Giáo trình luật hành chính và tố tụng hành chính

Hành chính là một thuật ngữ chỉ hoạt động hoặc tiến trình chủ yếu có liên quan

tới những biện pháp để thực thi những mục tiêu, nhiệm vụ đã được vạch sẵn. Khi có

hai người trở lên cùng hợp tác để thực hiện một mục tiêu chung mà một cá nhân không

làm được thì ở đó xuất hiện thể thức thô sơ của quản lý nói chung và hành chính là

một dạng của sự quản lý đó.

Luật hành chính là một ngành luật gắn liền với tổ chức và hoạt động quản lý

hành chính nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hành pháp. Do vậy

để hiểu rõ luật hành chính trước hết cần nghiên cứu vấn đề quản lý, quản lý nhà nước

1.1. Quản lý, quản lý nhà nước, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước

1.1.1. Quản lý

Quản lý là hoạt động thực tiễn, đồng thời cũng được xem là một khoa học bởi

vì bản thân nó có tính quy luật, có các nguyên lý và các mối quan hệ tương hỗ khác

với các ngành học thuật khác.

Quản lý là một loại hoạt động mang tính ý thức, tổ chức cao của con người, là

một phạm trù, đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội,

trong đó có khoa học luật hành chính.

pdf102 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình luật hành chính và tố tụng hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. Trình tự thủ tục ban hành quyết định lập pháp và quyết định hành chính hoàn toàn khác nhau và được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. - Quyết định hành chính khác với quyết định của cơ quan tư pháp như quyết định của tòa án. Quyết định của tòa án chỉ là những quyết định cá biệt giải quyết những vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, xét xử vụ án hình sự, kinh tế và hành chính. - Quyết định hành chính khác với các loại giấy tờ công văn hành chính. Giấy tờ công văn hành chính phát sinh trên cơ sở quyết định quản lý hành chính nhà nước dùng để chứng nhận một quyền chủ thể nào đó, một sự kiện có giá trị pháp lý nào đónhưng nó không làm thay đổi trực tiếp những quan hệ xã hội do pháp luật hành chính điều chỉnh. Còn quyết định hành chính nhà nước là cơ sở phát sinh trực tiếp các quan hệ quản lý hành chính nhà nước, thậm chí cả những quan hệ pháp luật khác như dân sự, đất đai, tài chính, môi trường. 2. CÁC LOẠI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 2.1. Quyết định chính sách Quyết định chính sách là quyết định đưa ra chủ trương, chính sách lớn, nhiệm vụ, biện pháp lớn về quản lý hành chính nhà nước đối với cả nước, hoặc một vùng, một địa phương nhất định. Quyết định chính sách có vai trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước, làm cơ sở cho việc ra các quyết định quy phạm hoặc quyết định cá biệt. Hình thức thể 73 hiện thường bằng Nghị quyết của Chính phủ và một số văn bản khác của các cơ quan hành chính nhà nước. 2.2. Quyết định quy pham Quyết định quy phạm hành chính được thể hiện dưới hình thức các văn bản quy phạm pháp luật hành chính, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh duy trì trật tự các quan hệ xã hội nói chung. 2.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hành chính Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hành chính bao gồm: + Các văn bản do Quốc hội ban hành như Hiến pháp, Luật, Nghị quyết. + Các văn bản do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành: Pháp lệnh, nghị quyết. + Các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở trung ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội: Lệnh, quyết định của chủ tịch nước; nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng chính phủ; Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội. + Văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản do Ủy ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp 2.2.2. Đặc trưng quyết định quy phạm Quyết định quy phạm pháp luật hành chính có các yếu tố đặc trưng sau: Quyết định quy phạm là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những hình thức do luật định. Quyết định quy phạm là văn bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương ban hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Quyết định hành chính là văn bản có chứa các quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng, có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc hoặc từng địa phương. Quy tắc xử sự chung là những chuẩn mực mà mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo khi tham gia quan hệ xã hội được quy tắc đó điều chỉnh Quyết định quy phạm được cơ quan nhà nước bảo đảm thi hành bằng các biện pháp như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, các biện pháp hành chính, kinh tế hoặc cưỡng chế khi cần thiết. 2.2.3. Tính hợp hiến, hợp pháp của quyết định quy phạm Tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất của quyết định quy phạm thể hiện: - Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Quyết định quy phạm được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật Quyết định hành chính do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với quyết định quy phạm do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành. - Tính hợp hiến và hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống các quyết định quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ. cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, văn bản liên tịch của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, 74 giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các tổ chức xã hội, quyết định quy phạm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp được thể hiện như sau: + Nghị quyết, Nghị định do Chính phủ ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, Luật, nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước + Quyết định chỉ thị do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ. + Quyết định, chỉ thị, thông tư do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về quản lý ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phụ trách, + Nghị quyết, thông tư liên tịch do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương với tổ chức xã hội ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. + Nghị quyết do Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị do Ủy ban nhân dân các cấp ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản của nhà nước cấp trên. Quyết định quy phạm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương với nhau, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương với tổ chức xã hội, quyết định quy phạm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp trái với Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên phải bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ, bãi bỏ theo quy định của pháp luật hiện hành. 2.2.4. Thẩm định quyết định quy phạm Trách nhiệm thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ được Chính phủ giao cho Bộ tư pháp. - Bộ tư pháp có trách nhiệm kịp thời tổ chức việc thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ. Trong trường hợp cần thiết, Bộ tư pháp có thể yêu cầu cơ quan soạn thảo thuyết trình về dự án, dự thảo, cung cấp thông tin và tài liệu có liên quan đến dự án, dự thảo đó. - Bộ tư pháp thẩm định về đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản, tính khả thi của văn bản, kỹ thuật soạn thảo văn bản, ngôn ngữ pháp lý và chịu trách nhiệm về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật. - Trường hợp cơ quan soạn thảo và các Bộ, ngành còn có ý kiến khác nhau về những vấn đề thuộc nội dung của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ thì Bộ tư pháp có trách nhiệm phát biểu rõ ràng quan điểm và đề xuất phương án xử lý đối với các vấn đề còn có ý kiến khác nhau đó. Bộ trưởng Bộ tư pháp tổ chức việc thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ, bảo đảm chất lượng và thời hạn thẩm định. 75 Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ tư pháp quyết định thành lập Hội đồng thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ Đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ do Bộ tư pháp chủ trì soạn thảo thì thành phần Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ tư pháp thành lập có sự tham gia của đại diện Văn phòng Chính phủ, đại diện các Bộ, ngành hữu quan. Thủ tục trình tự cụ thể của việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ tư pháp quyết định. 2.3. Quyết định cá biệt (quyết định hành chính) Quyết định hành chính cá biệt còn gọi là văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hoặc quyết định hành chính. - Quyết định hành chính cá biệt là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính. Quyết định hành chính cá biệt phải do các chủ thể có thẩm quyền ban hành, cụ thể là các cơ quan nhà nước mà chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước là các cơ quan nhà nước có chức năng cơ bản là quản lý hành chính nhà nước thông qua hoạt động chấp hành – điều hành như Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp.Nhưng trong thực tiễn tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước khác do yêu cầu đảm bảo chức năng hoạt động hoặc lý do thuộc về tổ chức nội bộ cơ quan hoặc được trao thực hiện một quyền năng quản lý hành chính cụ thể nào đó mà cơ quan này cũng có thể ban hành một số quyết định hành chính như Tòa án ra quyết định xử phạt hành chính trong trường hợp có vi phạm hành chính cản trở hoạt động xét xử của Tòa án. Cho nên, cơ quan hành chính ở đây cần hiểu rộng hơn nữa là không chỉ các cơ quan có chức năng cơ bản là quản lý hành chính mà còn gồm cả các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý hành chính trong một số lĩnh vực hoặc từng trường hợp nhất định. Quyết định hành chính cá biệt theo Luật hành chính phải là những quyết định áp dụng một lần đối với một số đối tượng cụ thể trong quản lý hành chính. Quyết định này còn được gọi là Quyết định áp dụng pháp luật, nó được ban hành trên cơ sở quyết định quy phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cũng có thể có những trường hợp nó được ban hành trên cơ sở quyết định cá biệt của cấp trên. Đối tượng áp dụng của đối tượng cá biệt là cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan trực tiếp và được ghi nhận trong nội dung của quyết định. Như vậy, đối với đối tượng áp dụng quyết định cá biệt sẽ dẫn tới tình trạng làm phát sinh thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ như: được hưởng quyền lợi ích, gánh vác một nghĩa vụ bổ sung, tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền, lợi ích, buộc thực hiện hoặc cấm hay hạn chế thực hiện một số hành vi nhất định. Quyết định cá biệt có tính chất đơn phương và tính bắt buộc thi hành ngay, đây là đặc tính cơ bản của quyết định hành chính cá biệt. Do vậy, quyết định quản lý hành chính Nhà nước được ban hành và có hiệu lực khác với các bản án của Tòa án, kháng cáo của Viện kiểm sát. Đây là loại quyết định rất cần thiết, được ban hành trên cơ sở quyết định chính sách hoặc quyết định quy phạm của cơ quan cấp trên hoặc của chính cơ quan ban hành quyết định cá biệt đó. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp nó cũng được ban hành dựa trên cơ sở văn bản cá biệt của cấp trên. Quyết định hành chính theo Luật hành chính Việt Nam chỉ có giới hạn trong một số lĩnh vực nhất định thuộc quá trình hành pháp. 76 - Các loại quyết định cá biệt cụ thể gồm: + Quyết định cho phép: là loại quyết định ban hành khi có yêu cầu, đề nghị của công dân trong trường hợp phải đề nghị hay khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên nếu không có đủ điều kiện luật định thì chủ thể có thẩm quyền không được ban hành quyết định hành chính cá biệt. + Quyết định ra mệnh lệnh cụ thể: là loại quyết định ban hành khi cơ quan hành chính phải ra mệnh lệnh ngăn cấm hoặc bắt buộc thực hiện một số hoạt động. Khi ra các mệnh lệnh này chủ thể có thẩm quyền phải tuân theo các điều kiện và nguyên tắc luật định. Như vậy, quyết định hành chính cá biệt có tính chất đơn phương và tính bắt buộc thi hành ngay. Tính chất đơn phương của quyết định cá biệt thể hiện ở chỗ cơ quan có thẩm quyền tự mình, do mình quyết định, mặc dù trước đó cơ quan có tham khảo ý kiến của các cơ quan hữu quan. Tính bắt buộc thi hành ngay và được phép khiếu kiện ràng buộc cả công dân và cơ quan hành chính nhà nước. Chính hai tính chất này làm cho nền hành chính thực hiện quyền và nghĩa vụ trước nhân dân đồng thời duy trì trật tự Nhà nước. Tóm lại, quyết định hành chính là công cụ chủ yếu của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước tác động vào đối tượng quản lý. Trong quá trình ban hành các loại quyết định hành chính trên các chủ thể có thẩm quyền cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Quyết định hành chính phải đảm bảo được lợi ích của Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân, đúng đường lối, chính sách của Đảng. + Quyết định hành chính ban hành phải phù hợp với luật, bảo đảm pháp chế. + Quyết định hành chính phải đúng thẩm quyền do pháp luật quy định. +Quyết định hành chính phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển của xã hội, có tính khả thi, kịp thời, thống nhất. + Quyết định hành chính phải được ban hành đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. + Quyết định hành chính phải xuất phát từ nhu cầu khách quan của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, không được xuất phát từ ý chí chủ quan của chủ thể ra quyết định. 3. THẨM QUYỀN ĐÌNH CHỈ, SỬA ĐỔI HOẶC BÃI BỎ ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH Trong hoạt động ban hành quyết định hành chính, nếu chủ thể có thẩm quyền không tuân thủ các yêu cầu về tính hợp pháp và hợp lý thì có thể bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ tùy theo mức độ không tuân thủ * Khi có một quyết định quản lý hành chính không đáp ứng tính hợp pháp thì thực hiện việc đình chỉ hoặc bãi bỏ quyết định hành chính đã được ban hành - Chủ thể có thẩm quyền thực hiện quyền đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính trong các trường hợp sau: + Khi có dấu hiệu nghi ngờ tính hợp pháp của quyết định hành chính nhưng chưa khẳng định rõ mà cần đình chỉ để xem xét. + Cơ quan nhà nước cấp trên có quyền đình chỉ và bãi bỏ hoặc chỉ có quyền đình chỉ còn việc bãi bỏ thuộc thẩm quyền của cơ quan khác. - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể bãi bỏ các quyết định quản lý hành chính nhà nước khi các quyết định đó là bất hợp pháp hoặc bất hợp lý. 77 Quốc hội giám sát, xử lý văn bản trái pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dưới hình thức bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản nếu văn bản đó trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát, xử lý văn bản trái pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dưới hình thức đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến pháp, Luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó. Chủ tịch nước có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua; nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Chính phủ kiểm tra văn bản của Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về những nội dung liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực có quyền kiến nghị với bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đã ban hành văn bản trái với văn bản về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một số phần hoặc toàn bộ văn bản đó. Nếu kiến nghị không được chấp nhận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với văn bản về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách hoặc kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền đình chỉ việc thi hành bãi bỏ văn bản sai trái của cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân và các văn bản sai trái của Ủy ban nhân dân cấp dưới; đình chỉ thi hành nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới, đồng thời đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ nghị quyết đó. * Khôi phục lại tình trạng cũ do việc thực hiện các quyết định trái pháp luật gây ra Nếu quyết định hành chính trái pháp luật đã được thi hành thì nhất thiết phải áp dụng các biện pháp như bồi thường thiệt hại, dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép, tịch thu các phương tiện vi phạm, buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm phương tiện vi phạm, buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người. để khôi phục lại tình trạng cũ. * Truy cứu trách nhiệm chủ thể đã ban hành quyết định hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm người thi hành quyết định hành chính, tùy theo mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. * Đình chỉ hoặc bãi bỏ những quyết định quản lý hành chính nhà nước trái với thủ tục ban hành mà nội dung quyết định không trái với pháp luật, nhưng không phải khôi phục lại tình trạng cũ. * Đình chỉ hoặc bãi bỏ các quyết định vi phạm yêu cầu tính hợp lý thì chủ thể ban hành có thể bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật. Quyền đình chỉ hoặc bãi bỏ các quyết định hành chính bất hợp lý chỉ giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. 78 4. TRÌNH TỰ XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH - QUYẾT ĐỊNH QUY PHẠM 4.1.. Trình tự xây dựng và ban hành quyết định hành chính của Chính phủ (Nghị định) - Lập chương trình xây dựng nghị định + Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan lập dự kiến chương trình xây dựng nghị định hằng năm của Chính phủ trên cơ sở đề nghị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đề nghị xây dựng nghị định phải nêu rõ sự cần thiết ban hành, nội dung, chính sách cơ bản và báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản. + Trong trường hợp cần thiết, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp có sự tham gia của đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan để xem xét đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ. Cơ quan, tổ chức có đề nghị xây dựng nghị định cử đại diện thuyết trình về những vấn đề liên quan đến đề nghị của mình. + Văn phòng Chính phủ lập dự kiến chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ và gửi đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để lấy ý kiến, đồng thời đăng tải dự kiến chương trình trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến. + Chính phủ thông qua chương trình xây dựng nghị định hằng năm. Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì soạn thảo dự thảo nghị định. - Cơ quan chủ trì soạn thảo thành lập Ban soạn thảo nghị định. Ban soạn thảo có nhiệm vụ: + Xem xét, thông qua đề cương dự thảo nghị định; + Thảo luận những vấn đề cơ bản, nội dung của dự thảo nghị định, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; + Thảo luận về những nội dung cần được tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của cơ quan thẩm định và ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân. +Bảo đảm các quy định của dự thảo văn bản phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; bảo đảm tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật; bảo đảm tính khả thi của văn bản. - Lấy ý kiến đối với dự thảo nghị định + Trong quá trình soạn thảo dự thảo nghị định, cơ quan chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nêu những vấn đề cần xin ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến góp ý; đăng tải toàn văn dự thảo trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến. + Việc lấy ý kiến về dự thảo có thể bằng hình thức lấy ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo để góp ý, tổ chức hội thảo, thông qua Trang thông tin điện tử của Chính phủ, của cơ quan chủ trì soạn thảo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng. + Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý. - Thẩm định dự thảo nghị định : + Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị định trước khi trình Chính phủ. 79 + Đối với dự thảo nghị định có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan hữu quan, các chuyên gia, nhà khoa học. - Chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị định trước khi trình Chính phủ. Nội dung của dự thảo sẽ được Chính phủ xem xét tại phiên họp của Chính phủ. Dự thảo sẽ được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Thủ tướng Chính phủ là người ký nghị định. 4.2.. Trình tự xây dựng và ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ - Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm soạn thảo dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ. - Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm đăng tải toàn văn dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan soạn thảo trong thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến. Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo, cơ quan soạn thảo gửi dự thảo lấy ý kiến của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan. - Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; nội dung thẩm định theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan soạn thảo chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định. - Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu ý kiến của cơ quan thẩm định, ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chỉnh lý dự thảo và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. * Trình tự xây dựng và ban hành quyết định của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ (Thông tư) - Dự thảo thông tư do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phân công và chỉ đạo đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ soạn thảo. - Dự thảo thông tư được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành trong thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến. Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo, dự thảo thông tư được gửi lấy ý kiến của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan. - Tổ chức pháp chế của bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm thẩm định dự thảo văn bản theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. - Đơn vị được phân công soạn thảo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định và ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chỉnh lý dự thảo và báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét và ký ban hành thông tư. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích khái niệm, đặc điểm của quyết định hành chính. 2. Trình tự xây dựng và ban hành quyết định hành chính. 3. So sánh quyết định hành chính với quyết định hành chính cá biệt 4. Thẩm quyền đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định hành chính. 5. Phân biệt quyết định hành chính với các loại quyết định pháp luật khác. 80 CHƯƠNG 7 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH 1. VI PHẠM HÀNH CHÍNH 1.1 Định nghĩa vi phạm hành chính Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkl0015_p1_5172.pdf
Tài liệu liên quan