Giáo trình Công tác xã hội với đối tượng mại dâm

 + Có kỹ năng sử dụng các phương pháp giảng dạy cùng tham gia, sử dụng các phương pháp: Thuyết trình, bài tập sắm vai, thảo luận nhóm

- Yêu cầu đối với học viên: Học viên là những cán bộ Xã. Phường hiện làm công tác chuyên trách và bán chuyên trách thuộc lĩnh vực LĐTBXH

 - Yêu cầu về cách đánh giá:

+ Thông qua ý thức tham gia đầy đủ, nhiệt tình của học viên

+ Thông qua các bài thảo luận nhóm

 

doc53 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với đối tượng mại dâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản hồi và chia sẻ ý kiến, cảm xúc. BÀI 3: CHĂM SÓC SỨC KHOẺ, CHỮA BỆNH VÀ PHÒNG NGỪA GIẢM TÁC HẠI CHO NGƯỜI MẠI DÂM Chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ cho người mại dâm Thực hiện chữa trị, giáo dục cho người bán dâm tại các Trung tâm giáo dục lao động xã hội và tại cộng đồng. Tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, người bán dâm được khám, chữa bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua đường tình dục; tham gia các hoạt động văn hóa, sinh hoạt nhóm; tham gia vận động thể thao, lao động trị liệu; can thiệp khủng hoảng và tư vấn tâm lý; hướng dẫn và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng sau khi hoàn thành thời gian phục hồi. Tổ chức học văn hóa, xóa mù chữ cho học viên chưa biết chữ đối tượng đang quản lý tại Trung tâm được học nghề và tạo việc làm. Tại cộng đồng, duy trì và thành lập mới các Câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng hỗ trợ người mại dâm và người mại dâm hoàn lương, kết hợp cho vay tín dụng và trợ cấp khó khăn đã giúp người bán dâm tìm kiếm và tạo việc làm. Chính quyền, các đoàn thể các cấp đã thực hiện cảm hóa, giáo dục người bán dâm hoàn lương. Hoạt động can thiệp giảm thiểu lây nhiễm HIV gắn với vấn đề người mại dâm chủ yếu tập trung vào việc cung cấp thông tin, bao cao su, chuyển gửi tới dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện dành cho người mại dâm và các nhóm dân di biến động. Các hoạt động triển khai thực hiện của các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân trên toàn quốc trong công tác phòng chống tệ nạn mại dâm – HIV gồm: Tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV Khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục Khuyến khích sử dụng bao cao su Tổ chức khám chữa bệnh định kỳ hàng quý cho người lao động tại những cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Chương trình này được thực hiện nhằm bảo vệ và giảm thiểu tác hại của tệ nạn mại dâm đối với người lao động làm việc ở những đơn vị kinh doanh dễ bị lợi dụng để tổ chức các hoạt động mại dâm. Kỹ năng tham vấn, xử lý khủng hoảng cho người mại dâm - Kỹ năng tham vấn cho người mại dâm Tham vấn tâm lý cho người mại dâm là quá trình nhân viên CTXH sử dụng các kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để thay đổi cảm xúc, hành vi và tìm kiếm giải pháp có vấn đề của mình Khi tiến hành quá trình tham vấn cho người mại dâm, nhân viên CTXH cần nắm được các thông tin sau: - Thông tin chi tiết về thân chủ và ảnh hưởng từ các mối quan hệ( ông, bà, cha, mẹ, anh chị, em, bạn bè) và cả những rắc rối mà họ đang gặp phải - Tiểu sử xã hội và văn hóa của mỗi thân chủ - Thâm niên bán dâm và hậu quả đối với cơ thể và tâm lý - Những nhu cầu cần hỗ trợ tức thời - Các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề và hỗ trợ Để quá trình tham vấn cho người mại dâm có hiệu quả nhân viên CTXH cần thực hiện các nguyên tắc sau: Đảm bảo tính bảo mật của thông tin Nhiệt tình, chân thành , hiểu biết và có thái độ quan tâm Tôn trọng khách hàng Chấp nhận, không phê phán Có thái độ trung lập Một số kỹ năng quan trọng trong tham vấn cho người mại dâm Kỹ năng lắng nghe tích cực Kỹ năng quan sát Kỹ năng đặt câu hỏi Kỹ năng thấu cảm - Kỹ năng xử can thiệp khủng hoảng + Hiểu một cách đơn giản: khủng hoảng là trạng thái sốc tinh thần do một sự kiện hoặc một chuỗi những sự kiện bất thường gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tầm trọng tới cá nhân. Trong tình trạng này cá nhân thường cảm thấy mất cân bằng, căng thẳng và giảm sút các hoạt động chức năng vốn có. Những biểu hiện tâm lý của người mại dâm khi rơi vào khủng hoảng: . Cô đơn, cảm giác lạc long . Căng thẳng và sợ hãi . Bối rối, mệt mỏi . Vô vọng . Tuyệt vọng + Can thiệp khủng hoảng cho đối tượng tại Trung tâm là một quá trình chữa trị, hỗ trợ cho đối tượng đang trong cơn khủng hoảng để họ có thể đương đầu với khủng hoảng một cách có hiệu quả và trưởng thành từ đó Trong quá trình khủng hoảng hay ngay sau cơn khủng hoảng, đối tượng thường có xu hướng cảm thấy liều lĩnh, hoảng sợ, không nơi nương tựa và dễ bị tổn thương. Sự có mặt của một ai đó thể hiện sự săn sóc, hỗ trợ và sẵn sàng giúp đỡ sẽ có giá trị rất lớn và có thể giúp cho đối tượng trở lại trạng thái bình thường một cách nhanh hơn rất nhiều Như vậy can thiệp khủng hoảng giúp những người trải qua khủng hoảng nhận thức được điều gì đang và sẽ xảy ra, ghi nhận ảnh hưởng của những sự kiện này và học cách thức mới hoặc có hiệu quả hơn đẻ đương đầu với chúng + Một số dấu hiệu nhận biết đối tượng bị khủng hoảng * Dấu hiệu thể chất và sức khỏe: . Cơ bắp bị run hoặc bị co giật . Chóng mặt, khó thở hoặc bị ngất xỉu . Đau cổ và đau lưng . Ngủ nhiều hoặc ngủ ít hơn bình thường . Tim đập nhanh . Khó tập trung, mất trí nhớ hoặc khó giải quyết công việc hàng ngày . Suy nhược cơ thể, lo âu *Dấu hiệu về mặt cảm xúc Trong cơn khủng hoảng, cảm xúc có thể dâng cao đột ngột gây ra tình trạng mất cân bằng giữa lý trí và cảm xúc. Tại thời điểm đó đối tượng có thể có những cách phản ứng kỳ lạ, khó hiểu, đôi khi có vẻ điên rồ. Những phản ứng trong giai đoạn khủng hoảng có thẻ hoàn toàn trái ngược hoặc vượt xa với xu hướng bình thường của họ. * Dấu hiệu về mặt suy nghĩ Những người trải qua khủng hoảng có thể trở nên lẫn lộn và suy nghĩ hỗn độn, họ gặp rất nhiều khó khăn và thường suy nghĩ theo một hệ quả logics chủ quan. Đối tượng có thẻ đi từ ý kiến này sang ý kiến khác một cách lộn xộn, tạo sự giao tiếp rất khó kết nối. Đối tượng có thể cảm thấy mơ hồ, hoang mang , không chắc chắn * Dấu hiệu hành vi . Giảm dần việc thực hiện các chức năng . Xu hướng trở nên kích động trong các hành vi ứng xử . Xu hướng trở lên thờ ơ, vô cảm . Hành vi thể hiện sự phụ thuộc . Hành vi hủy hoại bản thân hoặc làm tổn thương người khác Nhân viên CTXH cần chú ý khi can thiệp khủng hoảng cho người mại dâm: Can thiệp đúng lúc Luôn sẵn sang Luôn giúp đỡ Đảm bảo với khách hàng đây chỉ là gai đoạn tạm thời Giúp khách hàng tìm ra cách giải quyết vấn đề Các kỹ năng cần có trong can thiệp khủng hoảng Có kỹ năng nhận biết, đánh giá mức độ khủng hoảng Đánh giá được nguyên nhân, mức độ nguy hiểm tức thời và dự báo được hành vi tiếp theo Có thể chuyển đối tượng đến một nơi an toàn hơn trong trường hợp bị đe dọa Biết cách trấn an khách hàng Giải thích với đối tượng rằng những tình cảm, cảm xúc họ đang trải qua là bình thường đối với những tình huống không bình thường đó. Giúp đối tượng nhận ra khi nào những hành vi nhất định là không tốt cho họ sau khủng hoảng và hỗ trợ họ thích nghi với các hành vi mới có hiệu quả hơn Nói chuyện với đối tượng, là cách thể hiện tốt nhất với đối tượng, họ sẽ có cảm giác an toàn và giảm được căng thẳng khi có người ở bên chia sẻ Quan tâm đến cảm xúc của đối tượng Có thể kết nối để tìm thêm sự hỗ trợ hoặc chuyển gửi dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng Các dịch vụ xã hội hỗ trợ cho người mại dâm Các mô hình hỗ trợ người mại dâm + Mô hình giáo dục tại xã, phường, thị trấn: Đây là hình thức giá dục với những người bán dâm thường xuyên từ đủ 14 tuổi trở lên để quản lý, giáo dục tại nơi cư trú. Thời hạn áp dụng với nhóm này từ 3 đến 6 tháng. Thời hạn giáo dục tại cơ sở sẽ được bàn giao cho khu dân cư. Quá trình tiếp nhận, giáo dục được quy định rõ trong nghị đinh 163/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định thi hành biện pháp giáo dục người mại dâm tại xã, phương, thị trấn( Phụ lục 1) + Mô hình hỗ trợ tại Trung tâm GDLĐXH Mô hình này tiến hành với đối tượng là người bán dâm có tính chất thường xuyên đủ 16 tuổi trở lên đã bị áp dụng giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định. Không đưa vào cơ sở chữa bệnh người bán dâm dưới 16 tuổi và trên 55 tuổi (Nghị định 135/ 2004/NĐ-CP quy định về việc đưa người mại đam vào các cơ sở chữa bệnh Các hoạt động giảm hại cho người mại dâm + Truyền thông thay đổi hành vi thông qua hoạt động nhóm đồng đẳng, chương trình giảm tác hại + Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch + Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su.( hệ thống nhà thuốc, địa chỉ thân thiện mua bao cao su, bơm kim tiêm + Khám chữa bệnh lây qua đường tình dục; Xét nghiệm HIV và điều trị thuốc kháng vi rút. + Tổ chức các hoạt động nhóm đồng đẳng, chương trình giảm tác hại cho nhóm người mại dâm BÀI 4: HỖ TRỢ TÁI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO NGƯỜI MẠI DÂM Các mạng lưới hỗ trợ người mại dâm tái hoà nhập cộng đồng Biện pháp hỗ trợ nào hiệu quả và phù hợp cho các đối tượng mại dâm đã hoàn lương là điều trăn trở của các nhà quản lý cũng như toàn xã hội. Giúp người mại dâm thay đổi nhận thức, hành vi tái hòa nhập cộng đồng là một chủ trương lớn của nhà nước. Hoạt động này đang được triển khai và thực hiện ở các trung tâm Lao động Xã hội, chi cục phòng chống tệ nạn xã hội, các cơ quan, câu lạc bộ trực thuộc hội phụ nữ ... Tuy nhiên, việc tái hòa nhập cộng đồng của người mại dâm còn gặp nhiều khó khăn nên sự thành công cần sự góp sức chung long của các tổ chức xã hội. - Sự hỗ từ nhóm gia đình: gia đình, người thân cần gắn bó, gần gũi khích lệ người mại dâm hoàn lương, đồng thời quản lý, giám sát trên cơ sở trang bi những kỹ năng quản lý và có biện pháp can thiệp khi cần thiết. Gia đình giữ vai trò là chỗ dựa về tinh thần cho người mại dâm ổn định tâm lý, đoạn tuyệt quá khứ và tự tin tiếp cận các dịch vụ việc làm. - Cán bộ CTXH tại cơ sở/ cán bộ trợ giúp cộng đồng cần tiếp cận giúp người mại dâm khi trở về cộng đồng xây dựng kế hoạch sinh hoạt bản thân, giám sát họ nghiêm túc thực hiện các chuẩn mực gia đình, xã hội. Đây chính là việc tang bị kỹ năng cho lối sống điều độ, không buông thả. Nâng cao ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội cho người mại dâm hoàn lương Cán bộ CTXH cơ sở còn cần tạo điều kiện giúp họ có trình độ kiến thức cơ bản một nghề hay một việc làm. Khi đã có thu nhập từ lao động họ sẽ nâng cao dần ý thức phấn đấu. Cung cấp cho người mại dâm kiến thức, kỹ năng sinh tồn, giúp họ có thể hoạt động bình thường trong cộng đồng và tự tin tiếp cận các dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm và tham gia tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp Giúp đỡ người mại dâm được tham gia chương trình học nghề, tạo công ăn việc làm để hòa nhập cộng đồng. Việc làm ổn đinh, có thu nhập sẽ là yếu tố quan trọng cho người mại dâm không bị lôi kéo về con đường lầm lỡ trước đây. - Các CLB đông đẳng, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên có vai trò quan trọng với người mại dâm hoàn lương. Đây là các tổ chức mà họ tìm thấy sự trợ giúp khi cần thiết trong quá trình tìm việc làm và tạo cơ hội cho họ tham gia các hoạt động xã hội để lấy lại niềm tin cho bản thân. - Cán bộ tư pháp: có khả năng cung cấp hiểu biết pháp luật, chính sách cho người mại dâm khi họ gặp khó khăn trong quá trình tái hòa nhập. Hỗ trợ việc làm cho người mại dâm tái hòa nhập cộng đồng - Khái niệm việc làm - Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO: khái niệm việc làm chỉ đề cập đến trong mối quan hệ với lực lượng lao động. Theo đó, việc làm được phân thành 02 loại: + Việc làm có trả công/trả lương + Việc làm không được trả công nhưng vẫn có thu nhập - Ý nghĩa của việc làm đối với người mại dâm tái hòa nhập cộng đồng + Việc làm đáp ứng nhu cầu nuôi sống bản thân và gia đình + Việc làm giúp người mại dâm hoàn lương phục hồi sức khỏe + Việc làm giúp phục hồi các chức năng, các quan hệ xã hội + Việc làm tăng cường sự tự tin, giảm kỳ thị và tự kỳ thì Các chính sách an sinh xã hội đối với người mại dâm tái hòa nhập cộng đồng Kết nối dạy nghề, tạo việc làm Điều 14 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm quy định nội dung cụ thể của biện pháp kinh tế - xã hội trong việc phòng, chống mại dâm bao gồm: 1. Giải quyết việc làm, tổ chức dạy nghề, hướng nghiệp, xoá đói, giảm nghèo cho những gia đình nghèo, những người không có việc làm. Tạo điều kiện trợ giúp những phụ nữ nghèo được vay vốn, tổ chức tư vấn và hướng dẫn họ tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, kinh doanh, sử dụng vốn làm kinh tế để tăng thu nhập theo các chương trình, dự án nhằm ngăn chặn tệ nạn mại dâm phát sinh, phát triển; 2. Tổ chức chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm cho người bán dâm hoàn lương; trợ cấp khó khăn hoặc tạo điều kiện cho họ vay vốn, tư vấn, hướng dẫn phương pháp sản xuất, kinh doanh để họ có thu nhập ổn định; Theo đó, hiện nay Nhà nước có chính sách hỗ trợ người nghiện ma túy và người mại dâm học nghề ở trung tâm 05, 06 và ở cộng đồng. Hiện nay có trên 50% các đối tượng tại các trung tâm được học nghề. Chi phí học nghề cho các đối tượng đang ở mức thấp. Trong trung tâm, họ chỉ được đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp, học nghề ngắn hạn với thời gian dưới 1 năm, chưa có điều kiện đào tạo nghề cho các đối tượng này ở trình độ trung cấp. Theo chính sách hiện hành, Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm sẽ giải quyết cho các doanh nghiệp vay, tùy vào số lượng lao động thu hút là nhiều hay ít, từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng. Thời gian tới, chính sách này phải phổ biến rộng rãi để nhiều người dân được biết. Đồng thời, phải có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và chính quyền thì mới giải quyết được việc làm cho người mại dâm tái hòa nhập cộng đồng, . Chính quyền địa phương - nơi xác nhận các dự án vay vốn của doanh nghiệp - cần đưa khuyến nghị để gắn trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp, để doanh nghiệp nhận một tỷ lệ lao động nhất định là đối tượng đặc thù nêu trên. Để giúp cho người mại dâm tái hòa nhập cộng đồng một cách hiệu quả, cần tăng cường giúp đỡ họ học nghề và nâng cao khả năng tiếp cận vốn. Cần thiết phải đầu tư dạy nghề trọng điểm, tạo sự kết nối và hỗ trợ giữa ba khâu: nhu cầu thị trường, đào tạo nghề và hỗ trợ giới thiệu việc làm. Đồng thời, xây dựng các mô hình hỗ trợ, tạo điều kiện cho người hoạt động mại dâm được dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ can thiệp dự phòng lây truyền HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục... Chương trình đào tạo nghề cho người bán dâm được quy định cụ thể trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhằm tạo điều kiện giúp đối tượng rời xa tệ nạn và hòa nhập vào đời sống xã hội. Những chương trình và văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân trong công tác hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người bán dâm và người nhiễm HIV hoà nhập cộng đồng. Công tác dạy nghề, giáo dục hoà nhập cho người mại dâm và người nhiễm HIV ở các Trung tâm giáo dục lao động xã hội ngày càng được cải thiện hơn về nội dung và chất lượng. Các trung tâm đã tổ chức dạy nghề kết hợp với lao động sản xuất phù hợp với khả năng của đối tượng, giúp cải thiện sinh hoạt hàng ngày và nâng cao năng lực tái hoà nhập cộng đồng cho đối tượng. Một số trung tâm đã gắn kết hoạt động dạy nghề với giới thiệu, tạo việc làm cho đối tượng thông qua thực hiện các chính sách hỗ trợ, vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhận đối tượng vào làm việc hoặc gia công sản phẩm. Hỗ trợ vay vốn Nghiên cứu chỉ ra rằng sự phân biệt đối xử là một rào cản đối với những người hoạt động mại dâm có ý định bỏ việc bán dâm và kiếm kế sinh nhai khác. Mặc dù Nhà nước có chính sách hỗ trợ vay vốn cho người hoạt động mại dâm trở về với cộng đồng, tuy nhiên, nhiều người không đăng ký vì lo sợ bị cộng đồng kỳ thị. Do vậy, số lượng người mại dâm tiếp cận vốn vay rất thấp. Tổ chức các hoạt động xã hội, các câu lạc bộ, các nhóm đồng đẳng Tuyên truyền, vận động về phòng, chống mại dâm. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức và hành vi về phòng chống mại dâm, giảm lấy nhiễm HIV/AIDS và giảm kỳ thị cần phải phát triển rộng khắp. Trước hết, các hoạt động truyền thông được hướng đến các cộng đồng dân cư, đến đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội, các nhóm đồng dẳng, các cơ quan tổ chức, các cá nhân và gia đìnhđặc biệt hướng vào các nhóm nguy cơ cao: nhóm mại dâm, nhóm tiêm chích ma túy, nhóm quan hệ tình dục đồng giới, nhóm di biến động( lái xe, công nhân các khu công nghiệp, nhóm người di cư từ nông thôn ra thành phố) Về nội dung truyền thông cần tập trung vào cung cấp các kiến thức về HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các biện pháp giảm hại( bơm kim tiêm sạch, bao cao su, ) các vấn đề liên quan đến sử dụng chất gây nghiện, buôn bán người Hình thức truyền thông có thể trực tiếp, gián tiếp thông qua các chương trình, diễn đàn, các buổi truyền thông tập trung, sinh hoạt nhóm đồng đẳng Triển khai hoạt động phòng ngừa tệ nạn mại dâm Ngoài các hoạt động truyền thông nâng cao ý thức pháp luật liên quan đếm mại dâm còn triển khai đồng bộ nhiều hoạt động khác: giải quyết vấn đề thất nghiệp, việc làm, các chính sách về xóa đói giảm nghèo, tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội khác như nạn bạo lực gia đình, xâm hại tình dục trẻ em, buôn bán người Các kỹ năng vận động nguồn lực Kỹ năng tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ Đây là công việc đòi hỏi sự tận tâm, cam kết trước khi mạng lưới được thiết lập và triển khai các hoạt động huy động hiệu quả. Do đó, càn phải có ý thức tìm kiếm và nắm bắt các cơ hội tìm hiểu và tiếp cận các đối tác tiềm năng và cần phải có mối quan hệ rộng rãi. Để có và mở rộng được các mối quan hệ cần: - Tích cực tham gia vào các hội thảo chia sẻ - Lưu ý ghi chép các thông tin của các cơ quan tổ chức mà nhận thấy có khả năng tiếp cận để vận động - Luôn có các thông tin về cơ quan tổ chức của mình để chia sẻ cung cấp trong các cơ hội gặp gỡ các thành viên tiềm năng. VD khi đến dự các hội thảo, tọa đàm, các buổi làm việc với đối tác luôn mang theo tờ rơi giới thiệu về cơ quan/tổ chức mình - Liên tục cập nhật các thông tin đăng tải trên internet về sự ra đời của các tổ chức có liên quan tới mục đích xây dựng mạng lưới và huy động nguồn lực. - Sử dụng các hình thức giao tiếp thích hợp, liên tục cập nhật thông tin về tổ chức. Như vậy, khi tạo lập nhiều mối quan hệ sẽ giúp xây dựng được mạng lưới vững chắc với nhiều thành viên tham gia. Kết quả, tăng cường được sự hỗ trợ và chia sẻ từ mạng lưới. Chính vì vậy, sau khi có được các mối quan hệ cần có khả năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ này. Một số điểm cần lưu ý trong việc duy trì các mối quan hệ: - Về thái độ: + Chân thành: là yếu tố đầu tiên và đảm bảo sự bền vững trong mọi mối quan hệ. Thông qua giao tiếp, hành vi bộc lộ thái độ chân thành của cá nhân, cơ quan, tới những thành viên trong việc trình bày mong muốn hợp tác cũng như những đóng góp của bản thân cơ quan tổ, chức mình. + Tôn trọng: thể hiện trong việc cư xử công bằng, không lấn át, để đối tác được tự quyết định hành động của mình khi tham gia. + Khiêm tốn - Việc cần làm: + Tìm kiếm và nhấn mạnh vào những điểm chung trong mục đích tôn chỉ + Tìm hiểu về thành viên có ý định tham gia + Có sự hiểu biết về khả năng tham gia, hỗ trợ và chia sẻ của thành viên . Thông qua các đồng nghiệp nơi làm việc hoặc các mối quan hệ khác, tìm hiểu về các cá nhân, nhóm tổ chức, cơ quan có quan tâm tới công việc của cơ quan, tổ chức của mình. + Tạo cơ hội tiếp xúc với các thành viên này để giới thiệu về tổ chức, đối tượng, hoạt động của mình với những khả năng về nguồn nhân lực, kĩ thuật, tài chính mà tổ chức bạn có thể có. Việc tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ còn thực hiện qua các phương tiện giao tiếp khác, chẳng hạn như điện thoại, thư tín, thư mời.Tuy nhiên, dù giao tiếp qua hình thức nào đi chăng nữa, việc chứng tỏ sự chân thành, trung thực và tôn trọng luôn được đặt lên hàng đầu. Kỹ năng duy trì các mối quan hệ Duy trì mối quan hệ với vai trò là một thành viên trong mạng lưới, ngoài những yêu cầu về thái độ và các phương pháp như đã đề cập ở trên, còn đòi hỏi sự lưu tâm và đáp ứng đối tác ở nhiều khía cạnh: sở thích, khả năng, những ngày có ý nghĩa đặc biệt vớí đối tác Cần chuẩn bị những cuộc thăm hỏi cá nhân, tặng quà hợp sở thích, tạo ra các cuộc vui chơi hoặc chia sẻ mang tính giáo dục. Đồng thời, phải thường xuyên khai thác thêm những khả năng đáp ứng khác của các thành viên và kiên trì duy trì các hoạt động này. Duy trì mối quan hệ cũng không khác với việc tạo lập mối quan hệ nó đòi hỏi những thái độ, hành vi tương tự như trên, cùng với việc lưu ý lôi kéo sự tham gia các bên vào các hoạt động như thăm nhau, tặng nhau chút quà, nhớ đến những ngày lễ của nhau. Cùng khi đó là cần tiếp tục khám phá những khả năng hỗ trợ từ các bên. Kỹ năng khích lệ sự tham gia Việc huy động vào đóng góp ngân sách cho hoạt động từ thiện thường là những hoạt động mang tính tự nguyện, đặc biệt là từ các cá nhân và các tổ chức mà đối tượng phục vụ của họ không phải nhóm này. Chính vì vậy, để có được sự tham gia và duy trì sự hảo tâm này cần phải có được các kĩ năng khích lệ sau: - Hiểu tâm lý của cá nhân, đại diện cho các tổ chức tiềm năng. - Cung cấp các thông tin khích lệ lòng tự hào của cá nhân và tổ chức khi tham gia vào hoạt động từ thiện hoặc mạng lưới hỗ trợ. - Tạo các cơ hội để các cá nhân, tổ chức tham gia vào chiến dịch huy động nguồn lực được công chúng biết tới thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức phù hợp. - Không bỏ lỡ cơ hội khi cá nhân và tổ chức còn lưỡng lự, hỗ trợ quyết định tham gia của họ - Không bỏ qua việc cảm ơn những đối tác tích cực trong mạng lưới và những đơn vị cá nhân tham gia vào chiến dịch huy động - Chuẩn bị cơ cấu lãnh đạo và phân công hợp lý người đảm trách công việc cho các nhóm, chẳng hạn, nhóm chịu trách nhiệm ghi lại sự đóng góp và gói quà tặng, nhóm tiếp tục hoạt động huy động ngân sách, hoặc đảm trách hoạt động truyền thông - Lưu ý rằng, chìa khoá của thành công là tìm kiếm những tình nguyện viên có kiến thức về huy động ngân sách và đặc biệt cam kết với tổ chức cũng như sự nghiệp của tổ chức. Trước khi tiến hành thực hiện chiến dịch, cần phải trả lời các câu hỏi sau: - Tình trạng hiện nay về việc từ thiện tại địa bàn của bạn là gì? - Có tổ chức/ đơn vị nào cũng dự đinh triển khai chiến dịch không? - Chủ đề để phát động chiến dịch là gì? Có hấp dẫn không? - Hoàn cảnh hiện nay hỗ trợ hay cản trở chiến dịch của bạn? - Hình ảnh trước công chúng về cơ quan của bạn là gì?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_cong_tac_xa_hoi_voi_doi_tuong_mai_dam_1616.doc