Giáo trình kinh tế lâm nghiệp

Quản lý rừng bền vững là khía cạnh của phát triển bền vững trong lâm nghiệp. Nguyên tắc bền vững trong lâm nghiệp đã có một lịch sử tiến hóa dài từ thế kỷ 17 ở Đức và Pháp. Khái niệm mang tính “hiện đại” sớm nhất được Hartig đưa ra năm 1804 ở Đức như sau:

“. sử dụng chúng [rừng] tới một phạm vi lớn nhất có thể cho phép nhưng vẫn phải theo cách để cho thế hệ tương lai sẽ ít nhất cũng hưởng lợi nhiều như thế hệ đang sống”.

Kể từ đó đến nay, không có một khái niệm riêng nào được chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên, có thể thấy rằng khái niệm về phát triển bền vững của Brundtland Commision năm 1987 rất gần với khái niệm của Hartig. Hiện đang tồn tại rất nhiều định nghĩa thế nào là QLRBV do nó vững có thể được hiểu theo các cách khác nhau bởi các cá nhân và tổ chức khác nhau. FAO (1991) cho rằng “quản lý rừng bền vững phải nhằm mục đích đảm bảo rằng các giá trị từ rừng đáp ứng nhu cầu hiện tại trong khi vẫn đảm bảo khả năng sẵn có và đóng góp của chúng cho các nhu cầu phát triển lâu dài”. Một khái niệm tổng quát hơn được đưa ra trong Tiến trình Helsinki 1993 như sau:

 

“quản lý rừng bền vững nghĩa là quản lý và sử dụng rừng và đất rừng theo cách và theo tỷ lệ sao cho duy trì được tính đa dạng sinh học, năng xuất, khả năng tái sinh, trường tồn và tiềm năng của chúng để phát huy các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội ở quy mô khu vực, quốc gia và toàn cầu trong giai đoạn hiện tại và tương lai, và không gây hủy hoại đối với các hệ sinh thái khác” (MCPFE 1993:1).

De Montalembert và Schmithüsen (1994:154) thì lại cho rằng “quản lý rừng bền vững được dựa trên sự cân bằng giữa lợi ích cá nhân với lợi ích công cộng và sự cân bằng quyền sử dụng cũng như phúc lợi của thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai”.

Tóm lại, mặc dù các khái niệm về quản lý rừng bền vững được diễn đạt theo các cách khác nhau, nhưng có thể thấy rằng chúng đều đề cập những khía cạnh then chốt sau:

- cân đối giữa khai thác sử dụng và bảo tồn tài nguyên rừng;

- công bằng giữa các thế hệ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, thể hiện ở việc phân chia hợp lý lợi ích từ rừng giữa thế hệ hiện tại và tương lai;

- công bằng trong cùng một thế hệ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, thể hiện ở việc phân chia lợi ích từ rừng giữa người giầu và người nghèo, giữa nước giầu và nước nghèo.

Quản lý rừng bền vững, nói một cách khác, là nhằm đạt được ba mục tiêu cơ bản sau đây:

- hiệu quả kinh tế, thể hiện thông qua mục tiêu tối đa hóa lợi ích ròng về kinh tế từ các hoạt động đầu tư và quản lý, sử dụng tài nguyên rừng;

 

doc136 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình kinh tế lâm nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AI được coi là hàm số của biến thời gian. Tăng trưởng (m3/ha) Tuổi (năm) Tăng trưởng thường xuyên hàng năm (CAI) Tăng trưởng bình quân hàng năm (MAI) O tmax Tăng trưởng (m3/ha) Tuổi (năm) Tăng trưởng thường xuyên hàng năm (CAI) Tăng trưởng bình quân hàng năm (MAI) O tmax Hình 6. Quan hệ giữa mức tăng trưởng hàng năm và tuổi cây Về mặt toán học, CAI có thể được xác định theo công thức: hoặc ( 12 ) Khác với CAI, MAI thể hiện mức tăng sản lượng bình quân từ năm (thập kỷ) này qua năm (thập kỷ) khác. Về mặt toán học, MAI được xác định theo công thức: ( 13 ) Điều kiện cần để MAI đạt cực đại là đạo hàm bậc nhất của nó theo thời gian phải bằng không, tức là: V’(t)t – V(t) = 0 Từ đây ta có: Nghĩa là: CAI = MAI ( 14 ) Như vậy, MAI sẽ đạt cực đại khi nó bằng với CAI. Còn theo thuật ngữ kinh tế, CAI có thể được coi là sản phẩm cận biên theo thời gian, trong khi MAI được coi là sản phẩm bình quân theo thời gian. 3.1.2. Kinh tế sử dụng rừng Mục tiêu chủ yếu của quản lý và sử dụng tài nguyên rừng là tối đa hoá lợi ích ròng (đã chiết khấu) từ rừng, bao gồm cả giá trị lâm sản ngoài gỗ. Tối đa hoá lợi ích ròng từ rừng trong mọi trường hợp đều đòi hỏi phải tối đa hóa giá trị hiện tại của đất dùng cho mục đích lâm nghiệp. Đất đai rất thiết yếu trong việc tính toán này do nó có chi phí cơ hội – là chi phí liên quan tới phương án sử dụng tốt nhất tiếp theo của đất đai (như hoạt động giải trí, xây dựng nhà, bảo tồn thiên nhiên, vv…) – mà nếu bị bỏ qua sẽ không làm cho việc sử dụng đất trở nên hiệu quả nhất. Để đi sâu phân tích bản chất kinh tế của sử dụng tài nguyên rừng, chúng ta sẽ xem xét hai trường hợp: i) chỉ tính giá trị gỗ và ii) tính cả giá trị gỗ và lâm sản ngoài gỗ. 3.33.1.2.1. Giá trị gỗ Mô hình kinh tế được đưa ra với giả định rằng tài nguyên rừng được sử dụng theo các luân kỳ nối tiếp không giới hạn có độ dài bằng nhau. Mục tiêu của quản lý là phải tối đa hóa giá trị hiện tại của đất dùng để trồng rừng. Hai loại chi phí trực tiếp liên quan gồm: chi phí thứ nhất liên quan tới trồng, biện pháp lâm sinh, khai thác, lưu bãi, vận chuyển tới nơi tiêu thụ, vv ... là những chi phí thực tế trong quản lý rừng; chi phí thứ hai là lợi ích phải hy sinh để chờ khai thác rừng, tức là phần tiền lẽ ra được hưởng nếu rừng được khai thác sớm hơn và thu nhập được đầu tư vào trồng thêm rừng trên diện tích đó hoặc vào các hoạt động khác. Giá trị của đất dùng để trồng rừng chính là chi phí gián tiếp. Nó liên quan tới việc đất có được phần thu nhập còn lại sau khi toàn bộ chi phí trực tiếp thứ nhất được khấu trừ. Thu nhập ròng theo giá trị hiện tại từ đất rừng (hay giá trị của đất rừng) W, được xác định như sau: Tham khảo thêm Hartwick, J.M. and Oliwiler, N.D., 1998. The Economics of Natural Resource Use, Addison-Wesley Educational Publishers, Inc., Massachusetts để tìm hiểu các bước biến đổi toán học để đưa đến biểu thức này. ( 15 ) Trong đó: p – thu nhập từ 1 m3 gỗ khai thác c – chi phí khai thác 1 m3 D – chi phí tạo 1 ha rừng V - sản lượng gỗ khai thác I – luân kỳ khai thác r - tỷ lệ lãi xuất e – cơ số logarit tự nhiên Để tối đa hóa giá trị W thì điều kiện cần thiết là dW/dI = 0. Từ đó ta có: (p – c)V’(I) = r(p – c)V(I) + rW* ( 16 ) Biểu thức (p – c)V’(I) = r(p – c)V(I) + rW* ( 16 ) có thể được diễn giải như sau: Vế trái chính là giá trị sản phẩm cận biên của rừng nếu được giữ lại thêm một chu kỳ nữa. Trong chu kỳ đó, cây đứng “tăng” thêm phần sản lượng vật lý V’ và mỗi đơn vị đáng giá (p-c); Vế phải bao gồm 2 chi phí cơ hội đo lường những khoản chủ đất phải bỏ đi nếu rừng không được khai thác và đất đai không được trồng lại trong mỗi khoảng thời gian. Cụ thể như sau: Phần giá trị r(p – c)V(I) là tiền lãi mà chủ đất lẽ ra được hưởng nếu ông ta khai thác cây đứng và đầu tư tiền vào ngân hàng để hưởng lãi xuất r; Phần giá trị rW* là chi phí cơ hội của đất, thể hiện giá cho thuê đất. Còn W* được gọi là giá trị vị trí đất, tức là khoản lớn nhất có thể được trả cho khoảnh đất trống nếu nó được dùng để trồng rừng. Hình 7 minh họa cách xác định luân kỳ tối ưu dựa vào kết quả phân tích ở trên. Vế trái của biểu thức (p – c)V’(I) = r(p – c)V(I) + rW* ( 16 ) được biểu diễn bằng đường Giá trị sản lượng cận biên của rừng, VMPT (Value of the marginal product of growing timber): VMPT = (p – c)V’(I) ( 17 ) Vế phải của Biểu thức (p – c)V’(I) = r(p – c)V(I) + rW* ( 16 ) được biểu diễn bằng đường Chi phí cơ hội của gỗ, TOC (Timber opportunity costs): TOC = r(p – c)V(I) + rW* ( 18 ) Luân kỳ kinh doanh tối ưu (I*) trong từng trường hợp được xác định khi vế trái của biểu thức (p – c)V’(I) = r(p – c)V(I) + rW* ( 16 ) bằng với vế phải, tức là khi đường VMPT cắt đường TOC hay VMPT = TOC. Một điều dễ dàng nhận thấy từ Hình 7 là khi tỷ lệ lãi xuất r càng lớn, luân kỳ tối ưu I* càng ngắn. Thật vậy, khi tỷ lệ lãi xuất tăng cao, chủ rừng thường tối đa hóa lợi ích của mình bằng cách khai thác rừng sớm hơn và đầu tư tiền vào ngân hàng hay các hoạt động có sinh lợi cao hơn thay vì chờ khai thác rừng theo đúng thời điểm đã xác định. Hình 7. Luân kỳ kinh doanh rừng tối ưu Giá trị/chi phí tăng thêm ($) Tuổi (năm) rW*1 rW*2 0 I*2 I*1 VMPT TOC(r2) TOC(r1) (r2>r1) Trong thực tiễn, một số trường hợp có thể xảy ra và ảnh hưởng tới việc xác định luân kỳ tối ưu, cụ thể như sau: Tỷ lệ lãi xuất r = 0 Tỷ lệ lãi xuất bằng không tương đương với việc không tính chiết khấu các lợi ích và chi phí trong tương lai. Trong trường hợp này, chủ đất mong muốn tối đa hóa dòng thu nhập chưa chiết khấu hàng năm. Nếu chi phí tái tạo rừng bị bỏ qua (D = 0), luân kỳ tối ưu sẽ được xác định tại thời điểm: CAI = MAI hay và không phụ thuộc vào giá cả hay chi phí khai thác. Nếu D > 0, chi phí tạo rừng cũng như giá cả và chi phí khai thác được đưa vào tính toán. Khi đó luân kỳ tối ưu sẽ được xác định với điều kiện: (p – c)V’(I) = [(p – c)V(I) - D]/I ( 19 ) Tỷ lệ lãi xuất r > 0 Giả sử giá trị của vị trí đất sẽ là không (W* = 0). Điều này xảy ra khi nếu đất đai sẵn có không giới hạn. Từ Biểu thức (19) ta có: V’(I) = rV(I) ( 20 ) Điều này có nghĩa là sẽ không có giá trị tung độ gốc phản ánh chi phí cơ hội của việc hoãn khai thác. Giả thiết là đường TOC đi xuống. Khi đó luân kỳ tối ưu sẽ trở nên dài hơn. Kết quả này tương đương với việc tối đa hóa giá trị của rừng trong một chu kỳ vì đối với chu kỳ đơn lẻ, bài toán đặt ra là chọn I để tối đa hóa e-rI(p-c)V(I) – D. Để tối đa hóa mục tiêu này, luân kỳ phải thỏa mãn điều kiện tối ưu là V’(I) = rV(I). Luân kỳ đơn lẻ cũng không tính đến lợi ích ròng của những khai thác trong tương lai. 3.1.23.1.2.2. Giá trị gỗ và lâm sản ngoài gỗ Các giá trị ngoài gỗ (GTNG) như giải trí, động vật hoang dã và dịch vụ sinh thái có thể ảnh hưởng tới các quyết định về sử dụng tài nguyên rừng, cụ thể là luân kỳ kinh doanh. Khi các GTNG được đánh giá đủ lớn, chúng có thể ngăn ngừa việc ra quyết định khai thác gỗ từ rừng do những giá trị này có thể còn cao hơn cả giá trị do sản phẩm gỗ khai thác đem lại. Tuy nhiên, các GTNG thường khó được định giá do chúng không có giá thị trường được xác định rõ ràng. Xem các phương pháp định giá ở Chương 2. Bỏ qua trở ngại trên, chúng ta có thể xem xét việc tính bổ xung các GTNG sẽ ảnh hưởng tới luân kỳ kinh doanh hiệu quả như thế nào? Giả sử diện tích đất trống được sử dụng để trồng rừng đều tuổi và lợi ích nhận được từ GTNG tại thời điểm bất kỳ, N(t), là hàm số của tuổi cây. Tiếp theo, giả sử tất cả các luân kỳ có độ dài như nhau. Giá trị ngoài gỗ (đã chiết khấu), B, được xác định theo công thức: ( 21 ) Tổng giá trị của rừng (F) sẽ là: F = W + B ( 22 ) trong đó W được xác định theo công thức (19) và B theo ( 24 ) Tối đa hoá F theo I sẽ đưa đến điều kiện sau: V’(I) + N(I) = rV(I) +rF* ( 23 ) trong đó: F* - giá trị tối ưu của đất bao gồm cả giá trị gỗ và ngoài gỗ. Biểu thức (26) diễn giải việc sử dụng rừng đa dạng tối ưu. Luân kỳ tối ưu sẽ ở vào thời điểm tại đó giá trị tăng cận biên của cây đứng sẽ cân bằng với chi phí cơ hội của việc hoãn khai thác (bằng với lợi ích từ khai thác bị mất cộng với địa tô bị mất do kéo dài luân kỳ). Trong lâm nghiệp, người ta còn sử dụng tiêu chí Giá trị mong đợi của đất (Soil Expectation Value - SEV) để xác định giá trị của đất trống dùng cho mục đích lâm nghiệp. Thực tế cho thấy đất rừng thường mang lại thu nhập định kỳ tại thời điểm khai thác hoặc cuối chu kỳ kinh doanh thay vì mang lại thu nhập hàng năm. Vì thế cần phải tính được giá trị hiện tại của chuỗi thu nhập định kỳ liên tục nhằm xác định giá trị tiềm năng của khoảnh đất dùng cho mục đích lâm nghiệp. Cụ thể là tiêu chí này giúp ta xác định được giá trị của đất trống không có cây mọc trên đó. Nó cũng cho biết giá trị của khoảnh đất trống mà không thể dùng cho mục đích nào tốt hơn ngoài lâm nghiệp đáng giá là bao nhiêu. SEV được xác định theo công thức sau: ( 24 ) trong đó: a - số lượng thanh toán định kỳ, tức là giá trị ròng của toàn bộ chi phí và thu nhập quy đổi về cuối chu kỳ, bao gồm cả chi phí thiết lập dự án nhưng không tính giá đất; t - khoảng thời gian tính bằng năm giữa các lần thanh toán (giống như khoảng thời gian giữa các lần khai thác gỗ); i - tỷ lệ lãi xuất; SEV - giá trị mong đợi của đất tại năm 0; SEV có thể được xác định trước hoặc sau thuế. Hơn nữa, giá thuê đất hàng năm tối đa có thể được xác định bằng cách nhân SEV với tỷ lệ lãi xuất (Vasievich 2001). Ví dụ: Một công ty lâm nghiệp dự định đầu tư trồng cây nguyên liệu trên khu vực đất trống. Loài cây định trồng là cây nhập nội có chu kỳ kinh doanh là 10 năm. Thu nhập ròng tại cuối mỗi chu kỳ được ước tính là 6,500,000 đồng/ha. Tỷ lệ lãi xuất bình quân là 7%. Để biết được giá trị của đất dùng cho mục đích lâm nghiệp, cần phải xác định SEV theo (27). đồng/ha Nếu như không có phương án sử dụng đất nào hiệu quả hơn trồng cây lâm nghiệp thì 6,720,768 đồng sẽ là giá trị của một ha đất trống dùng cho mục đích lâm nghiệp. Như vậy, nếu công ty định thuê đất để trồng rừng thì giá thuê đất tối đa hàng năm (rmax) là: rmax = SEV*i = 6,720,768 * 0.07 = 470,454 đồng/ha 3.2. PHÁ RỪNG 3.2.1. Khái niệm Tuy là một hiện tượng xảy ra phổ biến ở hầu hết mọi nơi trên thế giới nhưng phá rừng lại được quan niệm theo nhiều cách khác nhau. Theo cách thứ nhất, phá rừng thường được định nghĩa là quá trình chuyển đổi hay sự thay đổi của lớp phủ mặt đất từ rừng sang các trạng thái khác. Khác với phá rừng, suy thoái rừng được coi là quá trình xuống cấp những gì đang diễn ra bên trong rừng như hệ sinh thái, đa dạng sinh học, vv … (Palo et al., 1987; Turner & Meyer, 1994). Trong cách định nghĩa thứ hai, thuật ngữ “phá rừng” mô tả sự đổi thay hoàn toàn trong sử dụng đất từ rừng sang nông nghiệp, bao gồm cả canh tác nương rẫy và chăn thả, hay sử dụng đô thị. Nó không bao gồm rừng đã bị khai thác (thậm chí chặt trắng) và để cho tự tái sinh (WRI, 1992:118). Còn trong cách hiểu thứ ba thì phá rừng thường mang nghĩa huỷ hoại hay làm mất đi thảm cây, từ làm mất hoàn toàn hay vĩnh viễn thảm cây cho đến những thay đổi nhỏ trong thành phần sinh thái (Angelsen, 1995). Tốc độ phá rừng nhiệt đới hàng năm giai đoạn 1981-1990 là 0,8% hay 15,4 triệu ha/năm, trong đó châu Á có tỷ lệ mất rừng cao nhất (1,2%). Riêng đối với Việt nam, trong vòng nửa thế kỷ từ 1943 đến 1993 có khoảng 5 triệu ha rừng tự nhiên bị mất, nghĩa là tốc độ phá rừng hàng năm ở Việt nam vào khoảng 100 nghìn ha. 3.2.2. Nguyên nhân của phá rừng Phá rừng thường là hậu quả của nhiều yếu tố có mối quan hệ phức tạp ở các mức độ khác nhau tác động riêng rẽ hay hay cùng đồng thời tác động. Do phá rừng là một quá trình diễn ra phức tạp nên việc sử dụng cách tiếp cận đơn thuần đi tìm kiếm nguyên nhân phá rừng sẽ không đem lại kết quả thỏa đáng. Kết quả của hầu hết các nghiên cứu và đánh giá về nạn phá rừng trên thế giới đều cho thấy nguyên nhân của phá rừng có thể phân ra thành nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp (sâu xa), trong đó nguyên nhân gián tiếp thường được coi là thiết yếu. Hình 9 thể hiện một cách nhìn về nguyên nhân phá rừng nhiệt đới, trong đó nguyên nhân gián tiếp bao gồm chính sách/thể chế, kinh tế, dân số và phát triển. Các nguyên nhân này cũng có những quan hệ qua lại với nhau, có thể nhận thấy và không nhận thấy được. Còn các nguyên nhân trực tiếp thường gắn với việc sử dựng trực tiếp tài nguyên rừng. Chúng bao gồm các hoạt động như khai thác lâm sản, canh tác nương rẫy, chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác (nông nghiệp, chăn thả, đồn điền, ...), và các nguyên nhân khác. Các nghiên cứu về phá rừng gần đây của Brown và Pearce 1994; Kaimowitz và Angelsen 1998; van Kooten, Sedjo và Bulte 1999 cũng đã chỉ ra các nguyên nhân phá rừng nhiệt đới bao gồm: Thu nhập Tăng trưởng/mật độ dân số Giá cả/nguồn thu nông nghiệp Sản lượng nông nghiệp Xuất khẩu, tỷ trọng XK nông nghiệp Giá/nguồn thu/sản xuất gỗ Đường xá và xây dựng đường xá Quy mô tài nguyên (trữ lượng rừng, diện tích đất, vv …) Yếu tố thể chế (ổn định chính trị, quyền tài sản, luật lệ, …) Hình 8. Nguyên nhân phá rừng nhiệt đới Chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác Khai thác lâm sản Canh tác nương rẫy PHÁ RỪNG Nguyên nhân khác Nguyên nhân gián tiếp (sâu xa ) Nguyên nhân trực tiếp Hậu quả Chính sách/ thể chế Kinh tế Dân số Phát triển Các nghiên cứu ở Việt nam lại cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến phá rừng bao gồm: khái thác quá mức, đốt nương làm rẫy, chuyển đổi sang đất nông nghiệp, di dân (tự do và có tổ chức), chiến tranh, vv ... (Biểu 2). Tuy nhiên, có thể thấy rõ là tài nguyên rừng của Việt nam suy giảm rất mạnh trong giai đoạn sau chiến tranh (từ 1975). Điều đó có nghĩa là những nguyên nhân như chiến tranh chẳng hạn chỉ ảnh hưởng tới việc mất rừng trước năm 1975 và tập trung chủ yếu ở miền Nam, còn phần lớn diện tích rừng bị mất từ 1975 trở lại đây lại chủ yếu là do các nguyên nhân như khai thác gỗ, di dân, chuyển đổi sang đất nông nghiệp gây ra. Biểu 2. Các nguyên nhân mất rừng theo các vùng ở Việt nam (%) Vùng Khai thác quá mức Canh tác nương rẫy Chuyển đổi sang đất nông nghiệp Di dân tự do Chiến tranh Nguyên nhân khác Tổng cộng Châu thổ sông Hồng 12 - 17 41 9 21 100 Đông Bắc 27 29 11 7 8 18 100 Trung tâm Bắc bộ 29 27 16 9 5 23 100 Tây Bắc 11 36 12 11 3 27 100 Bắc Trung bộ 34 21 14 6 14 11 100 Duyên hải miền Trung 28 17 11 9 29 6 100 Tây nguyên 31 24 21 5 17 2 100 Đông Nam bộ 29 15 13 9 24 10 100 Châu thổ sông Mê Kông 19 4 19 21 31 6 100 Nguồn: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 1998. Báo cáo hiện trạng môi trường Việt nam 1998, No. 3, Bộ KH, CN&MT, Hà nội. 3.2.3. Các mô hình phá rừng Để có thể giải thích rõ hơn vấn đề phá rừng nhiệt đới hiện nay và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau, trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu khác được triển khai nhằm đưa ra các mô hình hoặc các tiếp cận phù hợp. Phần tiếp theo sẽ giới thiệu 4 mô hình phá rừng phổ biến hiện nay. Mô hình EKC (Environmental Kuznets Curve) Đường Kuznets (môi trường) giả thuyết rằng “tình trạng tồi tệ” về môi trường trước tiên tăng lên, nhưng rốt cuộc sẽ giảm xuống khi thu nhập trên đầu người của một quốc gia tăng. Mặc dù mô hình EKC thường được áp dụng cho các vấn đề ô nhiễm, nhưng nó đã được kiệm nghiệm cho vấn đề phá rừng trong một số nghiên cứu gần đây. Mô hình phá rừng EKC về cơ bản có dạng sau: ( 25 ) Trong đó: Fit – Fit-1 là thay đổi trữ lượng rừng trong giai đoạn trước (mang dấu âm nếu phá rừng xảy ra). Yit là thu nhập theo đầu người. zit thể hiện các biến giải thích như mật độ hay tỷ lệ tăng dân số và các biến kinh tế vĩ mô khác. Mô hình sử dụng đất cạnh tranh Mô hình này được đưa ra dựa trên giả thuyết cho rằng mất rừng ở các nước nhiệt đới là kết quả của sử dụng đất mang tính cạnh tranh, cụ thể là giữa nông nghiệp và duy trì rừng tự nhiên (Barbier và Burgess 1997; Ehui và Hertel 1989). Nhìn từ góc độ kinh tế, việc chuyển đổi từ rừng tự nhiên sang sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với việc lợi ích tiềm năng về lâm sản và môi trường bị mất đi không thể lấy lại được. Vì vậy, mô hình sử dụng đất cạnh tranh thường bao hàm cả thước đo của “giá” hay chi phí cơ hội của chuyển đổi sang nông nghiệp và phá rừng dưới dạng lợi ích về gỗ và môi trường từ đất rừng phải bỏ đi. ( 26 ) Trong đó: AD – nhu cầu chuyển đổi đất rừng sang nông nghiệp vit – giá hay chi phí cơ hội của chuyển đổi sang nông nghiệp zit thể hiện các biến giải thích như mật độ hay tỷ lệ tăng dân số và các biến kinh tế vĩ mô khác. Kết quả nghiên cứu ở một số nước nhiệt đới cho thấy mật độ dân số tăng thường làm cho rừng bị mất nhanh hơn; ngược lại, tăng thu nhập bình quân đầu người và sản lượng nông nghiệp sẽ làm giảm nhu cầu chuyển đổi đất rừng. Kết luận sau hàm ý rằng khi các nước phát triển kinh tế và cải thiện hiệu xuất sử dụng đất nông nghiệp thì áp lực phá rừng sẽ giảm xuống. Việc đo lường chi phí cơ hội của chuyển đổi trong mô hình này như giá trị đất, thuế tài nguyên lại thường gặp khó khăn do số liệu không sẵn có và thiếu đầy đủ ở các nước nhiệt đới. Vì vậy, các hàng hóa thay thế thường được sử dụng trong nghiên cứu (xem Chương 2). Mô hình chuyển đổi đất rừng của hộ gia đình Nhiều đề tài nghiên cứu cấp quốc gia về phá rừng nhiệt đới ở các nước đã chú trọng tìm hiểu vấn đề ra quyết định chuyển đổi đất rừng của các hộ gia đình nông nghiệp (Barbier 2000; Barbier và Burgess 1996; Chomitz và Gray 1996; Cropper, Mani và Griffiths 1999; López 1997; Nelson và Hellerstein 1996; Panayotou và Sungsuwan 1994). Các nghiên cứu này cố gắng mô hình hóa nhu cầu chuyển đổi đất, với giả thiết rằng các hộ gia đình hoặc sử dụng lao động sẵn có hoặc thuê lao động để chuyển đổi đất. Mức cân bằng về đất bị phát quang gộp từ tất cả các hộ thường được giả thuyết là hàm của giá đầu vào và đầu ra và các yếu tố ảnh hưởng khác: ( 27 ) Trong đó: p – giá sản phẩm nông nghiệp; wL – tiền công khu vực nông thôn (lao động là yếu tố chủ yếu trong chuyển đổi đất); w – véc tơ của các đầu vào khác x – các yếu tố ảnh hưởng “khả năng tiếp cận” các diện tích rừng (đường xá, hạ tầng cơ sở, khoảng cách tới các thị trấn và thành phố) Các nghiên cứu ở một số nước đại diện khu vực châu Á, Phi và Mỹ La-tinh đã khẳng định giả thuyết nêu trong mô hình trên, tức là chuyển đổi sang đất nông nghiệp có quan hệ đồng biến với giá sản phẩm đầu ra nông nghiệp và nghịch biến với đơn giá tiền công khu vực nông thôn. Thực tế những gì diễn ra ở Thái land cho thấy khả năng tiếp cận các khu vực rừng cũng làm tăng mức độ chuyển đổi sang nông nghiệp. Mô hình thể chế Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cấp quốc gia và xuyên quốc gia đã chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố thể chế như xung đột trong sử dụng đất, sự đảm bảo về quyền sở hữu hay quyền tài sản, ổn định chính trị, quyền lực của pháp luật đến việc phá rừng (Alston, Libecap và Mueller 1999, 2000; Deacon 1994, 1999; Godoy et al. 1998). Giả thuyết được kiểm định là các yếu tố thể chế là những yếu tố quan trọng để giải thích nguyên nhân phá rừng: ( 28 ) Trong đó: qit – véc tơ của các yếu tố thể chế zit – véc tơ của các biến giải thích kinh tế khác Mô hình tổng hợp Tất cả 4 mô hình ở trên đều giải thích nguyên nhân phá rừng theo cách riêng và đặc trưng của mình. Từ đó dẫn đến sự cần thiết phải xây dựng một mô hình tổng hợp dựa trên cả 4 mô hình này. Tuy nhiên, thay vì đi giải thích việc mất rừng ở các nước nhiệt đới như đã nêu ở trên, mô hình lại tập trung giải thích việc mở rộng đất nông nghiệp, (Ait – Ait-1), với giả định: Fit – F it-1 = -(Ait – Ait-1) ( 29 ) Ngoài ra, các yếu tố chủ đạo giải thích sự thay đổi về sử dụng đất (được nhận biết trong 4 mô hình trên) sẽ có thể được kiểm định nhiều hơn trong mô hình tổng hợp, với điều kiện các yếu tố được chọn không loại trừ nhau. Hơn nữa, do các yếu tố thể chế (qi) có xu thế ít biến động theo thời gian, mô hình tổng hợp có thể được kiểm định với 2 dạng: có và không có các yếu tố thể chế (qi). Mô hình có thể có dạng sau: ( 30 ) trong đó: sit – các biến hạ tầng như: sản lượng nông nghiệp, tỷ trọng đất canh tác, tỷ trọng xuất khẩu nông nghiệp, đất có thể canh tác theo đầu người, … zit – các biến giải thích khác như mức tăng trưởng dân số và GDP. – các biến EKC. qi – các biến thể chế. Mô hình đã được áp dụng để phân tích quá trình mở rộng đất nông nghiệp nhiệt đới trong giai đoạn 1961-1994, với biến phụ thuộc là tỷ lệ thay đổi hàng năm về diện tích đất nông nghiệp và các biến độc lập đưa ra trong mô hình. Nguồn số liệu cho các biến này chủ yếu được lấy từ Các chỉ số phát triển thế giới của Ngân hàng thế giới. World Bank’s World Development Indicators. 3.3. QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG 3.3.1. Khái niệm Quản lý rừng bền vững là khía cạnh của phát triển bền vững trong lâm nghiệp. Nguyên tắc bền vững trong lâm nghiệp đã có một lịch sử tiến hóa dài từ thế kỷ 17 ở Đức và Pháp. Khái niệm mang tính “hiện đại” sớm nhất được Hartig đưa ra năm 1804 ở Đức như sau: “... sử dụng chúng [rừng] tới một phạm vi lớn nhất có thể cho phép nhưng vẫn phải theo cách để cho thế hệ tương lai sẽ ít nhất cũng hưởng lợi nhiều như thế hệ đang sống”. Trích trong Schmutzenhofer (1992:3). Kể từ đó đến nay, không có một khái niệm riêng nào được chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên, có thể thấy rằng khái niệm về phát triển bền vững của Brundtland Commision năm 1987 rất gần với khái niệm của Hartig. Hiện đang tồn tại rất nhiều định nghĩa thế nào là QLRBV do nó vững có thể được hiểu theo các cách khác nhau bởi các cá nhân và tổ chức khác nhau. FAO (1991) cho rằng “quản lý rừng bền vững phải nhằm mục đích đảm bảo rằng các giá trị từ rừng đáp ứng nhu cầu hiện tại trong khi vẫn đảm bảo khả năng sẵn có và đóng góp của chúng cho các nhu cầu phát triển lâu dài”. Một khái niệm tổng quát hơn được đưa ra trong Tiến trình Helsinki 1993 như sau: “quản lý rừng bền vững nghĩa là quản lý và sử dụng rừng và đất rừng theo cách và theo tỷ lệ sao cho duy trì được tính đa dạng sinh học, năng xuất, khả năng tái sinh, trường tồn và tiềm năng của chúng để phát huy các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội ở quy mô khu vực, quốc gia và toàn cầu trong giai đoạn hiện tại và tương lai, và không gây hủy hoại đối với các hệ sinh thái khác” (MCPFE 1993:1). De Montalembert và Schmithüsen (1994:154) thì lại cho rằng “quản lý rừng bền vững được dựa trên sự cân bằng giữa lợi ích cá nhân với lợi ích công cộng và sự cân bằng quyền sử dụng cũng như phúc lợi của thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai”. Tóm lại, mặc dù các khái niệm về quản lý rừng bền vững được diễn đạt theo các cách khác nhau, nhưng có thể thấy rằng chúng đều đề cập những khía cạnh then chốt sau: cân đối giữa khai thác sử dụng và bảo tồn tài nguyên rừng; công bằng giữa các thế hệ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, thể hiện ở việc phân chia hợp lý lợi ích từ rừng giữa thế hệ hiện tại và tương lai; công bằng trong cùng một thế hệ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, thể hiện ở việc phân chia lợi ích từ rừng giữa người giầu và người nghèo, giữa nước giầu và nước nghèo. Quản lý rừng bền vững, nói một cách khác, là nhằm đạt được ba mục tiêu cơ bản sau đây: hiệu quả kinh tế, thể hiện thông qua mục tiêu tối đa hóa lợi ích ròng về kinh tế từ các hoạt động đầu tư và quản lý, sử dụng tài nguyên rừng; toàn vẹn về sinh thái, thể hiện thông qua việc duy trì tính đa dạng sinh học và các chức năng sinh thái của rừng; phúc lợi xã hội, thể hiện thông qua việc đảm bảo và duy trì sinh kế và giá trị văn hóa-xã hội của rừng cho con người, nhất là những người sống phụ thuộc vào rừng. 3.3.2. Nguyên tắc và tiêu chí quản lý rừng bền vững Để đánh giá QLRBV người ta thường sử dụng các tiêu chí và chỉ tiêu khác nhau do các tổ chức và sáng kiến môi trường đưa ra. Các tổ chức và sáng kiến này bao gồm The Montreal Process 1994, ITTO 1993, The Helsinki Process 1993, The Tarapoto Process 1995, FAO/UNEP 1995, CIFOR, FSC, vv... Trên cơ sở các nguyên tắc và tiêu chí này, các quốc gia thường tiến hành xây dựng bộ tiêu chuẩn riêng phù hợp với điều kiện riêng của mình. Hiện nay, Việt nam cũng đã hoàn tất việc xây dựng bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (xem Hộp 1) theo các nguyên tắc và tiêu chí của Hội đồng Quản trị rừng thế giới (FSC) và chuẩn bị đưa ra áp dụng nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững trên phạm vi quốc gia. Hộp 1. Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Việt nam Tiêu chuẩn 1: Tuân theo pháp luật và P&C&I Việt Nam Chủ rừng tuân theo pháp luật, những quy định hiện hành khác của Nhà nước và những hiệp định quốc tế mà Nhà nước đã ký kết, đồng thời tuân theo tất cả những tiêu chuẩn và tiêu chí củaP&C&I Việt Nam. Tiêu chuẩn 2: Quyền và trách nhiệm trong sử dụng đất Quyền và trách nhiệm sử dụng lâu dài đất và tài nguyên rừng được xác lập rõ ràng, tài liệu hoá và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tiêu chuẩn 3: Quyền của người dân sở tại Quyền hợp pháp và theo phong tục của nhân dân sở tại về quản lý, sử dụng rừng và đất của họ được công nhận và tôn trọng. Tiêu chuẩn 4: Mối quan hệ cộng đồng và quyền của công nhân Những hoạt động quản lý kinh doanh rừng có tác dụng duy trì hoặc tăng cường phúc lợi kinh tế xã hội lâu d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao-trinh-kinh-te-lam-nghiep.doc