Giáo trình côn trùng nông nghiệp. phần b: côn trùng gây hại cây trồng chính ở đồng bằng sông cửu long

Bướm có chiều dài thân từ30-35 mm,sải cánh rộng từ70-80 mm.Toàn thân

màu nâu sẫm; đầu và ngực phủmột lớp vảy màu nâu xám.Mắt kép lớn, hình bán cầu.

Râu đầu dạng móc câu. Cánh trước màu nâu đậm. Gốc cánh trước, gần cạnh ngoài có

một túmlông màu vàng tro. Giữa cánh có hai đốmvàng lớn, gần mép ngoài có một

đốmvàng nhỏ, những đốmnày có dạng hình chữnhật. Thời gian sống của bướm

khoảng 2 tuần, trong thời gian này một bướm cái đẻkhoảng 200 trứng.

Trứng màu trắng, hình bán cầu, đường kính từ1,5-2 mm, đỉnh hơi thon và lõm

xuống, có những đường vân xiên nổi lên theo chiều dọc của trứng nhưcác cạnh.

Trứng được đẻrải rác hay thành từng hàng từ2-8 cái ởbìa lá. Khi sắp nởtrứng có

màu đen. Thời gian ủtrứng từ5-7 ngày.

Khi mới nởsâu màu trắng sữa, vừa nởra sâu ăn hết vỏtrứng. Đốt ngực thứnhất

và thứhai nhỏ, thắt lại nhưcổchai; đốt thứba đến đốt thứnăm todần, đốt thứsáu

phát triển bình thường. Sâu có 3 đôi chân ngực không phát triển nhưng 4 đôi chân

bụng rất phát triển. Sâu có 5 tuổi, phát triển trong thời gian từ14-20 ngày.

Nhộng màu

xámxanh và có phủ

một lớp phấn trắng

bên ngoài, dài từ35

đến 40 mm,gai đuôi

dạng hình móc câu

cứng. Thời gian

nhộng từ7 -10 ngày

pdf233 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1886 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình côn trùng nông nghiệp. phần b: côn trùng gây hại cây trồng chính ở đồng bằng sông cửu long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lá bị cắt rời ra sẽ rơi xuống đất. Ấu trùng nở ra sẽ sống ngay trên phần lá rơi xuống đất, khi lớn đủ sức chui xuống đất làm nhộng. Thành trùng vũ hóa khi xoài vừa có lá non và gây hại cây xoài bằng 2 cách: - Ăn phá lá non làm cây bị mất sức. - Cây bị mất lá, đỉnh sinh trưởng bị kích thích, cây đâm nhiều chồi non, ảnh hưởng đến sự ra trái. 3. Biện pháp phòng trị - Gom các lá bị cắt lại đốt để giảm mật số của thế hệ sau. - Cày xới đất để diệt nhộng. SÂU NÁI Tên khoa học: Parasa lepida (Cramer) Họ: Limacodidae, Bộ: Cánh Vảy (Lepidoptera) 1. Đặc điểm hình thái và sinh học Bướm có cánh căng từ 35 - 40 mm, cánh trước màu xanh lá cây, có một đốm màu nâu ở gần cạnh trước và dọc cạnh ngoài của cánh trước và cánh sau có một đường viền lớn màu nâu nhạt với đường viền màu nâu đậm ở phía ngoài. Ngực có màu xanh lá cây. Ấu trùng và bướm Parasa lepida (Theo Holloway và ctv., 1987; Cock và ctv., 1987) Trứng hình bầu dục dẹp trong suốt, thường được đẻ thành từng nhóm từ 15 đến 20 cái và xếp chồng lên nhau như vảy cá. Sâu có màu vàng xanh, rất giống màu của lá. Trên lưng có một hàng gai nhô ra màu nâu nhạt và hai bên hông có 2 hàng màu xanh lơ, mỗi hàng có một đường màu đậm hơn nằm hai bên cạnh. Có nhiều chùm lông sắp xếp đều đặn dọc theo thân sâu, 4 chùm lông ở gần đầu và phía sau đuôi màu đỏ và ngắn. Ngoài ra còn có 4 chấm đen ở cuối đuôi. Sâu phát triển từ 40-50 ngày. Ban ngày sâu nằm bất động ở mặt dưới lá. Sâu rất ngứa khi chạm phải vì các lông nhọn và dễ gãy trong da, chổ gãy của lông sẽ tiết ra chất độc dị ứng với da 154 Chương III. Sâu hại cây ăn trái – Cam quít, xoài, nhãn, chuối Nhộng nằm trong kén hình cầu màu nâu, đuờng kính khoảng 10 mm. Thời gian nhộng khoảng 6 tuần. Sắp vũ hóa nhộng khoét một vòng hình nấp trên đầu kén để bướm chui ra. 2. Tập quán sinh sống và cách gây hại Sâu ăn gặm lá thành từng lổ nhỏ, có khi chỉ chừa lại gân. Mặc dù vậy thiệt hại thường không đáng kể vì chỉ làm giảm sức tăng trưởng của cây. 3. Biện pháp phòng trị Nếu cần, có thể phun thuốc khi sâu còn ở tuổi nhỏ. B. SÂU HẠI BÔNG RẦY BÔNG XOÀI Tên khoa học: Idiocerus niveosparsus Lethierry Họ Rầy Xanh (Cicadellidae), Bộ Cánh Đều (Homoptera) Trên cây xoài thường có nhiều loài rầy gây hại bông. Ở Việt Nam chủ yếu gặp loài Idiocerus niveosparsus Lethierry. Ngoài ra, một loài khác ít phổ biến hơn là I. clypeus (Lethierry), đa ký chủ, tấn công nhiều loạoi cây khác như thuộc họ Rutaceae chẳng hạn. 1. Phân bố và ký chủ Rầy xuất hiện nhiều ở Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Formose. Loài này chỉ gây hại duy nhất trên cây xoài. 2. Đặc điểm hình thái và sinh học Thành trùng của loài Idiocerus niveosparsus Lethierry có thân dài khoảng 4 mm, cánh màu nâu, trên cánh phần giáp với ngực có một băng trắng chạy ngang. Trứng màu trắng trong khi mới đẻ, sắp nở chuyển sang màu vàng. Thời gian ủ trứng từ 4-7 ngày. Ấu trùng khi mới nở có màu trắng sữa, có 5 tuổi với thời gian phát triển từ 8 đến 10 ngày. Loài I. clypeus có thành trùng nhỏ hơn, dài 3,5-4,0 mm xanh lục lợt đến đậm, ấu trùng màu xanh lục non đến xanh lục ngả đen. Đặc điểm về vòng đời cũng tương tự. 155 Chương III. Sâu hại cây ăn trái – Cam quít, xoài, nhãn, chuối Idiocerus niveosparsus và I. c thành trùng và quần thể tấn công bông xoài (Theo Chong và ctv., 1984; Thu Cúc, 2000) lypeus: 3. Tập quán sinh sống và cách gây hại Thành trùng mới vũ hóa rất linh động và liền sau đó di chuyển tới chồi, lá non, bắt đầu đẻ trứng, ngay cả trên chồi non còn cuốn lại, hoặc trên gân chính của lá, chúng còn đẻ trứng trên từng hoa nhỏ hay trên cành nhỏ. Cả thành trùng và ấu trùng đều sống trong lá xoài và nhảy xào xạc khi bị động đến. Khi xoài trổ bông thì rầy tập trung chích hút trên bông, chồi non. Rầy cái dùng bộ phận đẻ trừng nhọn ở cuối bụng đẻ trứng rải rác vào bên trong cuống của chồi non. Rầy đẻ trứng và chích hút nhiều gây ra hai hiện tượng như sau: - Số lượng trứng đẻ nhiều trên các bộ phận trên cành non, bông gây vết thương làm cho các phần trên bị khô, héo và có thể rụng. - Sự tập trung chích hút của thành trùng và ấu trùng làm cây bị suy yếu. Rầy còn tiết ra chất đường thu hút nấm đen tới đóng quanh nơi rầy bám hoặc các tầng lá phía dưới làm cản trở quang hợp của cây. Nếu mật độ rầy cao thì xoài sẽ không đậu bông và rụng trái 4. Biện pháp phòng trị - Sử dụng các loại thuốc đặc trị rầy, tốt nhất là nên ngừa sớm khi xoài vừa có nụ hoa nếu quan sát thấy có nhiều rầy trú trong lá. Khi mật số khoảng 5 con/phát hoa có thể làm hoa rụng. Khi xoài đang ra hoa nếu áp dụng thuốc thì nên thận trọng vì có thể ảnh hưởng đến các côn trùng thụ phấn hoa. Sau đó nên áp dụng lại nếu mật số rầy còn cao vào giai đoạn tượng trái. - Dùng bẩy đèn thu hút thành trùng. - Sau khi thu hoạch trái nên tỉa bớt cành cây để giảm nơi trú ẩn của rầy 156 Chương III. Sâu hại cây ăn trái – Cam quít, xoài, nhãn, chuối C. SÂU HẠI THÂN, CÀNH XÉN TÓC ĐỤC THÂN Tên khoa học: Plocaederus ruficornis (Newman) Họ Xén Tóc (Cerambycidae), Bộ Cánh Cứng (Coleoptera) 1. Phân bố và ký chủ Loài này ghi nhận là gây hại trên cây xoài tại các quốc gia vùng nhiệt đới như Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Philíppin, đảo Bornéo thuộc Indonesia. 2. Đặc điểm hình thái và sinh học Xén tóc có thân màu nâu đen, dài từ 2,5-4 cm. Râu rất dài, màu đỏ, bằng hoặc hơn thân mình (con đực); sáu chân cũng màu đỏ với đốm nâu đậm ở cuối đùi và cẳng chân. Trên cánh cứng có những đốm gồ màu đen hoặc nâu. Ngực trước có u nhỏ trông gồ ghề, mỗi bên có một gai đưa ra giống như hai cái sừng. Thành trùng có thể sống nhiều tháng, ăn mật và phấn hoa hoặc các phần non của đọt cây. Trứng tròn, màu trắng được đẻ rải rác trong các vết nứt của vỏ cây. Trứng nở trong thời gian từ 2-3 ngày. Ấu trùng có thân màu vàng nhạt, đầu rất nhỏ và hay rút xuống phía dưới, chân thoái hoá còn rất nhỏ, có đời sống rất lâu, có thể đến 7-8 tháng ngay bên trong thân cây, do đó khả năng phá hại rất cao. Mới nở ấu trùng rất mềm yếu nhưng khoảng 1 tuần là trở nên cứng bình thường và rất linh động. Trước khi làm nhộng ấu trùng đục một lỗ để sau thành trùng chui ra. Thời gian nhộng có thể từ 1 đến 2 hay 3 tháng. 3. Tập quán sinh sống và cách gây hại Thành trùng thường bị thu hút bởi ánh sáng đèn vào đầu mùa mưa sau khi vừa trưởng thành. Thành trùng cái đẻ trứng trong các cháng ba của cây, trong các vết nứt hay vết thương ở trên thân cây. Ấu trùng sau khi nở ăn vỏ cây thành những đường ngoằn nghoèo không đều nhau. Càng lớn ấu trùng ăn càng nhiều và gây ra tiếng động rất dễ nghe thấy. Sau đó chúng đục vào thân do các vết bệnh trên thân và đục dần lên. Đôi khi không có điểm thích hợp để đục vào, ấu trùng di chuyển dần xuống phía dưới gốc và đục chui vào bên trong làm thành những đường hầm ngoằn ngoèo bên trong thân, các đường này chứa phân do chúng thải ra. Nấm mốc sẽ theo các vết đục này xâm nhập tiếp theo sau. Đường đục có thể dọc theo bên ngoài thân cây hay đi thẳng vào trung tâm, và đường đục càng lớn dần với tuổi của ấu trùng. Cây bị tấn công vào giai đoạn nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng rất nhiều, mạch dẫn nhựa tắt nghẽn làm cho cành bị khô héo và rụng lá, các lổ do ấu trùng đục vào bị chảy nhựa và cành dễ gảy. 157 Chương III. Sâu hại cây ăn trái – Cam quít, xoài, nhãn, chuối Plocaederus ruficornis: a. Thành trùng, b. Ấu trùng, c. Nhộng, d. Thân cây xoài bị hại (Hình theo Singh, 1968) 4. Biện pháp phòng trị - Không nên chặt hay lột vỏ cây để kích thích cây ra trái vì sẽ tạo nơi thuận tiện cho thành trùng cái đến đẻ trứng. - Có thể dùng bẩy đèn để bắt bớt thành trùng. - Thường xuyên thăm vườn cây và nếu phát hiện thấy cây bị hại nhưng nhẹ thì có thể dùng cây xoi lổ xong nhét thuốc trừ sâu dạng hột vào bên trong thân cây, sau đó trét đất lại. Nếu cây có nhiều cành bị hại thì chặt bỏ cành hư, gom lại và đốt. Ngoài ra có thể dùng các thân cây khô để rải rác trong vườn để thu hút thành trùng tới xong tiêu diệt. SÂU ĐỤC CÀNH Tên khoa học: Chlumetia transversa Walker Họ Gelechidae, Bộ Cánh Vảy (Lepidoptrea) 1. Đặc điểm hình thái và sinh học Thành trùng là một loài bướm màu nâu nhỏ, thân có chiều dài từ 8-10 mm. Cánh sải rộng từ 17-20 mm. Cánh trước màu bạc óng ánh, phần giáp với thân màu hơi sậm, cạnh ngoài có những sọc ngang gảy khúc rất nhỏ và 1 hàng chấm đen ở sát bìa cánh. Cánh sau màu nhạt hơn. Trứng được đẻ thành rải rác trên lá và chồi non và nở trong vòng từ 2 - 3 ngày. Ấu trùng màu hồng, dài từ 2-3 mm khi lớn đủ sức, phát triển trong thời gian từ 8-15 ngày. Nhộng màu nâu, phát triển trong thời gian từ 8-12 ngày. 158 Chương III. Sâu hại cây ăn trái – Cam quít, xoài, nhãn, chuối Chlumetia transversa: triệu chứng trên đầu cành non, bướm và nhộng (Theo Singh, 1968; Thu Cúc, 2000) 2. Tập quán sinh sống và cách gây hại Bướm bị thu hút nhiều bởi ánh sáng đèn, nhất là trong những đêm trời tối và không có gió với ẩm độ khoảng 90%. Bướm đẻ trứng vào ban đêm, rải rác trên các chồi và lá non. Khi vừa nở, sâu đục vào gân chính của lá non mềm nhất; khoảng 2 ngày sau, cơ thể to hơn, sâu chui dần vào chồi ngọn gần đỉnh sinh trưởng. Sâu thường sâu chỉ ăn trong một lóng, nhưng nếu lóng có chiều dài ngắn hơn 5 cm, sâu có thể đục xuyên qua mắt để sang lóng kế. Thường sâu chỉ ăn từ trên xuống. Lá các chồi bị hại thường héo và rụng. Chồi non bị hại sẽ héo, không cho hoa. Nếu sâu tấn công trên hoa sẽ là rụng bông. Sâu làm nhộng trên vỏ cây, trên hoa khô, trong kẻ nứt của vỏ cây hay trong đất. 3. Biện pháp phòng trị Ngắt bỏ và tiêu hủy các cành bị hại trước khi sử dụng thuốc, 1 hoặc 2 lần trong một tháng khi cây ra lá non. Nên sử dụng các loại thuốc cop1 tính lưu dẫn. MỌT ĐẦU DÀI ĐỤC CÀNH (Lòai mới đang theo dõi) SÂU ĐỤC (HỘT) TRÁI Tên khoa học: Noorda albizonalis (Hampson) Tên khác: Deanolis albizonalis Hampson Họ Pyralidae, Bộ Lepidoptera Đây là loài gây hại nhiều cho cây xoài trong thời gian gần đây. Tại các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ, đây là đối tượng sâu hại rất quan trọng. Sâu hiện 159 Chương III. Sâu hại cây ăn trái – Cam quít, xoài, nhãn, chuối diện trên hầu hết các vườn xoài và gây hại năng suất ngày càng một trầm trọng hơn. Trên thế giới, sâu cũng đang gây hại trầm trọng cho xoài ở Thái Lan, Indonesia, Philippines... Chưa tìm thấy cây ký chủ nào khác ngàoi cây xoài. 1. Đặc điểm hình thái và sinh học Bướm có chiều rộng sải cánh từ 27-28 mm, thân màu nâu. Cánh trước màu nâu, cánh sau màu xám trắng. Bướm, ấu trùng và cở trái xoài non thường hay bị đục gây nhiều thiệt hại (An, 2003). a. Giai đoạn trứng. Trứng có hình bầu dục, lúc mới nở có màu trắng ngà, dần dần chuyển sang màu hồng vă khi sắp nở vỏ trứng có màu đậm hơn. Đường kính trứng khoảng 0,2-0,3 mm, rất khó phát hiện trong điều kiện ngoài đồng b. Giai đoạn ấu trùng. Lúc mới nở có kích thước 0,5-0,6 mm, màu trắng, có các sọc ngang màu đỏ rất nhỏ trên lưng, sau đó các sọc này lớn dần lên theo sự phát triển của sâu. Ở tuổi 2, các sọc rõ dần lên, sâu đạt chiều dài khoảng 0,7-0,8 mm. Chuyển sang tuổi 3, sâu có chiều dài 1-1,2 cm. Qua tuổi 4, chiều dài cở 1,3-1,5 cm, đến tuổi 5 sâu lớn khoảng 1,8-2,2 cm, các sọc màu đỏ trên lưng trở nên đậm và khi chuẩn bị làm nhộng thì mặt dưới bụng chuyển sang màu trắng xanh. c. Giai đoạn nhộng. có kích thước từ 11-12 mm, lúc đầu màu vàng nhạt, sau chuyển dần thành màu vàng nâu, thời gian nhộng từ 14-16 ngày. 160 Chương III. Sâu hại cây ăn trái – Cam quít, xoài, nhãn, chuối d. Trưởng thành. Bướm có kích thước trung bnh, chiều ngang sải cánh rộng 22-24 mm, chiều dài thân mình khoảng 11-12 mm. Mặt trên cánh có màu nâu đậm, mép sau của cánh có vân nâu lợt hình gãy khúc, mặt dưới màu xám tro với viền sậm màu ở mép cánh. Bụng của thành trùng ở mặt trên có viền trắng đỏ xen kẻ, cuối bụng của con đực bằng hơn thành trùng cái và đốt chày của chân giữa phình to và có mang một chùm lông màu nâu đen dễ phân biệt với con cái. Thời gian sinh trưởng của sâu đục trái xoài kéo dài từ 38 đến 43 ngày: giai đoạn trứng 4-5 ngày (trung bình 4,22 ngày), giai đoạn ấu trùng có 5 tuổi với 4 lần lột xác kéo dài từ 14-16 ngày (trung bình 14,85 ngày), giai đoạn nhộng từ 11-17 ngày (trung bình 14,47 ngày), giai đoạn trưởng thành từ 6-7 ngày (trung bình 6,71 ngày). Sâu thường gây hại năng trong mùa xoài chính vụ, mùa xoài sớm ít bị gây hại hơn. 2. Tập quán sinh sống và cách gây hại Bướm hoạt động và đẻ trứng vào ban đêm, thường đẻ trứng trên cuống trái, khuất trong phần khô còn sót lại của đài và tràng hoa, rất khó phát hiện. Sâu bắt đầu gây hại khi trái bằng cở ngón chân cái cho dến khi già sắp thu hoạch. Sâu non nở ra bò xuống đít trái để đục vào bên trong trái. Sâu bắt đầu ăn thịt của trái rồi vào trong ăn hạt còn non. Có thể có nhiều sâu cùng tấn công trên một trái. Khi ăn hết hột sâu sẽ bò sang trái lân cận để gây hại tiếp. Khi đủ lớn, sâu bò ra ngoài, nhả tơ để đánh đu xuống làm nhộng ở trong đất. Thời gian làm nhộng khá lâu, khoảng 2 tuần lể. Triệu chứng gây hại tiêu biểu là trái bị sâu đục làm thối đen ở phần đít trái. 3. Biện pháp phòng trị - Phun thuốc khi trái non cở ngón tay hoặc chân cái và quan sát thấy có trên 2% số trái bị sâu đục/cây. Do đó nên theo dõi vườn xoài thường xuyên để theo dõi mật số sâu và tỉ lệ trái bị hại. - Gom và tiêu hủy các trái bị hư vì ấu trùng sẽ chui xuống đất để làm nhộng. -Bao trái bằng giấy keo. - Xén cành tạo tán, tỉa trái để dễ quản lý sâu bệnh. RUỒI ĐỤC TRÁI Tên khoa học: Dacus dorsalis Hendel Còn có tên là: Bactrocera dorsalis Hendel Họ Ruồi Trái Cây (Trypetidae), Bộ Hai Cánh (Diptera) 161 Chương III. Sâu hại cây ăn trái – Cam quít, xoài, nhãn, chuối 1. Phân bố và ký chủ Loài này chủ yếu hiện diện ở các quốc gia trồng cây ăn trái vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ngoài cam, chanh, quít, chúng còn tấn công trên xoài, ổi, mít, nhãn. 2. Đặc điểm hình thái và sinh học Ruồi đục trái cây Bactrocera (Dacus) dorsalis: chu kỳ sinh trưởng và cách gây hại (Huỳnh và Hoàng, 1995) 162 Chương III. Sâu hại cây ăn trái – Cam quít, xoài, nhãn, chuối Ruồi có cơ thể dài từ 6-9 mm, sải cánh rộng khoảng 13 mm. Đầu màu vàng, có dạng hình bán cầu, mặt trước màu nâu đỏ với 6 chấm nhỏ màu đen, phía sau đầu có nhiều lông nhỏ. Râu đầu tương đối ngắn, có 33 đốt, 2 đốt đầu nhỏ và ngắn, đốt cuối dài và to, trên đốt này có một lông nhọn. Ngực màu nâu đỏ hoặc màu nâu tối. Hai bên ngực có 2 đốm màu vàng ở góc phía trước, kế đến là 2 vệt vàng dài đến cuối ngực, phần ngực giáp với bụng có một vệt màu vàng to. Bụng có 2 sọc ngang màu vàng, sọc phía trên nhỏ hơn sọc phía dưới; giữa hai sọc này là một sọc màu đen; đồng thời cũng có một sọc dọc chạy từ sọc vàng cuối cùng đến cuối bụng giống như hình chữ T. Cánh trong có màu khói, gần cạnh trước có màu đậm hơn. Bàn chân có 5 đốt, đốt cuối cùng có hai móng và một miếng đệm rất to. Ở 3 đôi chân thì đốt đùi màu đỏ, còn đốt chày và bàn chân màu vàng. Có thể phân biệt ruồi cái với ruồi đực một cách dễ dàng nhờ ruồi cái có cơ thể to hơn và có bộ phận đẻ trứng dài. Sau khi vũ hóa từ 7-15 ngày, ruồi bắt đầu đẻ trứng. Ruồi sống khoảng từ 20-40 ngày, trong thời gian đó một ruồi cái có thể đẻ khoảng 150-200 trứng, trung bình 50 trứng trong vòng 30 ngày. Trứng ruồi có hình hạt gạo, dài khoảng 1 mm; lúc mới đẻ màu trắng sữa, khi sắp nở chuyển sang màu vàng nhạt. Thời gian ủ trứng từ 2-4 ngày. Dòi mới nở dài khoảng 1,5 mm, lớn đủ sức dài từ 6-8 mm, màu vàng nhạt. Giai đoạn ấu trùng (dòi) gồm 3 tuổi, kéo dài từ 10-14 ngày. Vỏ nhộng là kén giả, có hình trứng dài, lúc đầu có màu vàng nâu, khi sắp vũ hóa chuyển sang màu nâu đỏ. Nhộng dài khoảng 5-7 mm, thời gian nhộng kéo dài từ 7-10 ngày. 3. Tập quán sinh sống và cách gây hại Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc thủng vỏ trái cây và đẻ trứng vào chỗ tiếp giáp giữa vỏ và thịt, trứng được đẻ thành từng chùm trong một lỗ khoét trên trái. Dòi non nở ra đục ăn thịt trái cây, tuổi càng lớn dòi càng đục sâu vào phía trong trái làm trái bị thúi và hư. Ngay sau khi dòi nở ra, tại miệng lỗ chọc ở vỏ trái bắt đầu ứa nước. Triệu chứng này càng về sau càng rõ rệt. Lúc này mép của miệng lỗ chọc hơi nhô cao, tiếp đến là phần vỏ chung quanh lổ bị thúi. Khi lớn đủ sức, nếu trái rụng dòi sẽ di chuyển xuống đất làm nhộng, nếu trái không rụng dòi cũng búng mình cho rơi xuống đất để hóa nhộng. Dòi làm nhộng dưới đất sâu khoảng 3-7 cm. 4. Biện pháp phòng trị - Nhặt và tiêu hủy tất cả trái bị hư rụng xuống đất, vì đây là nơi trú ẩn của dòi, cho vào các hố xong lấp đất lại hoặc cho thuốc trừ sâu xuống để tiêu diệt hoặc có thể cho gà vịt ăn. - Sử dụng chất dẫn dụ như thuộc loại sex pheromone để quấy rối sự bắt cặp hay chất protein thuỷ phân để thu hút con cái. ************************************* 163 Chương III. Sâu hại cây ăn trái – Cam quít, xoài, nhãn, chuối CÂU HỎI GỢI Ý 1. Khi cây xoài bắt đầu trổ bông thì nên có kỹ thuật canh tác nào để chăm sóc cây xoài nhằm bảo vệ hoa và trái non khỏi bị côn trùng gây hại. 2. Khi xoài non mới trồng trong vòng 1-3 năm đầu thì nên chú ý để phòng trị loài sâu hại nào nhằm cho cây mau phát triển và có trái tốt. 164 Chương III. Sâu hại cây ăn trái – Cam quít, xoài, nhãn, chuối SÂU HẠI CÂY NHÃN SÂU ĐỤC GÂN LÁ Tên khoa học: Conopomorpha cramenella Snellen Họ Gracillariidae, Bộ Cánh Vảy (Lepidoptera) Đây là loài côn trùng gây hại phổ biến trên cây nhãn, hiện diện trên 80% vườn và có thể tấn công đến 100% số cây trên vườn và đôi khi gây hại đến 100% lá non, đặc biệt là đợt ra lá non. 1. Đặc điểm hình thái và sinh học Bướm nhỏ, sải cánh rộng từ 8-10 mm, cánh màu nâu xám, gốc cánh trước có một vệt lớn màu vàng, bìa cánh trước và cánh sau có hàng lông dài và mịn màu đen. Râu đầu rất dài. Hai chân trước màu trắng xám rất dài nên khi đậu đầu cất cao hơn cuối cánh. Bướm sâu đục gân lá nhãn Conopomorpha cramenella Snellen (Theo Holloway và ctv., 1987; Thu Cúc, 2000) Sâu nhỏ, kích thước từ 4-6 mm, mình sâu có màu xanh nhạt. Đốt bụng rất dài và có nhiều lông, dưới chân bụng có những móc câu. Thời gian phát triển của ấu trùng khoảng 10 ngày. Nhộng rất nhỏ, lúc đầu có màu xanh nhạt, dần dần chuyển vàng nâu khi sắp vũ hóa, thời gian nhộng từ 6-8 ngày. 165 Chương III. Sâu hại cây ăn trái – Cam quít, xoài, nhãn, chuối 2. Tập quán sinh sống và cách gây hại Bướm cái đẻ trứng vào các lá non vào ban đêm ở phần gân chính của lá khi lá còn rất non, vẫn còn màu đỏ. Sâu non nở ra đục lòn vào bên trong gân lá. Triệu chứng biểu hiện rõ nhất khi lá chuyển sang màu xanh, trông lá giống như bị cháy khô ở phần chóp, làm chậm sự tăng trưởng của cây và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Sâu thường gây hại nặng vào các đợt ra lá non vào các tháng 8 và 9 dương lịch. Đến tuổi trưởng thành sâu thường chui ra mặt dưới các lá bị hại hoặc lá lân cận, kéo một lớp màng mỏng màu trắng và hoá nhộng trong đó. 3. Biện pháp phòng trị. Áp dụng các loại thuốc có tính thấm sâu hay lưu dẫn khi đọt non vừa nhú ra. SÂU ĐỤC CUỐNG TRÁI Tên khoa học: Conopomorpha litchiella Họ Gracillariidae, Bộ Lepidoptera 1. Đặc điểm hình thái và sinh học Bướm có chiều dài thân khoảng mm, sải cánh rộng từ 10-12 mm. Sâu hình dạng rất giống sâu đục gân lá nhãn nhưng có kích thước lớn hơn, dài từ 5-7 mm, mình sâu có màu trắng và có đặc điểm khác với sâu đục gân lá nhãn là chiều dài tất cả đốt bụng đều bằng nhau. Nhộng dài khoảng 1 cm, lúc đầu có màu vàng nhạt, chuyển dần thành màu nâu khi sắp vũ hoá, thời gian nhộng từ 7-9 ngày. 2. Tập quán sinh sống và cách gây hại Sâu thường đục vào trái nhãn, nơi gần cuống trái tấn công ăn chung quanh cuống trái. Sâu thường tấn công và làm rụng trái rất nặng ở giai đoạn trái lớn (khi trái đã có cơm) và trái bị thiệt hại nhiều nhất ở giai đoạn gần thu hoạch. Khi đến tuổi trưởng thành sâu thường đục một lỗ nhỏ gần cuống trái bò lên các lá gần chùm trái kéo lớp màng mỏng màu trắng hóa nhộng trong đó. 3. Biện pháp phòng trị. Áp dụng thuốc khi trái có đường kính khoảng 0,50 cm, từ 7-15 ngày sau áp dụng thuốc thêm một lần nữa. 166 Chương III. Sâu hại cây ăn trái – Cam quít, xoài, nhãn, chuối NHÓM SÂU ĂN BÔNG 1. Đặc điểm hình thái và sinh học Loài 1: Thalassodes falsaria thuộc họ Sâu Đo (Geometridae), bộ Cánh Vảy (Lepidoptera) Bướm có cánh rộng khoảng 2,5 cm, thân mình và cánh có màu xanh, cạnh ngoài của cánh trước và cánh sau có đường viền nhỏ màu nâu. Âu trùng là dạng sâu đo màu xanh hơi vàng (màu rất giống màu bông nhãn), chiều dài cơ thể từ 25-30 mm, trên mình có những chấm nhỏ màu vàng nâu. Nhộng màu xanh nhạt, sau chuyển thành màu vàng nâu khi sắp vũ hóa, dài khoảng 16 mm. Nhộng phát triển trong thời gian từ 6 - 8 ngày. Loài 2: Comibaena sp. thuộc họ Sâu Đo (Geometridae), bộ Cánh Vảy (Lepidoptera) Bướm có chiều rộng sải cánh khoảng 18 mm. Thân mình có màu xanh, cánh trước và cánh sau có 1 đường viền lớn màu vàng nâu. Ở góc sau của cánh trước và góc trước của cánh sau có một vệt lớn màu nâu. Sâu có chiều dài cơ thể khoảng 15 mm, mình sâu có màu vàng nâu. Nhộng màu vàng nâu và chuyển dần sang đen khi gần vũ hóa, sâu kết dính các bông nhãn khô lại và hóa nhộng trong đó. 2. Tập quán sinh sống và cách gây hại Loài Thalassodes falsaria có tập quán nằm sát các nhánh hoa khi bị động nên rất khó phát hiện. Sâu thường tấn công và ăn trụi các nhánh hoa. Có thể có rất nhiều sâu trên một nhánh hoa. Loài này có thể tấn công từ khi hoa bắt đầu nhú ra đến khi đậu trái. Loài Comibaena sp. thường tấn công và ăn các nụ hoa khi chưa nở nhụy và kết dính các bông nhãn khô che kín mình nên rất khó phát hiện. 3. Biện pháp phòng trị Đây là những loài sâu gây hại rất nhiều cho cây nhãn, tấn công mạnh ở giai đoạn cây trổ bông, giai đoạn này nông dân ít sử dụng thuốc trừ sâu vì sợ ảnh hưởng đến sự đậu trái. Nên áp dụng thuốc phòng trị khi nhãn vừa nhú bông khoảng vài phân. 167 Chương III. Sâu hại cây ăn trái – Cam quít, xoài, nhãn, chuối SÂU ĐỤC TRÁI Tên khoa học: Conogethes punctiferalis Guenée Họ Pyralidae, Bộ Cánh Vảy (Lepidoptera) 1. Ký chủ Đây là loài đa ký chủ, ngoài cây nhãn, sâu còn gây hại trên sầu riêng, ổi, mít và một số loại cây ăn trái khác. 2. Đặc điểm hình thái và sinh học Bướm có chiều rộng sải cánh từ 2,5-3 cm, cánh màu vàng, có nhiều chấm nhỏ màu đen. Sâu màu trắng hơi ửng hồng, trên lưng có nhiều chấm nhỏ màu đen, sâu lớn đủ sức dài từ 1,7-2 cm. Nhộng lúc đầu có màu vàng hơi nâu, dần dần chuyển sang nâu đen khi sắp vũ hóa. Kích thước nhộng từ 1,2-1,4 cm và phát triển trong thời gian từ 8-12 ngày. 3. Tập quán sinh sống và cách gây hại Thành trùng hoạt động chủ yếu vào ban đêm, thường đẻ trứng ở các lá đài của chóp trái hoặc nơi dính giữa trái và lá. Đối với cây nhãn: sâu thường tấn công vào trái khi trái mới tượng và chỉ thích trái còn non. Sâu thường đục vào bên trong trái ăn cả phần hột. Khi còn ở bên ngoài sâu thường nhả tơ kết dính các trái non lại. Giai đoạn trái lớn sâu đục làm trái bị hư, kém phẩm chất. Sâu hóa nhộng bằng cách kết tơ gần cuống trái hoặc bên trong phần hột đã bị đục. 168 Chương III. Sâu hại cây ăn trái – Cam quít, xoài, nhãn, chuối Đối với cây ổi: bưóm đẻ trứng vào phần chóp trái, nơi còn dính các lá đài. Sâu thích tấn công những chồi nhiều trái và các trái còn cánh đài ở chóp trái. Sâu nở ra thường ẩn ở phần cuối của trái, sau đó tấn công vào phần thịt trái. Sâu có thể đục trái từ khi trái còn nhỏ đến lúc gần thu hoạch, nhưng gây hại nhiều nhất vào lúc trái có đường kính từ 1-2 cm. Trái non bị sâu đục thường bị biến dạng, khô và rụng, trái lớn bị sâu đục có thể bị thối do nấm tấn công tiếp theo làm thối trái. Sâu thường hóa nhộng ngay trên cành, lá gần trái nơi sâu tấn công, nhộng nằm bên trong kén tơ màu vàng nâu. 3. Biện pháp phòng trị - Đối với cây nhãn: áp dụng thuốc khi trái mới tượng, từ 7 - 10 ngày sau áp dụng lại, đến khi vỏ hột nhãn cứng, nên thay đổi thuốc để tránh sâu quen thuốc. - Đối với cây ổi: - Bóc bỏ lá đài khi trái còn nhỏ. - Bao trái. - Áp dụng thuốc trừ sâu khi trái còn lá đài. 169 Chương III. Sâu hại cây ăn trái – Cam quít, xoài, nhãn, chuối NHÓM BỌ XÍT Tên khoa học: Tessaratoma papillosa (Drury) Họ Bọ Xít Năm Cạnh (Pentatomidae), Bộ Cánh Nửa Cứng (Hemiptera) Loài này chuyên tấn công nhãn, trái vãi và đôi khi chôm chôm. Mật độ của chúng ngày càng gia tăng khi diện tích canh tác nhãn mở rộng. Loài này đặc biệt là thường gây hại nặng cho nhãn da bò. 1. Đặc điểm hình thái và sinh học Thành trùng là loài bọ xít lớn, dài từ 25-28 mm và ngang từ 13-18 mm, thân hình lục giác, màu nâu vàng, chân và râu trung bình. Đặc biệt là chúng tiết ra mùi hôi rất khó chịu và có thể gây phỏng da nếu tiếp xúc phải. Thành trùng cái đẻ trứng thành từng hàng màu nâu trên lá hoặc đọt no

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCong trung nong nghiep - DH Can Tho.pdf
Tài liệu liên quan