Giáo trình chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1

Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng của trẻ trong giai đoạn này là bắt đầu

có ý thức về cái tôi của mình, trẻ dần nhận ra mình lag một con người riêng biệt, độc lập

và có những ý muốn khác với những người xung quanh.

Trẻ bắt đầu có ý thích độc lập, muốn tự mình hành động, vì thế trẻ có những tình

cảm như ấm ức vì người lớn không còn tỏ ra chăm sóc và hụt hẫng vì có những điều trẻ

không làm được thì người lớn lại bỏ qua. Đây chính là bước đầu của sự cá biệt hoá (việc

trẻ biết gọi mình bằng ngôi thứ nhất: xưng tên, hoặc xưng là con, cháu đều là xác định cái

tôi). Đây cũng là giai đoạn các kỹ năng học tập về nhận thức và ngôn ngữ của trẻ đạt hiệu

quả cao nhất. Vì vậy, mọi sự can thiệp sớm trong việc cải thiện các khả năng giao tiếp,

ngôn ngữ và ứng xử của trẻ cần phải đưa vào trong giai đoạn này.

Ở lứa tuổi chuẩn bị bước vào lớp một, trẻ hiểu được mình là như thế nào, có phẩm

chất gì, những người xung quanh đối xử với mình ra sao, vì sao mình lại làm việc này,

mình làm việc này tốt hay chưa tốt, đúng hay sai Chính nhờ ý thức bản ngã phát triển

mạnh nên trẻ đã có thể điều chỉnh được hoạt động của bản thân. Trẻ hay đưa ra những lời

nhận xét về bản thân mình và của người khác. Trẻ cũng thể hiện cái tôi của mình bằng

việc thích tự mình quyết định

pdf28 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững bước phát triển rõ rệt. Từ những hành vi mang tính bột phát, không chủ định đến những hành vi chủ định, có ý thức. Nhờ có sự ý thức được hành vi, việc làm mà trẻ tự điều chỉnh được hành vi của mình. Vì vậy, người lớn cần tập cho trẻ khả năng tự kiềm chế những nhu cầu, hành vi cá nhân khi cần thiết. Trong quá trình tổ chức cuộc sống của trẻ, người lớn cần đặt ra cho trẻ những mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu trẻ kìm hãm những hành vi bột phát để theo đuổi mục đích, hoàn thành nhiệm vụ. VD: để thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày một cách hợp lí, trẻ mẫu giáo phải tự điều chỉnh nhu cầu, hứng thú của mình. Người lớn phải tập cho trẻ có một định hình, thói quen thực hiện các công việc theo một chế độ ổn định: giờ nào việc nấy. Bên cạnh đó, người lớn cần giúp trẻ nhận thức được việc gì nên làm, việc gì không nên làm như đoàn kết, vui vẻ, giúp đỡ nhau, không tranh giành đồ chơi của bạn, phải biết tự sắp xếp bàn ăn, tự xúc ăn Đặc biệt, cần chuẩn bị cho trẻ thích ứng với chế độ sinh hoạt ở trường phổ thông. So với chế độ sinh hoạt ở gia đình và ở mẫu giáo, chế độ sinh hoạt ở trường phổ thông mang tính nghiêm ngặt hơn theo một nội quy chặt chẽ. Vì vậy, cần chuẩn bị cho trẻ thích ứng dần với bằng một chế độ sinh hoạt mềm dẻo hơn phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lí của trẻ 5 tuổi. Trong cuộc sống hàng ngày, trong các “tiết học”, hay trong việc tổ chức các trò chơi cần luyện tập cho trẻ một số thói quen cần thiết: thói quen văn hoá vệ sinh, thói quen đi đứng, ngồi học ngay ngắn, thói quen gọn gàng, ngăn nắp; nhanh nhẹn trong sinh hoạt, trong giao tiếp; tập cho trẻ khả năng thao tác khéo léo của đôi tay, tập kĩ năng cầm bút, cầm kéo 6. Phát triển ngôn ngữ Ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa là điều kiện để con người hoạt động và giao lưu.Trong hoạt động học tập, ngôn ngữ vừa là công cụ để tư duy, lĩnh hội tri thức, vừa nói lên khả năng trí tuệ của con người. 21 Phát triển ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cho trẻ em lứa tuổi mầm non vừa giúp cho việc phát triển trí tuệ của trẻ vừa là phương tiện quan trọng để trẻ học tập có hiệu quả ở trường phổ thông. Ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non chủ yếu là ngôn ngữ nói: sự phát triển ngôn ngữ nói của trẻ em phụ thuộc rất lớn vào sự giao tiếp của trẻ em với người lớn và trẻ em với nhau. Trong công tác giáo dục mầm non, người lớn cần phải có ý thức rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động. 6.1. Phát âm và dùng ngữ điệu đúng, thích hợp khi sử dụng tiếng mẹ đẻ Giúp trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ là một nhiệm vụ cơ bản của giáo dục mầm non. Tiếng mẹ đẻ là phương tiện quan trọng nhất để lĩnh hội nền văn hoá dân tộc, để giao lưu với những người xung quanh, để sử dụng, để tiếp thu khoa học, để bồi bổ tâm hồn Việc luyện tập cho trẻ phát âm đúng và dùng ngữ điệu đúng thích hợp được diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động của trẻ. Trước hết là trong giao tiếp hàng ngày của trẻ với người lớn, với bạn bè. Trong cuộc sống hàng ngày, người lớn cần thường xuyên giao tiếp bằng ngôn ngữ với trẻ (ngay cả khi trẻ chưa biết nói). Khi giao tiếp với trẻ, người lớn phải phát âm rõ ràng, phát âm đúng để trẻ bắt chước, uốn nắn, tập cho trẻ phát âm đúng các âm tiết của tiếng mẹ đẻ, nhất là những âm khó (uềnh oàng, khúc khuỷu), những âm khó phân biệt, dẫn đến sự nói ngọng (l – m, ch – tr, x – s, p – ph,), chú ý đến các dấu thanh (hỏi, ngã, nặng) Trong giao tiếp hàng ngày, người lớn không chỉ rèn luyện cho trẻ phát âm đúng, mà cần tập cho trẻ biết sử dụng ngữ điệu đúng, thích hợp với hoàn cảnh, tâm trạng cụ thể. Việc dạy trẻ phát âm đúng, sử dụng ngữ điệu thích hợp, đúng còn được thực hiện trong việc tổ chức cho trẻ chơi, trong hoạt động học tập, đặc biệt là trong khi kể chuyện cho trẻ nghe và khi trẻ kể chuyện cho người khác nghe. Khi kể chuyện, giọng nói và ngữ điệu là phương tiện rất quan trọng. Người lớn kể chuyện, trẻ tập trung chú ý cao độ vào ngôn ngữ kể chuyện của người lớn, lắng nghe cách phát âm, ngữ điệu của người lớn, trên cơ sở đó trẻ học được cách phát âm, dùng ngữ điệu thích hợp và kể lại chuyện theo sự sáng tạo của mình. Khi trẻ kể lại chuyện, người lớn uốn nắn cho trẻ cách phát âm đúng các âm khó, sử dụng ngữ điệu thích hợp, đúng với tính cách nhân vật trong những tình huống cụ thể. 6.2. Phát triển vốn từ và nói đúng ngữ pháp 5 tuổi trẻ đã tích luỹ được vốn từ khá phong phú, không những danh từ mà còn cả động từ, tính từ, liên từ đủ để giao tiếp với những người xung quanh. Việc phát triển vốn từ cho trẻ không chỉ là việc cung cấp từ mới cho trẻ mà cần giúp trẻ mở rộng nghĩa của từ mà trẻ đã biết. VD: trước đây trẻ hiểu từ “ngủ” là để chỉ một người nào đó đang ngủ thì giờ đây cần giúp trẻ hiểu một cách khái quát hơn: ngủ là từ chỉ tất cả những sinh vật đang ngủ (em bé ngủ, con mèo ngủ). Tương tự như vậy, cũng một từ ‘ăn” diễn đạt cho nhiều đối tượng: em bé đang ăn, con gà đang ăn, con chó đang ăn Cung cấp, phát triển vốn từ cho trẻ là rất quan trọng, song việc luyện tập cho trẻ biết nói đúng cấu trúc câu trong tiếng mẹ đẻ, không nói câu què, câu cụt, nói nhát gừng, nói lộn ngược vị trí từ trong câu còn quan trọng hơn. Trong giao tiếp hàng ngày, trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ, người lớn phải tập cho trẻ nói đúng cấu trúc câu:câu có chủ ngữ, có vị ngữ, sử dụng trạng ngữ, bổ ngữ phù hợp. Do trẻ chưa ý thức một cách đầy đủ về vai trò, về chuẩn mực hành vi, nên nhiều khi trẻ hay nói trống không với người khác. Vì vậy, người lớn cần nghiêm túc yêu cầu trẻ nói câu đầy đủ. 22 Việc phát triển vốn từ và giúp trẻ nói đúng ngữ pháp còn phụ thuộc vào tính tích cực giao tiếp của trẻ. Để nâng cao tính tích cực giao tiếp cho trẻ, một mặt ta cần thường xuyên, tích cực giao tiếp với trẻ, mặt khác cần phải tạo điều kiện để trẻ giao tiếp, bộc lộ những ý muốn, hiểu biết của mình với người lớn, với bạn bè. Nghĩa là ta không chỉ nói cho trẻ nghe mà còn nghe trẻ nói, quan sát trẻ nói chuyện, giao tiếp với nhau. 6.3. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc Ngôn ngữ mạch lạc là hình thức giao tiếp cơ bản của người học sinh. Hình thức giao tiếp này đã được hình thành ở cuối tuổi mẫu giáo. Trong quá trình giao tiếp, trẻ mẫu giáo lớn đã bắt đầu sử dụng ngôn ngữ giải thích, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc để diễn đạt, nhấn mạnh ý muốn, sự hiểu biết của mình để người khác có thể hiểu được trẻ muốn gì, nói cái gì. Trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động và giao tiếp người lớn cần tạo điều kiện để trẻ nói rõ ràng, sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí, nêu bật các ý cần nhấn mạnh để người khác hiểu một cách dễ dàng. VD: cần tập cho trẻ mô tả một công viên (trẻ đã có dịp tham quan hoặc quan sát tranh, mô hình) trước khi xây dựng công viên. Tập cho trẻ kể sáng tạo truyện cổ tích sau khi nghe cô giáo kể, hướng dẫn trẻ dùng ngữ điệu để nhấn mạnh, làm nổi bật tính cách, nội dung câu chuyện, sắp xếp các ý theo lôgic cốt chuyện. Đến 5 tuổi, trẻ có khả năng đánh giá khả năng ngôn ngữ của bạn, của mình, Do vậy, bên cạnh việc rèn cho trẻ phát âm đúng, nói năng rõ ràng, mạch lạc, người lớn cần tạo điều kiện cho trẻ tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau. VD: “gấu gì mà ăn nói nhẹ nhàng, dịu dàng, yếu đuối thế”, “bác sĩ, cô giáo gì mà quát tháo ầm ĩ, la lối om sòm, nói năng cộc lốc vậy” Ngôn ngữ mạch lạc còn được thể hiện ở chỗ trẻ nói năng có văn hoá (nói thoải mái, vừa đủ nghe, không hét, không nói tục, chửi bậy). Xã hội càng văn minh thì vấn đề giáo dục hành vi văn hoá trong giao tiếp càng trở nên quan trọng. Ngay từ tuổi mầm non, người lớn cần rèn luyện cho trẻ thói quen nói năng có văn hoá. Tập cho trẻ sự tự tin khi giao tiếp với người khác, không rụt rè, e sợ khi giao tiếp với người khác, âm lượng phát ra vừa đủ nghe, không gắt gỏng, không la hét, không nói tục, chửi bậy. Tôn trọng, lễ phép với người lớn khi giao tiếp, dịu dàng đối với em nhỏ, không nói leo, không nói dối, không gây ồn ào làm ảnh hưởng đến người khác Trẻ độ tuổi này thường bắt chước ngôn ngữ người lớn. Do vậy, trong công tác giáo dục người lớn phải thực sự gương mẫu về lời ăn tiếng nói khi giao tiếp với những người xung quanh, nghiêm khắc và uốn nắn kịp thời khi trẻ nói năng tục tằn, thô lỗ. Đồng thời tránh những ảnh hưởng xấu từ bên ngoài đến trẻ, giúp trẻ nhận ra những chuẩn mực về ngôn ngữ giữa người với người trong xã hội. 6.4. Sửa các tật ngôn ngữ Tật ngôn ngữ thường gặp nhất ở trẻ là tật nói ngọng. Có thể nói ngọng do nguyên nhân sinh học: bộ máy phát âm của trẻ kém phát triển; có thể do tác động của những yếu tố khách quan: tập quán địa phương (ngọng các từ có phụ âm l – n, ch – tr, s - x, d - r). Những tật nói ngọng đó có thể sửa được nếu người lớn phát âm chuẩn và có ý thức uốn nắn, sửa chữa cho trẻ. Thậm chí tật nói ngọng do nguyên nhân sinh học, nếu người lớn luôn phát âm chuẩn, thì đến một lúc nào đó bộ máy phát âm của trẻ phát triển thì trẻ sẽ khắc phục được tật nói ngọng của mình. Tật thứ hai thường gặp trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là tật nói lắp (nói lắp bẩm sinh và nói lắp do tác động của những điều kiện bên ngoài). Trong quá trình giao tiếp ta thường gặp một số trẻ do rụt rè, e ngại, do dự mà nói mãi mới ra lời, hoặc quá vội vàng lắp bắp khi nói năngtất cả những hiện tượng này sẽ dẫn đến tật nói lắp ở trẻ. Vì vậy, người lớn cần tập cho trẻ tự tin, bình tĩnh trong giao tiếp, uốn nắn khi trẻ nói lắp, giúp trẻ hiểu được nói lắp là xấu. Đồng thời bản thân người lớn cũng không được nói lắp khi giao tiếp với trẻ và những người khác trước mắt trẻ. 23 Tóm lại, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ là một nội dung quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông. Mục tiêu của việc phát triển ngôn ngữ là đến 5 tuổi trẻ em biết sử dụng tiếng mẹ đẻ tương đối thành thạo trong sinh hoạt hàng ngày, trong học tập, vui chơi. 7. Giúp trẻ làm quen với một số hành vi đạo đức và cách ứng xử giữa người với người trong trường phổ thông Vào trường phổ thông là hoà nhập vào cuộc sống mới với hoạt động mới. Để thích ứng với môi trường sống và đạt hiệu quả cao trong hoạt động học tập, trẻ phải có một số nét đạo đức – tính cách cần thiết. Tính cách là một yếu tố quan trọng quyết định thành công trong tương lai của trẻ. Tính cách của con người vô cùng phong phú và đa dạng, ngay khi còn nhỏ, đặc biệt là khi trẻ chuẩn bị bước vào lớp một cần chú ý rèn cho trẻ một số đức tính cần thiết: sự ham mê hoạt động trí óc, tính kiên trì, sự tập trung chú ý, nỗ lực ý chí trong hoạt động, tinh thần trách nhiệm và thói quen hoàn thành công việc được giao, tinh thần tập thểĐồng thời phải thiết lập một loạt quan hệ mới: quan hệ giữa trẻ với người lớn, quan hệ giữa trẻ với nhauTrong quá trình tổ chức cho trẻ tham gia vào các mối quan hệ xã hội cần giúp trẻ nhận biết được vị trí của mình và rèn luyện cho trẻ biết cách quan hệ ứng xử theo đúng vị trí của mình trong các mối quan hệ đó: - Lễ phép với những người lớn xung quanh - Kính trọng, yêu mến, giúp đỡ ông bà, bố mẹ, cô giáo - Đoàn kết, thân ái với bạn bè cùng tuổi, nhường nhịn ân cần giúp đỡ em bé hơn mình - Cảm thông, sẵn sàng giúp đỡ người tàn tật và gặp cảnh ngộ éo le - Lòng mong muốn đem lại niềm vui cho mọi người bằng việc làm của mình dù là rất nhỏ - Có ý thức bảo vệ môi trường Việc cho trẻ làm quen với một số hành vi đạo đức và cách ứng xử giữa người với người trong trường phổ thông ngay từ lứa tuổi mẫu giáo sẽ giúp cho trẻ thích ứng nhanh chóng với môi trường sống và hoạt động ở trường phổ thông. Những hành vi và cách ứng xử trên đây được hình thành ở trẻ thông qua các hoạt động cùng nhau. Qua những hoạt động cùng nhau, những động cơ xã hội được hình thành, ý thức tập thể và mối quan hệ xã hội được hình thành. Ngoài ra, người lớn cần hình thành cho trẻ một số đức tính tốt khác như sự hoạt bát, lạc quan; tính kiên trì, nhẫn nại, sự tự tin vào bản thân; tính tự lập, tự chủ; tính sang tạo; tính trung thực; tính khiêm tốn Đồng thời cân rèn luyện cho trẻ những thói quen vệ sinh cá nhân, nếp sống văn hóa, vệ sinh nơi công cộng và một số thói quen giữ gìn sức khỏe. 8. Trang bị cho trẻ những kỹ năng và thói quen cần thiết cho hoạt động học tập và giao tiếp của trẻ Theo các chuyên gia tâm lý, thời gian chuẩn bị vào lớp một là rất quan trọng với các trẻ. Đây là khoảng thời gian trẻ bắt đầu học những thói quen, nếp sống của người lớn. Vì vậy, cha mẹ, thầy cô cần chú ý rèn cho trẻ những kỹ năng, thói quen cơ bản, giúp trẻ tự tin, hoà đồng trước khi bước vào lớp một. Nhiều bậc cha mẹ thường mắc sai lầm là bao bọc con thái quá khiến đứa trẻ lớn lên sống ỷ lại, nhút nhát, không dám thể hiện mình trước đám đông, không thể tự quyết định, ích kỷ, thậm chí là ngỗ ngược. Việc rèn luyện kỹ năng cho trẻ nên bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ, tốt nhất là trước khi trẻ vào lớp một. Một đứa trẻ trước khi vào lớp một cần phải biết chào hỏi người lớn một cách lễ phép chứ không phải cha mẹ nhắc mới chào. Trẻ cũng cần biết cách tự sắp xếp góc riêng của mình, nếu bày ra thì phải dọn và có thể làm chủ chính mình khi hoà nhập với môi trường tập thể 24 Những kỹ năng và thói quen cần có trước khi bước vào lớp một là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quan sát, kỹ năng sống trong tập thể, biết nhiều bài hát, biết sang tác thơ, truyện, biết hoàn thành công việc, biết tham gia trò chuyện cùng mọi người, biết đối phó với căng thẳng, biết cách hỏi xin sự giúp đỡ, biết chia sẻ với người khác, biết tự chăm sóc bản thân, biết cân bằng giữa chơi và học, biết sống hoà đồng, biết hợp tác và khắc phục khó khăn, biết thành thật và biết nhận lỗi khi có lỗi Trong quá trình trang bị kỹ năng, thói quen cho trẻ, người lớn cần lưu ý: - Hạn chế tối đa dùng roi vọt - Nhắc nhở một, hai lần đầu nếu trẻ không nhớ - Đưa ra hình thức phạt và tuân thủ nghiêm khắc quy định, không được phá lệ - Không phạt trẻ khi có khách trong nhà, chốn công cộng - Nếu trẻ không bằng lòng với cách phạt đó thì cùng thương lượng với trẻ hình hức xử phạt mà trẻ cho là hợp lý - Luôn tỏ ra tôn trọng ý kiến của trẻ, bình đẳng trong cách nói chuyện với trẻ, không gán ép, không cấm đoán trẻ 9. Giúp trẻ làm quen với hoạt động nghệ thuật Xã hội càng văn minh thì nhu cầu tinh thần , nhất là hoạt động nghệ thuật càng cao. Người ta không phải lo đến cái ăn, cái mặc, mà quan tâm nhiều đến hoạt động văn hoá tinh thần, trong đó nhu cầu thưởng thức nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật trở thành cái cần thiết hàng ngày tựa như cơm ăn, nước uống vậy. Các nhà tâm lý học Âu – Mĩ đã khẳng định rằng, cần phải vun đắp mầm mống hoạt động nghệ thuật ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Từ tiếng hát à ơi của nguời mẹ khi trẻ còn nằm trong nôi, đến việc trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi, màu sắc hấp dẫn rồi dần dần trẻ tự tạo ra cái đẹp như xây một ngôi nhà đẹp, vẽ một bức tranh, hay nghe, hát và vận động theo nhạc Nhu cầu, năng lực cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật đựơc hình thành. Cho trẻ tiếp xúc làm quen với các loại hình nghệ thuật là điều kiện cần thiết để trẻ tiếp xúc lĩnh hội được nội dung dạy học các môn học mang tính chất ở trường phổ thông như: hát nhạc, mĩ thuật, kĩ thuật ... Trường mầm non thực hiện tốt chương trình giáo dục âm nhạc, giáo dục hoạt động tạo hình, ngôn ngữ và phương pháp cho trẻ em làm quen với tác phẩm văn học, cho trẻ làm quem với môi trường xung quanh ... sẽ hình thành ở trẻ nhu cầu và tiền để cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật. Từ những vấn đề nêu trên, chúng ta thấy rằng, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một là chuẩn bị nhiều mặt và được tiến hành trong một thời gian dài, liên tục, có hệ thống suốt cả thời ký mẫu giáo mới tạo ra được những tiền đề cần thiết giúp trẻ thích ứng với hoạt động học tập và môi trường sống mới ở trường phổ thông. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Để chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường phổ thông, nên tổ chức cho trẻ hoạt động như thế nào? 2. Những yếu tố về thể chất ảnh hưởng như thế nào đến việc học của trẻ? Trình bày các phương pháp nâng cao thể chất cho trẻ. 3. Nêu tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ đối với việc chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông. 4. Phân tích vai trò của việc giúp trẻ định hướng vào xã hội đối với việc chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông. 5. Phê phán những biểu hiện lệch lạc về việc chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông và đưa ra quan điểm đúng của bản thân. 25 CHƯƠNG 4 DẠY TRẺ LÀM QUEN VỚI CHỮ THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Những vấn đề chung 1.1. Mục đích, ý nghĩa của việc cho trẻ làm quen với chữ Mục đích của việc cho trẻ làm quen với chữ không chỉ nhằm giúp trẻ nhận biết được các mặt chữ để phát âm chính xác khi nói và còn tạo cho trẻ hứng thú học tiếng mẹ đẻ, làm tiền đề cho trẻ thích ứng với việc tập đọc, tập viết ở lớp một. Làm quen với chữ không phải là một môn học độc lập, riêng biệt mà nó là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi. Vì vậy, nó có ý nghĩa trực tiếp trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trước hết là rèn luyện kĩ năng nghe nói và giúp trẻ phân biệt được các âm khó, thông qua các chữ cái. VD: x – s, l – n. Sau khi đã học các âm riêng lẻ cần giúp trẻ phân biệt được các âm trong từ, bằng cách đưa ra một chữ cái bất kì yêu cầu trẻ gọi tên đồ vật có những âm bắt đầu bằng chữ cái đã cho để trẻ phân biệt (cái làn, cái lược, cái nón, cái nơ). Thông qua việc làm quen với chữ, vốn từ của trẻ được nâng cao, bởi vì khi làm quen với chữ, trẻ không chỉ làm quen với các chữ ở dạng tồn tại tự nhiên của chữ viết, mà các chữ đó được gắn vào các từ, thông qua các đối tượng cụ thể, các từ đó có các âm đầu là các chữ cái đã học, nhằm rèn luyện cách phát âm cho trẻ. Cho trẻ làm quen với chữ viết còn giúp cho trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, trẻ hiểu như thế nào là “đọc và viết” sau này ở trường phổ thông. Thông qua việc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định. Cho trẻ làm quen với chữ còn góp phần kích thích, phát triển tư duy, thể hiện ở chỗ trẻ đã xác định được tính chất, đặc điểm của chữ đó bằng cách tìm kiếm các từ, tiếng thông qua các đồ vật. Trẻ tìm đúng các âm theo các chữ mà trẻ đã nhận ra. Như vậy trẻ nhận ra chữ thông qua việc phát âm chứ không phải thông qua mặt chữ. VD: trò chơi “Tai ai thính”, “Tìm chữ cho tranh”Đây là cơ sở quan trọng để trẻ tiếp nhận tri thức của trường phổ thông. Trong khi cho trẻ làm quen với chữ và chữ cái, cần giúp trẻ một số kĩ năng cầm bút, cầm sách, mở từng trang sách, tư thế ngồi của một học sinh. Việc cho trẻ làm quen với chữ không chỉ thông qua các tiết học mà đối với trẻ mẫu giáo phải thông qua nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động tạo hình (vẽ, xé, cắt dán các chữ cái), đặc biệt là các trò chơi. Những trò chơi phát triển giác quan, phát triển các cơ của ngón tay là điều quan trọng để trẻ cầm bút sau này. Cho trẻ làm quen với chữ phải tạo ra được hứng thú, ham muốn đi học, tránh làm thay cho công việc lớp 1. Thật sai lầm khi bắt trẻ tập viết vào một khuôn khổ nhất định, trong khi trẻ chưa được chuẩn bị những kĩ năng cần thiết trước khi tập viết, như vẽ các nét giống với chữ viết được gọi là “tiền chữ viết”. Còn tập viết thực sự là nhiệm vụ của lớp 1 và chỉ đến lớp 1 trẻ mới có thể làm việc này một cách có kết quả. Không nên dạy trước những gì mà trẻ phải học một cách bài bản ở phổ thông. 1.2. Nội dung làm quen với chữ - Dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái tiếng Việt - Dạy trẻ nhận biết các chữ cái thông qua việc tri giác bằng âm thanh - Dạy trẻ nhận biết các kiểu chữ (in hoa, in thường, viết thường) - Dạy trẻ cách liên hệ các chữ cái với các từ đã học và tìm ra các chữ cái có trong các từ đó - Dạy trẻ làm quen với cách tách âm, ghép âm thông qua cho trẻ làm quen với các vị trí của các âm trong từ 26 - Dạy trẻ làm quen với các kĩ năng ban đầu về tiền tập đọc, tiền tập viết: cách ngồi, cách cầm bút, mở sách, đọc 1.3. Yêu cầu cần đạt - Trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái tiếng Việt - Phân biệt và phát âm đúng các âm khó như l – n, b – p, s – x - Phân biệt được các chữ gần giống nhau p – q, b – d, m – n thông qua việc phân tích các nét - Trẻ hứng thú nhận dạng, tìm kiếm các chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi thông qua sách báo, tranh ảnh và các bảng chữ 1.4. Các hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với chữ Làm quen ở đây không có nghĩa là dạy cho các cháu tập đọc, tập viết ,tâp làm tính ... mà cái chính ở dây là giúp trẻ có những biểu tượng về số lượng, nhận dạng được cái chữ cái, và có một số kỹ năng ban đầu của hoạt động học tập. Biểu tượng về số lượng toán học ban đầu cho trẻ em. Đó là một quá trình, từ khi trẻ học mẫu giáo đến khi vào lớp một. Cuối tuổi mẫu giáo trẻ phải có biểu tượng chính xác từ số 1 đến số 10. Mục đích của việc cho trẻ làm quen với chữ cái là giúp trẻ nhận được mặt chữ và phát âm chính xác từng chữ cái. Trên cơ sở đó trẻ thích ứng được với việc học tập, tập viết ở lớp một. Cho trẻ làm quen với chữ cái là nhiệm vụ rất quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Cần phải có chương trình cụ thể và hình thức giúp trẻ làm quen với chữ cái thích hợp, trò chơi, nhất là trò chơi lôtô là một con đường, phương tiện có hiệu quả đối với công tác này . Nhiệm vụ của việc cho trẻ làm quen với chữ cái là giúp trẻ nhận dạng một cách chính xác chữ cái, vị trí không gian các nét chữ, nhận ra được các chữ cái trong một tập hợp các chữ cái tạo ra từ, câu và phát âm chính xác các chữ cái. Việc cho trẻ tập đọc, tập viết, tập làm tính trước sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của trẻ ở lớp một, tạo ra sức ì và giảm hứng thú học tập của các em. Hơn thế nữa kỹ năng của trẻ còn hạn chế, do vậy việc tâp đọc, tập viết... quá khó đối với trẻ, gây ra ức chế của trẻ đối với các hoạt động ở trường mầm non. Vấn đề đặt ra là, cần phải xác định tập đọc (tập đánh vần), tập viết, tập làm tính,...là nhiệm vụ của học sinh lớp một. Để trẻ thích ứng và hoàn thành những nhiệm vụ đó (khi vào lớp một), chương trình giáo dục mầm non cần hoạch định rõ công việc của mình tránh làm thay, làm trước những việc mà giáo viên lớp một phải làm sau này. Vì vậy, ở trường mầm non cần tổ chức cho trẻ làm quen với chữ theo một số hình thức sau: 1.4.1. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động - Trang trí lớp học cho trẻ 5 tuổi khác hẳn với trang trí lớp mẫu giáo bé và nhỡ là trên mỗi bức tranh, góc đồ chơi đều có chữ viết để trẻ có thể “đọc”, tạo cho trẻ làm quen với chữ. Vấn đề không phải là để bắt trẻ đọc đúng các dòng chữ đó mà hàng ngày kích thích trẻ quan sát và tìm các chữ cái và liên hệ với các chữ đã học. Khi trẻ đã nhớ các chữ cái, có thể đọc dòng chữ một cách rõ ràng để cho trẻ làm quen, lần sau trẻ sẽ đọc đúng như vậy. - Tạo góc “thư viện” với những cuốn truyện tranh, sách tranh để trẻ tự “đọc” thậm chí có thể vẽ theo các chữ đó. Đặc biệt, nên chọn cuốn sách tranh đen trắng để cho trẻ tô màu. Khi trẻ “đọc” cô giáo hướng dẫn trẻ cách giở sách đọc từng trang một và bắt đầu đọc từ trang đầu tiên. Khi cô đọc cho trẻ nghe thì cô hướng sự chú ý của trẻ vào từng bức tranh. Sau đó trẻ “đọc” theo hiểu biết của mình. Sau khi trẻ đọc cô gợi ý cho trẻ tìm các chữ cái đã học trên một trang sách, tìm những chữ nào giống nhau, tìm có bao nhiêu chữ giống nhau trên một dòng, một bài 27 1.4.2. Tổ chức “tiết học” Nội dung công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp một được thể hiện đầy đủ, toàn diện trong các “tiết học” và các hoạt động của trẻ trong chương trình giáo dục mầm non. Hiệu quả của nó phụ thuộc rất lớn vào công tác giảng dạy và giáo dục của giáo viên. Trong tiết học trẻ được hoạt động có định lượng rõ rệt, ở đây trẻ được hướng vào việc làm quen với chữ viết. Ví dụ về tiết học cho trẻ làm quen với chữ viết: cho trẻ làm quen với các nhóm chữ cái: x - s, i –c – t, y – g, k – h, l – m – n, 1.4.3. Thông qua hoạt động tạo hình Để chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết tốt sau này, hoạt động tạo hình góp một phần không nhỏ trong việc cho trẻ làm quen với chữ đặc biệt là thông qua cơ quan cảm giác và thị giác. Sự phối hợp mắt – tay là kỹ năng quan trọng trong việc cho trẻ tập viết. Cho trẻ chơi với vở, bút, phấn, chơi với các nét chữ trước khi cho trẻ tập tô. Khi chơi với các nét chữ không nhất thiết phải theo một khuôn khổ nhất định mà chỉ cần trẻ tập viết được liền mạch các nét chữ. Sau đó trang trí thành những hình mà trẻ thích. Như vậy trẻ đã thực sự tập sử dụng bút vào việc tập viết, nhưng trẻ cảm thấy hứng thú và không biết rằng mình đang viết. Ngoài ra trong hoạt động tạo hình cô giáo có thể cho trẻ nhận biết các chữ cái bằng cách cắt, xé, vẽ trên không đường nét của các chữ cái. Như vậy trẻ sẽ có biểu tượng một cách chính xác hơn về các đường nét của chữ cái thông qua cảm giác mà không cần miêu tả bằng lời. 1.4.4. Thôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtmn0002_9954.pdf
Tài liệu liên quan