Giáo trình Chuẩn bị điều kiện nuôi hươu nai

Cấu trúc giáo trình mô đun chuẩn bị điều kiện nuôi hươu, nai gồm có 5 bài:

Chọn phương thức nuôi hươu, nai; Lập kế hoạch nuôi hươu, nai; Chọn địa điểm

chuồng nuôi hươu, nai; Chuẩn bị chuồng nuôi hươu, nai; Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị

nuôi hươu, nai.

Giáo trình được viết theo phương châm: đơn giản, cô đọng, dễ hiểu, dễ làm

và phù hợp với trình độ của hầu hết những người nông dân nuôi hươu, nai.

pdf65 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị điều kiện nuôi hươu nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung 1. Chuẩn bị máng ăn - Máng ăn xây bằng xi măng Hình 1.5.1. Máng ăn bằng xi măng - Máng ăn làm bằng cao su Hình 1.5.2. Máng ăn bằng cao su - Máng ăn làm bằng gỗ 48 Hình 1.5.3. Máng ăn bằng gỗ - Máng ăn được đặt ở phía trước của ô chuồng. - Máng ăn treo ngang tầm với hươu, nai hoặc để ngoài chuồng cho chúng thò đầu ra lấy thức ăn. Hình 1.5.4. Máng ăn để dưới nền chuồng - Máng phải được vệ sinh, sát trùng trước khi sử dụng. 2. Chuẩn bị máng uống - Máng uống xây bằng xi măng có thể hình tròn hoặc hình vuông - Loại máng này thường áp dụng cho nuôi hươu, nai chăn thả 49 Hình 1.5.5. Máng uống xây bằng gạch và xi măng Hình 1.5.6. Máng uống bằng cối đá và xi măng - Máng uống có thể làm bằng cao su, chậu nhôm hoặc cối đá. Hình 1.5.7. Máng uống bằng chậu nhôm Hình 1.5.8. Máng uống bằng cao su 50 - Máng uống được đặt ở trước của chuồng nuôi hoặc ở sân chơi - Đối với nuôi nhốt khi nào cho hươu, nai uống thì cho máng uống vào, khi uống xong lại bỏ máng ra. - Trước và sau khi cho uống nước cần vệ sinh sạch máng uống. 3. Chuẩn bị dụng cụ cung cấp thức ăn, nước uống - Dụng cụ cung cấp nước uống: Xô, thùng, máy bơm, bể, ống dẫn nước - Dụng cụ cung cấp thức ăn: Xe cải tiến, rổ, thúng, quang gánh - Kiểm tra nếu thấy thiếu số lượng các dụng cụ cung cấp thức ăn, nước uống cho hươu (nai) thì phải bổ sung. Còn hỏng hóc phải sửa chữa và thay thế. - Tất cả các dụng cụ phải thường xuyên vệ sinh, sát trùng. 4. Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh - Máy bơm cao áp rửa chuồng, tắm cho hươu (nai) - Chổi que, chổi nhựa, bàn chải - Cuốc, xẻng, xô thùng - Xe cải tiến chở phân, rác thải - Bình phun thuốc sát trùng - Xô thùng pha thuốc sát trùng - Tất cả các dụng cụ phải được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng phục vụ chăn nuôi 5. Chuẩn bị dụng cụ thú y Hình 1.5.8. Các loại bơm tiêm Hình 1.5.9. Các loại kéo - Bơm tiêm, kim tiêm các loại - Khay inoxanh, kéo 51 - Ống nghe, nhiệt kế Hình 1.5.10. Dây truyền Hình 1.5.11. Nhiệt kế 6. Chuẩn bị hệ thống chiếu sáng - Có đủ ánh sáng tự nhiên trong chuồng. - Cần chú ý đến khoảng trống trước chuồng và các cây bóng mát quanh chuồng. - Khoảng cách giữa chuồng với dãy chuồng (nhà) bên phải bằng 1,5 - 2 lần chiều cao của chuồng. - Mở các ô thoáng ở thành chuồng nuôi (thành chuồng xây gạch) - Dùng hệ thống chiếu sáng nhân tạo (bóng điện) và lấy ánh sáng tự nhiên bằng dùng tấm kính trên mái. - Hình 1.5.12. Quạt cây Hình 1.5.13. Quạt treo tường 7. Chuẩn bị hệ thống làm mát - Chuồng nuôi xây dựng ở nơi cao ráo, thoáng mát. 52 - Hướng chuồng phải tránh được ánh nắng ngay ngắt chiếu trực tiếp vào mùa hè (nam hoặc đông nam). - Xung quanh chuồng nuôi có hệ thống cây xanh tạo bóng mát. - Mái chuồng muôi phải được thiết kế bằng vật liệu không hấp thụ nhiệt như : tôn chịu phản quang, mái gói, mái tranh hoặc làm kiểu 2 mái. - Trên mái chuồng lắp hệ thống con quay nước, hoặc trải rơm rạ. - Trần chuồng nuôi làm bằng vật liệu cách nhiệt. - Trong chuồng nuôi lắp thêm hệ thống quạt thông gió. - Hệ thống cung cấp nước phải đủ, sạch, mát. - Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ. 8. Chuẩn bị hệ thống sưởi ấm - Hướng chuồng phải tránh được gió mùa đông bắc thổi trực tiếp về mùa đông (nam hoặc đông nam). - Dùng rèm che, che kín xung quanh chuồng. - Sử dụng hệ thống sưởi ấm đối với hươu, nai con như : hệ thống dây may so, bóng hồng ngoại, bóng đèn vàng, đèn gas. - Nền chuồng nuôi cao, không đọng nước và luôn khô ráo B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1.1. Hãy trình bày cách bố trí máng ăn, máng uống cho hươu, nai. 1.2. Liệt kê và trình bày cách bố trí các dụng cụ nuôi hươu, nai. 1.3. Trình bày cách chuẩn bị các hệ thống: chiếu sáng, làm mát, sưởi ấm chuồng nuôi hươu, nai. 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành số 1.5.1. Chuẩn bị và bố trí dụng cụ dụng cụ nuôi hươu, nai. 2.2. Bài thực hành số 1.5.2. Vệ sinh, sát trùng dụng cụ nuôi hươu, nai C. Ghi nhớ 1. Lựa chọn máng ăn, máng uống phù hợp, chắc chắn, rẻ tiền và dễ vệ sinh. 2. Bố trí dụng cụ, thiết bị chăn nuôi hợp lý, khoa học và hiệu quả. 3. Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi đúng kỹ thuật và an toàn dịch bệnh. 53 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất c a mô đun - Vị trí: Mô đun chuẩn bị điều kiện nuôi hươu, nai là mô đun cơ sở nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nuôi hươu, nai; được giảng dạy đầu tiên trong các mô đun. Mô đun chuẩn bị điều kiện hươu, nai có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun chuẩn bị điều kiện nuôi hươu, nai được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp người học nghề có năng lực thực hành chuẩn bị điều kiện hươu nai. II. Mục tiêu - Kiến thức + Trình bày được cách chọn phương thức nuôi và địa điểm nuôi. + Trình bày được cách lập kế hoạch nuôi. + Mô tả được các công việc chuẩn bị chuồng nuôi, dụng cụ nuôi. - Kỹ năng + Chọn được phương thức và địa điểm nuôi phù hợp. + Lập được kế hoạch nuôi hươu, nai phù hợp với điều kiện thực tế. + Thực hiện được các bước công việc chuẩn bị chuồng nuôi, dụng cụ nuôi. - Thái độ + Cẩn thận, khách quan, trung thực + Tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật chuẩn bị điều kiện nuôi. + Có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn sinh học. III. Nội dung chính c a mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ01-01 Chọn phương thức nuôi Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 8 2 6 54 Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ01-02 Lập kế hoạch nuôi Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 16 2 13 1 MĐ01-03 Chọn địa điểm chuồng nuôi Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 8 2 6 MĐ01-04 Chuẩn bị chuồng nuôi Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 20 4 14 2 MĐ01-05 Chuẩn bị dụng cụ nuôi Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 16 2 13 1 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 72 12 52 8 * Tổng số thời gian kiểm tra (8 giờ) gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun: 4 giờ (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun: 4 giờ. IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 4.1. Bài thực hành số 1.1.1. Khảo sát hiện trạng các phương thức nuôi hươu, nai tại địa phương. - Mục tiêu: Điều tra, khảo sát và đánh giá được các phương thức nuôi hươu, nai tại nơi tổ chức lớp học. - Nguồn lực: Sổ sách ghi thông tin điều tra, biểu mẫu điều tra, bảng các phương thức nuôi hươu (nai), giấy, bút. 55 - Cách thức tiến hành: + Chia nhóm học viên: Mỗi nhóm 5 - 10 học viên. + Mỗi nhóm thực hiện khảo sát và đánh giá 2 - 3 trại nuôi hươu, nai. - Nhiệm vụ c a nhóm khi thực hiện bài tập: + Xác định phương thức nuôi + Xác định điều kiện đất đai (đất làm chuồng, đất trồng cỏ, sân chơi, bãi chăn) + Khảo sát chuồng trại chăn nuôi (Diện tích nền chuồng, sân chơi) + Khảo sát quy môi nuôi (tổng số đầu con có trong trại, số con đực giống và lấy nhung, số con cái giống, số đực cái hậu bị, số con con). + Đánh giá ưu, nhược điểm của các phương thức nuôi. - Thời gian hoàn thành: 3 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Ghi chép đầy đủ và chi tiết các thông tin điều tra. Đánh giá đúng thực trạng các phương thức nuôi hươu, nai. 4.2. Bài thực hành số 1.1.2. Đánh giá và chọn phương thức nuôi hươu, nai. - Mục tiêu: Đánh giá được nguồn lực và chọn được phương thức nuôi cho cơ sở nuôi hươu, nai tại nơi tổ chức lớp học. - Nguồn lực: Sổ sách ghi số liệu theo dõi, thước dây, bảng thông tin về các phương thức nuôi hươu (nai), thông tin về nguồn lực của cơ sở, giấy, bút. - Cách thức tiến hành: + Chia nhóm học viên: Mỗi nhóm 5 -10 học viên. + Mỗi nhóm thực hiện đánh giá và lựa chọn mọt phương thức nuôi phù hợp. - Nhiệm vụ c a nhóm khi thực hiện bài tập: + Xác định điều kiện nguồn lực của cơ sở (cơ sở đất đai, tài chính, lao động) + Xác định ưu, nhược điểm của các phương thức nuôi + Lựa chọn phương thức nuôi phù hợp - Thời gian hoàn thành: 3 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Đánh giá đúng thực trạng và lựa chọn được phương thức nuôi hươu, nai phù hợp với cơ sở. 4.3. Bài thực hành số 1.2.1. Lập kế hoạch nuôi hươu (nai) ở quy mô hộ gia đình. - Mục tiêu: Lập được kế hoạch nuôi hươu (nai) ở quy mô hộ gia đình. 56 - Nguồn lực: Hộ gia đình chăn nuôi hươu (nai), bảng thông tin các khoản chi, bảng thông tin các khoản thu, giấy A0, bút màu, bút bi, bút dạ, giấy A4, máy tính. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện lập kế hoạch hươu (nai) ở quy mô hộ gia đình. - Nhiệm vụ c a nhóm khi thực hiện bài tập: + Xác định quy mô nuôi (số con nuôi, tỷ lệ các loại trong trại) + Xác định các khoản chi phí (con giống, thức ăn, khấu hao chuồng trại) + Tính chi phí (tính trên một đơn vị cụ thể) + Xác định các khoản thu + Tính các khoản thu + Tính lỗ - lãi + Cân đối lại kế hoạch nuôi hươu (nai). - Thời gian hoàn thành: 6 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Liệt kê đầy đủ các khoản chi phí, các khoản thu. Tính chính xác các khoản chi, các khoản thu và lỗ - lãi của bản kế hoạch nuôi hươu (nai). 4.4. Bài thực hành số 1.2.2. Lập kế hoạch nuôi hươu, nai ở quy mô trang trại. - Mục tiêu: Lập được kế hoạch nuôi hươu (nai) ở quy mô trang trại. - Nguồn lực: Trang trại chăn nuôi hươu (nai), bảng thông tin các khoản chi, bảng thông tin các khoản thu, giấy A0, bút màu, bút bi, bút dạ, giấy A4, máy tính. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện lập kế hoạch hươu (nai) ở quy mô trang trại. - Nhiệm vụ c a nhóm khi thực hiện bài tập: + Xác định quy mô nuôi + Xác định các khoản chi phí + Tính chi phí + Xác định các khoản thu + Tính các khoản thu + Tính lỗ - lãi + Cân đối lại kế hoạch nuôi hươu (nai) - Thời gian hoàn thành: 7 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Liệt kê đầy đủ các khoản chi phí, các khoản thu. Tính chính xác các khoản chi, các khoản thu và lỗ - lãi của bản kế hoạch nuôi hươu (nai). 57 4.5. Bài thực hành số 1.3.1. Khảo sát và đánh giá địa điểm một số chuồng nuôi hươu, nai - Mục tiêu: Chọn được địa điểm nuôi phù hợp với phương thức, quy mô nuôi và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y. - Nguồn lực: Khu đất chăn nuôi hươu (nai), bảng thông tin về điều kiện nguồn lực của cơ sở chăn nuôi, giấy A0, bút màu, bút bi, bút dạ, giấy A4. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện chọn địa điểm chuồng nuôi hươu (nai). - Nhiệm vụ c a nhóm khi thực hiện bài tập: + Xây dựng tiêu chí lựa chọn địa điểm chuồng nuôi + Đánh giá địa điểm chuồng nuôi + Lựa chọn địa điểm chuồng nuôi - Thời gian hoàn thành: 6 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xây dựng được tiêu chí lựa chọn. Đánh giá được thực trạng. Lựa chọn được địa điểm chuồng nuôi phù hợp. 4.6. Bài thực hành số 1.4.1. Làm vách (thành) và cửa chuồng nuôi hươu, nai - Mục tiêu: Làm được vách và cửa chuồng nuôi hươu, nai đúng kỹ thuật. - Nguồn lực: Chuồng nuôi hươu (nai), các bản gỗ, cột gỗ, đinh 10 hoặc ốc vít, búa, kìm, đục, bào gỗ, cưa cắt gỗ. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện làm vách và của chuồng nuôi hươu, nai. - Nhiệm vụ c a nhóm khi thực hiện bài tập: + Xác định diện tích ô chuồng + Đọc bản thiết kế + Lựa chọn vật liệu + Chuẩn bị dụng cụ + Làm thành chuồng và cửa chuồng + Kiểm tra độ chắc và khoảng cách. - Thời gian hoàn thành: 8 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Chuẩn bị đầy đủ vật liệu và dụng cụ. Đóng thành (vách), của chuồng đúng yêu cầu kỹ thuật theo bản thiết kế. 4.7. Bài thực hành số 1.4.2. Vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi hươu, nai 58 - Mục tiêu: Chuồng nuôi hươu, nai được vệ sinh, sát trùng đúng kỹ thuật và an toàn dịch bệnh. - Nguồn lực: Chuồng nuôi hươu (nai), dụng cụ vệ sinh, máy bơm, thuốc sát trùng, bảo hộ lao động. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi hươu, nai . - Nhiệm vụ c a nhóm khi thực hiện bài tập: + Lựa chọn phương thức vệ sinh sát trùng + Vệ sinh chuồng nuôi Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh Thu dọn dụng cụ chăn nuôi Quét dọn chuồng nuôi Rửa chuồng nuôi và cống rãnh + Sát trùng, tiêu độc chuồng nuôi Chuẩn bị dụng cụ sát trùng, tiêu độc Lựa chọn loại thuốc sát trùng Tính liều lượng và pha thuốc sát trùng Phun thuốc sát trùng Kéo bạt chuồng nuôi. - Thời gian hoàn thành: 6 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và thuốc sát trùng. Vệ sinh, sát trùng và tiêu độc chuồng nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn toàn dịch bệnh. 4.8. Bài thực hành số 1.5.1. Chuẩn bị và bố trí dụng cụ dụng cụ nuôi hươu, nai. - Mục tiêu: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ nuôi hươu, nai và bố trí hợp lý, đúng kỹ thuật. - Nguồn lực: Chuồng nuôi hươu (nai), máng ăn, máng uống, thiết bị làm mát, thiết bị chiếu sáng, thiết bị sưởi ấm và các dụng cụ lắp đặt. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện chuẩn bị và bố trí các dụng cụ nuôi hươu, nai. - Nhiệm vụ c a nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ nuôi hươu, nai + Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt + Bố trí dụng, cụ và thiết bị chuồng nuôi + Lắp đặt dụng cụ và thiết bị chuồng nuôi 59 - Thời gian hoàn thành: 6 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và thiết bị. Lắp đặt hợp lý, đúng yêu cầu kỹ thuật theo bản thiết kế. 4.9. Bài thực hành số 1.5.2. Vệ sinh, sát trùng dụng cụ nuôi hươu, nai - Nguồn lực: Dụng cụ nuôi hươu (nai), dụng cụ vệ sinh, máy bơm, thuốc sát trùng, bảo hộ lao động. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện vệ sinh, sát trùng dụng cụ nuôi hươu, nai . - Nhiệm vụ c a nhóm khi thực hiện bài tập: + Lựa chọn phương thức vệ sinh sát trùng + Vệ sinh dụng cụ nuôi hươu, nai Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh Lau, rửa dụng cụ chăn nuôi + Sát trùng dụng cụ nuôi hươu, nai Chuẩn bị dụng cụ sát trùng, tiêu độc Lựa chọn loại thuốc sát trùng Tính liều lượng và pha thuốc sát trùng Sát trùng dụng cụ - Thời gian hoàn thành: 6 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và thuốc sát trùng. Vệ sinh, sát trùng dụng cụ chăn nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn toàn dịch bệnh. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Chọn phương thức nuôi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự phù hợp về ưu, nhược điểm của các phương thức nuôi hươu, nai; 1. Đánh giá các ưu, nhược điểm của các phương thức nuôi hươu, nai so với thực tế; 2. Các tiêu chí lựa chọn phương thức nuôi hươu, nai; 2. So sánh với ưu, nhược điểm của từng phương thức nuôi hươu, nai; 3. Sự phù hợp của phương thức nuôi hươu, nai được lựa chọn; 2. So sánh với điều kiện thực tế của cơ sở nuôi hươu, nai khảo sát; 4. Trình tự và thời gian thực hiện công việc; 4. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn; 60 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 5. Mức độ thành thạo, đầy đủ và chính xác trong công việc; 5. Theo dõi quá thực hiện công việc; 6. Khả năng phối hợp của các thành viên trong nhóm. 6.Theo dõi sự tham gia của các thành viên khi thực thực hiện công việc. 5.2. Bài 2: Lập kế hoạch nuôi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự phù hợp của quy mô và cơ cấu đàn hươu, nai lựa chọn; 1. So sánh quy mô và cơ đàn với tiêu chuẩn quy đinh; 2. Sự phù hợp của các khoản chi nuôi hươu, nai; 2. So sánh với yêu cầu quy trình nuôi hươu, nai; 3. Sự phù hợp của các khoản thu từ nuôi hươu, nai; 3. So sánh với mục tiêu và sản phẩm thu được từ nuôi hươu, nai; 4. Kết quả của bản dự toán nuôi hươu, nai; 4. Đánh giá chính xác kết quả bản dự toán so với thực tế sản xuất; 5. Kết quả cân đối bản dự toán nuôi hươu, nai; 5. Đánh giá chính xác kết quả cân đối bản dự toán nuôi hươu, nai; 6. Trình tự và thời gian thực hiện công việc; 6. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn; 7. Mức độ thành thạo, đầy đủ và chính xác trong công việc; 7. Theo dõi quá thực hiện công việc; 8. Khả năng phối hợp của các thành viên trong nhóm. 8. Theo dõi sự tham gia của các thành viên khi thực thực hiện công việc. 5.3. Bài 3: Chọn địa điểm chuồng nuôi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Các tiêu chí lựa chọn địa điểm nuôi hươu, nai; 1. So sánh với tiêu chuẩn quy định về địa lựa chọn địa điểm nuôi hươu, nai; 2. Kết quả khảo sát điều kiện địa điểm nuôi hươu, nai; 2. Đánh giá kết quả khảo sát (quỹ đất, nguồn nước, khu vực xung quanh...); 3. Sự phù hợp của địa điểm nuôi 3. So sánh địa điểm lựa chọn với các tiêu 61 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá hươu, nai được lựa chọn. chí chọn địa điểm nuôi hươu, nai; 4. Trình tự và thời gian thực hiện công việc; 4. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn; 5. Mức độ thành thạo, đầy đủ và chính xác trong công việc; 5. Theo dõi quá thực hiện công việc; 6. Khả năng phối hợp của các thành viên trong nhóm. 6. Theo dõi sự tham gia của các thành viên khi thực thực hiện công việc. 5.4. Bài 4: Chuẩn bị chuồng nuôi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự phù hợp của các kết cấu trong xây dựng chuồng nuôi hươu, nai; 1. So sánh với tiêu chuẩn các kết cấu xây dựng chuồng nuôi hươu, nai; 2. Số liệu ghi chép kết quả kiểm tra chuồng nuôi; 2. Đánh giá, so sánh với tình trạng thực tế chuồng nuôi kiểm tra; 3. Thành chuồng nuôi hươu, nai được đóng chắc chắn và đúng yêu cầu kỹ thuật; 3. Quan sát, đánh giá trình tự và kết quả thực hiện so với tiêu chuẩn công việc và yêu cầu kỹ thuật; 4. Thuốc sát trùng chuồng nuôi lựa chọn đảm bảo an toàn và hiệu quả; 4. So sánh với tính chất và tác dụng của thuốc sát trùng lựa chọn; 5. Sự phù hợp và đầy đủ các dụng cụ vệ sinh và thuốc sát trùng chuồng nuôi hươu, nai; 5. Quan sát, so sánh với yêu cầu kỹ thuật của công việc; 6. Chuồng nuôi đảm bảo sạch sẽ và an toàn dịch bệnh; 6. Quan sát, đánh giá trình tự và kết quả thực hiện so với tiêu chuẩn công việc và yêu cầu kỹ thuật; 7. Trình tự và thời gian thực hiện công việc; 7. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn; 8. Mức độ thành thạo, đầy đủ và chính xác trong công việc; 8. Theo dõi quá thực hiện công việc; 9. Khả năng phối hợp của các thành viên trong nhóm. 9. Theo dõi sự tham gia của các thành viên khi thực thực hiện công việc. 62 5.5. Bài 5: Chuẩn bị dụng cụ nuôi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự phù hợp của máng ăn, máng uống cho hươu, nai; 1. Quan sát, so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật của máng ăn, máng uống; 2. Sự phù hợp về số lượng, chủng loại của các loại dụng cụ vệ sinh, thú y và cung cấp thức ăn; 2. Quan sát, đánh giá kết quả chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh, thú y, cung cấp thức ăn so với yêu cầu kỹ thuật; 3. Sự phù hợp của các thiết bị (làm mát, sưởi ấm, chiếu sáng) chuồng nuôi hươu, nai; 3. Quan sát, so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật của các thiết bị chuồng nuôi hươu, nai; 4. Thuốc sát trùng dụng cụ chăn nuôi đảm bảo an toàn và hiệu quả; 4. So sánh với tính chất và tác dụng của thuốc sát trùng lựa chọn; 5. Sự phù hợp và đầy đủ các dụng cụ vệ sinh và thuốc sát trùng dụng cụ nuôi hươu, nai; 5. Quan sát, so sánh với yêu cầu kỹ thuật của công việc; 6. Dụng nuôi hươu, nai đảm bảo sạch sẽ và an toàn dịch bệnh; 6. Quan sát, đánh giá trình tự và kết quả thực hiện so với tiêu chuẩn công việc và yêu cầu kỹ thuật; 7. Trình tự và thời gian thực hiện công việc; 7. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn; 8. Mức độ thành thạo, đầy đủ và chính xác trong công việc; 8. Theo dõi quá thực hiện công việc; 9. Khả năng phối hợp của các thành viên trong nhóm. 9. Theo dõi sự tham gia của các thành viên khi thực thực hiện công việc. VI. Tài liệu cần tham khảo - Võ Văn Sự, Vũ Ngọc Quý, Hồ Nghĩa Bính, Phạm Trọng Tuệ (2005, 2004). Kỹ thuật chăn nuôi hươu sao. Dự án đa dạng sinh học Việt Nam - Biodiva. - Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cở Ba Vì (2004), Quy trình kỹ thuật chăn nuôi hươu. - Nguyễn Quỳnh Anh(1998), Hươu sao Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội - Trần Quốc Bảo (1992), Nuôi Hươu sao,Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 63 - Tô Du (1993), Nuôi Hươu lấy lộc và sinh sản ở gia đình. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội - Đặng Huy Huỳnh, Đặng Ngọc Cần, Trần Văn Đức, Phạm Trọng Ảnh (1992), Nuôi Hươu sao ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nghệ An. - Cẩm nang nuôi nai, hươu sao, trăn - Đỗ Ngọc Hòe, 2006. Giáo trình vệ sinh chăn nuôi (Dùng trong trường THCN). NXB Hà Nội - New zealand deer farmers , lancare manual 2012 - - - - 64 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 1. Ông Phạm Thanh Hải Chủ nhiệm 2. Bà Đào Thị Hương Lan Phó chủ nhiệm 3. Ông Lê Công Hùng Thư ký 4. Ông Nguyễn Linh Thành viên 5. Ông Nguyễn Ngọc Điểm Thành viên 6. Bà Đỗ Thị Quý Thành viên 7. Ông Nguyễn Hồng Tuấn Thành viên 8. Ông Nguyễn Kiều Hưng Thành viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 1. Ông Nguyễn Quang Rạng Chủ nhiệm 2. Bà Trần Thị Anh Thư Thư ký 3. Bà Đoàn Thị Phương Thúy Thành viên 4. Ông Trần Quang Hùng Thành viên 5. Ông Vương Tuấn Thực Thành viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_chuan_bi_dieu_kien_nuoi_huou_nai.pdf