Kiểm tra, so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật; 3. Tháo, lắp sử dụng panh, kéo đúng kỹ thuật; 3. Kiểm tra, so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật; 4. Tháo, sử dụng dao mổ đúng kỹ thuật; 4. Kiểm tra, so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật; 5. Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh; 5. Kiểm tra nguyên nhân gây bệnh; 6. Xác định đúng triệu chứng, bệnh tích của bệnh 6. Quan sát, kiểm tra các dấu hiệu triệu chứng và bệnh tích; 7. Chẩn đoán đúng bệnh; 7. Kiểm tra kết quả chẩn đoán; 8. Phòng, trị bệnh đạt hiệu quả cao; 8. Theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện và kết quả phòng trị bệnh; 9. Trình tự và thời gian thực hiện công việc; 9. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn; 10. Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc. 10. Theo dõi quá thực hiện công việc. VI. Tài liệu cần tham khảo - Võ Văn Sự, Vũ Ngọc Quý, Hồ Nghĩa Bính, Phạm Trọng Tuệ (2005, 2004). Kỹ thuật chăn nuôi hươu sao. Dự án đa dạng sinh học Việt Nam - Biodiva. - Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì (2004), Quy trình kỹ thuật chăn nuôi hươu. - Nguyễn Quỳnh Anh (1998), Hươu sao Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội - Trần Quốc Bảo (1992), Nuôi Hươu sao,Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 59 - Tô Du (1993), Nuôi Hươu lấy lộc và sinh sản ở gia đình. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội - Đặng Huy Huỳnh, Đặng Ngọc Cần, Trần Văn Đức, Phạm Trọng Ảnh (1992), Nuôi Hươu sao ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nghệ An. - Cẩm nang nuôi nai, hươu sao, trăn - - - - 60 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 1. Ông Phạm Thanh Hải Chủ nhiệm 2. Bà Đào Thị Hương Lan Phó chủ nhiệm 3. Ông Lê Công Hùng Thư ký 4. Ông Nguyễn Linh Thành viên 5. Ông Nguyễn Ngọc Điểm Thành viên 6. Bà Đỗ Thị Quý Thành viên 7. Ông Nguyễn Hồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_cham_soc_huou_nai.pdf